photo: Nguyễn Thị Hải Hà

 

Katherine Min

 

quyến rũ nhà sư

 

truyện ngắn

 

 

Nguyễn Thị Hải Hà dịch

 

 

Lời người dịch: Truyện đă đăng ở Da Màu. Lần này đọc lại tôi sửa chữa một số lỗi và cố vuốt lại câu văn cho mềm hơn, Việt hơn. Cám ơn Gió O thỉnh thoảng phá lệ. Tôi để dành, có thể sau này tập hợp lại in thành sách về lỗi (của tôi) trong dịch thuật. Đây là một truyện ngắn rất hay. Sau khi dịch cho đến bây giờ tôi chưa đọc được một truyện ngắn nào về người di dân, t́nh yêu dị chủng, sự khác biệt giữa hai nền văn hóa Đông Tây ảnh hưởng tới nề nếp giáo dục trong gia đ́nh, t́nh cha và con gái, và sự cố gắng để thành công của người di dân sống ở hải ngoại, hay hơn truyện này.

 

Katherine Min có nhiều truyện đăng trên một số tạp chí danh tiếng như Tri-Quaterly và Ploughshares. Min được National Endowment for the Arts và New Hampshire State Arts Council tài trợ và hai lần bà được mời đến cư ngụ ở trại sáng tác MacDowell Colony.

 

 

Tôi gặp chồng tương lai của tôi lần đầu tiên khi anh ấy đang ngồi kiết già ở dưới một gốc cây trên vuông sân trường. Tóc anh húi rất ngắn và mịn như những sợi lông tơ trên quả đào, đôi mắt to màu xanh lơ ngước nh́n lên trời, miệng cười ngoác ra nhưng lại không cười với ai nên trông anh có vẻ hơi ngố. Tôi “bay” thoáng qua thoáng lại gần chỗ anh ngồi, cứ một hai phút lại xáp đến gần, khi th́ tranh giành, khi th́ rượt đuổi (cái đĩa frisbee). Qua khóe mắt tôi thấy anh ngắm tôi và mỉm cười. Điều làm tôi chú ư đến anh là cái khả năng phi thường anh giữ cho ḿnh yên tĩnh đến bất động. Hai bàn tay đặt trên đầu gối, bất động như tĩnh vật trong tranh; cái dáng ngồi thật thẳng của anh không thể nào chê được. Anh có vẻ như mọc rễ từ chỗ ấy, như một cái nấm kỳ lạ, độc đáo và vui vẻ, làm tôi cảm thấy ngượng ngùng v́ đă cố gắng gợi sự chú ư của anh. Mồ hôi chảy vào chỗ trũng dọc theo xương sống của tôi, lạnh và dính rít khi tôi ngưng chạy, tay chống lên đầu gối, cố lấy lại hơi thở. Tôi cố gắng ngừng há hốc mồm để thở, sửa lại túm tóc đuôi gà và lau tay lên phần vải mềm phía trước cái ống quần thể thao.

 

Anh vẫn c̣n ngồi đó sau hai hiệp chơi và đội của tôi bị giảm đi một người. Sully chận bắt, rồi ném sang Graham. Graham ném lại cho tôi, rất mạnh, như quả bom bay bổng thành ṿng cung rất rộng. Tôi lao theo cái đĩa Frisbee và có một khoảnh khắc tôi bay song song – bềnh bồng, bay bổng, rướn người – trước khi rơi đánh ụych! Trên mặt đất. Tôi rên rỉ. Phần dưới ức của tôi bị chạm vào rễ cây trên mặt đất đau đến độ làm tôi nín thở. Tôi nằm đó, mùi vị lá khô lẫn vào trong mồm.

 

 “Xin lỗi, Gina. Tôi ném Frisbee tồi quá,” Graham nói và tiến đến gần.

“Em có sao không?”

“Không sao,” tôi thở gấp, chỉ ngón tay vào cạnh sườn của ḿnh.

“Để em ngồi nghỉ một tí.”

 

Tôi ngồi xuống đống lá khô, thở cẩn thận và nh́n các bạn tiếp tục chơi. Trời tối dần và rất khó nh́n thấy cái đĩa Frisbee. Mọi người đều đă mỏi mệt, chơi một cách uể oải, ném Frisbee không trúng đích, bắt hụt, và thậm chí chẳng thèm bắt.

 

Bên cạnh tôi, trên băi cỏ, anh chàng ngồi dưới gốc cây rón rén đến gần. Tôi đă quên bẵng anh ta. Anh ngồi phục xuống cạnh tôi vẻ thẹn thùa, lá khô lào xào dưới chân anh, và, khi tôi nh́n lên, anh th́ thầm, “Em thật là tuyệt vời,” rồi bỏ đi miệng tủm tỉm cười.

 

 

Hôm sau, tôi thấy anh trong pḥng ăn dành cho những người ăn chay. Tôi đi ngang pḥng ăn, tay bưng cái khay trên là món thịt bê cuộn thịt heo muối và phó mát, thấy anh ngồi một ḿnh cạnh cửa sổ. Anh lấy đôi đũa cất trong túi áo trên ngực và hờ hững xâm đũa vào miếng đậu hủ nấu với mấy hạt đậu xanh teo tóp. Tôi ngồi đối diện với anh và đ̣i anh kể cho tôi nghe chuyện đời của anh. Anh muốn trở thành một tu sĩ. Không phải loại tu sĩ kiêm thi sĩ thời Trung cổ, đầu hói bụng béo, áo thụng mũ trùm, nói tục như quỷ và uống rượu như hũ ch́m. Tôn giáo mà anh muốn theo – Phật giáo, càng khó hiểu hơn. Anh mới vừa trở về sau một khóa học bốn tháng ở Nepal, sống trong một tu viện trên dăy núi Himalayas. Tóc anh vừa mới mọc trở lại như những sợi gai mềm trên đầu và anh có thái độ thăm ḍ – không phải v́ cẩn thận mà có vẻ tiếp thu và chờ đợi.

 

Anh sinh ra và lớn lên ở King of Prussia, hơi chếch con đường hỏa xa Main của thành phố Philadelphia, và chính điều này làm tôi nghi ngờ chiều sâu đức tin của anh. Tôi phát hiện ra là sự chú ư đến nền văn hóa Đông phương thường là bước đầu của sự tán tỉnh, tiếp theo là câu nói “Tôi thấy các cô gái phương Đông rất xinh đẹp,” và cuối cùng, cái bám chặt, như gọng kềm, lên phía trên của cặp đùi. Nhưng Micah không giống như vậy. Anh hiểu tôi không có ấn tượng tốt với đức tin của anh và anh cũng chẳng cố ư gây ấn tượng tốt với tôi.

 

“Bố tôi theo đạo Phật,” tôi nói với anh. “Nhưng bây giờ ông là khoa học gia.”

“Ô,” Micah nói. “Thế là ông không chú trọng đến tâm linh.”

“Linh hồn không phải là điều cụ thể,” tôi nói. “Bố tôi không thể cầm nắm những thứ vô h́nh.”

“Cô không thể cầm nắm những hạt nguyên tử,” Micah vạch ra.

“À,” tôi nói với nụ cười, “nhưng anh có thể đếm chúng.”

 

 

Tôi nói với Micah, bố tôi là nhà khoa học, và điều này là sự thật. Ông cũng là người im lặng. Không như Micah, cái im lặng của anh có vẻ b́nh an, không bị quấy nhiễu, như một hồ ánh sáng trên mặt nước tĩnh mịch, cái im lặng của bố tôi như cái nắp đậy nồi áp suất, niêm kín hơi nước sôi sục ở bên trong.

 

Chữ nghĩa không phải là phương tiện truyền thông của bố tôi. “Ngôn ngữ,” bố tôi thường nói, “là một dụng cụ không chính xác.” (Tuy ông ít lời, nhưng nếu gặp một câu ông thích là ông dùng nhiều lần.) Bố tôi yêu thích chữ Hy Lạp và những con số được sắp xếp bên cạnh nhau trong các phương tŕnh phức tạp, tượng trưng cho một thứ luật vật lư hay những giả thuyết thực nghiệm. Ông viết đầy những trang giấy màu vàng khổ dài bằng nét chữ thẳng cứng, ghi chép những cái đẹp này xuống trang giấy bằng cây bút đầu nỉ mềm mực đen. Tôi nghĩ có lẽ ông bực ḿnh ghê gớm khi ông không thể giao tiếp với người chung quanh một cách có nề nếp trật tự và ông cũng không thể đặt cái dấu bằng ở phía sau câu ông vừa nói, để có thể giải phương tŕnh t́m ra ẩn số x và y.

 

Cái tiếng Anh không lưu loát của bố tôi chỉ là một phần. B́nh thường ông không phải là người hay nói, kể cả nói bằng tiếng Hàn trong ṿng thân quyến hay với mẹ tôi. Và với cả tôi, con gái duy nhất của ông – đứa con gái không biết dùng cả hai ngôn ngữ mà ông bố yêu thích, Hàn ngữ và khoa học – bố tôi, thật lạ lùng, hầu như chẳng có ǵ để nói. “Dọn dẹp chỗ bừa băi này đi,” ông bảo tôi, buổi chiều lúc ông đi làm về. “Bài làm xong chưa?” ông hỏi, nhướng một bên mày phía trên bát cơm khi tôi ăn xong và xin phép đi xem ti vi.

 

Ông tự giới hạn trong uy quyền, trong giang sơn của ra lệnh và chỉ huy; của những lời tuyên bố không cần nghe câu trả lời, không chừa chỗ cho thảo luận hay biện hộ. Cách giao tiếp này, với bố tôi đó là h́nh thức của ngôn ngữ tương đương với những phương tŕnh toán học gọn gàng, như được niêm phong bằng bùa chữ nghĩa, kể cả không khí cũng không thể thoát ra hay nhập vào.

 

Khi tôi vào đại học, lời từ biệt của bố tôi là bài diễn văn dài nhất mà tôi nghe ông phát biểu. Bị những chiếc xe loại khá lớn bao vây chung quanh, trong xe chất đầy hành lư, những thùng sách và đèn học, giữa những bàn tán hứng thú và tiếng sinh viên í ới gọi nhau, giữa những cặp mắt lo lắng của cha mẹ soi mói chung quanh, bố tôi nghiêng người về phía trước đầy ngượng ngập, hai tay cho vào trong túi, nh́n tôi chăm chú. Ông nói, “Học cho chăm nhé. Đi ngủ sớm. Đừng ham chơi. Và đừng để bọn con trai Mỹ lợi dụng.”

 

Đây cũng là đại học của bố tôi; ông nhập học từ hai mươi năm về trước, khi ông là cựu quân nhân chiến tranh Hàn quốc chỉ có năm mươi đô la trong túi và cũng chỉ chừng ấy từ ngữ tiếng Anh. Những mẩu chuyện về thời sinh viên của ông trở nên huyền thoại của gia đ́nh, lớn lên, tôi nghe nhiều đến độ chúng trở nên sống động và mơ màng như chính là kư ức của tôi. Bố tôi vào pḥng vệ sinh của kư túc xá cố gắng một cách tuyệt vọng nấu cho chín quả trứng bằng cách cho nước nóng chảy qua quả trứng; ông chiến thắng vẻ vang trong pḥng thí nghiệm vật lư v́ nơi đó khả năng dùng ngôn ngữ mới của ông không cản trở ông, và đó cũng là nơi tuổi đời cùng với bộ óc khoa học tinh tế của ông đă giúp ông đạt số điểm cao nhất đưa đến giải thưởng vật lư tối ưu trong năm cuối đại học – đó là những sự kiện mà tôi có cảm tưởng đă được chứng kiến, như thể tôi là một bóng ma lẩn khuất chung quanh đầy ḷng đố kị.

 

Trong cái bóng thành công của bố tôi, trong cùng đại học nơi ông cúi người lần đầu tiên nh́n vào kính hiển vi và đắm ḿnh trong giấc mơ toán học đầy bụi phấn, tôi theo đuổi văn chương, Anh ngữ. Tôi quyết tâm trau dồi văn chương. Tôi học Shakespeare và Eliot, Hardy và Conrad, Joyce và Lawrence và Hemingway và Fitzgerald. Biết cho đúng rất là quan trọng, từng chữ, từng nghĩa ngầm, để lấp cho đầy cái hố im lặng di dân của bố tôi, những lỗ trống ông để lại cho tôi.

 

C̣n những lỗ trống khác nữa ông đă bỏ lại. Thức khuya và học rất ít, tôi làm những chuyện động trời bố tôi sẽ bị chấn động đến độ nếu bảo là ông không tán thành th́ chẳng thấm vào đâu. Thí dụ như chuyện giao thiệp với đàn ông Mỹ, tôi vâng lời bố tôi không để cho họ lợi dụng tôi. Trái lại, tôi lợi dụng họ, lợi dụng sự ở gần với họ, vẻ đẹp trai, cái vẻ dễ thương sẵn sàng lên giường với ḿnh chỉ cần vài lời khuyến khích. Tôi thích cái cách họ chuyển động một cách tự hào về thân thể của họ, cái cảm giác nham nhám của những cái má chưa cạo râu, bờ vai và bộ ngực trần nhẵn nhụi của họ, đường cong bờ lưng họ như là gỗ được đánh bóng. Tôi thích ở chỗ tôi có thể ngắm họ từ dưới lên trên, hay từ trên xuống dưới, cảm nhận được cái rùng ḿnh khoái cảm của họ như cảm nhận được cơn động đất ở một nơi nào đó rất xa xôi; tôi có thể làm cho “nó tới,” chuyển động như những ṿng tṛn của sóng, từ phía trên hay phía dưới, ngắm nh́n họ, ôm ấp họ, làm cho họ thấy hạnh phúc. Tôi sưu tập bạn trai như đồ chơi, như những đồ vật không đắt giá người ta cất phía trong của ngăn kéo. Cái cách trao đổi thân thể thật vui vẻ của họ là cái mà tôi thích. Tất cả họ đều là những chàng trai trẻ người da trắng.

 

 

Micah từ chối không chịu làm t́nh với tôi. Chuyện này trở thành một cuộc đấu trí giữa chúng tôi. “T́nh dục làm cho hao ṃn lư trí,” anh nói.

“Không nhất thiết phải như thế,” tôi căi lại, “chỉ là cách chọn đi một con đường khác mà thôi.”

“Có những cách kết hợp cao quư hơn,” anh nói.

“Không thể có nếu anh không mặc áo quần,” tôi trả lời.

“Gina,” anh nói, nh́n tôi đầy nhân hậu, một sự quan tâm làm cho tôi đỏ mặt v́ giận dữ. “Em có cái nhu cầu ǵ thiếu thốn đến độ cần phải dùng t́nh dục để lấp đầy?”

“Im mồm đi, Micah,” Tôi nói. “Anh hăy làm nhà sư, đừng làm nhà trị bệnh tâm lư.”

 

Anh cười phá lên. Tiếng cười của anh luôn làm tôi ngạc nhiên, như thể đó là một sự rối loạn nho nhỏ trong vũ trụ. Tôi muốn quyến rũ anh, thật đấy. Tôi xem Micah là sự thử thách khó khăn nhất trong địa hạt rất dễ dàng. Nhưng quan trọng hơn cả sự quyến rũ, tôi muốn làm cho anh bị rúng động, muốn xuyên thấu đến tận bên dưới cái cảm giác yên tĩnh, cái hài ḷng hướng nội ấy. Không có ai ở lứa tuổi của tôi, tôi nại ra lư do, có quyền sở hữu bản thân toàn vẹn như thế.

 

Chúng tôi đi dạo vườn nuôi chim, bước lào xào dọc theo con đường ṃn, vừa đi vừa thong thả thảo luận về Emily Dickinson, hay là nghệ thuật lấy mật của cây phong, nhưng tôi luôn luôn trở về chủ đề cũ.

 

“Thật là lăng phí cuộc đời,” có lần tôi nói. “Một sự hưởng thụ như thế là lăng phí. Tất cả những dâng hiến trong đời tu sĩ và cố gắng đạt đến mức tĩnh tâm. Làm như quan trọng lắm vậy. Đó là một sự ích kỷ. Không những chỉ ích kỷ, mà c̣n là lẩn tránh. Một sự chạy trốn. Trốn cuộc đời và những rối rắm của thế gian.”

 

Micah lắng nghe, môi hé cười, lắc đầu tiếc nuối. “Em có những đam mê rất tuyệt vời, Gina, thật sống động và hoàn toàn nhập thế. Tôi tiếc là không thể làm em nhận ra điều này. Có thể đây là một sự lẩn trốn như em nhận xét, nhưng Phật giáo không phân biệt thế giới bên ngoài và thế giới bên trong tu viện. Dựa vào lịch sử, giới tăng sĩ đă từng tham gia đấu tranh chính trị và bị cầm tù. Cứ nh́n Tibet là biết thôi.

 

“Em nghĩ đến, ahem, những chuyện căn bản hơn,” tôi nói.

Micah cười to. “Dĩ nhiên,” anh nói. “Dường như em không hiểu, Gina, Phật Giáo chủ trương từ bỏ thèm muốn.”

Tôi hừ bằng lỗ mũi. “Thèm muốn th́ có ǵ sai chứ? Không có thèm muốn, có khác ǵ ḿnh không sống đâu.”

 

Sự thật là tôi bị hấp dẫn với cái ư tưởng này: sự từ bỏ thèm muốn. Cuộc đời của tôi được thúc đẩy bởi thèm muốn, bởi những mơ ước to lớn và hào nhoáng; một nỗ lực cố vươn lên để vói lấy những thứ mà tôi không có, và có lẽ, không có cả hy vọng có được. Tôi có thể mù mờ tưởng tượng ở một đầu, ở một nơi nào đó đă vượt qua khỏi mức độ thèm muốn, là đến chỗ của sự thỏa măn, nhưng tôi không thể hiểu thấu được chuyện từ bỏ thèm muốn, bỏ đi trong lúc c̣n thèm muốn tràn đầy.

 

“Cái thèm muốn từ bỏ sự thèm muốn,” tôi nói, “th́ vẫn là sự thèm muốn, đúng không?”

Micah cho tay vào trong túi và mỉm cười.

“Không,” anh nói, và vượt lên đi trước tôi. “Đó là một chọn lựa có ư thức.”

 

Chúng tôi đến một cái hồ, mặt trời thấp thoáng ở một chỗ trống trải, cây bạch dương và cây phong vây quanh, màu lá đỏ cháy rực giữa mùa thu. Một vài chiếc lá rơi, đáp xuống mặt nước nhẹ nhàng như thể chúng được cầm đặt lên đấy. Hồ xanh màu lá cây đậm; ánh sáng lấp lánh trên mặt hồ. Có tiếng hót đầy giai điệu của những con chim bồ câu, tiếng rỉ rả của côn trùng. Micah tận hưởng phong cảnh đẹp này. Tôi không biết sự tận hưởng này có liên quan ǵ với Phật giáo hay không, nhưng ngắm nh́n anh đứng ở cạnh hồ, đầu ngẩng cao hơi ngă về phía sau, mắt anh hăng hái tiếp nhận ánh sáng. Tôi cảm thấy sự yên tĩnh của anh và sự thưởng thức của anh. Anh đứng bất động rất lâu.

 

Tôi nhổ mấy cây dương xỉ, dệt những chiếc lá hẹp thành những h́nh thù không giống nhau, đánh bím những sợi dây leo, trong khi Micah ngồi trên tảng đá rộng, lấy đôi đũa từ trong túi áo trên ngực, bắt đầu gơ hai chiếc đũa vào nhau nhẹ nhàng với một nhịp điệu rất nghiêm trang.

“Mỗi buổi sáng ở chủng viện,” anh nói, “bọn anh thức giấc trong tiếng mơ cầu kinh. Bốn giờ sáng và bầu trời vẫn c̣n tối, người ta có thể nghe tiếng gơ lên một món đồ bằng gỗ rỗng bên trong – cốp, cốp, cốp – kêu gọi mọi người thiền định.” Anh cười vẻ mơ màng. Tiếng gơ của đôi đũa có vẻ kém hiệu lực, nghe như tiếng ta-ta-ta. Tôi tưởng tượng mặt trời lên, băng qua thung lũng của Himalaya – một mảng mây mỏng nhuộm hồng vào một buổi sáng lạnh lẽo và h́nh ảnh cái tịnh thất thanh đạm của một nhà sư.

 

Micah nhắm mắt, mặt hướng về mặt trời. Anh tiếp tục gơ hai chiếc đũa vào nhau chầm chậm. Anh có vẻ đơn độc và mới mẻ, ngồi trên tảng đá ấy, như một anh hướng đạo t́m kiếm con đường dẫn đến một bộ lạc nào đó, với mái tóc mới mọc và vẻ tĩnh lặng, và cái cách thân h́nh anh chăm chú hướng đến thiên nhiên chung quanh anh.

 

Tôi nghĩ, đó là lúc tôi bắt đầu yêu anh, hay, đó là lúc ư muốn chiếm hữu anh trở nên thật mănh liệt đến độ nó không chỉ là một thèm muốn nhất thời. Tôi cần có sự đáp ứng của anh. Tôi bắt đầu hiểu thèm muốn là ǵ, sự khuấy động trong khoảnh khắc toàn hảo trong lúc chờ đợi sự khuấy động của một khoảnh khắc khác.

“Thức giấc đi,” tôi nói.

Tôi lột phăng cái áo cổ lọ và áo ấm một cách khéo léo rồi ném chúng xuống dưới chân của Micah. Micah mở mắt. Tôi cởi quần, cởi cả quần lót và đứng đấy trần truồng. “Cốc cốc, (tiếng gơ cửa), có ai ở nhà không?”

 

Micah không quay đi. Anh nh́n tôi, đôi đũa ngừng giữa thinh không. Anh giơ một chiếc đũa về hướng tôi và giữ nguyên tư thế, như thể anh là một họa sĩ với chiếc cọ đưa lên ngắm để đo lường kích thước, hay là một trưởng ban nhạc đang chuẩn bị điều khiển ban ḥa tấu. Anh giơ chiếc đũa lơ lửng giữa khoảng cách của hai chúng tôi, như là tôi không thể di chuyển khi nào anh c̣n giơ chiếc đũa. Đôi mắt anh xanh thăm thẳm như không đáy. Núm vú tôi teo lại v́ lạnh. Chung quanh chúng tôi lá rơi trong ánh sáng chập chờn dịu dàng xuống mặt hồ, tạo nên tiếng lào xào như tiếng cọ xát vào vải thô. Anh bỏ tay xuống và tôi như được thả ra. Tôi quay người nhảy vào trong nước.

 

Vài đêm sau, tôi mua chai rượu vang rẻ tiền và dụ Micah uống rượu với tôi. Chúng tôi bắt đầu uống ở bậc thềm của thư viện sau khi thư viện đóng cửa, và uống từng ngụm vụng về từ chai rượu dấu trong bao giấy nâu. Ánh sáng từ rặng núi Holyoke nhấp nháy từ xa, vượt qua màu tối như nhung đen của khu sinh viên năm thứ nhất. Từ chỗ này chúng tôi bắt đầu lang thang trong đại học, các sân quần vợt trải rộng, cố chịu cơn gió lạnh cóng từ khu đồi cao ở trung tâm khoa học, và mê muội lăn xuống Đồi Tưởng Niệm (Memorial Hill) như hai cuộn cỏ khô.

 

“Em có biết koan (công án thiền) là cái ǵ không?” anh hỏi tôi, khi chúng tôi ngồi trên băng ghế phía sau sân banh. Chúng tôi đi hơi lảo đảo nhưng muốn xuống con đường dốc rất cao phía sau sân banh.

“Cái đó có giống như là kem không?” tôi hỏi.

“Không phải, ko-an. Trong Phật giáo.”

“Không biết.”

“Đó là một câu hỏi không có câu trả lời, như là một câu đố. Em biết không, thí dụ như ‘Tiếng vỗ của một bàn tay th́ như thế nào?’ Hay là ‘Mặt anh ra làm sao trước khi anh được sinh ra?’”

“Cái mặt anh giống thế nào trước khi anh sinh ra? Hỏi vô lư.”

“Đúng như thế. Em phải cố nghĩ về câu koan cho đến khi em “ngộ” ra được câu trả lời.”

“Trả lời về cái ǵ?”

“Về đời sống, về ư nghĩa cuộc đời.” “Ô, Ok.,” tôi nói, “em hiểu rồi.” Tôi ngoảnh mặt ra phía sau lưng, chai rượu gói trong bao nằm trong hai bàn tay tôi. “Thử cái này nhé, ‘Tiếng đánh rắm của một cái g̣ má’ ra làm sao?” Anh cười ngặt nghẽo hồi lâu, rồi ọe nôn ra bên cạnh băng ghế. Tôi đưa anh về, đưa anh vào giường; trán anh nóng sốt, mắt anh mất thần v́ cơn ốm. “Xin lỗi,” tôi nói. “Em đúng là ảnh hưởng xấu cho anh.” Tôi hôn anh, môi anh nóng hổi và anh không đáp ứng. “Đừng bận tâm,” anh lẩm bẩm, nửa ch́m vào giấc ngủ.

 

Đêm sau, chúng tôi ngủ chung giường với nhau lần đầu tiên. Anh mặc quần lót và tay anh để ngay ngắn khép chặt vào bên cạnh người, như Gandhi nằm giữa những nàng trinh nữ. Tôi quyết tâm gây khó khăn cho anh. Tôi cứ áp thân h́nh trần truồng của tôi vào cạnh anh, gác chân lên người anh, ngón tay tôi mân mê xoa bộ ngực gầy của anh. Anh vùng vẩy và đẩy tôi ra, giả bộ ngủ. Khi tôi thức giấc buổi sáng, anh đă đi mất và bản nhạc Ode to Joy đang phát ra ầm ĩ trên máy của tôi.

 

Graham nói nhớ tôi. Chúng tôi đă ngủ với nhau một vài lần trước khi tôi gặp Micah, hưởng thụ cái ấm áp lành mạnh sau khi chạy hay chơi Ultimate, tắm hơi nước và ngă lên giường. Graham đẹp trai, tóc đen, vai rộng, hai cánh tay khỏe mạnh và bộ ngực rắn chắc. Hắn làm t́nh với đàn bà như hắn đang tập thể dục, luôn nghiêm nghị nhắm đến một kết quả và phải đến đúng lúc. Khó mà tưởng tượng làm t́nh như thế có sức hấp dẫn người ta. Tôi bảo hắn tôi đang yêu người khác.

 

“Không phải cái gă tóc húi cua chứ?” hắn nói. “Cái gă trông giống như một con hải cẩu nho nhỏ?”

Tôi rùn vai. Graham nh́n tôi vẻ ngờ vực. “Trông hắn không thuộc mẫu người thích hợp với em.”

“Không thích hợp thật.” Tôi đồng ư. “Nhưng ít ra hắn cũng không thuộc về anh.”

 

Đồng thời tôi tăng cường mức độ tấn công Micah. Tôi hỏi không dứt những câu hỏi về giáo lư Phật giáo. Micah nói về dukkha, hay khổ đế, về tứ đế, ngũ uẩn, về Bát chính đạo đưa đến giác ngộ. Tôi lắng nghe chăm chỉ, sẵn sàng đồng ư tất cả những điều này nghe rất hay, và cái mục đích giác ngộ và tĩnh lặng rất là đáng đạt đến. Trong khi anh nói, tôi duỗi bàn chân cho đến khi ngón chân tôi chạm vào đùi anh. Tôi tḥ tay vuốt lưng anh; hay cúi người thật thấp để anh có thể nh́n thấy bên dưới lớp áo rộng, tháo tung vài cúc áo của tôi.

 

“Rất tiếc là anh không theo phái Tantra,” tôi nói. Tôi cũng đă nghiên cứu Phật giáo một ít.

Micah khiển trách tôi. “Đó là Phật giáo kiểu Hollywood,” anh nói. “Thở mạnh và đầy tính cách tŕnh diễn.”

“Họ không cấm cản chuyện thèm muốn xác thịt,” Tôi nói. “Họ cho phép làm t́nh.” “Phật không cấm những thèm muốn của thể xác,” Micah nói. “Nhưng đó là chuyện vô thường, thế thôi. Có một cái ǵ đó vượt qua những chuyện vô thường.”

“Để vượt qua chuyện ấy, “ tôi nói với vẻ dằn dỗi, “anh phải làm chuyện ấy.”

Micah thở dài. “Gina,” anh nói, “em rất xinh đẹp, nhưng tôi không thể làm chuyện này. Sẽ có rất nhiều người sẵn sàng làm.”


 

“Bây giờ cũng có nhiều người sẵn sàng làm.”

Anh cười hơi buồn, “Thế th́…”

Tôi cúi xuống tháo dây giày của anh. Tôi cột chúng lại vào nhau thắt gút hai lần. “Nhưng em muốn anh,” tôi nói.

 

Bố mẹ tôi ở cách trường chừng ba mươi dặm và mẹ tôi thường gọi tôi về nhà ăn cơm tối. Tôi về chỉ một lần trong năm ấy, cùng với Micah. Bố mẹ tôi không phải là người thích ứng dễ dàng với người lạ. Họ là những người khá cách biệt, không giao thiệp nhiều hay thường đi chơi hay ăn tối ở ngoài – hay nói cho đúng, bố tôi như thế và mẹ tôi cố gắng thay đổi sao cho phù hợp với ư thích của bố tôi.

 

Mẹ tôi đă dọn bàn và trải khăn màu xanh trong pḥng ăn. Có ly pha lê để uống rượu vang, và muỗng nĩa bằng bạc có chạm hoa. Mẹ tôi đă nướng một ít thịt gà hơi khô v́ quá lửa, đậu và cà rốt nấu hơi nhừ – những món ăn mẹ dành để đăi khách Mỹ khi mời họ dùng cơm chiều. Nói về món ăn Hàn, mẹ tôi là đầu bếp thượng thặng. Cái món sườn ướp và miến xào thịt ḅ với rau cải của mẹ, bánh bột nhồi thịt heo, tôm chiên và kim chi mẹ tôi tự tay làm chứa trong vại rất tuyệt vời. Nhưng món ăn Mỹ th́ mẹ tôi nấu không khéo, và bà không thích chúng. Tôi nghĩ, bà cho rằng các món ăn Mỹ nấu cho đúng kiểu phải tẻ nhạt như thế.

 

“Mẹ chỉ cần nấu thức ăn Hàn,” Tôi giục mẹ qua điện thoại. “Anh ấy sẽ thích lắm.”

Mẹ tôi nghi ngờ. “Cay lắm,” mẹ tôi nói. “Mẹ biết người Mỹ thích ăn ǵ.”

“Mẹ đừng nấu món gà nhé,” tôi năn nỉ. “Anh ấy ăn chay.”

“Để xem.” mẹ tôi nói, không thú nhận cũng chẳng hé lộ ǵ cả.

 

Micah nh́n đĩa thức ăn của anh chằm chặp. Mẹ tôi cười với vẻ thanh thản. Micah gật đầu. Anh dùng nĩa xúc đầy rau cải, cắn một miếng bánh ḿ. Cái xương nhọn ở cổ của anh có vẻ như làm việc liên tục. Bố tôi cũng bận rộn nhai thức ăn, xương cổ của ông cũng chạy lên chạy xuống như bánh cóc trong cái con đội được dùng để thay bánh xe. Không ai nói lời nào kể từ lúc bố tôi khui chai Chardonnay và đọc cho chúng tôi nghe một đoạn, trong quyển sách b́a mềm có nhiều nếp gấp, hướng dẫn cách chọn rượu vang của New York Times.

 

Tiếng muỗng nĩa chạm vào đồ sứ nghe dường như to hơn vang vọng hơn. Tôi để ư thấy tôi nhai lâu hơn. Bố tôi hắng giọng. Mẹ tôi nh́n bố tôi chờ đợi. Ông ho. “Micah đang nghiên cứu về Phật giáo ở Nepal,” Tôi nói để đánh tan sự im lặng. “Ồ!” mẹ tôi kêu lên. Bà cười khúc khích. Bố tôi tiếp tục ăn. Ông nuốt đánh ực và nh́n lên. “Thế à?” ông nói, có vẻ chú ư.

Micah gật đầu. “Cháu ở đó chỉ có bốn tháng,” anh nói. “Gina nói với cháu là bác theo Phật giáo từ khi c̣n bé.”

 

Bố tôi ậm ừ. “Đó là chuyện dĩ nhiên,” ông nói. “Ở Hàn quốc bấy giờ, tất cả mọi người đều theo Phật giáo. Nhưng bây giờ, tôi không xem ḿnh là Phật tử.”

Micah và tôi nh́n nhau.

“Theo Phật giáo bây giờ rất hợp thời trang, tôi nghĩ thế,” bố tôi nói tiếp. “Với các anh chị sinh viên Mỹ. Phật giáo là một thứ tôn giáo thời thượng.”

Tôi nh́n thấy Micah nhăn mặt.

“Tôi nghĩ đây là điều rất hay, Hi Joon,” mẹ tôi đỡ lời, “giúp người Mỹ hiểu biết về tôn giáo và triết học Á châu. Tôi học Triết ở đại học, Micah. Tôi nghiên cứu Whitehead[1], chủ nghĩa thực dụng của người Mỹ. ”

 

Bố tôi tựa lưng vào ghế, quan sát, vẻ không hài ḷng, trong khi mẹ tôi và Micah tṛ chuyện. Dường như ông đang phân tích Micah, không phải cách phân tích của một Bác sĩ chuyên trị thần kinh – bố tôi không ưa các nhà tâm lư học – mà là cách phân tích của một nhà hóa học, tách rời anh ấy ra thành những phân tử căn bản, một công thức hóa học đơn giản để có thể định nghĩa cách cấu tạo của anh ấy.

 

Micah đang nói về ngũ uẩn, cảm xúc, nhận thức, h́nh thành tư tưởng, và ư thức kết thành hữu thể trong giáo lư Phật giáo. “Đó là một quan niệm về bản ngă rất khác biệt với Thiên chúa giáo,” anh giải thích, mắt nh́n mẹ tôi.

 

“Vô lư,” bố tôi ngắt lời. “Trong học luận Phật giáo không có bản ngă. . . .”

Tôi và mẹ tôi bất lực nh́n họ bắt đầu tranh luận. Tôi ngạc nhiên khi thấy bố tôi hiểu biết rất nhiều về chủ đề này, và ngạc nhiên v́ cung cách ông biểu lộ sự hiểu biết này. Tôi cũng ngạc nhiên khi thấy Micah luôn nhường nhịn. Dường như anh đánh mất vẻ chắc chắn, và cùng những bức tường bảo vệ niềm tin của anh. Anh gật đầu liên tục và rút lui trước những luận điểm của cha tôi, cũng là luận điểm mà anh đă cương quyết bảo vệ khi tranh luận với tôi. “Cháu nghĩ là cháu không biết rơ vấn đề này,” anh nói nhiều lần, và “Vâng, cháu hiểu ư Bác”đôi lần, với một vẻ khiêm nhường yếu đuối.

 

Tôi quay nh́n từ đôi mắt sáng lấp lánh và vẻ thông minh không nhượng bộ của bố tôi đến vẻ kính trọng, thái độ rụt rè của Micah và cảm thấy cơn bực dọc tăng lên mà tôi không biết là do bởi thái độ hiếu chiến của bố tôi, hay cái chịu thua của Micah, hay do cái động cơ quái lạ của tôi v́ đă dàn xếp cho hai người gặp nhau. Có thật sự là tôi mong muốn là họ sẽ hợp tính nhau không? Tuy nhiên bố tôi đă tập trung sự chú ư vào Micah với một mức độ rất mănh liệt – như thế anh là một đối thủ –  bố tôi chưa bao giờ chú ư đến tôi nhiều như thế.

 

Khi cuộc tṛ chuyện tạm ngưng, và sau khi chúng tôi đă ăn rất nhiều thức ăn chúng tôi gọi là thức ăn lịch sự để đăi khách, mẹ tôi dọn bớt bát đĩa và mang vào một bát cơm với kimchi cho bố tôi. Mắt Micah sáng lên. “Cho cháu một ít thức ăn đó có được không, Bác Kim?” Mẹ tôi nh́n với vẻ nghi ngờ. “Cay lắm đấy,” mẹ tôi nói.

“Ồ, cháu rất thích thức ăn cay,” Micah trấn an. Mẹ tôi đi lấy bát cho Micah. “Cháu có dùng đũa được không?” mẹ tôi hỏi, khi Micah bắt đầu ăn.

“Mẹ à, đừng chú ư đến anh ấy nhiều quá,” tôi nói.

 

Bố tôi ngước nh́n lên từ cái bát của ông. Bố mẹ tôi cùng nh́n Micah lúc anh ấy ăn một miếng bắp cải làm kim chi to.

“Ha!” bố tôi nói, th́nh ĺnh nở nụ cười. “Gina không thích kimchi,” ông nói. Bố nh́n tôi. “Gina,” ông nói. “Chú bé này mang bản tính người Hàn quốc hơn con.”

“Chẳng có ǵ hay ho.” Tôi nói.

Bố tôi không thèm chú ư đến tôi. “Gina luôn luôn muốn làm người Mỹ,” ông bảo Micah. “Kể từ khi nó c̣n bé, nó muốn có mắt xanh, tóc vàng.” Ông trỏ chiếc đũa về phía mặt của Micah, “như mắt và tóc của cháu đấy.”

“Giá như mà cháu có tóc” Micah nói, cười toe, bàn tay anh ṿ đầu.

Bố tôi nh́n đăm đăm vào chén cơm. “Nó không muốn làm con gái Hàn. Nó nghĩ nó có thể là con gái Mỹ trăm phần trăm, nhưng không được. Nó có ḍng máu Hàn, trăm phần trăm. Nơi nào nó trưởng thành không phải là vấn đề – huyết thống mới quan trọng.” Ông nh́n Micah một cách nghiêm trang. “Cháu nghĩ cháu có thể thành một tu sĩ Phật giáo. Tương tự. Nhưng tư tưởng Phật giáo không nằm trong huyết quản của cháu. Cháu không thể hiểu chân lư của Phật giáo. Cháu nên nghiên cứu Thánh kinh.

 

“Trời ơi, Bố!” Tôi nói. “Bố nói như là một người Phát xít vậy!”

“Gina!” Mẹ tôi nhắc nhở.

“Bố làm con hổ thẹn quá,” Tôi nói. “Bố thất lễ với bạn của con. Bố nói về con như thể con không có mặt ở đây. Bố có thể nói bất cứ điều ǵ bố thích. Con là người Mỹ cho dù bố có thích hay không. Ḍng máu dân tộc chẳng có nghĩa lư ǵ, quan trọng là cái ở trong này. Tôi gơ nhẹ ngón tay lên thái dương.

 

“Nói thế không phải là Phát xít.” Bố tôi nói. “Đó là sự thật! Cái mà con có ở trong này,” ông chỉ ngón tay lên trán, “là huyết thống, di truyền. Con thừa hưởng từ bố!”

“Xin Chúa giúp giùm con,” Tôi nói.

“Gina!” mẹ tôi van nài.

“Bác Kim – “ Micah bắt đầu.

 

“Mày chỉ giống con gái Mỹ ở một điều,” bố tôi hét lên, “Mày không biết kính trọng bố. Ở Hàn quốc, con gái không được phép trả lời với cha mẹ, đây thật là một điều nhục nhă.”

“Ở Hàn quốc, con gái phải nhẫn nhịn chịu đựng như những tấm thảm chùi chân cho bố họ dẫm lên!” Tôi hét trả lại.

“Mày biết ǵ về Hàn quốc chứ? Mầy chỉ đến đó có một lần khi mày sáu tuổi.”

“Cái hiểu biết này nằm trong máu của con.” Tôi nói, và đứng dậy. “Con không ở đây để nghe những chuyện như thế này. Thôi chúng ḿnh đi, Micah.”

 

Micah nh́n tôi dụ dự, rồi quay sang bố tôi.

Bố tôi lại tiếp tục ăn, từ từ dùng đũa và cơm vào mồm. Ông ngừng. “Nó luôn luôn như thế,” ông nói, dường như với cái bàn. “Luôn luôn giận dữ như thế này. Ngay cả khi nó c̣n bé.”

“Bác Kim,” Micah nói. “Um, cám ơn hai bác rất nhiều. Chúng cháu. . . Cháu nghĩ là tụi cháu ra về bây giờ.”

Bố tôi nhai đi nhai lại. “Đáng lẽ tôi không nên rời Hàn quốc,” ông nói nhỏ, hoàn toàn quả quyết.

“Gina,” mẹ tôi nói. “Ngồi xuống đi. Hi Joon, thôi mà!”

“Micah,” tôi nói. “Anh có đi không?”

Chúng tôi bỏ bố tôi ngồi một ḿnh ở bàn ăn. “Đáng lẽ tao nên gửi cho mày sống với cô Soo!”

Bố tôi nói vọng theo. Mẹ tôi theo chúng tôi ra sân mang theo hộp thịt gà mà Micah không ăn.

 

Trên đường về chúng tôi ngừng lại mua kem. Koan, tôi hỏi Micah. “Kem chocolate hạnh nhân khi tan chảy th́ âm thanh của nó ra làm sao?” Tôi hỏi anh. “Trước khi vanilla hiện diện trên cơi đời th́ nó là cái ǵ?”

 

Bên trong tiệm bán kem ánh sáng thật chói chang, một thứ ánh sáng huỳnh quang như tẩy rửa biến mọi thứ thành một màu trắng hếu như màu của xương. Micah cúi người quan sát những hộp kem nằm trong tủ nhựa. Anh có vẻ khô héo, lặng lẽ. Anh bảo lấy cho anh một th́a kem chocolate bạc hà và một th́a kem anh đào đen cho lên trên vỏ bánh kem. Anh ăn một cách chậm răi, liếm láp đầy tiếc rẻ như một đứa trẻ đă dùng đến đồng xu cuối cùng. Có vẻ ǵ sầu muộn trong cử chỉ của anh, như một lời xin lỗi. Anh đánh mất vẻ trầm lặng của một nhà sư và th́nh ĺnh anh có vẻ như một người mất phương hướng. Kem lạnh làm tôi cảm thấy nhức đầu, tất cả những mạch máu trên thái dương của tôi dường như căng thẳng. Tôi run rẩy và lạnh; dường như cơn giận cùng với khí lạnh đă lan tỏa ra khắp người tôi. Micah chà xát lưng tôi.

“Em khó tính với bố của em quá,” anh nói. “Ông không phải là người xấu.”

“Thôi đừng nhắc đến chuyện này nữa,” Tôi nói. “Chúng ḿnh về đi.”

 

Chúng tôi đi bộ về kư túc xá băng qua sân đậu xe trong im lặng. Có ánh đèn từ bên kia vuông sân và nhạc trào ra khung cửa sổ lan vào trong trời lạnh. Một vài ngôi sao lẻ loi xem chừng quá xa để có thể phát ra ánh sáng đều đặn. Về đến pḥng, tôi mở nhạc the Rolling Stones thật to. Giọng hát của Mick Jagger đầy vẻ châm chọc và độc ác. Tôi tắt đèn và thắp một ngọn nến đỏ.

 

“OK. chuyện này cần phải chấm dứt.” Tôi nói. Tôi cảm thấy run rẩy. Tôi đẩy Micah trở lại giường. Tôi đang giận dữ cực độ. Anh ấy đă phá hủy dùm tôi, cái thoáng nhẹ, cái cuộc đời đă được thanh lọc của tôi. Tất cả mọi thứ đến với tôi dường như dễ dàng, với đám trai trẻ, những lời chót lưỡi đầu môi và những cảm xúc ngắn ngủi mau tàn, những mê đắm đơn giản và những lạc thú bề ngoài. Nó như là cái cảm giác đang bay, nhảy lên để vói lấy cái Frisbee lướt lên không trung. Trong một khoảnh khắc, bạn cảm thấy như mất trọng lực, mất ư thức về chính ḿnh hay một giống loài nào đó không phải là con người. Trong cái khoảnh khắc ngắn ngủi ấy bạn cảm thấy hoàn toàn tự do.

 

Tôi bắt đầu nhảy múa, rất nhanh, đong đưa, lắc lư ngay trước cái giường của tôi. Tôi nhắm mắt và xoay tít, va dội vào tường như một quả banh, loạng choạng suưt ngă v́ chính đôi tất của tôi. Tôi nhảy múa cuồng nhiệt đến độ làm rung rinh cái máy stereo khiến âm thanh đứt khúc, giọng hát của Jagger trở nên lắp bắp trong cổ họng với những âm thanh đơn điệu, nuốt hối hả những lời lập lại. Tôi xoay tṛn và chạy theo ṿng tṛn, đầu ngả về hướng này đến hướng kia cho đến khi tôi nghe máu chạy trong người rần rật, tôi vén tóc tôi ra khỏi gáy và túm tóc bằng hai tay.

 

Micah nh́n tôi nhảy múa. Thân h́nh anh như một chữ S nằm trên giường tôi, tay chỏi đầu trên cánh tay. Vẻ mặt của anh trông giống như lúc anh nói chuyện với bố tôi, cái vẻ nhường nhịn, đôi mắt nai hiền lành chịu thua. Nhưng tôi có thể nh́n thấy một cái vẻ khác c̣n đang ẩn ch́m phía dưới.

 

Với những ngón tay gần như tê dại, tôi tháo cúc áo ấm bên ngoài, giật phăng áo sơ mi bên trong và lột áo ra khỏi đầu. Tôi uốn éo cho đến khi váy và đồ lót rơi khỏi người, đá tất cả quần áo vào trong góc nhà, cho đến khi người tôi ướt đẫm và cháy bỏng – rồi tôi nhào tới đè lên người anh.

 

Như được nếm mùi vị của thức ăn sau một ngày nhịn đói – rất mạnh mẽ và tràn trề. Micah đáp lại cơn giận dữ điên cuồng của tôi với cái đam mê đầy bí ẩn của anh; như thể đó là một cơn ấu đả, một cuộc căi nhau, cái ǵ đó rất quan trọng đang bị thử thách mà cả hai chúng tôi đều không muốn chịu thua. Sau đó chúng tôi ngồi trên giường và nghe bài hát Ode to Joy trong khi Micah, có rất nhiều đôi đũa bỏ vương văi trong pḥng, đă dùng đũa để giả vờ làm nhà điều khiển giàn nhạc Leonard Bernstein. Sau đó chúng tôi đi ra tiệm All-Star Dairy mua thức ăn và Micah thú nhận với tôi là anh đă yêu tôi.

 

 

Bố tôi từ chối không chịu tham dự lễ cưới. Ông thích Micah, nhưng ông không muốn tôi lấy chồng người da trắng. Câu chuyện trở thành chuyện khôi hài tôi kể mọi người nghe. Theo phong tục Hàn, tôi nói, cô dâu bị đem cho bốn tháng trước lễ cưới.

 

Micah trở nên giáo viên dạy Sinh vật học ở trường Trung học. Tôi là một người phó giám học của đại học địa phương. Chúng tôi có hai con. Khi Micah kể lại câu chuyện thời bắt đầu yêu của chúng tôi, anh kể với một vẻ nhún nhường và khôi hài. Anh nói như thể anh là một kẻ hết sức điên rồ khi nghĩ đến chuyện trở thành nhà sư. “Thử tưởng tượng chuyện ấy,” anh nói với các con. “Bố của chúng mày lại có thể như thế.”

 

Gần đây, tôi có cơ hội đọc thêm sách về Phật giáo. Siddharta Gotama chỉ có ba mươi lăm tuổi khi ngài ngồi dưới cội Bồ đề trên bờ sông Neranjara và trở nên giác ngộ. Đôi khi, khi tôi thấy chồng tôi nh́n tôi bên kia bàn ăn điểm tâm, hay đi về phía tôi từ bên kia pḥng, tôi nh́n thấy một vẻ thắc mắc khó hiểu trên mặt anh, một cái vẻ bấn loạn thoáng qua, có vẻ như anh không thể nhớ ra tôi là ai. Tôi bắt gặp vẻ mặt này một vài lần, trong một ngày Chủ nhật khi anh biến mất ra khỏi nhà, anh ngồi trên băng ghế với tờ báo đặt trên ḷng, mắt nh́n ra khu phố, ch́m đắm trong tư tưởng đến độ anh không lay động khi tôi gọi tên anh.

 

Tôi nhớ lần đầu tôi gặp anh, cái vẻ yên tĩnh bao la trong anh, vẻ hài ḥa trên mặt. Tôi nhớ cách anh nh́n những ḥn đá bên cạnh hồ như nhà thám hiểm một miền đất lạ và tôi tự hỏi không biết anh có hối tiếc, như tôi đang hối tiếc, về việc đă đánh mất cái niềm tin không thiết thực của anh. Anh có nhớ tiếng mơ cầu kinh, tiếng gọi của cuộc sống nội tâm không có sự thèm muốn trần tục? Tôi nghĩ đến bố tôi, khi luộc trứng bằng cách cho nước nóng chảy lên quả trứng gói trong cái bí tất trong lúc ông ở xa gia đ́nh hằng ngàn dặm, nhưng không biết là trong tương lai ông sẽ phải nuôi một đứa con gái, cũng cùng một sự hy vọng đầy tràn với tất cả cố gắng để thành công, nhưng đưa đến một kết quả không như ư muốn. Tôi nhớ cái cách tôi hay đùa nghịch với koan và tôi tự hỏi. “Cái âm thanh của một cuộc đời, không được sống, nó như thế nào?”

 

 

Nguyên tác:  Courting a Monk,  Trích Literature for Composition, 8th Edition, do Sylvan Barnet, William Burto, và William E. Cain biên soạn.

 

 

Nguyễn Thị Hải Hà

 

http://www.gio-o.com/NguyenThiHaiHa.html

 

 

© gio-o.com 2016