NGUYỄN THỊ LỆ-LIỄU

 

 

Tôi giật ḿnh thức dậy, ngơ ngác không biết ḿnh đang ngủ ở đâu, Cái Bè hay Vĩnh Long?  Căn pḥng tối, ánh sáng lờ mờ ban mai xuyên qua khe hở của bức mành rọi lên những con c̣ con hạc lơ lửng trên tường. Phải mất hết mấy phút tôi mới định thần được ḿnh đang nằm trong pḥng ngủ của nhà ḿnh, và mấy con c̣ con hạc ấy là những tấm ảnh do tôi chụp cách đây vài năm.

Như một giấc mơ, tôi rời Việt Nam.

Như một giấc mơ, tôi trở về Việt Nam.

Ba tuần lễ sau ba mươi hai năm, tôi lại rời Việt Nam một lần nữa.

 

 

Hăy Đi Cùng Tôi...

 

 

20-3-2007_ Sapa:

 

 

 

 

Trí nhớ như quyển album chứa đầy h́nh ảnh cũ, có tấm c̣n rơ nét, có tấm đă phai mờ, có tấm đă ố đi nhiều chỗ...Tấm ảnh về xe lửa trong trí nhớ của tôi nét mờ, nét nhạt. Lúc ấy tôi khoảng chừng 5 tuổi, được mẹ dẫn vào Nha Trang bằng xe lửa. Tôi nhớ những đứa bé và những người đàn bà bán thức ăn, đu leo lên mỗi khi xe ngừng lại ở các ga, và nhảy xuống khi xe lửa bắt đầu chuyển bánh. Tôi nhớ đến ánh đèn vàng lù mù ở sân ga Nha Trang, và tôi nhớ tôi ngủ vùi trên xe xích lô khi trong tay vẫn c̣n cầm ổ bánh ḿ thịt nóng ḍn. Tấm ảnh dừng lại ở đây, tôi không c̣n nhớ ǵ nữa. Kéo chiếc va-li nhỏ băng ngang các đường rầy xe lửa trong sân ga Hà Nội, dưới ánh đèn vàng lù mù khiến h́nh ảnh cũ hiện ra trong trí tôi. Chuyến tầu tốc hành Victoria Express Train rời Hà Nội đi Lào Cai vào lúc 21giờ 55.

 

Mặc dầu nằm trong pḥng riêng có giường êm ấm, tôi vẫn tỉnh dậy nhiều lần, nhất là khi tầu dừng lại ở ga Yên Bái. Tôi không thể không nhớ đến chuyện người anh hùng Nguyễn Thái Học, cùng 12 vị anh hùng liệt sĩ, đă bị lên đoạn đầu đài ở đây. Nh́n qua cửa sổ, tôi chỉ thấy toàn cây cối đen thẫm, ánh đèn sân ga vàng vọt đủ rọi sáng tấm biển  Nhà Ga Yên Bái và nghe tiếng bánh xe lăn x́nh xịch trên con đường sắt. Chồng tôi và các anh em vẫn c̣n ngủ say. Năm giờ sáng tầu đến Lào Cai. Từ đây đến biên giới Việt Nam-Trung Hoa chỉ c̣n khoảng ba cây số nhưng đoạn đường xe lửa đă chấm dứt. Chúng tôi vượt một hàng rào người sau khi ra khỏi nhà ga và theo dơi t́m người hướng dẫn, đang cầm một bảng nhỏ có tên chồng tôi.  Buổi sáng tháng Ba ở Lào Cai vẫn c̣n hiu hắt lạnh.

 

 

 

Chiếc xe buưt nhỏ 8 chỗ ngồi đă cũ, chở 12 người và một đống hành lư, ́ ạch trườn trên con đường đèo ngoằn ngoèo dẫn đến Sapa. Trong ánh sáng mờ ảo của buổi sớm mai, một đoàn xe chở du khách nối đuôi nhau ḅ từ từ lên núi, theo con đường hẹp uốn quanh co, một bên là núi cao, một bên là vực thẳm. Có những đoạn mây che kín mặt đường, xe đi sau không thấy được cả đèn đuôi của xe đi trước mặc dầu khoảng cách chỉ vài ba thước. Có những đoạn cả xe chúng tôi rú lên hồi hộp v́ anh tài xế cố nhấn ga qua mặt chiếc xe trước trong khi ngược chiều là một chiếc xe khác đang đổ dốc xuống. Một bên là núi, một bên là vực. Để giết thời giờ cô em chồng tôi và một cặp trai gái trẻ người Ḥa Lan tṛ chuyện. Hai người ấy muốn biết nghĩa của chữ Châu Long. Châu Long là tên khách sạn của họ ở Sapa.

                            

 

 

 

 

Khách sạn của chúng tôi nằm trên con đường nhỏ dẫn đến bản Cát Cát, khá gần chợ Sapa và ngôi nhà thờ nhỏ.  Trước mặt khách sạn là thung lũng sâu, những cây tre xanh (có người gọi cây mai) đứng mờ mờ trong sương trắng. Cô hướng dẫn viên tên Xung người dân tộc, người Hmong* , nói tiếng Bắc, giọng trong trẻo.  Trông cô c̣n rất trẻ, như 17, 18 tuổi, hỏi, em đă có chồng và có một con.... Con gái Hmong lấy chồng từ khi 13 tuổi; đến 17 tuổi mà chưa có chồng th́ coi như là bị ế. Phong tục của người Hmong cũng rất kỳ lạ, khi người con trai ưng ư cô gái nào, anh ta sẽ nắm tay kéo cô ấy về nhà của ḿnh, đôi khi nhờ cả những người bạn giúp kéo phụ. Nếu cô ấy không chịu, ngồi bệt xuống đường tŕ lại, anh sẽ nhờ bạn giúp một tay, kéo lê cô ta giữa phố, về nhốt trong nhà của ḿnh trong ṿng ba ngày. Nếu cô gái cương quyết không ưng, cô sẽ không động đến đồ ăn thức uống ǵ cả. Ba ngày sau cô sẽ được thả về. Nếu cô ăn hoặc uống, cô đă là người của anh ấy và họ sẽ phải làm đám cưới. Cô nào không chịu cứ tŕ lại như thế này này. Trông thấy thương lắm nhưng cháu không làm ǵ được. Bố bảo đó là phong tục của họ mà, ḿnh đừng xen vào... Cô con gái nuôi của nhà hàng Pink Floyd vừa ngồi bẻ gẫy những cây tăm vừa kể chuyện. Cô Xung mặc áo đen , váy màu xanh có sọc, đầu đội mũ màu hồng, chân mang ủng cao su  tím v́ trời đang mưa lâm râm. Những người du khách trong đoàn chúng tôi mỗi người mang một ba-lô nhỏ trên lưng, theo cô đi vào thăm chợ Sapa.

 

Chợ có hai tầng, bên trong bán quần áo, khăn thêu thổ cẩm và đồ trang sức bằng bạc. Bên ngoài bán rau quả và thịt cá. Những người bán hàng là người Kinh, những người mua hàng là người dân tộc thiểu số. Họ mặc quần áo dân tộc may bằng vải thổ cẩm, đầu vấn khăn mầu đen hay đỏ, đeo con trong bị vải sau lưng, và vội vàng quay lưng đi hoặc che mặt lại khi thấy chúng tôi đưa máy h́nh lên nhắm. Những người dân tộc hiền lành thật thà lắm, nhưng bây giờ th́ họ khôn rồi. Tại họ bị người Kinh ḿnh gạt nhiều quá đó mà. Cô con gái nuôi của nhà hàng Pink Floyd kể chuyện.

 

 

 

 

Mua một cái. Mua một cái đi. Cô mua cho cháu một cái đi. Cái điệp khúc được lặp đi lặp lại nhiều lần, bằng giọng nói lơ lớ, vang lên bên tai từ lúc chúng tôi vừa bước xuống xe buưt. Cái điệp khúc thoạt đầu nghe rất buồn cười và dễ thương, nhưng sau khi đă đi bộ 8 cây số, đi hết cái thung lũng sâu, leo lên vài trăm bậc tam cấp bằng đá để ra khỏi thung lũng, mồ hôi nhễ nhại đầy người, th́ cái điệp khúc ấy nghe rất là lải nhải đau đầu. Những người đàn bà Hmong mặc áo đen có thêu sọc ở tay, đầu đội khăn đen, bắp chân quấn vải đen. Những người đàn bà Zao cũng mặc áo đen có sọc, và đầu đội khăn đỏ có tua. Mang dép ny-lon Trung Quốc, người khá giả hơn th́ mang ủng nhựa, họ đi thành từng nhóm, tụ tập ở những nơi có nhiều du khách, phố, chợ, trước cửa khách sạn, trong các làng bản. Trên tay cầm những cái túi con, những cái chăn, cái áo vải dệt bằng sợi đay và nhuộm màu chàm bằng lá cỏ, những chiếc ṿng đeo tay đeo cổ bằng bạc, họ bu quanh các du khách mời mọc. Những đứa bé con lóc thóc chạy theo mẹ. Những đứa bé quá th́ được địu trong cái bao vải ở sau lưng. Các đứa bé gái cũng cầm trong tay những chiếc ṿng bạc, những cái kèn nhỏ, cũng mời mọc, mua một cái đi. Nếu mua một cái, th́ đứa khác lại nói, cô mua cho nó, cô chưa mua cho cháu. Những người đàn bà th́ nói, khi năy cô mua của người Hmong rồi, cô chưa mua cho người Zao. Vừa thấy thương vừa thấy buồn cười!  Đàn bà Hmong có khiếu sinh ngữ, họ nói tiếng Anh, tiếng Pháp ào ào... Người em họ của chồng tôi đă cho biết như thế, anh từng lên xuống Sapa nhiều lần để chụp h́nh. Tôi đă chứng kiến cảnh họ xúm xít chung quanh những người du khách ngoại quốc, có khi nói tiếng Anh, có khi nói tiếng Pháp, có lần tôi nghe cả tiếng Đức nữa. Đang đứng chụp h́nh cái thung lũng mù sương, một người đàn bà Zao xáp lại gần mời mua bằng tiếng Anh, khi năy đă mua rồi, tôi vừa kê máy h́nh lên mắt nhắm vừa trả lời, chị ta phá lên cười, vậy mà em cứ  tưởng chị là người Nhật. Ở Mỹ không ai bảo tôi giống người Nhật, họ nói tôi giống người Thái hoặc Phi.

 

 

 

 

Những tấm h́nh trong quyển sách Sắc Màu Sapa của người em họ chồng tôi có nhiều màu sắc. Có tấm mờ mờ trong sương, có tấm nhuộm vàng trong nắng. H́nh ảnh Sapa của chúng tôi tấm nào cũng có màu trắng đục. Ở Seattle ngày nào cũng thấy sương mù, ai dè bây giờ lên đây lại cũng nh́n sương mù nữa, anh L., một trong hai người bạn đồng hành mới quen của chúng tôi vừa nh́n ra cửa kính pḥng ăn khách sạn vừa nói. Thật ra lớp khói trắng cứ quanh quẩn thành phố suốt ngày này không hẳn là sương mù, mà là mây. Thị trấn Sapa ch́m trong mây.

 

 

 

 

 

Buổi tối mọi người đi ngủ sớm, sương và mây ôm lấy thành phố. Mọi con đường vắng lặng, chỉ c̣n khu chợ đêm mở cửa, thưa thớt khách hàng mua. Những gian hàng bán cơm lam, những chảo thắng cố, thịt nướng, trứng nướng, khoai nướng, bắp nướng trên các bếp than hồng, và ánh đèn vàng vọt xanh xao trong màn sương đêm trông thật hiu quạnh. Vài chàng thanh niên rủ nhau đi hát karaoke đêm vừa đi vừa choàng vai nhau hát nghêu ngao. Bóng họ xiêu vẹo theo hơi thở nồng nặc mùi bia rượu trên con đường gập ghềnh đá núi. Một đôi thanh niên nam nữ che dù đi xuống con dốc mù sương dưới ánh đèn đường vàng vọt khiến tôi liên tưởng đến tấm h́nh trong tờ Reader’s Digest được tôi cẩn thận cất vào trong vở năm xưa.

 

Buổi sáng chúng tôi thức dậy thật sớm ra phố chụp h́nh, mây và sương phủ mờ các ngơ ngách, phủ kín cả ngôi nhà thờ nhỏ, chỉ thấy lờ mờ cái thánh giá trơ trọi trên đỉnh. Những người đàn ông  đàn bà đứng chờ xe buưt trở thành những cái bóng đen mờ mờ. Một ông già Hmong đứng trầm ngâm ở ngă tư đường, không biết chờ ai, “...đợi chờ không biết đợi chờ ai...”*.  Một người đàn bà trẻ ngồi ở tam cấp trước cửa nhà thờ bán khoai nướng, trứng nướng. Hai đứa bé gái mặc áo mưa vàng băng ngang cái sân rộng để đi đến trường. Tất cả đều ẩn vào trong sương khói. Mặt trời trốn ở đâu không thấy.

 

Mây có lúc loăng, lúc đặc. Cô Xung đi trước dẫn đường quay lại cười nói, hôm qua đoàn ḿnh ai cũng mang ba-lô, hôm nay em không thấy ai mang cả. Tôi nh́n quanh, cả đoàn chỉ có chồng tôi và tôi là c̣n đeo bao bị, mọi người khác đều đi tay không. Ngày hôm qua chúng tôi thăm bản Cát Cát lội bộ 8 cây số. Hôm nay đi thăm các bản Lao Chải, Tả Văn chúng tôi phải lội bộ 13 cây số, vừa leo dốc, vừa xuống thung lũng để vào làng, đi gần hết cả ngọn núi. Cô Xung hai chân đi thoăn thoắt, chúng tôi vừa chạy vừa thở, bảo nhau chẳng thà leo dốc trước để lúc về thả dốc c̣n hơn ngày hôm qua, lúc đi xuống dốc, bận về leo dốc không muốn nổi, ông kia lết về tới cạnh khách sạn c̣n phải gọi xe ôm. Trong khi chúng tôi vừa lê lết vừa thở dốc, các phụ nữ dân tộc gọi xe ôm chở họ đến “chỗ làm ăn”, tức là nơi đầu các bản. Hai người đi chung một chiếc. Sáng đi, chiều về, trên xe ôm. Họ khôn hơn những du khách người Kinh.

 

 

 

 

 

Bản Cát Cát nằm dưới thung lũng, chúng tôi bước xuống những bậc tam cấp lót bằng đá dẫn xuống bản. Bản Cát Cát có ruộng bậc thang nằm xếp lớp, có thác Cầu Mây,  nước bạc văng tung tóe trên những tảng đá đen chồng chất. Cuối cái cầu treo lơ lửng bằng gỗ, những người đàn bà dân tộc bày quán bán đồ thổ sản cho du khách. Có đoạn đường đi men theo con suối, nước trong veo chảy giữa cây cối xanh ŕ. Có đoạn đường đi băng ngang những căn nhà sơ sài, có cái bằng gỗ lợp tôn, có cái mái tranh vách đất. Cô Xung dẫn chúng tôi vào bên trong một căn nhà, rộng khoảng 5, 6 mét vuông, nền đất. Pḥng khách, pḥng ngủ, pḥng ăn, nhà bếp đều chung một chỗ ở đó. Chính giữa nhà đào một  lỗ nhỏ xếp dăm ba khúc củi làm ḷ sưởi cho ấm vào những ngày đông lạnh, một bóng đèn nhỏ tḥng dây xuống từ cái cột ngang trên nóc nhà. Tôi bước ra mái hiên, đứng cạnh cái lu nước lớn nh́n xuống vườn cải xanh ở bên dưới. Trong nhà, cô Xung đang thổi cho đoàn du khách nghe một điệu kèn (hay khèn) dân tộc. Tiếng kèn bay bổng ra xa, ch́m vào trong màn sương chiều, buồn bă.

 

Khói lam chiều đang phủ mờ dần cây xanh và đồi núi. Mây trắng ch́m từ từ xuống thung lũng sâu, phủ kín những nóc nhà. Bản Cát Cát ch́m dần trong sương khói.

 

 

Đứng trên núi nh́n xuống thung lũng, các ruộng bậc thang của hai bản Lao Chải - Tả Văn chồng chất lên nhau, uốn quanh theo các triền núi, những đám cỏ xanh viền quanh những ô nước bạc, những con đường ṃn đất đỏ lượn khúc, những mái nhà tranh nằm núp bên cạnh những bụi chuối, khóm tre, lác đác nổi bật lên vài căn nhà Tây tường gạch quét vôi vàng mái đỏ, tất cả đều bị che mờ bởi lớp mây trắng. Thỉnh thoảng bên triền núi, vài người đàn ông đang cặm cụi cuốc đất, vài người đàn bà đang húi húi trồng cải. Những đọt cải vươn cao nở hoa vàng. Chúng tôi ăn đọt cải xào tỏi trong bữa ăn tối ngày hôm qua. Ở chợ Sapa chúng tôi thấy bầy bán nhiều măng khô. Măng là tre non. Tre mọc quanh đường đi, đầy các thung lũng. Những cây tre xanh cao vút, mọc thành cụm, ch́m trong màn sương, thỉnh thoảng thả xuống một chiếc lá vàng khi ngọn gió nhẹ thoảng qua. Đường đi xuống bản trơn trượt, những đứa bé dân tộc xúm lại bán gậy tre cho du khách. Một cái hai ngh́n đồng. Em chồng tôi mua một cái vừa đi vừa chống. Người đàn bà H’mong không biết nói tiếng Việt, chắc là mới vào nghề, chạy theo mặc cả với cô em chồng tôi bằng cách chỉ tay vào các tờ giấy bạc. Con đường ṃn đất đỏ dẫn xuống bản quanh co, lầy lội v́ mưa. Những con chó nằm lim dim trước những căn nhà gỗ mái lợp tôn. Bầy lợn đen ủn ỉn t́m thức ăn nơi bụi chuối. Con gà mẹ cục-tác dẫn theo bầy gà con bưới thức ăn trong khi chú gà trống đứng oai vệ trên mỏm đất đưa mắt nh́n.  Mấy con vịt nhởn nhơ rỉa lông cánh trong cái ao nhỏ nước màu vàng ngậy. Con trâu đen lầm lũi kéo cày, thỉnh thoảng ngẩng đầu lên giương cặp mắt buồn rầu nh́n bầy khách lạ. Những luống rau cải xanh, những vườn trồng su su, những nương khoai nương sắn, nằm tươi mát sau những hàng rào tre thưa thấp. Những cái máy bơm nước thô thiển, làm bằng đá và gỗ, dẫn nước từ con lạch nhỏ tưới vào các vườn rau. Một vài bà già dân tộc ngồi kiên nhẫn may áo. Vài cô gái trẻ chăm chỉ ngồi chụm đầu thêu. Những đứa trẻ chơi nhảy c̣ c̣ hoặc bắn bi trên con đường đất. Dăm ba cô gái ngồi nghỉ chân nơi bờ vực, nh́n lơ đăng xuống những thửa ruộng xanh bên dưới, những cái gùi mây chứa đầy hàng đứng chơ vơ bên cạnh. Cảnh làng bản vừa mộc mạc vừa xinh đẹp lạ lùng. Những khó khăn của đời sống, những phức tạp của con người bỏ mặc lại cho phố thị văn minh. Tôi như bước vào một bức tranh, bức tranh núi rừng, thôn bản, và những người sơn cước đơn sơ.

 

 

 

 

 

    

                            

Trước một quán ăn dựng lên dành cho du khách, những người đàn bà Hmong, những người đàn bà Zao đứng ngồi bu quanh cái cửa rộng mở, giơ lên các túi xách, chăn gối, áo, ṿng... mời mọc du khách.  Các du khách người ngoại quốc ngồi ăn ḿ gói có trứng. Quán chỉ bán ḿ gói. Một cô gái người Pháp mua một cái chăn thổ cẩm hai trăm ngàn đồng, khen rẻ mua thêm một cái nữa. Cô em tôi mua chỉ chín mươi ngàn. Băng ngang một trường học có hai lớp, Trường Tiểu Học Xă Lao Chải Huyện Sapa, tôi thấy các em bé ngồi lơ đểnh, có đứa tựa đầu xuống bàn, có đứa xoay người nh́n đám du khách lạ mặt. Cô giáo trẻ chăm chỉ giảng bài... Các cô ở Hà Nội (?) lên đây làm cô giáo khổ lắm. Sáng nào cũng phải đi đến từng nhà để bắt học tṛ đi đến lớp, nếu không chúng chỉ thích ở nhà... cô gái ở Pink Floyd đă kể cho chúng tôi như thế. Trên băi cát trước cửa trường học, vài đứa trẻ đang chơi  trong cái thùng gỗ. Mấy đứa bé đều tḥ ḷ mũi xanh. Bên một cái ao nước vàng đục, hai đứa bé gái khoảng 4, 5 tuổi ngồi lúi húi rửa rau. Rửa xong, hai chị em đứng lên về nhà. Đứa em đi trước. Đứa chị ôm rổ rau nhỏ đi sau. Con bé không mặc quần.                                 

 

 

 

Hầu hết chúng tôi chỉ thấy đàn bà, con nít, và thiếu nữ, hỏi đến mới biết đàn ông con trai đi làm rẫy, đàn bà con gái ở nhà may thêu và đi bán. Họ sống một cuộc đời b́nh dị và yên lặng. Cũng cùng mang một căn cước Việt Nam nhưng cuộc sống của người dân tộc mang một sắc thái khác. Ngoại trừ những người bán hàng nh́n du khách với cặp mắt rất tinh, những người khác nh́n đám du khách bằng cặp mắt hờ hững. Như  thể đám người này là những chiếc bóng trôi qua. Ngay cả đời sống đô thị trên cao kia cũng không liên quan ǵ đến họ. Họ là người của lũng sâu, của núi rừng, và măi măi là người của lũng sâu, núi rừng.

 

 

Núi rừng Bắc Việt nhiều sơn lam chướng khí.  Trên đoạn đường đi từ Lào Cai đến Sapa cô em chồng tôi đă kể về những chuyện khó khăn, gian nan, cực khổ của một người bạn gái đi thăm nuôi cha lên “học tập cải tạo” ở vùng nầy. Tôi nhớ đến người cậu ruột của tôi cũng đă âm thầm qua đời trong một nơi núi non hẻo lánh nào đó tại đây. Trước năm bẩy mươi lăm cậu là người cao lớn, cười to nói sang sảng. Được đưa ra Bắc “học tập cải tạo”, không người thăm nuôi cậu đă kiệt lực, không chịu đựng nổi lao động cực khổ suốt ngày, thiếu ăn, và rừng thiêng nước độc.

 

 

 

 

Khí hậu của vùng núi non này thay đổi đột ngột. Ngày đầu tiên chúng tôi đến trời không lạnh lắm. Đến buổi sáng thứ ba th́ lại lạnh cắt da. Không mang theo áo khoác dầy chúng tôi phải mặc vào người tất cả áo len và jacket. Cái lạnh vẫn buốt vào người, nhất là khi những chiếc xe ôm chở chúng tôi lên đến điểm cao nhất (của đường xe chạy) của ngọn Hoàng Liên Sơn (không, chúng tôi không leo lên đỉnh Fansipan.). Nh́n xuống bên dưới, cây cối dầy đặc phủ kín các dăy núi trùng điệp, xếp thành nhiều lớp, kéo dài măi đến tận chân trời. Con đường ngoằn ngoèo, uốn quanh các ngọn núi nổi bật lên giữa màu lá xanh. Mây che trên cao, mây giăng dưới thấp, không có một chút ánh mặt trời, gió lạnh cắt da. Mỗi khi mây hơi loăng ra, chúng tôi thấy được thung lũng của Điện Biên Phủ mờ mờ ở xa xa, giữa những rặng núi. Thung lũng Điện Biên Phủ, lúc học Sử tôi không hề nghĩ sẽ có ngày đứng trên ngọn Hoàng Liên Sơn nh́n thấy nó. Tôi đâu phải là “cô Miên đi dưới trăng” của Doăn Quốc Sỹ*  mà đứng nh́n rừng núi thâm u dạ bỗng dưng bồi hồi.

 

 

 

 

 

 

Những người đi chụp h́nh ở Sapa trở về lại Mỹ, kể cho chúng tôi nghe về phiên Chợ T́nh của người dân tộc. Tôi xúc cảm làm bài thơ, cất vào trong máy vi tính chờ khi có dịp về Việt Nam, thăm Sapa, đến Chợ T́nh, chụp h́nh lồng vào bài thơ đăng báo. Không biết những người bạn này đă được thực sự chứng kiến chưa, nhưng người Sapa ai cũng cho biết Chợ T́nh không c̣n họp ở  khoảng sân trước mặt nhà thờ nữa. Du khách ṭ ṃ đến đông quá nên các phiên Chợ T́nh đă được mang vào sâu trong các làng bản,  Cát Cát, Tả Ph́n, Ô Quư Hồ...Anh bạn hướng dẫn viên người Hà Nội tên Mạnh t́nh nguyện dẫn chúng tôi đến xem. Chỉ tiếc là chúng tôi không ở lại Sapa lâu hơn. Đành có bài thơ không h́nh vậy.

 

Phiên chợ t́nh em mua được ǵ không?

Một chút t́nh riêng, một tấm ḷng?

Một mớ bàn tay đầy khát vọng?

Chợ tàn em lửng thửng về không.

 

Đêm chợ t́nh em nhận được ǵ chăng?

Nhận gió, nhận mây, nhận bẽ bàng

Chợ tan trăng cũng tàn theo gió

T́nh lang em c̣n lại t́nh tan.

 

Em lang thang,

Tàn chợ em về,

một ḿnh.

 

Sapa, cái thị trấn mù mây, cái thành phố “đi dăm phút đă về chốn cũ” *,  như bao nhiêu thành phố khác trên đất nước Việt Nam, cũng đang rùng ḿnh chuyển động, mở mang để đón mời du khách. Những nhà lầu cao được lần lượt xây lên, bên cạnh những ngôi nhà quét vôi vàng mái đỏ thời Pháp Thuộc và những căn nhà mái tranh vách đất đơn sơ mộc mạc của người dân tộc. Những mảnh núi bị giật ḿn vỡ tung để nới đường, lấy đất và những người đàn ông, đàn bà kiên nhẫn khiêng từng tảng đá lớn, gánh từng thúng đá nhỏ. Tất cả sẽ góp phần cho một Sapa phồn thịnh hơn. Tôi chỉ hy vọng, tất cả sẽ không làm cho Sapa mất đi nét thơ mộng độc đáo của thành phố núi rừng.

 

 

 

 

(20-5-2007,  kỷ niệm chuyến trở về thăm VN sau ba mươi hai năm xa ĺa.

Tặng Bố Mạnh, Hương-Thành, Giác-Trang,  anh chị Lan-Lợi.)

 

* trắng ôm gối mộng...thơ Ngu Yên

* quét cả phố phường...nhạc Trịnh Công Sơn

* VC: Việt Cọng

* QLVNCH: Quân Lực Việt Nam Cọng Ḥa

* thơ: tức cảnh sinh t́nh của tác giả

* phố Phái: phố trong tranh của họa sĩ Bùi Xuân Phái

* năm cửa ô buồn hắt hiu…nhạc Phạm Đ́nh Chương

* người dân tộc, người Hmong: người dân tộc thiểu số, hay c̣n gọi là người sơn cước. Việt Nam có 53 giống dân thiểu số, Hmong là một trong những giống dân ấy, sinh sống ở miền thượng du Bắc Việt.

* đợi chờ không biết đợi chờ ai... nhạc Ngu Yên

* trường thiên tiểu thuyết “Khu Rừng Lau” của Doăn Quốc Sỹ

* đi dăm phút đă về chốn cũ... thơ Vũ Hữu Định

 

 

NGUYỄN THỊ LỆ-LIỄU 

 

Sài G̣n

 

Nha Trang

 

Hội An ,

 

Kim Bồng - Mỹ Sơn

 

Huế

 

DMZ

 

Hà Nội

 

Làng Bát Tràng

 

Hạ Long

 

 

© 2008 gio-o