photo: nguyễn thị hải hà

 

 

Nguyn th Hi Hà

Si và Đá

truyện ngắn

 


Ở miền trung du của tiểu bang New Jersey có một khu rừng đá. Nơi đây cây và đá sống chung với nhau. Những tảng đá to như ṭa nhà sống chung với những viên sỏi nhỏ bằng đầu ngón tay. Cũng trong cánh rừng này có một ḍng sông toàn đá. Gọi là ḍng sông v́ người ta có thể thấy rơ ràng hai bờ sông và ḷng sông trũng xuống. Điểm đặc biệt của ḍng sông đá này là người ta chỉ nh́n thấy đá mà không thấy nước. Đá trong ḍng sông là loại đá tảng, to - bằng mặt cái bàn ăn, nhỏ - bằng cái bánh xe, có tảng nhiều góc cạnh sắc bén, có tảng nhẵn nhụi như được giũa ṃn. Người ta không nh́n thấy nước trong ḍng sông nhưng vẫn nghe được tiếng nước chảy thật sâu bên dưới những tảng đá này.  Hai bên bờ sông là hai hàng cây sồi và bạch dương nhỏ lưa thưa. Người hiếu kỳ hay nghịch ngợm có thể bước nhảy trên những tảng đá chen chúc này và lần sang bờ bên kia.

 

Xen kẽ giữa rừng đá mênh mông này có những cây cổ thụ rất cao. Thường th́ đá nhiều hơn cây tuy nhiên có một vài nơi cây nhiều hơn đá. Mọc trong rừng này đa số là cây sồi. Ở cuối ḍng sông đá là rừng bạch dương, cây gầy và thấp hơn. Gần ḍng sông đá có một tảng đá cao chừng hai mét, chiều dài nhất chừng năm mét, chiều ngắn nhất chừng ba mét. Ở mặt đá hướng đông có một chỗ nứt, từ nơi ấy mọc ra một cây sồi, thấp hơn và gầy hơn những cây sồi chung quanh. Ở gần gốc, cây sồi có đường kính chừng nửa mét, chiều cao chừng vài chục mét.

 

Sồi, v́ mọc ra từ khe nứt bên hông tảng đá nên thân h́nh nàng dẹp và găy gập chín mươi độ trước khi vươn lên trời xanh. Khi Sồi nhận biết sự hiện diện của nàng th́ cũng biết tảng đá đă có mặt từ bao giờ và nàng khác với mọi cây sồi khác ở chỗ nàng mọc ra từ ḷng tảng đá và nàng có một tấm thân tật nguyền. Nàng và Đá dính liền với nhau tuy hai mà như một.

 

Sồi và Đá sống bên nhau rất thân thiện. Họ chấp nhận sự khác biệt phái tính và tuổi tác của nhau cũng không hề chất vấn sự liên hệ t́nh cảm với nhau. Sồi trẻ trung hơn và t́nh cảm của nàng thay đổi theo mùa. Mùa xuân nàng mặc áo màu lá non, nghiêng cành rung rinh trong nắng. Hoa của nàng màu xanh lục, nhụy hoa là một ṿng vương miện màu cam. Sồi thông minh, nhưng khổ một nỗi là nàng quá mơ mộng và lăng mạn đến độ thường hay thương mây khóc gió. Nhất là mỗi khi thu về nàng trút lá âu sầu.

 

Sồi tâm sự với Đá:

“Sồi muốn bay.”

Đá nghe điều này đă nhiều lần cũng như hiểu được nỗi ḷng của Sồi. Ông nhỏ nhẹ khuyên nàng, “Sồi là cây, Sồi không thể bay. Chỉ có chim mới biết bay thôi.”

Sồi bướng bỉnh, “nhưng gió và mây cũng bay đấy.”

Đá thầm th́, “Nhưng Sồi không phải là gió là mây. Mây cũng không biết bay chỉ nhờ gió đưa thôi.”

Sồi nghiêng đầu, những đóa hoa nắng trên vai nàng rơi xuống lung linh trên phiến đá. “Thế th́ Sồi sẽ nhờ gió đưa Sồi đi.”

“Cô bé ngốc ơi, em là cây, mọc rễ vào trong đất, gió không thể đưa em đi được.” Đá cố giải thích cho Sồi hiểu. “Mỗi loài mỗi vật có số phận riêng của chúng. Trường hợp của em càng khó khăn hơn v́ em đă ăn luồn vào khắp ngơ ngách trong thân thể tôi. Cuộc đời của chúng ta đă gắn liền với nhau. Em bay đi th́ tôi làm sao đây? Tôi không thể bay và tôi cũng không muốn bay. Cuộc đời của tôi là ở đây, gắn liền với khu rừng đá này. Tôi đă ở đây từ thiên cổ và sẽ măi ở đây cho đến thiên cổ.”

 

Đá không muốn làm Sồi buồn thêm nhưng lời Sồi nói làm ông rất đau ḷng. Ông biết Sồi muốn bay đi để t́m con chim Scarlet Tanager. Ông hiểu nỗi đắng cay của người bị bỏ lại.

 

Khoảng rừng này nằm trên đường bay của đoàn chim thiên di. Hằng năm vào tháng Mười Một ngỗng Canada, vịt Mallard đầu xanh và sáo sậu bay về miền Nam t́m hơi ấm thường ngừng cánh ở khu rừng này. Và khi xuân về chúng quay trở lại mạn ngược Bắc để sinh con đẻ cái. Lũ chim là niềm vui của Sồi. Nàng yêu tiếng hót của loài chim nhưng khi chúng véo von tṛ chuyện với Sồi chúng cũng thả nhiều băi phân hôi hám lên người của Đá. Đó là nguyên nhân của sự bất ḥa giữa hai người.

 

Bản tính của Đá rất trầm lặng. Ông ít nói đến lầm ĺ nhưng ông rất giàu t́nh cảm.

Đá nuôi nấng Sồi từ khi nàng chỉ là một hạt mầm bay lạc trong gió rơi vào chỗ nứt trên người ông. Ông nuôi nàng bằng nước thấm vào những kẽ hở trong người ông. Mùa đông ông ủ nàng bằng hơi ấm mặt trời rọi lên thân thể ông. Băo táp mưa sa lật đổ những cây sồi chung quanh nhưng nàng có thể nép vào ông mà sống vững vàng. Bao giờ gió có thể lật đổ ông th́ gió mới có thể đưa nàng đi. Biết như thế nên Đá không sợ sẽ mất Sồi nhưng buồn v́ biết tim nàng đă thuộc về con tanager màu đỏ.

 

Con chim ấy có bộ lông thật đẹp và tiếng hót của nó thật mê hồn. Cứ mỗi lần Tanager đến là Sồi trông mượt mà hẵn ra. Nàng thay áo xanh thành áo vàng lả lơi rún rẩy theo điệu nhạc thu. Tanager đậu trên vai nàng kể bao nhiêu chuyện ở đồi xa biển lạ. Mỗi lần nói chuyện với Tanager Sồi thấy hănh diện ḿnh là loài cây.  “Cây cối thường mang cho tôi cảm giác được xoa dịu, cứ nh́n những hoa nắng của cây tôi có cảm giác gần gũi với cuộc đời. Những cây trổ hoa trắng làm tôi có cảm tưởng đang ngắm nh́n cô dâu mặc áo cưới. Mỗi lần nh́n cây ngă tôi thấy buồn như nh́n người chết. Trong cây, nhất là Sồi bao gồm tất cả vẻ đẹp trên đời, đây là nơi loài chim của Trời đến nghỉ ngơi, làm tổ, và ca hát.”

 

Mùa xuân từ phương Nam bay về phương Bắc, tiếng kêu của đàn ngỗng trời Canada rơi theo gió đến tai Sồi: “Sồi ơi, tôi rất yêu những đóa hoa màu xanh nở đầy trên tóc nàng. Hoa của nàng đẹp không thua ǵ những thứ chúng tôi nh́n thấy khi bay ngang một khu rừng ở phương Nam đầy những kỳ hoa dị thảo, cây chuối nở hoa trông giống như đàn chim két đủ màu, lan rừng đủ loại có những hoa lan giống như bọ cạp màu xanh lá cây, và trái ca cao đeo lủng lẳng trên cây màu vàng như những trái đu đủ chín.”

Sồi rướn người ngóng theo đàn ngỗng: “Ở lại đây nói chuyện với tôi tí nữa đi. Ồ! Các bạn nói toàn những điều tôi chưa nh́n thấy bao giờ, hoa chuối, chim két, hoa lan, bọ cạp, đu đủ là cái ǵ, h́nh dáng thế nào. Sao bay đi vội thế?”

Đàn ngỗng đáp vọng lại: “Chúng tôi đến cái hồ gần đây để săn cá và ốc. Và để tránh tổ diều hâu trên đỉnh núi kẻo chúng sẽ giết chúng tôi.”

Sồi buồn bă: “Ước ǵ tôi có thể bay theo các bạn!”

“Mời bạn nhập bầy với chúng tôi, càng đông càng vui.” Một con vịt mallard đầu xanh lịch sự đáp lời.

“Ôi! Đá bảo tôi là loài sồi tôi không thể bay,” Sồi nói chân thật.

“Này Sồi, Đá không biết chứ ở Bắc Âu, có một loài cây biết đi tên là cây Èn. Loại cây này rất lười biếng nên đi rất chậm, nhanh nhẹn thông minh như Sồi nếu quyết tâm học th́ có thể bay dễ dàng như chúng tôi.” Sồi âm thầm nuôi mộng biết bay, nhất là sau khi con chim tanager có bộ lông màu đỏ rực và giọng hót tuyệt vời không quay về. Có con chim bảo với nàng là Tanager gặp một nơi vừa ư và ở lại nơi đó. Sự vắng mặt của Tanager tạo một chỗ trống trong tim nàng. Mỗi lần gió bấc lùa vào chỗ trống ấy buốt nhói.

 

Đă từ lâu Sồi mơ ước những chân trời xa, và bờ biển lạ. Nàng muốn nh́n thấy những thành quách được khắc trong núi đá, những mái nhà ngói cong bên bờ Hàng châu, những con c̣ lêu phêu chấp chới trên sa mạc bốc khói, hay nàng Tô thị đứng ôm con trên ḥn Vọng phu. Đàn bồ câu bay ngang thành phố New York kể rằng tháng Chín năm ngoái chúng nh́n thấy một nhóm người chiếm cứ quảng trường trước công viên Zuccotti biểu t́nh chống sự chênh lệch quá to lớn giữa người giàu có và người nghèo; và khi mùa xuân năm nay trên đường về bay ngang Washington D.C. chúng gặp lại nhóm người ấy đang chiếm quảng trường trên đường Pennsylvania. Sồi muốn tận mắt xem những điều hay ho ấy. Mơ ước được viễn du cộng thêm nỗi nhớ Tanager ngày càng nung nấu trong ḷng nàng.

 

Để học bay, Sồi cần phải lớn mạnh, nhưng thân h́nh của Đá không c̣n chỗ để dung chứa nàng. Càng lúc nàng càng cảm thấy nghẹt thở v́ sự bao vây, kềm tỏa và sức ép của tảng đá. Về phần Đá, đau đớn v́ hằng đêm những ngọn rễ của Sồi cấu xé gặm nhắm thân thể của Đá để rút chất bổ dưỡng, Đá ngậm ngùi thở dài: “Ta nuôi dưỡng nàng để nàng có thể mọc cánh bay theo người khác mà chẳng hề đoái hoài đến mạng sống của ta. Sao nàng không nghĩ đến khi ta vỡ thành trăm mảnh th́ nàng sẽ không c̣n nơi nương dựa nữa. Thân nàng là thân thể tật nguyền, đứng thẳng c̣n không được thế mà đ̣i bay!”

 

Cuộc đời oan nghiệt ở chỗ Sồi càng muốn lớn nhanh, rễ của nàng càng ăn sâu vào Đá, thân thể nàng càng nặng nề, càng không thể bay như chim. Nàng càng lớn sức ép của Đá càng đè nặng lên thân thể nàng và ngược lại Đá cũng đau đớn v́ rạn nứt. Cả hai cùng đau đớn và nghẹt thở. Nỗi nhớ Tanager trong Sồi ngày càng tăng. Nỗi xót xa của Đá nghĩ đến khi ông mất nàng cũng trở nên nặng nề. Cả hai ngày càng trở nên già cỗi.

 

Một chiều, có con chim gơ kiến, lông lấm tấm trắng đen, có cái mồng màu đỏ như hoa mẫu đơn, đậu lên Sồi làm nàng nhớ đến màu lông của Tanager và khuấy động nỗi thèm muốn biết bay của Sồi. Gơ kiến nói: “Nếu Sồi cho tôi đục một lỗ trên thân của Sồi để làm tổ tôi sẽ giúp Sồi mọc cánh để bay như chim.” 

“Ồ! Việc ấy th́ đâu có ǵ khó khăn. Bạn Gơ Kiến tí hon ơi, tôi có một chỗ trống trong thân cây, trước kia chứa trái tim tôi nhưng từ khi Tanager không về, chỗ trống ấy vẫn làm tôi nhức nhối. Nếu Gơ Kiến không chê th́ xin cứ tạm dùng. Tôi sẽ mang ơn Gơ Kiến suốt đời nếu bạn giúp tôi mọc cánh.” Sồi trả lời.

Gơ Kiến bảo Sồi tự rụng lá biến một nhánh cây thành cái gai thật nhọn. Gơ Kiến c̣n dạy Sồi một bài hát rất ai oán và bảo rằng nếu Sồi hát bài này thành công, Sồi sẽ được giúp mọc cánh. Bài hát theo gió bay đi, lời lẽ làm cảm động loài chim Thornbird. Loại chim này suốt cuộc đời rèn luyện tiếng hót; khi tiếng hót đă chín mùi thornbird sẽ lao vào một cây gai nhọn để thăng hoa. Khi mũi gai đâm thấu trái tim, thornbird sẽ hót một bài hay nhất trong những bài chim hót. Máu của thornbird sẽ nhập vào cây và biến thành đôi cánh như cánh chim.

Cần cù, quyết tâm và nhờ may mắn, Sồi được nhiều người giúp đỡ để thực hiện mộng ước biết bay. Giọng hát của nàng kêu gọi loài thornbird về giúp nàng mọc cánh hàng năm. Những sợi dây tầm gửi mọc trên thân nàng, đan chặt nhau như những lọng dù. Sồi cho phép đàn gơ kiến đục rỗng thân cây để nàng có thể nhẹ nhàng lao theo cơn gió. Khi tiếng gơ kiến mổ vào thịt da nàng thành chuỗi âm thanh như điệu nhạc trống hoang dại vang vọng cả góc rừng cũng là lúc nàng cố nén tiếng rên xiết v́ đau đớn của da thịt bị ray rỉa.

 

Đá cố ngăn cản Sồi. Ông nói “Em thật là làm chuyện điên cuồng. Từ trước đến giờ chưa có cây nào thoát ra khỏi mặt đất mà vẫn c̣n sống. Định mệnh của loài cây là gắn liền với mặt đất. Trong trường hợp của em là gắn liền vào tôi. Em bay lên rồi em sẽ đi đâu? Đất trời mênh mông làm sao em t́m cho ra chú Tanager nhỏ bé ấy? Và cho dù em có t́m được hắn ta th́ hắn cũng đă yên phận với một nàng chim nhỏ bé nào rồi, đâu c̣n chỗ nào cho em. Tại sao em không ở lại cùng với tôi chấp nhận số phận đă được đặt cho cây và đá?”

Sồi suy nghĩ rất lâu rồi trả lời: “Nếu Sồi ở lại, đến một ngày nào đó Sồi sẽ già mà Đá th́ muôn đời vẫn trẻ như thế. Sồi sẽ chết với một mơ ước không bao giờ được thực hiện th́ cũng như sống mà chưa bao giờ thật sự sống. Nhưng nếu Đá muốn th́ Đá có thể bay theo cùng với Sồi. Nh́n nè, Sồi đă có nhiều cánh, thân h́nh đă rỗng nhẹ, lá đă bện thành lọng dù, Sồi chỉ cần một cơn gió mà thôi.” 


Đá buồn rầu: “Tôi không biết làm ǵ bây giờ v́ tôi không thể bay đi mà cũng không thể ở lại. Tôi từng nghĩ tôi là người bảo vệ và nuôi sống em nhưng bây giờ tôi e rằng tôi sẽ trở thành người cầm tù em hay ít nhất cũng là gánh nặng của em. Tôi cầu chúc em thành công nơi xứ người. Nếu rễ của em không giữ nổi tôi th́ tôi sẽ rơi xuống và trở thành trăm ngàn viên đá khác. Đá có nhỏ hơn th́ cũng vẫn là đá, vẫn im lặng với nỗi sầu sâu kín.”

 

Mùa thu năm ấy, khi rừng chưa hoàn toàn rụng lá, có cơn băo về. Nhiều cây trên rừng đá bị gió làm bật gốc ngă rạp. Cây sồi và tảng đá cùng biến mất. Chỗ của tảng đá là một cái hố tươi rói và to tướng. Theo đúng định luật tự nhiên, cây sồi và tảng đá sẽ rơi xuống mặt đất một ngày nào đó, ở một nơi nào đó. Có thể khi rơi trở lại mặt đất, tảng đá và cây sồi vẫn c̣n là một khối, cây sồi vẫn sống nhờ chất sống của tảng đá, cho đến ngày cây sồi chết đi và nếu may mắn gặp điều kiện thuận lợi cây sồi cũng hóa đá. Cũng có thể tảng đá rơi xuống vỡ tan rồi biến thành nhiều tảng đá khác c̣n cây sồi vẫn bay hoài hoài măi măi trên không trung. Điều quan trọng là Sồi đă vượt qua khỏi số mệnh dành sẵn cho nàng, trong một khoản thời gian nhất định nàng đă bay, và tảng đá cũng cùng bay với nàng.




photo:nguyễn thị hải hà

 

 

Nguyn th Hi Hà

 

http://www.gio-o.com/NguyenThiHaiHa.html

 

 

© gio-o.com 2012