Nguyễn Thị Lệ Liễu
T́m Lại Một Thời Thơ Yêu
tản mạn
Cuối cùng rồi th́ cũng xong. Tôi nhấn nút send,
gửi đi bài thơ cuối của trang Thơ T́nh Nam
1975 đến chị chủ bút của trang mạng
Gió-o. Có cái ǵ đó trong tôi, vừa lâng lâng thoải mái, vừa
tiêng tiếc bồi hồi, như thời tiết đang
giao mùa ở ngoài kia.
Bây giờ là tháng Giêng, hàng cây khô rụng lá đứng
trơ trọi trong bầu trời xám âm u quơ nhánh khẳng
khiu chờ tia nắng ấm. Mùa hè đă qua, mùa thu đă chết,
mùa đông cũng sẽ bỏ lại sau lưng. Tôi
cũng sẽ bỏ lại sau lưng, những giờ phút
t́m ṭi, những buổi tối thức khuya, những buổi
sáng dậy sớm. Nhưng những bài thơ t́nh óng ả
nồng nàn, của nền thi ca miền nam Việt Nam
trước 1975, sẽ măi măi ở lại, trong ḷng những
người yêu thơ.
Tôi không bao giờ hỏi, v́ sao chủ biên của Gió O lại nhờ tôi phụ trách mục
thơ t́nh này. Tôi không phải thi sĩ có tên tuổi, trước
cũng như sau 1975. Cũng chẳng phải là người
thích xuất hiện trên những diễn đàn thơ
văn mạng. Chồng tôi nhắc nhở khi biết tôi nhận
lời phụ trách mục Thơ T́nh Nam 1975, em không cùng “gu”
với chị Huệ, chọn bài không đúng ư chị ấy
th́ sao. Tôi không hỏi tại sao. Chị nhờ và tôi
nhận lời. Thế thôi. Chị “biết” tôi. Chị vẫn
thường phàn nàn, L. bảo thủ quá, phải thay
đổi đi, chịu chơi lên . Bảo thủ hay
không, tôi chỉ là một người yêu thơ, trước
75 tôi là con nhỏ lờ khờ thích đọc thơ, chẳng
biết ǵ. Nếu có người thắc mắc, tại
sao lại để con nhỏ không biết ǵ đi chọn
thơ. Chẳng sai chút nào. “Con nhỏ (người đàn
bà) không biết ǵ” muốn góp một tay vào việc t́m giữ
thơ cũ của những nhà thơ miền Nam, đă bị
tịch thu, tiêu hủy, chôn dấu, sau ngày Việt Nam Cọng
Ḥa bị sụp đổ. Chúng tôi thâu lượm nhặt
nhạnh những đồ vật c̣n sót lại sau khi
căn nhà đă bị tàn phá, và trưng bày vào một căn
pḥng nhỏ của viện bảo tàng thời gian.
Tháng Giêng năm 2010, nghe theo lời chỉ dẫn của
Lê Thị Huệ, tôi bắt đầu hăng hái
bước vào mạng, và hoa mắt v́ những sợi mạng
nhện chằng chịt. Không phải như con bướm
nhỏ tung tăng từ vườn hoa này sang vườn
hoa khác, tôi như con chuột mơm dài possum mỗi đêm vẫn
lọ mọ vào trong vườn sau nhà, rù ŕ đi từ
trang thơ này sang trang thơ kia, nhức đầu mà vẫn
không t́m được thứ ḿnh như ư. Thơ th́ hằng
hà sa số nhưng không ghi năm tháng, tôi nào biết có phải
thơ làm trước 75 hay không, hay các thi sĩ đó có thuộc
về miền nam Việt Nam hay không. Tôi email về nhờ
vài người bạn c̣n ở lại Việt Nam, hy vọng
họ có thể, bằng cách nào đó, t́m được những
sách báo cũ. Tôi nhận được trả lời với
98 cái tên, kèm theo vài địa chỉ website. Thất vọng,
tôi bắt đầu bằng đi t́m những người
bạn cố tri, nằm ngay ngắn trên các kệ sách trong
nhà, lục lọi, được một số tập
thơ và tạp chí. Tôi lang thang vào các tiệm sách trong khu phố
Việt Nam. Nhưng những tiệm sách ngày nay không c̣n thuần
là tiệm sách, là tiệm bán băng nhạc kèm theo sách báo
th́ đúng hơn. Không mua được quyển nào ngoại
trừ tập “Thơ Giữa Đời Thường” của
nhà thơ Vương Đức Lệ, tôi mang về nhà v́
không nỡ nh́n thấy tập thơ có thủ bút của
tác giả (đă qua đời, đề “tặng
Thúy Diệm và phu quân”) bị bỏ ra rao bán. Sau ngày
30 tháng 4 năm 75, chính quyền cọng sản ra lệnh tịch
thu sách báo, băng nhạc “Ngụy”. Gia đ́nh chồng tôi
vốn yêu quí sách, liều mạng gom hết tất cả
sách đi giấu. Mớ sách báo này đă bầu bạn với
người em trai chồng tôi trong thời gian giam ḿnh, trốn
đi “nghĩa vụ” (ở lứa tuổi bị bắt
đi lính đánh Campuchia). Ngày mẹ và các chị em chồng
tôi đi đoàn tụ gia đ́nh với chúng tôi, năm
người bà già, con gái đă khệ nệ khiêng theo hầu
hết các sách báo này, những quyển c̣n lành lặn, bỏ
lại một số lớn đă bị mối đục
khoét. Tôi mang xe qua nhà em chồng tôi, chở về được
một thùng báo BÁCH KHOA, vài số báo VĂN HỌC và VĂN
HÓA NGÀY NAY. “Con đường t́nh tôi đi” đă có màu hồng
hồng.
Bấy giờ tôi lại như “chuột sa hủ nếp”.
Mỗi đêm, tôi quây quần với đống sách báo, thức
khuya hơn một chút, đọc, đánh dấu và ghi chú. Thỉnh
thoảng, tôi cũng bị “trật đường rầy”,
đang đi t́m thơ th́ lại lạc vào các truyện ngắn,
biên khảo, tùy bút. Cứ xem như ḿnh tự thưởng
cho ḿnh vậy. Nhờ thế, tôi t́m được bài của
thi sĩ Nguyễn Đức Sơn viết về nữ
sĩ LL Lan, tác giả bài “Năn Nỉ” (Tôi đang mơ giấc
mộng dài, đừng lay tôi nhé cuộc đời chung
quanh..), bài “Tưởng Nhớ Nguyễn Nho Nhượn” của
Lê Đ́nh Phạm Phú, bài “Tưởng Niệm Phan Phụng
Thạch” của ṭa soạn tạp chí Bách Khoa. Song song với
việc t́m đọc báo giấy, tôi vẫn phải trở
lại mạng. Dẫu sao, in-tờ-nét vẫn là nơi cung
cấp tin tức bài vở phong phú. Chỉ tội cho cái
lưng của tôi, ngồi ngày không đủ, (đi làm về)
tranh thủ ngồi đêm. Sau vài tháng truy t́m, danh sách 98
người đă tăng lên gấp đôi (và gần gấp
bốn khi tôi chấm dứt).
Khởi đầu chị Lê thị Huệ đă dặn
tôi, mỗi thi sĩ một bài thơ, chỉ một bài
thôi, cùng với năm sinh và tử (nếu đă qua đời).
Đây là một điều khó v́ có thi sĩ có nhiều bài
thơ hay, ngang nhau khó chọn. Thường, tôi hay chọn
bài ít phổ thông, mong góp thêm phần phong phú cho gia tài thơ
văn cũ c̣n sót lại. Theo tôi, nếu những đứa
con tinh thần này đă được các nhà thơ chọn
để in thành sách, hoặc gửi đến đăng
báo, đương nhiên phải là những bài thơ tác giả
ưng ư. Chả lẽ các thi sĩ lại coi thường
đọc giả mà chọn những bài thơ tầm tầm
để xuất bản hay sao. Tôi cũng thích chọn những
bài thơ đă được phổ nhạc v́ một lư do
đơn giản, người nghe nhạc chỉ biết
có nhạc sĩ thôi; họ thuộc ḷng bản nhạc
nhưng không hề biết tác giả của những lời
ca trữ t́nh kia là ai. Một nhà thơ, vài bút hiệu, chúng
tôi cố gắng chỉ chọn một. Tuy nhiên vẫn
không thiếu sự sơ xuất như trường hợp
nhà thơ Nguyễn Đức Nhân/Thạch Điền. Một
hiện tượng khác khá đặc biệt, một số
bài thơ, dưới những bút hiệu ẻo lả, thật
sự lại là của các đấng mày râu như Hoàng thị
Bích Ni/ Nguyễn Phú Long, Lê thị Tư/ Nguyễn Bạch
Dương, Châu thị Ngọc Lê/ Luân Hoán, Nguyễn thị
Liên Phượng/ Nguyễn Nho Sa Mạc, Nguyễn thị
Thùy Mỵ/ Đặng Ḥa, Tôn Nữ Hoài My/ Vơ Tấn Khanh,
Nguyễn thị Thu Vân/ Vũ Trọng Quang... Trong trường
hợp này, chúng tôi chọn bài thơ dưới bút hiệu
“mày râu” nếu có thể. Cũng có khi, tôi t́m đỏ mắt
chỉ có được một bài. Không đường lựa
chọn! Thích nhất là khi được các nhà thơ hợp
tác, gửi về vài bài thơ t́nh cũ, tôi không phải
đi t́m, cũng không sợ làm thất vọng tác giả.
Nơi đây, tôi xin trân trọng cám ơn các văn thi
sĩ đă gửi về những bài tản mạn, thơ
t́nh cũ, nhạc phổ từ thơ, hay những lời
nhắc nhở, bổ túc: Cao Thoại Châu, Chu Ngạn
Thư, Diên Nghị, (hiền thê thi sĩ Dương
Kiền) Trương Kim Anh, Đặng Phùng Quân, Hà Nguyên Du,
Hà Nguyên Dũng, Hoàng Hải Thủy, Hoàng Lộc, Hoàng Xuân
Sơn, Hồ Chí Bửu, Hồ Đ́nh Nghiêm, Lê Vĩnh Phúc,
Lê Vĩnh Thọ, Lữ Quỳnh, Mạc Phương
Đ́nh, Ngu Yên, Nguyễn Hàn Chung, Nguyễn Miên Thảo, Nguyễn
Miên Thượng, Nguyễn thị Vinh, Nguyễn Xuân Thiệp,
Phan Ni Tấn, Phan Xuân Sinh, Song Nhị, Thi Vũ, Trang Y Hạ,
Trần Huiền Ân, Trần Phù Thế, Triều Hoa Đại,
Viêm Tịnh, và Vơ Chân Cửu. Tôi cũng xin mượn bài viết
này để gửi lời cám ơn đến hai nhà
thơ Luân Hoán và Trần Hoài Thư. Mỗi khi có khó khăn,
tôi phải nhờ đến hai nhà thơ này bằng cách
vào http://luanhoan.net hay mở ra tập Thơ T́nh Miền
Nam (Thư Ấn Quán xuất bản) dày cộm. Các diễn
đàn thơ văn, các web blog, tôi đi từ trang này sang
trang kia, đă cung cấp cho chúng tôi thật nhiều dữ
kiện (nhưng một vài lần cũng gây ra “tai nạn
nhức đầu”). Tôi thật cám ơn. Các bạn Nguyễn
Kim Anh, Đàm Kim Liên, các anh chị Ngọc Phụng, Nguyên Hạ
Lê Nguyễn, Bảo Khanh, Lư Ngọc Sơn, Nguyễn
Phương Sơn, Nguyễn Lương, Hải
Lưu, Cao Lưu, Trần Đại Vỹ Dạ đă
đóng góp cho trang Thơ T́nh Nam 1975, là những khích lệ
giúp cho tôi thêm can đảm vào lúc khởi đầu tôi
không thể quên. Cám ơn các anh chị. Và cuối cùng, tôi phải
đặc biệt cám ơn Bạch Trúc (người
bạn mới quen), nhà thơ Nguyễn Thanh Châu, đă bỏ
rất nhiều thời giờ ngồi gơ lại những
bài thơ cũ từng đăng trong các báo VĂN, BÁCH
KHOA, KHỞI HÀNH, Ư THỨC, SÁNG TẠO, VẤN ĐỀ, TUỔI
NGỌC, VĂN NGHỆ TIỀN PHONG...và nhà thơ Chu Ngạn
Thư đă chụp lại và gửi cho, nhiều bài
thơ t́nh trên các báo cũ khiến trang Thơ T́nh Nam
1975 thêm phong phú. Tiếc thay, chúng tôi đă không đủ sức,
đủ phương tiện nên trang Thơ T́nh Nam 1975 vẫn
c̣n nhiều thiếu sót. Hy vọng một ngày nào, sẽ có
người bổ túc cho những thiếu sót đó.
Trang Thơ T́nh Nam 1975 sẽ không có mặt nếu chị chủ biên Lê thị Huệ không khởi xướng. Cám ơn chị đă tin cậy và dành cho tôi quyền tự do lựa chọn, không cằn nhằn khi tôi gửi bài đến chị vào phút chót. Thoạt đầu, chị đề nghị bỏ ba hoặc bốn bài thơ vào chung một trang cho mỗi tuần, Và trên mỗi file, nếu Liễu cho một tấm ảnh của Mạnh hay Liễu th́ Oh My God, Perfect!!!, chị viết.
Nhưng khi bắt đầu gơ lọc cọc vào bàn máy vi
tính trang thơ thứ nhất của Bùi Giáng, tôi đổi
ư. Tôi trân quư các bài thơ và tôn trọng các thi sĩ, mỗi
bài thơ riêng rẽ một trang mang lại cho tôi cảm
giác trang trọng hơn. Và như thế, tôi tự làm khó
ḿnh, mỗi bài thơ có một tấm h́nh phụ bản
riêng. Đôi khi, lợi dụng lúc đang bận việc
nhà, tôi nhờ chồng tôi bỏ hộ, dĩ nhiên là bỏ
h́nh của anh (anh chụp nhiều h́nh hơn tôi). Điều
này trở thành “hiểu ngầm” khi tôi chuyển thơ tới
chị Huệ và “CC” tới anh.
Thơ T́nh Nam 1975, dành cho những thi sĩ Miền Nam trong giai
đoạn 1954-1975, đă sinh sống hoặc được
nuôi dưỡng bởi Việt Nam Cọng Ḥa không phân biệt
lư tưởng, chính kiến. Những bài thơ t́nh
được in báo, được xuất bản mà không
cần phải có h́nh ảnh xe máy cày hoặc súng
pḥng không bắn tàu bay Mỹ . Đây là điểm dị
biệt giữa một nửa nước Việt Nam tự
do và một nửa nước Việt Nam cọng sản.
V́ thế, sau nhiều lần bàn luận, trao đổi ư
kiến, chúng tôi đă đồng ư tuyển đăng tất
cả những bài thơ t́nh có thể t́m được,
những bài thơ t́nh của tất cả các thi sĩ từng
sinh sống trong cái nôi miền nam, nơi mà tư tưởng
không bị xiềng xích và kéo lê về một hướng.
Chiến tranh Bắc-Nam kéo dài hơn hai mươi
năm 1954-1975. Không ít th́ nhiều, h́nh ảnh chiến tranh,
thân phận con người, tâm tư và t́nh cảm của
những người bị vây khốn trong cuộc chiến
không khỏi bàng bạc qua các bài thơ, dẫu là thơ
t́nh, lúc ẩn lúc hiện. Tôi đọc, đọc, và
đọc. Càng đọc tôi càng thấy gần gũi
hơn với các nhà thơ không quen biết, càng thấy ḿnh
trở về với không gian và thời gian tưởng
đă xa xôi, đă đánh mất. Tôi thấy tôi đang
đi trên con đường làng quê thơm mùi bông lúa. Tôi thấy
tôi trên chiếc ghe bầu lướt trên con lạch nhỏ.
Tôi thấy tôi đang nằm lắng nghe tiếng mưa rớt
lộp bộp trên mái hiên Tôi thấy tôi đang ngồi trong
hầm trú ẩn nghe tiếng đạn nổ lung bung. Tôi
thấy tôi trơ trọi trên chiếc cḥi canh giữa tiền
đồn heo hút. Tôi thấy tôi tan trường về cặp
ôm trong tay áo bay trong gió. Tôi thấy, tôi thấy...Ôi kỳ diệu
thay những bài thơ cũ! Đă mang lại cho tôi một
thoáng hương xưa.
Dải lụa thơ t́nh mong manh mà các thi sĩ miền Nam đă dệt vẫn hoài bay trong gió. Xin cám ơn các nhà thơ.
Lệ-Liễu
01/2012
http://www.gio-o.com/NguyenThiLeLieu.html
http://www.gio-o.com/ThoTinhNam1975.html
© gio-o.com 2012