photo:Marie Lan Nguyen

Patricia Highsmith

Lỗi Nhịp

Nguyễn thị Hải Hà dịch

 

Lời người dịch: Patricia Highsmith (1921 – 1995) sinh ra ở Fort Worth, Texas nhưng sống ở Pháp và Thụy Điển, phần lớn. Tác phẩm đầu tay của bà Stranger on the Train được đạo diễn Alfred Hitchcock làm thành phim năm 1950. Tuy thành công và nổi tiếng rất sớm ở Châu Âu, giới xuất bản và nhà văn ở Hoa Kỳ làm ngơ với bà. Truyện của bà có khuynh hướng đen tối, sát nhân, bạo lực (noir fiction). Nhân vật của bà, cả nam lẫn nữ, đều giỏi lên kế hoạch, âm mưu, thủ đoạn. Sở trường của bà là có thể biến một t́nh huống b́nh thường thành một môi trường chín mùi cho một cuộc sát nhân với biến chuyển tâm lư của nhân vật thật tinh tế. Với ng̣i bút của bà, một con ngựa cũng có thể trả thù cho người chủ hiền lành và loại trừ một tên ma đầu đại gian ác. Bên cạnh Stranger on the Train, ở Hoa Kỳ, tác phẩm của bà được chuyển thành phim có Carol dựa vào tiểu thuyết The Price of Salt, và The Talented Mr. Ripley.

 

Hằng năm, vào dịp Giáng sinh tôi thường cố chọn vài truyện Giáng sinh tôi thích để giới thiệu với độc giả. Một việc làm xem có vẻ dễ dàng nhưng thật ra khá khó khăn. Điểm thứ nhất là có quá nhiều truyện. Thứ hai, truyện hay nhưng dài quá. Thời buổi điện tử và facebôk, truyện dài kén độc giả. Truyện Giáng sinh thường xoay quanh một số chủ đề, tin hay không tin vào ông già Noel, c̣n gọi là Santa Claus, Kris Kringle, v. v… . Một chủ đề khác là kêu gọi ḷng vị tha, thương người nghèo, san sẻ cái giàu có, tha thứ những hờn giận oán ghét trong quá khứ. Phải công nhận là chủ đề Giáng sinh đă được khai thác tận cùng. Một tác phẩm mới phải có ǵ đó vượt qua cái giới hạn văn chương của những nhà văn lừng lẫy trong quá khứ. Nói về ḷng vị tha hay bần tiện của con người, chắc không ai có thể dám so sánh với Charles Dickens với The Christmas Carol, Oliver Twist.

 

Tôi gặp truyện ngắn A Clock Ticks at Christmas từ nhiều năm trước nhưng không chọn dịch v́ nó dài. Tôi thích truyện này v́ cái tính nhị nguyên của nó. Bà Patricia Highsmith đă tài t́nh diễn tả sự đối xứng của hai nhân vật giàu-nghèo, nam-nữ, rộng răi- keo kiệt. Sở trường của bà, phân tích tâm lư nhân vật thật tinh tế, cái lư do xô đẩy họ đi đến quyết định thi hành một điều tối tăm hay tàn ác, như trong The Stranger on the Train, hay The Talented Mr. Ripley, cũng xuất hiện trong truyện ngắn A Clock Ticks at Christmas.

 

Tôi có cảm tưởng tác giả bênh vực Michèle, nàng đă có ḷng yêu thương trẻ em nghèo khó. Tuy nhiên nếu đặt ḿnh ở cương vị của Charles tôi hiểu tại sao Charles tức giận. Tôi không thể truyền đạt được ư nghĩa của chữ ticks trong tựa đề. Nó chỉ là tiếng tíc tắc của cái đồng hồ, nhưng tôi có cảm tưởng tôi nghe tiếng tíc tắc của một trái bom đặt nổ đúng giờ, để phá tan nát một cuộc hôn nhân lỗi nhịp. (NTHH)

 


“Cô có tiền lẻ không, cô ơi?”

Câu chuyện bắt đầu như vậy đó.

Michèle nh́n xuống, bên dưới đôi cánh tay nàng đang ôm đồm các thứ nào hộp giấy nào bao nhựa, là một cậu bé mặc áo khoác mong manh và đội cái mũ lưỡi trai sụp ngang lỗ tai. Cậu bé có đôi mắt đen lóng lánh và nụ cười dễ thương. “Có!” Nàng thả xuống đồng hai francs c̣n trong tay, tắc xi mới thối lại.

“Cám ơn cô, nhiều lắm!”

“C̣n cái này nữa,” Michèle nói, sực nhớ trong túi áo khoác của nàng c̣n tờ giấy mười francs.

Thằng bé há hốc mồm. “Ồ, Cám ơn cô lắm lắm!”

Một cái túi xách bị tuột rơi xuống. Cậu bé nhặt nó lên.

Michèle mỉm cười, ngón tay móc quai túi, dùng khuỷu tay bấm nút mở cửa. Cánh cửa dày nặng mở ra, nàng bước qua ngưỡng cửa dùng vai đẩy cánh cửa đóng lại. Nàng băng qua sân rồi đến căn hộ. Đám trúc trông như những chàng canh cửa mảnh mai, ngả nghiêng sang phải sang trái. Đám nguyệt quế và dương xỉ mọc hai bên con đường lát đá mà nàng thường dùng để đến quảng trường E. Chồng nàng, Charles, sắp về đến v́ đă gần sáu giờ chiều. Chàng sẽ nói ǵ khi thấy đống hàng hóa, và số tiền hơn ba ngàn francs nàng tiêu ngày hôm nay? Ha. Nàng đă thay chàng chọn mua quà Giáng sinh cho tất cả mọi người, một món quà trong số này là để Charles tặng gia đ́nh của chàng - v́ thế chàng không thể than phiền – Số quà c̣n lại là của Charles và ba mẹ nàng. Chỉ có một món quà cho nàng, đó là một cái thắt lưng của hiệu Hermés mà nàng không thể cưỡng lại được.

“Ông bố Giáng sinh!” Charles nói khi Michèle bước vào nhà. “Hay là Bà via Giáng sinh?”

Nàng đánh rơi vài món quà xuống nền nhà ngoài hành lang. “Phèo! Vâng, thật là một ngày hữu dụng. Em làm rất nhiều việc!”

“Nh́n là biết mà.” Charles giúp nàng đi thu nhặt những món quà rơi văi trên nền nhà.

Michèle đă cởi áo khoác và tháo giày. Hai người để đống quà lên trên giường, rộng gấp đôi giường b́nh thường. Michèle nói trong lúc xếp quà. Về tấm khăn trải bàn màu trắng sẽ tặng bố mẹ chàng, và về cậu bé ở dưới cổng đă xin nàng tiền lẻ. “Chỉ một franc – sau khi em mua sắm ngần ấy thứ trong ngày hôm nay! Một cậu bé rất xinh xắn chỉ chừng mười tuổi. Nghèo nàn lắm – nh́n quần áo của cậu. Trông giống như mấy câu chuyện Giáng sinh hồi xưa vậy, anh biết không? Thật là tội nghiệp có nhiều người rất nghèo nhưng chỉ xin chút tiền mọn.” Michèle cười, trông vui vẻ đầy hào hứng.

Charles gật đầu. Michèle sinh trưởng trong một gia đ́nh giàu có. Charles Clement bắt đầu sự nghiệp bằng một chân phụ hồ khi mới mười sáu tuổi, thăng tiến dần rồi trở nên làm chủ công ty, Athenas Construction, lúc hai mươi tám tuổi. Năm ba mươi tuổi, chàng gặp Michèle, con gái của một khách hàng, và cưới nàng. Đôi khi chàng thấy choáng váng bởi sự thành công trong công việc và trong cuộc hôn nhân của chàng, bởi v́ chàng rất yêu Michèle và nàng rất là xinh đẹp. Tuy nhiên, chàng có thể dễ dàng tưởng tượng ḿnh là cậu bé đi xin chút tiền lẻ, chứ không thể tưởng tượng ḿnh giống như người anh của Michèle, vung tiền bố thí với một thái độ đặc biệt, tự xem ḿnh cao cả hơn mọi người v́ ḿnh rộng lượng và nhân ái. Chàng cũng đă nh́n thấy thái độ ấy ở Michèle.

“Chỉ có một franc thôi sao?” Măi một hồi sau Charles mới hỏi, miệng mỉm cười.

Michèle cười vang. “Không, em cho cậu bé tờ mười francs. Em có tiền lẻ trong túi áo – và nhất là bây giờ lại đang đến mùa Giáng sinh.”

Charles cười nhẹ. “Thằng bé ấy sẽ quay trở lại.”

Michèle đang quay mặt vào tủ áo nàng vừa mở sang một bên. “Em nên mặc áo ǵ tối nay anh nhỉ? Áo tím anh vẫn thích hay áo màu vàng? Cái áo vàng mới hơn.”

Charles ṿng tay ôm hông nàng. Hằng loạt áo dài, áo ngắn, váy ngắn váy dài, giống như một cái cầu vồng đầy màu sắc: Màu hoàng kim lóng lánh, màu xanh nhung, màu hồng như da người và xanh lục, vải satin và tơ lụa. Chàng không thể nào nh́n thấy cái áo màu tím nhạt trong tất cả màu sắc này, nhưng chàng nói, “Màu tím nhạt, nhé. Em có thích mặc áo màu ấy không?”

“Dĩ nhiên là em thích chứ. Cưng của em.”

Hai người được mời đi ăn tối ở nhà của bạn. Charles quay lại pḥng khách tiếp tục đọc báo, trong khi Michèle tắm và thay quần áo. Charles mang đôi dép trong nhà – thói quen của người già, chàng nghĩ, dù chàng chỉ mới ba mươi hai. Đó là thói quen chàng có từ khi c̣n nhỏ, sống với bố mẹ ở khu Clichy. Hầu như mỗi lần về nhà, giày và vớ của chàng đều ướt bẩn v́ đứng trong nước bùn của khu vực đang xây cất, v́ thế những đôi giày mềm đan bằng len mang trong nhà làm chàng rất sảng khoái. Lẽ ra Charles nên chuẩn bị thay quần áo để đi ăn tối với bộ com lê màu xanh đậm, áo sơ mi có bộ cúc gài ở tay áo, cái nơ lụa quàng sẵn ở cổ nhưng chưa thắt. Charles đốt thuốc ống điếu – Michèle chuẩn bị lâu lắm – và ngắm nh́n pḥng khách nhà chàng trang trí rất sang trọng, nghĩ đến lễ Giáng sinh. Dấu hiệu Giáng sinh đầu tiên là cái ṿng nguyệt quế màu xanh đậm có đường kính cỡ chừng ba tấc Michèle mới mua sáng nay, được để dựa vào đĩa trái cây đặt giữa bàn ăn. Michèle sẽ máng nó lên cái móc trên cửa của căn hộ. Mấy cái đồ phụ tùng bằng đồng thau của ḷ sưởi vẫn bóng loáng, cái gắp than, xuổng xúc than, được Geneviève, bà quản gia của họ, đánh bóng. Bốn trong sáu hay bảy bức tranh sơn dầu treo trên tường là của tổ tiên nhà Michèle, hai người trong bức tranh mặc áo trắng có tua ren ở cổ. Charles rót cho chàng một ly nhỏ rượu whiskey Glenfiddich, và uống ực một hơi. Loại rượu whiskey ngon nhất thế giới. Số mệnh đăi ngộ chàng. Chàng có cuộc sống sang trọng và đầy đủ tiện nghi, nh́n bất cứ nơi nào  trong nhà cũng thấy. Chàng cởi đôi giày mềm cũ kỹ đang mang, đem nó vào pḥng ngủ, rồi chàng mang đôi giày diện cho buổi ăn tối dùng cái miếng gỗ mỏng h́nh cái th́a để nới rộng cổ giày. Michèle vẫn c̣n trong nhà tắm, ngâm nga ca hát, và trang điểm.

Hai ngày sau Michèle lại gặp cậu bé nàng đă cho tờ mười đồng francs. Măi khi sắp bước vào cổng nàng mới nh́n thấy cậu bé, bởi v́ đang bận ngắm nghía con cún màu trắng nàng vừa mới mua. Nàng bảo xe tắc xi thả nàng xuống ở góc phố, và cẩn thận dẫn cún bằng sợi dây xích hai màu, đen và hoàng kim, dọc theo lề đường. Con chó nhỏ không biết đi đường nào nếu Michèle không giật khẽ sợi dây xích. Nó chạy ṿng tṛn, chạy sang hướng khác cho đến khi sợi dây kéo cổ nó, rồi th́ nó ngước lên nh́n Michèle như mỉm cười với nàng và tiếp tục chạy theo nàng. Một người qua đường ngừng lại ngắm và khen con chó.

“Chưa đầy ba tháng,” Michèle trả lời câu hỏi của ông ta.

Cũng vào lúc ấy nàng chú ư đến cậu bé. Cậu bé vẫn mặc cái áo khoác mong manh như lần trước, cổ áo được dựng đứng lên để chống lạnh, và nàng nhận ra đó là cái áo khoác trong bộ com-lê của người lớn, to lớn hơn cái thân thể nhỏ bé của cậu bé rất nhiều, tay áo được xắn lên cao và các cúc áo được điều chỉnh lại cho khít khao với thân h́nh của cậu bé hơn.

“Thưa cô!” Cậu bé nói: “Đây là con chó của cô?”

“Vâng, cô mới vừa mua đấy.”

“Bao nhiêu tiền vậy cô?”

Michèle cười to không trả lời.

Cậu bé móc trong túi ra một món đồ. “Con mang cái này cho cô.”

Đó là một chùm holly với những trái đỏ nhỏ li ti. Khi Michèle cầm nó lên tay nàng nhận ra nó bằng nhựa, mấy trái đỏ đă bị găy, và mấy cái lá bị méo mó. “Cám ơn cháu.” Nàng nói, buồn cười. “À, cô thiếu cháu bao nhiêu tiền vậy cháu?”

“Dạ không thiếu đồng nào hết, thưa cô?” Cậu bé có vẻ rất tự hào và nh́n thẳng thắn vào mắt nàng. Cậu bé bị chảy mũi.

Nàng bấm mă số mở cửa. “Cháu có muốn vào bên trong một chút không? Chơi với con chó?”

“Vâng, thưa cô!” Cậu bé trả lời, giọng đầy vui mừng và ngạc nhiên.

Michèle dẫn đường băng qua sân, vào thang máy. Nàng mở cửa căn hộ, tháo dây xích thả chó ra. Nàng đưa cho cậu bé tờ giấy lau mũi trong ví của nàng, và cậu bé dùng nó hỉ mũi. Cậu bé và cún con có cách hành xử giống nhau, Michèle nghĩ, chúng nh́n ngó chung quanh, đuổi nhau chạy theo ṿng tṛn, ngửi ngửi không khí.

“Cô nên đặt con chó tên ǵ?” Michèle hỏi. “Cháu có ư ǵ hay không? Tên của cháu là ǵ?”

“Paul, thưa cô,” cậu bé trả lời, và quay lại nh́n đăm đăm vách tường, bộ ghế sô pha to tướng.

“Vào trong nhà bếp đi. Cô sẽ cho cháu uống – Coca Cola.”

Cậu bé và con chó đi theo nàng. Michèle lấy một chén nước cho con chó, và lấy chai Coca Cola từ trong tủ lạnh.

Cậu bé nhấm nháp nước Coca được rót vào trong ly, mắt cậu lang thang trên từng ngơ ngách của cái nhà bếp rộng lớn sơn màu trắng, đôi mắt khiến Michèle liên tưởng đến những cái cửa sổ mở, hay của những ống kính của máy chụp ảnh. “Cô cho con chó ăn thịt ḅ hả cô?” Cậu bé hỏi.

Michèle đang dùng th́a gỡ thịt ḅ trong gói giấy ông chủ hàng thịt gói, cho thịt ḅ băm vào cái đĩa con. “Ồ, vâng, chỉ hôm nay thôi. Có thể cô sẽ cho nó ăn thịt ḅ mỗi ngày, một chút thôi. Sau này nó sẽ được cho ăn chỉ thức ăn hộp thôi.” Đưa bé nh́n chăm chú miếng thịt ḅ khi nàng gói miếng thịt lại, và nàng hỏi đứa bé bất chợt, “Cháu có muốn ăn thịt không? Một miếng hamburger nhé?”

“Ngay cả thịt c̣n sống cháu cũng ăn! Một miếng thôi – dạ có.” Cậu bé ch́a bàn tay ra, móng tay đầy cáu bẩn, và lấy miếng thịt Michèle múc ra bằng cái muỗng. Paul cho ngay vào mồm.

Michèle bỏ gói thịt trở lại vào trong tủ lạnh, đóng cửa chặt lại. Cái đói của cậu bé bỗng dưng làm nàng ngại ngùng. Dĩ nhiên, khi gia đ́nh nghèo, cậu ít được ăn thịt. Nàng không muốn hỏi thẳng cậu bé về điều này. Một lúc sau, nàng mời cậu bé ăn bánh trong hộp bánh đă mở sẵn nhưng vẫn c̣n đầy. “Cháu lấy vài cái đi!” Nàng đưa cậu bé nguyên hộp bánh.

Chầm chậm nhưng đều đặn cậu bé ăn hết hộp bánh, trong lúc cậu bé với nàng nh́n con chó con ăn nốt miếng thịt cuối cùng trên cái đĩa con. Paul cầm cái đĩa mang đến chậu rửa bát.

“Để nó ở đây phải không, thưa cô?”

Michèle gật đầu. Nàng và Charles có máy rửa bát, ít khi dùng chậu. Cậu bé đặt cái hộp bánh giờ đă trống rỗng vào thùng rác màu vàng. Thùng rác đă gần đầy, và cậu bé xin được giúp nàng đi đổ rác. Michèle lắc đầu nhè nhẹ, hơi ngạc nhiên, có cảm giác như một Thiên Thần của Giáng sinh đă lang thang vào nhà nàng. Cậu bé và cún con màu trắng! Cậu bé rất đói bụng với con chó rất bé! “Ở lối này – nhưng mà cháu không cần phải đổ rác đâu.”

Cậu bé muốn được giúp nàng, v́ thế nàng chỉ cho cậu bé cái túi bằng nhựa màu xám để bên cạnh lối vào nhà dành cho người giúp việc, để cậu bé có thê đổ rác trong thùng. Sau đó họ vào trong pḥng khách chơi với cún con trên thảm. Michèle đă mua một trái banh nhựa màu xanh có gắn chuông. Paul lăn trái banh cho chú cún chơi một cách thận trọng. Cậu lễ phép từ chối lời mời cởi áo khoác và ngồi xuống. Michèle để ư thấy vớ của cậu bị lủng lỗ cả hai bên. Giày của cậu càng tệ hơn, đường nứt nẻ phía dưới bàn chân giày đă chạy lên đến phần trên của giày. Ngay cả lai quần cũng rách tơi ra. Làm sao mà một đứa bé có thể giữ ấm trong cái quần jean rách nát trong trời lạnh như thế này chứ?

“Cám ơn cô lắm,” Paul nói, “Cháu xin về bây giờ.”

“Gâu-gâu!” con chó sủa lên, muốn cậu bé lăn trái banh tiếp tục.

Michèle bỗng dưng bối rối như thể đang nói chuyện với một người trưởng thành của một quốc gia khác trong văn hóa khác. “Cám ơn cháu đă đến chơi, Paul. Và cô xin chúc cháu một mùa Giáng sinh thật vui vẻ nếu như cô không có dịp gặp lại cháu.”

Paul cũng đầy vẻ bối rối giống như nàng, ngoái cổ, và nói, “Cháu xin chúc cô một Giáng sinh hạnh phúc, và bạn nữa.” Cậu bé quay sang nói với cún con. Nhanh chóng, cậu đi ra phía cửa.

“Cô muốn tặng cháu một món quà, Paul.” Michèle nói, đi theo phía sau cậu bé. “Cháu có  thích một đôi giày không? Cháu mang giày số mấy?”

“Dạ!” Có phải cậu bé thẹn đỏ mặt không? “Ba mươi hai. Có thể là ba mươi ba, bởi v́ cháu đang lớn, bố cháu nói thế.” Cậu bé giơ chân lên một cách rất buồn cười.

“Bố cháu làm nghề ǵ?” Michèle vui vẻ hỏi một câu thật là đơn giản.

“Nghề giao hàng. Bố cháu khuân chai lọ từ trên xe vận tải xuống.”

Michèle tưởng tượng một người đàn ông vạm vỡ đang khuân những thùng chứa đầy chai nước, rượu vang, bia từ một chiếc xe vận tải khổng lồ rồi ném đi mấy cái thùng gỗ trống trơn. Nàng nh́n thấy những người làm công việc này khắp nơi ở Paris, hằng ngày, và rất có thể nàng đă từng nh́n thấy bố của Paul. “Cháu có anh chị em không?”

“Một người anh và một chị và một em gái.”

“Nhà cháu ở đâu?”

“Ô – Cháu ở dưới tầng hầm.”

Michèle không muốn hỏi thêm cậu bé về cái tầng hầm này, nó có rộng răi tiện nghi cho người cư ngụ hay chỉ là nơi sơ sài tạm bợ để cất chứa đồ dùng, rằng mẹ cậu có đi làm không. Nàng cảm thấy vui thích với ư nghĩ tặng cậu bé món quà – là đôi giày. “Cháu trở lại đây ngày mai lúc mười một giờ nhé, cô sẽ có một đôi giày cho cháu.”

Paul có vẻ ngỡ ngàng, như không mấy tin tưởng. Cậu bé xoắn hai bàn tay dấu trong túi áo đầy vẻ lo lắng. “Vâng, ngày mai cháu sẽ đến lúc mười một giờ.”

Cậu bé muốn xuống thang máy một ḿnh, nên Michèle để cậu bé được tự nhiên.

Sáng hôm sau, chỉ vài phút sau mười một giờ, Michèle đang thong dong đi trên vỉa hè gần căn hộ của nàng với cún con có buộc dây xích. Nàng và Charles đă quyết định đặt tên con chó là Ezekiel chiều hôm qua, cái tên đă được rút ngắn lại thành Zeke. Michèle th́nh ĺnh nh́n thấy Paul và một cái dáng nhỏ hơn đi bên cạnh cậu bé.

“Em gái của cháu, Marie-Jeanne,” Paul nói, cậu bé nh́n lên Michèle với đôi mắt đen láy, rồi nh́n xuống đứa em gái, cậu bé nắm tay em đẩy gần đến Michèle.

Michèle nắm lấy bàn tay nhỏ bé và cả hai chào nhau. Cô em gái như là cái khuôn thứ hai của Paul chỉ hơi nhỏ hơn và có mái tóc dài. Đôi giày. Michèle đă mua hai đôi giày cho Paul. Nàng mời cả hai đứa trẻ lên căn hộ của nàng. Thang máy lại hiện ra, cửa căn hộ mở ra, và cũng cái vẻ đầy ngạc nhiên lẫn thán phục trong đôi mắt cô em.

“Thử giày đi, Paul, thử cả hai đôi.” Michèle nói.

Paul ngồi trên nền nhà, làm theo lời nàng, đầy vui mừng. “Cả hai đôi đều vừa vặn! Cả hai đôi!” Để vui đùa, cậu bé mang cả hai chiếc giày mỗi chiếc một đôi khác nhau.

Marie-Jeanne thích nh́n ngắm căn hộ hơn là ngắm đôi giày.

Michèle rót Coca-Cola. Mỗi đứa trẻ một chai là đủ, nàng nghĩ thế. Ḷng nàng đầy thương xót dành cho hai đứa trẻ nhưng nàng e ngại sẽ hành động hơi quá đáng, hay là mất tự chủ. Khi nàng mang nước Coca ướp lạnh vào, Zeke đang bắt đầu nhai chiếc giày, và Paul cười ngặt nghẽo. Cô em gái của Paul ngay lập tức cứu chiếc giày. Một chút xíu Coca bị đổ ra thảm. Michèle mang ra một miếng giẻ lau. Paul cọ chỗ dơ và sau đó đem xả miêng giẻ.

Bất th́nh ĺnh cả hai đứa biến mất, mỗi đứa với một hộp giày kẹp dưới nách.

Chiều hôm ấy Charles không t́m được cái con dao rọc thư. Nó luôn luôn nằm trên bàn của chàng trong căn pḥng nhỏ bên cạnh pḥng khách. Căn pḥng này được dùng làm thư viện cũng như chỗ làm việc của Charles. Chàng hỏi Michèle có phải nàng đă dùng con dao mở thư không.

“Không. Có lẽ nó rơi xuống nền nhà?”

“Anh đă t́m rồi,” Charles nói.

Nhưng cả hai lại t́m lần nữa. Nó làm bằng bạc, như một con dao găm mỏng dẹt với cái cán có khắc h́nh con rắn đang cuộn tṛn quanh cán dao.

Genevière sẽ t́m ra nó ở đâu đó,” Michèle nói, nhưng ngay khi vừa nói xong câu này, nàng nghi ngờ đó là Paul – hay đứa em gái. Người nàng thắc thỏm, như hổ thẹn về chính ḿnh, như thể nàng là người chịu trách nhiệm chuyện mất cắp. Điều này chỉ mới là một sự nghi ngờ, có thể xảy ra, chưa hẳn là chuyện có thật. Nhưng Michèle cảm thấy có lỗi khi nàng liếc nh́n gương mặt hơi bực dọc của chồng. Chàng mở b́ thư bằng móng tay cái.

“Hôm nay em làm ǵ, vợ cưng?” Charles hỏi, mỉm cười lần nữa, cất lá thư vào cái b́a dành riêng cho công việc.

Michèle kể chàng nghe nàng tranh luận với hăng điện thoại về giấy thu tiền tháng trước và nàng đă thắng. Đây là việc nàng làm giúp Charles v́ chàng là người thường hay nói chuyện qua điện thoại viễn liên, đă xem giấy thu tiền của người thợ làm tóc nhưng chỉ độ một giờ đồng hồ, đă cho Zeke hóng mát ba lần, và nàng nghĩ rằng cún con học rất nhanh. Nàng không kể chàng nghe việc nàng mua hai đôi giày cho cậu bé tên Paul, hay cuộc viếng thăm căn hộ của Paul và cô em gái.

“Và em đă treo ṿng nguyệt quế lên cửa sổ,” Michèle nói. “Không nhiều việc lắm, em biết, nhưng anh đă chẳng để ư thấy sao?”

“Có thấy chứ. Làm sao mà anh không thấy chứ?” Chàng quàng tay ôm nàng vào ḷng, hôn lên má nàng. “Cưng ạ, cái ṿng nguyệt quế thật là xinh.”

Hôm ấy là thứ Bảy. Chủ Nhật Charles làm việc một vài giờ trong pḥng một ḿnh như chàng vẫn thường làm. Michèle mua một cây Giáng sinh nhỏ gắn trên một cái bệ h́nh chữ X, và bỏ ra cả buổi chiều để trang hoàng cây Giáng sinh. Nàng phải để cây Giáng sinh trên bàn ăn, thay v́ trên nền nhà, bởi v́ chú cún phá không ngừng những món đồ trang trí trên cây. Michèle không mấy hứng thú trong việc phải viếng thăm bố mẹ của Charles lúc năm giờ chiều ngày thứ Hai, đêm Chúa chào đời – hai ông bà không bao giờ có cây Giáng sinh, ngay cả Charles cũng quan niệm rằng cây Giáng sinh là một ư tưởng kỳ khôi được du nhập từ nước Anh -  Hai cụ sống trong một căn chung cư khá rộng nhưng cũ đến độ không có thang máy, trong quận thứ 18. Hai người sẽ mở quà và uống rượu vang được hâm nóng ở đây. Rượu này luôn khiến Michèle khó chịu đến phát ốm. Phần c̣n lại trong ngày sẽ vui vẻ hơn v́ nàng và chồng sẽ về thăm bố mẹ nàng trong căn hộ ở Neuilly. Họ sẽ ăn tiệc nửa đêm bằng thịt nguội với champagne và xem tivi chương tŕnh Giáng sinh (truyền h́nh màu) phát sóng trên toàn thế giới. Nàng nói với Zeke.

“Lễ Giáng sinh đầu tiên của cún đấy, Zeke! Cún sẽ được thưởng thức một cái đùi gà lôi!”

Cún con dường như hiểu ư nàng, chạy mọp người xung quanh pḥng khách, lưỡi nó thè ra, và đôi mắt đen đầy vẻ tinh nghịch. C̣n Paul và Marie-Jeanne? Hai đứa bé ấy có vui không? Paul có lẽ vui, v́ có hai đôi giày. Có lẽ đă đến lúc nàng nên mua tặng cậu bé cái áo sơ mi, cho Marie-Jeanne cái đầm, ổ bánh cho anh chị của Paul, trước ngày Giáng sinh. Nàng có thể làm những chuyện này vào ngày thứ Hai, rồi có lẽ nàng sẽ gặp Paul và đưa quà cho cậu bé. Giáng sinh có nghĩa là bố thí, san sẻ, liên lạc thăm hỏi bạn bè láng giềng và đối đăi tốt với cả người dưng. Nàng đă thực hiện ư nghĩa tinh thần Giáng Sinh bắt đầu với cậu bé Paul.

“Âu, quâu quâu,” cún kêu lên, qú phục xuống.

“Chờ một giây, cưng!” Michèle vội vàng lấy dây xích dẫn chó.

Khoác vội lên người cái áo lông, nàng dẫn Zeke đi dạo.

Ngay lập tức Zeke chạy vào đường rănh cống bên lề đường để phóng uế. Michèle khen con chó vài câu. Tiệm tạp hóa sang trọng ở bên kia đường đă mở cửa nên Michèle ghé mua một hộp kẹo – trong cái hộp thiếc rất đắt tiền giá vài trăm francs, Michèle mua v́ cái dải nơ màu đỏ trên hộp kẹo bắt mắt nàng.

“Chào cô!”

Thêm một lần nữa, Michèle nh́n xuống thấy khuôn mặt của Paul đang ngước lên. Cái mũi của cậu bé đỏ hoe v́ lạnh.

“Xin lại chúc cô một mùa Giáng sinh hạnh phúc, thưa cô.” Paul nói, miệng mỉm cười, dậm chân hai ba cái trên mặt đất. Cậu bé mang đôi giày mới màu nâu. Hai tay dấu trong túi áo.

“Cháu có muốn uống một ly sô cô la nóng không?” Michèle hỏi. Một cái quán bán rượu và thuốc lá ở cách đấy chỉ vài mét.

“Dạ không, xin cám ơn cô.” Paul ngoẹo cổ với vẻ thẹn thùng.

“Hay là súp nhé!” Michèle nói với vẻ hứng thú. “Hăy theo cô.”

“Ồ, cháu phải trông chừng nhỏ em.” Paul ngoái cổ thật nhanh, cứng lại v́ lạnh, và ngay lúc ấy Marie-Jeanne chạy vội ra từ trong tiệm bán rượu và thuốc lá.

“A! Xin chào cô!” Marie-Jeanne cười toe toét, tay cầm cái giỏ đệm màu xanh, có vẻ trống trơn, nhưng cô bé mở giỏ ra để cho anh xem. “Hai gói thuốc. Đúng không? – Thuốc lá cho bố của cháu,” cô bé nói với Michèle.

“Các cháu có muốn lên nhà tôi chơi một lúc và xem cây Giáng sinh của cô?” Tấm ḷng hiếu khách của Michèle vẫn c̣n ngời sáng. Đâu có ǵ quá đáng khi mời tặng hai đứa bé này hai chén súp nóng và một ít kẹo sô cô la, phải không?

Hai đứa bé đồng ư đến nhà nàng. Trong căn hộ, Michèle đổi sang đài radio London, hiện đang phát thanh những bài hát Giáng sinh. Đúng mùa đúng điệu vậy mà! Marie-Jeanne ngồi chồm hổm phía trước cây Giáng sinh nói chuyện vẩn vơ với anh của bé về những gói quà xinh đẹp để đầy dưới gốc cây Giáng sinh, những món đồ trang trí, điểm tô trên đầu cành cây là những hộp quà bé tí. Michèle đang hâm nóng một hộp súp đậu và thêm vào một lượng sữa tương đương. Thức ăn bổ dưỡng cho hai đứa bé! Một ca đoàn người Anh đang hát một bài Giáng sinh tiếng Pháp, Michèle và hai đứa bé cất giọng cùng hát:

Il est le divin enfant. . .

Chantez hautbois, résonnez musettes . . .

Rồi cũng giống như những lần trước, bất th́nh ĺnh chúng biến mất – tiếng cười và tiếng tṛ chuyện vẩn vơ – Zeke sủa ầm ĩ lên như cố gọi hai đứa bé quay trở lại, và Michèle một ḿnh thu dọn mấy cái tô đă hết súp, mảnh giấy gói kẹo chocolate bèo nhèo. Không đắn đo, Michèle đă cho hai đứa bé hộp bánh gói giấy đẹp mới mua để mang về nhà. Và Charles sẽ về nhà trong ṿng vài phút nữa. Michèle dọn dẹp nhà bếp cho gọn gàng vừa xong đang bước vào pḥng khách th́ nghe tiếng nút bấm mở cửa thang máy và tiếng chân Charles vọng ở hành lang, và ngay đúng vào lúc ấy nàng nhận ra một chỗ trống trên kệ phía trên ḷ sưởi. Cái đồng hồ. Cái đồng hồ ormolu của Charles! Nó không thể tự động biến mất như vậy. Nhưng nó đă không cánh mà bay.

Tiếng ch́a khóa tra vào trong ổ khóa, và cánh cửa bật mở ra.

Michèle chụp vội một gói quà – gói bằng giấy màu vàng, trong đó có đôi giày mềm mang trong nhà, quà cho Charles- đặt vào chỗ trống của cái đồng hồ vừa biến mất.

“Hello, em cưng!” Charles nói và hôn nàng.

Charles muốn uống một ly trà nóng: nhiệt độ xuống nhanh và chàng nhuốm cảm khi chờ tắc xi. Michèle pha trà cho cả hai người, và cố chọn chiếc ghế ngồi sao cho Charles phải ngồi vào cái ghế xoay lưng lại phía ḷ sưởi, nhưng không thành công, v́ Charles đă chọn cái ghế khác.

“Lư do ǵ mà để gói quà trên ấy?” Charles hỏi, hướng về gói quà màu vàng.

Charles có khuynh hướng thích sự trật tự gọn gàng. Mỉm cười, vẫn c̣n đang vui vẻ, chàng để tách trà xuống và tiến đến gần cái kệ trên ḷ sưởi. Chàng nhấc gói quà lên, nh́n về hướng cây Giáng sinh, rồi quay trở lại nh́n cái kệ. “C̣n cái đồng hồ đâu rồi? Em mang nó đi chỗ khác, phải không?”

Michèle nghiến răng, muốn nói dối, vâng, em cất nó vào trong tủ chén để lấy chỗ trên kệ trang hoàng cho Giáng sinh, nhưng nói những lời như thế thật vô lư phải không? “Không, Em – “

“Cái đồng hồ bị hư à?” Nét mặt của Charles trở nên nghiêm trọng, như thể chàng đang vấn an một người trong gia đ́nh mà chàng rất yêu mến.

“Em không biết cái đồng hồ ở đâu,” Michèle nói.

Chân mày của Charles cau lại, người chàng đầy vẻ căng thẳng. Chàng ném gói quà khá nhẹ xuống bàn nơi cây Giáng sinh đang đứng. “Em gặp lại thằng bé ấy, phải không? – Em mời nó lên đây, phải không?”

“Vâng, Charles. Vâng – Em biết, em--”

“Lần này có lẽ là lần thứ nh́ nó đến đây?”

Michèle gật đầu. “Vâng.”

“Trời ơi, Michèle! Thế là em biết con dao mở thư của anh biến đi đâu rồi, phải không? Cái đồng hồ này th́ quan trọng hơn nhiều! Thằng bé ấy ở đâu?”

“Em không biết.”

Charles tiến về hướng cái điện thoại nhưng ngừng lại. “Nó đến đây lúc nào? Chiều hôm nay?”

“Vâng, không đầy một giờ đồng hồ trước đây. Charles, em thật là có lỗi!”

“Nó ở không xa chỗ này – Làm sao nó ăn cắp được nếu em cũng có mặt ngay chỗ này với nó?”

“Đứa em gái của nó cũng ở đây.” Michèle đưa con bé đi đến pḥng vệ sinh. Paul đă lấy cái đồng hồ rồi bỏ vào trong cái giỏ xanh.

Charles hiểu ra, chàng gật đầu không vui. “Coi như tụi nó sẽ có một mùa Giáng sinh ngon lành, đem cầm cái đồng hồ đó là có số tiền khá bẫm. Anh cam đoan em sẽ không gặp lại đứa nào cả trong những ngày sắp tới. Tại sao em lại mang lũ trộm cắp vào trong nhà ḿnh chứ?”

Michèle ngập ngừng, rúng động v́ cơn giận dữ của Charles. Đó là cơn giận đổ lên nàng. “Tụi nó lạnh và đói – và nghèo quá.” Nàng nh́n thẳng vào mắt chồng.

“Bố của anh cũng đói cũng lạnh cũng nghèo,” Charles nói chậm răi, “khi ông mua cái đồng hồ ấy.”

Michèle biết điều này. Cái đồng hồ ormolu từ trước đến nay là nguồn hănh diện và niềm vui của Charles từ khi chàng mới mười hai tuổi. Cái đồng hồ là món đồ xinh đẹp nhất trong gia đ́nh lao động của chàng. Nó đập ngay vào mắt nàng lần đầu tiên nàng đến thăm gia đ́nh họ Clements, bởi v́ tất cả mọi thứ đồ dùng trong nhà đều cũ kỹ

tồi tàn, thuộc loại gỗ ép hay bằng nhựa. Bố của Charles đă tặng cái đồng hồ cho hai người làm quà mừng cưới.

“Một lũ heo bẩn thỉu.” Charles lầm bầm, rút một điếu thuốc, nh́n cái khoảng trống trên kệ. “Em không biết hạng người này, em yêu, nhưng anh th́ biết rơ họ lắm. Anh lớn lên sống gần gũi với họ.”

“Thế th́ anh phải thương xót họ hơn chứ! Nếu như chúng ta không thể t́m lại cái đồng hồ, Charles, em sẽ mua cái khác cho chúng ḿnh, càng giống với cái cũ càng tốt. Em có thể nhớ chính xác từng chi tiết của cái đồng hồ.”

Charles lắc đầu, nheo mắt cho đến khi nhắm lại, rồi quay hướng khác.

Michèle rời khỏi pḥng, mang theo bộ tách trà. Đây là lần đầu tiên nàng nh́n thấy Charles ứa nước mắt.

Charles không muốn đi dự buổi tiệc hai người được mời tối hôm ấy. Chàng đề nghị nàng đi một ḿnh và viện cớ thoái thác dùm chàng. Michèle ban đầu cũng định ở nhà, nhưng đổi ư và thay quần áo.

“Em không hiểu được v́ sao anh không vừa ư chuyện em muốn mua cái đồng hồ khác.” Michèle nói. “Em không hiểu…”

“Có lẽ em sẽ không bao giờ hiểu,” Charles nói.

Michèle đă quen Bernard và Yvonne Petit một thời gian rất lâu. Cả hai là bạn của nàng từ trước khi nàng kết hôn với Charles. Michèle rất muốn kể cho bạn nghe chuyện cái đồng hồ, nhưng đây không phải là câu chuyện người ta có thể kể ở buổi ăn tối có tám người. Đến lúc cà phê được mang ra Michèle đă quyết định tốt nhất là đừng kể. Charles rất giận dữ và lỗi hoàn toàn do nàng. Nhưng Yvonne, lúc Michèle chuẩn bị ra về, đă hỏi h́nh như nàng có điều ǵ bận tâm. Michèle rất hài ḷng v́ bạn nàng đă nhận ra. Hai người dắt nhau vào thư viện, giống tương tự như cái thư viện của nhà nàng, và Michèle nhanh chóng kể lại câu chuyện.

“Bọn ḿnh có cái đồng hồ mà bạn cần đây! Yvonne nói. “Bernard không mấy thích nó. À ha. Nói như thế thật là không tốt, đúng không? Nhưng cái đồng hồ đây này, bạn hiền yêu dấu Michèle. Nh́n nè.” Yvonne gạt qua một bên mấy cái thiệp mời, để Michèle nh́n thấy cái đồng hồ được đặt trên kệ phía trên ḷ sưởi trong thư viện: kim đồng hồ màu đen, mặt đồng hồ tṛn phía trên có đội vương miện, nút vặn có chạm trổ hoa văn mạ vàng.

Cái đồng hồ này quả thật rất giống cái đồng hồ đă bị đánh cắp. Trong khi Michèle c̣n đang lưỡng lự th́ Yvonne đă t́m giấy báo và bao nhựa trong nhà bếp, gói cẩn thận lại. Nàng đặt vào tay Michèle. “Tặng bạn, làm quà Giáng sinh.”

“Nhưng trên nguyên tắc th́ không được. Ḿnh biết tính Charles. Bạn cũng biết mà, Yvonne. Dẫu cái đồng hồ bị đánh cắp đó là của gia đ́nh ḿnh, và ḿnh đă quen thuộc với nó từ tấm bé, nó sẽ không thể nào gây lớn chuyện như thế.”

“Ḿnh biết. Ḿnh hiểu.”

“Mấy đứa trẻ này nghèo quá – vả lại đang mùa Giáng sinh. Ḿnh mời tụi nó vào nhà, đầu tiên là Paul, chỉ có mỗi cậu bé thôi. Chỉ nh́n thấy cái mặt sáng rỡ của cậu bé là ḿnh thấy vui lắm rồi. Bọn trẻ thật là biết ơn khi được mời ăn chén súp. Paul nói là gia đ́nh cậu bé ở trong một tầng hầm đâu đó.”

Yvonne lắng nghe, mặc dù Michèle đă nói lần thứ nh́. “Hăy đặt cái đồng hồ này vào chỗ của cái đồng hồ đă mất – và hy vọng mọi diễn tiến sẽ tốt đẹp.” Yvonne nói với một nụ cười đầy vẻ tự tin.

Khi Michèle về đến nhà bằng tắc xi, Charles đang nằm đọc sách trong pḥng ngủ. Michèle mở bao gói đồng hồ trong bếp và đặt nó lên kệ. Thật là lạ lùng, cái đồng này giống y hệt cái đồng hồ kia! Charles, dấu mặt sau tờ báo, nói rằng chàng đă dắt chó đi dạo nửa giờ trước đây. Ngoài câu nói đó ra, Charles hoàn toàn lặng im, và Michèle không t́m cách gợi chuyện.

Sáng hôm sau, đêm hôm ấy sẽ là đêm Giáng sinh, Charles nh́n thấy cái đồng hồ mới trên kệ lúc chàng bước vào pḥng khách từ nhà bếp nơi chàng và Michèle mới vừa ăn sáng xong. Charles quay lại nh́n Michèle với vẻ bực bội đầy trong mắt. “Được rồi. Michèle. Như thế là đủ lắm rồi.”

“Yvonne tặng nó cho em. Cho chúng ḿnh. Em nghĩ – v́ Giáng sinh,” Nàng đang nghĩ ǵ thế nhỉ? Nàng nên nói cái ǵ để chấm dứt câu đây?

“Em thật chẳng hiểu ǵ cả,” chàng nói gằn giọng. “Anh đă tả h́nh dáng cái đồng hồ với cảnh sát tối hôm qua. Anh đến văn pḥng cảnh sát¸và anh nhất định sẽ t́m lại cái đồng hồ! Anh cũng báo cho họ biết thằng bé ‘chừng mười tuổi’ cùng với đứa em gái của nó sống ở một tầng hầm đâu đó trong thành phố này.”

Charles nói như thể chàng tuyên chiến với một kẻ thù đáng sợ vậy. Với Michèle nàng thấy nó phi lư quá. Rồi vào lúc Charles nói huyên thiên bằng giọng hằn học về những người không lương thiện, về việc bố thí cho những kẻ vô trách nhiệm, về những kẻ không xứng đáng hưởng từ thiện v́ không cố gắng tự kiếm sống, về những người trộm cắp không biết quí trọng tài sản của kẻ khác, Michèle bắt đầu hiểu ra. Charles cảm thấy lâu đài của chàng đă bị kẻ khác xâm phạm, và kẻ thù được chính vợ chàng đưa vào nhà. Tệ hơn nữa, nàng ở cùng phe với kẻ thù. Em có phải là người Cộng sản không, Charles có thể hỏi nàng như thế, nhưng đă không hỏi. Michèle chẳng bao giờ nghĩ ḿnh là một người Cộng sản cả.

“Em chỉ nghĩ rằng, người giàu nên san sẻ,” nàng ngắt lời chồng.

“Ḿnh là người giàu từ lúc nào, thật sự giàu có?” Charles trả lời. “Anh biết. Gia đ́nh em, toàn là những người thật sự giàu có và em quen cuộc sống như thế rồi. Em thừa hưởng gia tài của gia đ́nh. Đó không phải là lỗi của em.”

Tại sao điều đó lại có thể là lỗi của nàng chứ? Michèle tự hỏi, và bắt đầu cảm thấy chân ḿnh như chạm vào mặt đất vững vàng hơn. Nàng đă đọc rất nhiều báo chí sách vở và biết rằng sự giàu có nên được san sẻ trong thế kỷ hôm nay, ngược lại th́ lại là chuyện khác. “Nếu cần, để giúp mấy đứa bé nhà nghèo, em cũng sẽ lại làm như thế.”

G̣ má của Charles căng giật lia lịa. “Bọn chúng làm nhục chúng ta! Đây là hành động trộm cắp.”

Michèle thấy nóng mặt. Nàng rời khỏi pḥng, cũng giận dữ như Charles. Nhưng Michèle thấy nàng có lư. Hơn thế nữa, nàng đă làm điều phải. Nàng nên gom ư nghĩ lại, viết thành lời có thứ tự, để bảo vệ lập luận của nàng. Tim nàng đập thật nhanh. Nàng liếc nh́n vào cửa pḥng ngủ đang mở, nghĩ rằng sẽ nh́n thấy dáng chàng, nghe giọng nói của chàng, gọi nàng hăy quay trở lại. Nhưng chỉ có sự im lặng.

Charles đi đến văn pḥng làm việc nửa giờ sau, và nói chàng sẽ chẳng về nhà trước khi ba giờ rưỡi. Hai người sẽ phải đến nhà cha mẹ chàng giữa lúc bốn giờ và năm giờ. Michèle gọi điện thoại cho Yvonne, và trong lúc tṛ chuyện, ư nghĩ của Michèle trở nên rơ ràng hơn, nỗi lo sợ của nàng cũng chấm dứt.

“Ḿnh nghĩ thái độ của Charles rất là sai lầm,” Michèle nói.

“Bạn đừng nói như vậy với đàn ông, Michèle ạ. Bạn hăy cẩn thận.”

Chiều hôm ấy lúc bốn giờ, Michèle khéo léo bắt đầu câu chuyện với Charles. Nàng hỏi chàng có thích màu giấy nàng gói quà tặng mẹ chàng. Gói quà này là tấm khăn trải bàn màu trắng nàng đă khoe với Charles.

“Anh không đi với em được đâu.” Chàng tiếp tục mặc dù Michèle phản đối nhiều lần. “Em nghĩ là anh có thể đối diện với bố mẹ anh – thú nhận là cái đồng hồ đă bị đánh cắp.”

Tại sao lại phải nhắc đến vấn đề cái đồng hồ, trừ khi anh muốn phá hủy không khí Giáng sinh, Michèle thầm nghĩ. Nàng biết thuyết phục chàng cũng vô ích nên bỏ cuộc. “Thế em sẽ đi – và mang quà cho bố mẹ.” Nàng đi, bỏ lại chàng một ḿnh hậm hực, cố gắng nán chờ một cú điện thoại của cảnh sát.

Michèle rời nhà, mang đầy quà cáp cho bố mẹ chồng cũng như bố mẹ nàng. Charles đă nói chàng sẽ đến nhà bố mẹ vợ lúc 8 giờ tối, nhưng không giữ lời. Bố mẹ nàng thúc giục nàng gọi điện thoại cho Charles: có lẽ cậu ấy ngủ quên, mải mê làm việc nên quên th́ giờ, nhưng Michèle không gọi điện thoại cho chồng. Không khí Giáng sinh ở nhà bố mẹ nàng rất vui và rất đẹp – cây Giáng sinh, rượu champaign ngâm trong sô nước đá, món quà xinh xắn của nàng là cây dù được xếp nhỏ lại cất trong cái hộp bằng da. Charles và câu chuyện về cái đồng hồ như một cái bóng ma trồi lên, lan rộng ra trong ánh đèn ngời sáng ở pḥng khách của cha mẹ nàng. Michèle buột miệng kể cho bố mẹ nghe.

Bố nàng cười. “Bố nhớ cái đồng hồ ấy. Chẳng có ǵ quí giá lắm. Nó không phải đồng hồ do Cellini làm ra.”

“Nó là đồ vật có giá trị t́nh cảm, Edouard. Mẹ của Michèle lên tiếng. “Một chuyện không hay xảy ra vào lúc Giáng Sinh. Lỗi của con là bất cẩn, Michèle. Nhưng – mẹ phải đồng ư với con, mấy đứa nhỏ chỉ là trẻ mồ côi, sống hoang trên đường phố, và tụi nó động ḷng tham.”

Michèle cảm thấy tự tin hơn.

“Chuyện này không phải chuyện tận thế,” Edouard nói lẩm bẩm và rót thêm cho ḿnh một chút rượu sâm banh.

Michèle nhớ lời của bố ngày hôm sau, ngày Giáng Sinh, và ngày hôm sau nữa. Cảnh sát vẫn chưa t́m ra cái đồng hồ, nhưng Charles tin tưởng là họ sẽ t́m ra. Chàng đă nói chuyện với pḥng Cảnh sát rất quả quyết, chàng nói với Michèle, chàng cũng đă mang bức tranh màu chàng vẽ cái đồng hồ khi chàng mười bốn tuổi đến Cảnh sát để giúp họ nhận ra.

“Thường thường, bọn kẻ cắp không đem cầm đồ quá sớm,” Charles nói với Michèle, “nhưng bọn chúng cũng chẳng ném xuống sông Seine. Chúng sẽ bán để lấy tiền chẳng sớm th́ muộn, và chúng ta sẽ chộp cổ chúng.”

“Thật t́nh mà nói, em thấy hành động của anh không đúng với tinh thần Cơ Đốc, thậm chí c̣n độc ác nữa,” Michèle nói.

“C̣n anh thấy thái độ của em thật là – kỳ khôi.”

Tuy việc này không phải là chuyện tận thế nhưng nó chấm dứt cuộc hôn nhân của hai người. Không có lời nói nào, cái ôm tŕu mến nào cho dù có xảy ra, cũng không bồi thường đủ cho Michèle về sự phê phán của chồng nàng. Và, cũng quan trọng như là chuyện sinh tử, nàng bắt đầu cảm thấy không c̣n ưa thích chồng. Một sự ác cảm to lớn dành cho nàng trong trái tim và tư tưởng của Charles. Và trong trái tim với tư tưởng nàng một điều giống như thế dành cho Charles. Chàng đă đánh mất cái ǵ đó, nhân bản, nhân văn, của con người – hay là chàng chẳng bao giờ có cái đó. Lẽ ra với cái quá khứ nghèo nàn bất hạnh, Charles phải nhân từ hơn nàng, Michèle nghĩ. Chuyện ǵ sai? Chuyện ǵ đúng. Nàng cảm thấy rối beng giống như khi nàng cố gắng phân tích nghĩa ca từ trong một bài hát Giáng sinh, hay như khi nàng đọc vài câu thơ mang nhiều nghĩa khác nhau, tuy nhiên nàng thường để trái tim, hay t́nh cảm dẫn dắt nàng để t́m ra một hướng đi riêng, làm như thế có đúng không? Có đúng là người ta nên tha thứ cho nhau, nhất là trong lúc lễ Giáng sinh? Bạn bè của hai vợ chồng, bố mẹ của họ đều khuyên hăy kiên nhẫn. Hai người nên xa nhau chừng một hay hai tuần. Giáng sinh luôn làm cho người ta căng thẳng, lo lắng. Michèle có thể đến ở chơi với vợ chồng Yvonne và Bernard, và nàng đă nghe lời làm như thế. Rồi nàng và Charles có thể nói chuyện với nhau trở lại, họ cũng làm như lời khuyên. Nhưng chẳng thay đổi được ǵ cả. Hoàn toàn không.

Michèle và Charles ly dị nhau trong ṿng bốn tháng. Và Cảnh sát không bao giờ t́m ra cái đồng hồ.

 

Nguyễn thị Hải Hà dịch

A Clock Ticks at Christmas của Patricia Highsmith

Ghi chú: Ảnh của Marie Lan Nguyen, lấy từ Wikipedia, từ khóa Ormolu. Ormolu clock là một loại đồng hồ được dùng để trang trí. Ormolu được dùng để chỉ những món đồ kết hợp giữa gỗ, gốm, được bọc vàng, mạ vàng, hay hợp kim màu vàng như đồng và thau. Có rất nhiều loại, nhiều kiểu đồng hồ Ormolu. Độc giả có thể dùng Google images t́m chữ ormolu clock sẽ thấy nhiều kiểu đồng hồ rất đẹp.

 

http://www.gio-o.com/NguyenThiHaiHa.html

 

© gio-o.com 2016