photo: Nguyễn Thị Hải Hà

 

Nguyễn Thị Hải Hà

Từ  Một Khung Cửa Sổ

tản mạn

 

Cửa sổ này ở bên trái nơi tôi ngồi đọc viết hằng ngày. Căn pḥng nhỏ vừa làm pḥng ăn khi có khách vừa làm bàn viết cho tôi. Cửa sổ mở ra sân sau. Trên cửa sổ là cái khung cửa cho con mèo nhảy ra nhảy vào. Hai cô con gái của tôi tự động đi mua cửa về và gắn cửa vào, không cần hỏi ư kiến ông bà già ǵ cả. Trời lạnh cửa sổ đóng lại, con mèo mỗi khi ra ngoài muốn vào phải gơ cửa, bằng cách đập vào khung cửa nhỏ. Cái ô lưới đập vào cửa kính làm ông nhà tôi sợ vỡ kính nên gắn miếng độn. Đó là cái vỏ hộp battery. Cái thùng trắng là để trồng vài cọng rau quế rau răm. Xa hơn nữa là rừng mùa đông đầy xác lá. Mấy khúc gỗ được cưa sau cơn băo Sandy c̣n nằm lăn lóc trên mặt đất.

Mặt đất tuy thế lại không mấy bằng phẳng. Có nhiều chỗ trũng xuống khá sâu đủ để đàn nai nằm trốn gió. Sáng nay tôi thấy hai con nai nằm lẩn trong đám lá vàng ở chổ trũng chỉ thấy cái đầu khi nó ngẩng lên. Chúng tắm nắng sáng một hồi rồi lững thững kéo nhau đi. Mấy con sóc chạy tung tăng trên hàng rào và có con th́ ngồi trên mấy khúc gỗ. Trong bức ảnh này bạn chỉ nh́n thấy cái đuôi của con sóc. Lúc năy nó quay mặt về hướng tôi, bụng màu trắng, mắt đen, hai tay chắp trước ngực, xoa tay, trông thật dễ thương.

Trên cao nữa có mấy ngôi nhà màu trắng rất to. Đường dẫn đến những ngôi nhà này từ đường lớn cắt vào ở một chỗ khác. Buổi tối tôi nh́n thấy ánh đèn qua những nhánh cây khẳng khiu trơ trọi ánh đèn lóe như sao rụng trên cây. Tôi thường đứng ở cửa sổ này và nghĩ về thế giới bên ngoài cuộc sống nhỏ bé của tôi.

Như mới đây tôi nghĩ về loạt 12 bài tùy bút của Mai Thảo, đăng trên Thư Quán Bản Thảo và lên mạng Gió O. Bạn có thể thích hay không thích văn Mai Thảo. Theo tôi, Mai Thảo là một nhà văn “stylist” rất hiếm hoi trong nền văn học Miền Nam. Đọc loạt bài tùy bút này tôi thay đổi ư kiến mấy lần. Đọc vài bài tôi thấy hay đến sững sờ. Ông vào tiệm sách, ngắm sách trên kệ, suy nghĩ và viết nên những câu thơ:

“H́nh ảnh kia của những đỉnh trí thức chụm đầu. Hiện tượng ấy của những vực trí tuệ tản mạn. Sách. Bốn phía. Sách. Chung quanh. Sách trên cao tường và dưới thấp bàn. Những rừng từ chương và những biển suy tưởng. Một nhành hoa lạ bỗng mọc trên một cánh đồng hoang. Dưới gai độc, chợt rất trong sáng thủy tinh một ngọn suối chảy róc rách. Sách đó. Thực phẩm sau cùng. Hoài nghi thứ nhất. Mậu dịch và phổ quát rộng của thao thức và t́m kiếm bốn biển đă một phần tới đây, bầy hàng trước mắt người. Buổi sáng đă hồng. Ṿng đời đă quay. Nhịp đời đă múa. Thành phố bên ngoài từ rất sớm đă xôn xao. Nhưng sách trong nầy c̣n nắm chặt tay nhau, những cây ngọc và những trái đau bia của loài người c̣n hiền hậu và bằn bặt ngủ.” (Trong Một Tiệm Sách)

Những bài sau tôi lại thấy chúng trở nên sáo ṃn, biền ngẫu. Nhất là những khi ông lập lại với dụng ư mang âm điệu thi ca cho câu văn. Trong Thả Thuyền, ông than thở loài người lên mặt trăng làm mất đi vẻ đẹp huyền thoại. Ông viết rất hay, rất đẹp, thí dụ như: “[…]cổ hoang đường chết. Thần thánh cũng đă vậy. Sấm sét bị chế ngự. Vô tận trong tầm tay.” Lời văn bóng bẩy chỉ để viết về một đề tài nhỏ như muốn thi vị hóa một điều chính ông cũng nhận rằng nó đă mất thi vị.

Vài hôm sau đọc lại những bài mà hôm trước tôi thấy hơi sáo, th́ lại thích trở lại. Tôi nghĩ không dễ ǵ viết những câu văn đẹp như thế.

 


photo: Nguyễn Thị Hải Hà

 

Những tiếng vỗ tay rầm rộ về cuộc hội thảo hai mươi năm văn học miền Nam khiến tôi nhớ hai kỷ niệm nhỏ.

Không nhớ rơ là năm nào chỉ biết chắc là sau năm 75. Sách được tuôn ra bán trên vỉa hè. Sách bán trên vỉa hè đường Lê Lợi, trước nhà sách Khai Trí trước năm 75 là chuyện b́nh thường. Tôi nhớ đă mua mấy cuốn sách toán Đại số trên vỉa hè mang về nhà tự học. Nhưng sau năm 75, sách bán vỉa hè rầm rộ hơn. Những người bán sách đựng sách trong một cái thùng giấy carton, hay đổ sách ra trên một tấm bạt vừa bán vừa ngó dáo dác, chuẩn bị tóm gọn đồ hàng để chạy.

Tôi cũng mua được một số sách, bán rẻ, đại hạ giá người ta bán để tránh bị tịch thu. Trong số sách tôi mua, có một quyển dịch Thơ Đường, tôi không nhớ tên dịch giả chỉ biết quyển sách này đắt nhất trong số sách tôi mua. Sau năm 75, đám sinh viên năm thứ nhất Văn Khoa Sài g̣n được khuyến khich, kêu gọi, xung phong đi quét dọn thành phố. Trong những lần tụ tập quét dọn hay học tập chính trị ǵ đó, tôi có quen với một anh sinh viên ngoài Bắc mới vào Nam, anh tên Kim Cương. Anh trắng trẻo, đẹp trai, hiền lành, đeo kính cận rất trí thức. Tôi khoe với anh tôi có tập thơ Đường, rất hay, tôi mua ở chợ trời khá đắt. Anh muốn mượn. Tôi đồng ư. Sau đó tôi kiss my book good bye. Tôi đi t́m anh mấy lần để đ̣i lại quyển sách nhưng anh biến mất. Có lẽ bước vào quyển sách và ở luôn trong đó. Quyển sách th́ tội nghiệp, không biết đường đi t́m chủ nhân. Hay nó lại đi ngược ra chợ trời tự rao bán chính nó để có thể lại lọt vào tay một cô nàng ngu ngốc không dám ăn để dành tiền mua sách nào đó.

Số sách tạp nham tôi mua, không muốn nộp cho các tổ đi thu sách bài trừ văn hóa đồi trụy của Mỹ Ngụy, tôi nhét vào khe hở giữa mái nhà và trần nhà. Nhà tôi có một cái chái de ra, nới rộng căn nhà nhỏ bé đông người để bọn chúng tôi có chỗ ngủ. Cái chái này thấp thôi, nên tôi có thể đứng lên cái ghế và nhét sách vào chỗ hổng giữa nóc chái và tấm phông dưới mái để giảm sức nóng của mái tôn. Chẳng nhớ số sách tôi mang đi giấu có những quyển ǵ, chắc là vài cuốn tiểu thuyết dịch, vài cuốn thơ của Phạm Thiên Thư, Đinh Hùng, Nguyễn Tất Nhiên, triết lư cao lắm là đến cỡ Nói Với Tuổi Hai Mươi của thầy Thích Nhất Hạnh.

Một số sách c̣n lại tôi bỏ vào bao tḥng qua vách tường chùa Giác Nguyên bên cạnh. Ngăn cái sân hẹp bên hông nhà tôi, nơi để giặt giũ, làm cá nấu cơm, là một hàng rào xi măng. Bên kia hàng rào, là cái liêu của một vị sư trẻ, cũng trắng trẻo, đeo mắt kính rất trí thức. Tôi không nhớ tên của thầy, chỉ nhớ mọi người đều gọi là thầy Giác Nguyên, kêu theo tên chùa. Tôi hỏi thầy, người ta kiểm kê bắt nộp sách, thầy cho con gửi sách được không. Thầy nói, được được.

Chùa Giác Nguyên ngày xưa chắc cũng nuôi nhiều thầy nằm vùng cho Cộng sản. Năm 74 tổ chức biểu t́nh ùm sùm, cảnh sát bắn lựu đạn cay vào chùa, nhà tôi bị cay sặc sụa. Tôi tḥng bao sách qua bên chùa. Thày mang vào liêu, ít hôm sau thầy nói vọng qua, sách của tụi bây toàn là sách nhảm nhí, chẳng có cuốn nào giá trị. Thầy nói cũng đúng, toàn là sách thiếu nhi, tuổi ngọc, tuổi hoa của con nít đọc, và một số sách lá cải mua trên lề đường.

Rồi thôi, năm 1980 rời Việt Nam, tôi quên luôn. Năm 2007 chị tôi ở Việt Nam sang chơi kể lại. Số sách tôi nhét dưới mái của cái chái và tấm phông trần nhà, lâu ngày bị mối mục. Chị tôi phải thuê người tháo cả tấm phông và để lấy sách xuống v́ tôi nhét, cuốn bên ngoài đẩy cuốn bên trong vào khá sâu nên không thể dùng cây khều ra. Có lẽ chị cũng chửi thầm, con quỷ đó nó phá của phá nhà. Đi ra khỏi nước rồi mà vẫn c̣n để lại những chuyện làm nhọc ḷng gia đ́nh.

Chuyện đời đáng học. Những thứ ḿnh xem là quí th́ nhiều khi chẳng quí nhiều như ḿnh tưởng. Giá mà ḿnh bắt chước những nhân vật trong phim Farenheit 451, cứ học thuộc ḷng một quyển sách nào đó và biến tên của quyển sách thành tên của ḿnh. Chỉ khổ một cái nhỡ mà ḿnh học thuộc một quyển sách ba xu nào đó th́ tên của ḿnh sẽ là ba xu th́ tội nghiệp biết bao nhiêu.

 


photo: Nguyễn Thị Hải Hà

 

Nơi tôi ở đă đầu năm Tây. Nhập gia tùy tục. Với tôi những ngày nghỉ dài từ Christmas qua New Year đầy màu sắc của tiễn biệt năm cũ và bước sang những ngày đầu năm. Nhà văn xứ ḿnh có cái lệ hay là khai bút đầu năm. Các cụ đốt trầm, khăn áo chỉnh tề, viết một cái ǵ đó để tạo thói quen tốt cho cả năm. Nhà văn th́ chăm chỉ viết, và viết những điều quan trọng cho cuộc đời nói chung, cho gia đ́nh hay chính bản thân, nói riêng.

Đầu tháng January tôi không khai bút mà mở đầu bằng cuộc hiking. Chẳng là, người Mỹ vốn thừa của thừa tiền, ăn nhiều chơi nhiều, sau mùa lễ bắt đầu từ Halloween đến Thanksgivings đến Christmas đă bao nhiêu là tiệc tùng rượu chè. Gần đây họ cổ động một thói quen mới (và tốt) gọi là First Day Hike (hay một cái tên ǵ đó có ư nghĩa tương tự) để khuyến khích mọi người vận động. Ông Tám rủ tôi tham gia. Gọi là rủ, nhưng có phần động viên, và phần nhiều là bắt buộc. Tôi vốn lười mà ông nói bền bỉ lắm nên tôi chịu thua. Đầu năm, trời không lạnh lắm chừng ba hay bốn độ C. Tôi đi hiking ở một con đường ṃn có di tích lịch sử. Trong tấm ảnh này có tên của trung tâm tổ chức buổi hiking. Không có độ cao chỉ là con đường ṃn dễ đi chừng ba dặm (độ năm cây số). Chú bé xinh xắn này đi với bố mẹ. Bố chú có máy chụp ảnh rất “pro” và cách chụp ảnh cũng lạ. Bố chú không nhắm ngắm ǵ cả, cứ đưa máy lên chụp khơi khơi bấm xoẹt xoẹt, bảo chú bé nh́n vào ống kính (có sẵn zoom)  và dí máy gần mặt chú mà bấm liên miên.

Trước khi bắt đầu cuộc hiking chúng tôi loanh quanh trong nhà lịch sử để t́m hiểu về trận giao tranh giữa Sir Henry Clinton (Anh) và George Washington (Hoa Kỳ). Tướng Charles Lee được lệnh tấn công quân Anh ở đằng đuôi đă không hoàn thành nhiệm vụ. Người ta bảo rằng v́ ông muốn chức vị của Washington nên không muốn nh́n thấy Washington chiến thắng. Người ta bảo ông không xua quân qua sông tấn công, khiến cho quân Anh có lợi và buộc ông tội phản quốc. Như bức ảnh minh họa về Tướng Lee, tuy ông không bị tội phản quốc nhưng cũng đủ thân bại danh liệt và chết trong nghèo đói bốn năm sau.

Đi ngang một trại trồng táo thấy vườn táo trơ trọi trong mùa đông, có nơi trái c̣n lủng lẳng trên cây. Có nơi táo rơi đầy trên mặt đất. Đứng gần có mùi táo chín khứu, gần như mùi rượu.

 



photo: Nguyễn Thị Hải Hà

 

Đứng giữa đồng nghe kể lại lịch sử trận chiến vào một ngày gần cuối (28) tháng Sáu, năm 1778. Tôi nghĩ đến câu thơ không nhớ tên tác giả “Nhất tướng công thành vạn cốt khô” và nhớ một bài hài cú của Basho, mùa hè, nh́n thấy băi cỏ mà nghĩ đến hồn tử sĩ. Bao nhiêu gươm giáo, súng ống, ḥ reo, bao nhiêu máu đổ anh hùng hay kẻ chiến bại, c̣n lại là cánh đồng cỏ.

 

Nguyễn Thị Hải Hà

 

http://www.gio-o.com/NguyenThiHaiHa.html

 

© gio-o.com 2015