Nguyễn Thị Hải Hà

Nguyễn Thị Hoàng -  Bơi Ngược Ḍng Văn Hóa Phụ Hệ

Bằng Ṿng Tay Học Tṛ

“Her wounds came from the same source as her power” – Adrienne Rich

phê b́nh

Tôi chú ư đến quyển Ṿng Tay Học Tṛ v́ những lời đả kích dành cho nó. Tạp chí “Quần Chúng” bộ mới số 2, đăng một mẩu quảng cáo với giọng điệu đao to búa lớn: “Tiểu Thuyết của Nguyễn thị Hoàng: Sự buôn lậu tư tưởng trong một con bệnh dâm thành phố?” Nhà văn Nhật Tiến trong một bài đăng trên báo Bách Khoa năm 1968 đă nhận định truyện Ṿng Tay Học Tṛ là táo bạo. Buổi thảo luận Bàn Tṛn (đăng trên Văn số 206 năm 1972) bao gồm bảy nhà văn danh tiếng của miền Nam trước năm 1975 như Mai Thảo, Viên Linh, Huỳnh Phan Anh, Mặc Đỗ, Nguyễn Xuân Hoàng, Dương Nghiễm Mậu và Nguyễn Đ́nh Toàn đă đưa ra nhiều chi tiết quí giá cho độc giả chút khái niệm và h́nh ảnh về văn chương và xă hội, đặc biệt là những suy nghĩ của các ông về năm nhà văn nữ đang “làm mưa làm gió” trên văn trường lúc bấy giờ. Dương Nghiễm Mậu so sánh Ṿng Tay Học Tṛ với hiện tượng Quỳnh Dao nhưng nhà văn Viên Linh không đồng ư, bảo rằng:  “Quỳnh Dao viết về cái trong sáng, không viết về cái nhầy nhụa.” Câu phát biểu ấy khiến người đọc hơn bốn mươi năm sau không khỏi nghĩ rằng có cái ǵ đó nhầy nhụa trong quyển tiểu thuyết ngắn (novella) Ṿng Tay Học Tṛ. Các nhà văn khác trong Bàn Tṛn tuy dùng chữ nhẹ nhàng hơn, nhưng có đến khoảng mười bảy lần chữ “táo bạo” được dùng để miêu tả văn chương nữ lúc bấy giờ. Tập San Sinh Viên cho rằng tác phẩm Ṿng Tay Học Tṛ là “trường hợp ngoại lệ, mất thăng bằng, bệnh hoạn…”Ṿng Tay Học Tṛ c̣n bị chê là lai căng, đọc vào chỉ thấy chất Tây chứ không thấy bản chất phụ nữ Việt Nam[1].

Táo bạo cỡ nào, bệnh hoạn ra làm sao, hẳn đây là một tác phẩm viết về t́nh dục, tôi tự hỏi. Táo bạo cỡ Fear of Flying của Erica Jong, Nhật Kư của Anais Nin, Tropic of Cancer của Henry Miller, hay Phu Nhân Chatterley của D. H. Lawrence? Fear of Flying miêu tả mơ tưởng t́nh dục (sexual fantasies) của một người phụ nữ thuộc giai cấp trung lưu với chồng và người t́nh. Anais Nin, là người t́nh của Henry Miller hay viết những đoạn nhật kư rất gợi t́nh, khiêu dâm (erotica) về những người phụ nữ trong đó có June, vợ của Miller. Tropic of Cancer của Miller là tiểu thuyết khiêu dâm bị cấm xuất bản khá lâu. Lawrence viết về sự ngoại t́nh của một người đàn bà thuộc giai cấp quí tộc với một người thợ săn cung cấp thịt cho gia đ́nh. Lawrence viết về t́nh dục nhưng không tục tằn thô bạo như Miller. C̣n nếu nói Ṿng Tay Học Tṛ thuộc loại bệnh dâm th́ đây thuộc loại bệnh ǵ? Bệnh ấu dâm như Lolita của Nabokov, hay ác dâm như Fifty Shades of Grey của E. L. James chiếm danh sách bán chạy nhất của New York Times cả năm trời? Hay vừa ác dâm vừa khổ dâm như The Secretary của Mary Gaitskill? Mở dấu ngoặc ở đây kẻo có ngày độc giả phát giác tôi nói dối th́ xấu hổ. Sự thật tôi đọc chỉ có vài chục trang của Miller v́ tục quá chịu không nổi, và chỉ đọc hai trăm trang trong bộ 50 sắc thái của Grey, bỏ nửa chừng v́ chán.

Cô giáo Trâm, nhân vật chính, ở biệt thự Tây, nghe nhạc Tây, xem phim Mỹ (phụ đề Pháp Ngữ), ăn xúp nấu kiểu Tây, nhắc đến tên của những nhà văn Tây như George Sand và Sagan. Cô huưt sáo như đàn ông và hút thuốc như đàn bà Tây. Về mặt hút thuốc, các bà cụ ở làng Cẩm Lệ chuyên làm thuốc lá, cả trăm năm trước, cũng hút thuốc ph́ phèo mỗi điếu thuốc to bằng ngón tay th́ có Tây không? Cái Tây của cô giáo Trâm chỉ là h́nh thức bên ngoài, một thứ thời trang. Người đọc, kỹ một chút sẽ thấy; Trâm săn sóc đám học tṛ nghèo, e ngại miệng tiếng thị phi nhưng vẫn đặt nhu cầu của tha nhân lên trên lợi ích cá nhân, hành động này biểu lộ bản tính của người phụ nữ Việt Nam. Khi lỡ yêu chú học tṛ bé bỏng, tâm tư của cô giáo bị dằn vặt âu lo; đó cũng là một tính chất của đàn bà Việt Nam.

Nếu đọc Ṿng Tay Học Tṛ, chỉ chú trọng văn bản; hay chỉ dựa vào sự tương tác của người đọc (hơn ba mươi năm làm quen với sách báo phim ảnh Hoa Kỳ) và tác phẩm, độc giả sẽ cho rằng đây là loại “chick lit”, tiểu thuyết t́nh cảm lăng mạn dành cho các cô gái trẻ mới lớn lên và bắt đầu yêu. Ṿng Tay Học Tṛ không chứa đựng ư thức chính trị (dù ở VN lúc ấy cuộc chiến đang leo thang), cộng với văn phong lăng mạn, đậm nét thơ, hay tả cảnh đẹp của thiên nhiên, càng làm người ta chú ư đến yếu tố non trẻ của tác phẩm đầu tay. Độc giả có đốt đuốc đi t́m suốt quyển sách cũng sẽ không thấy một chữ nào nói về bộ phận sinh dục, tả chân những màn làm t́nh nóng bỏng, hay kể chuyện c̣ng tay cùm chân, đét vào mông, để t́m khoái cảm t́nh dục, làm sao có thể kết luận đây là một tác phẩm bệnh hoạn về t́nh dục? Ṿng Tay Học Tṛ bị kết án phi luân, Đào Huy Đán[2] lập lại lời của một nhà phê b́nh, v́ tác phẩm này chạm vào hai điều cấm kỵ (taboo) của nền văn hóa phụ hệ Việt Nam. Một, người đàn bà yêu người con trai nhỏ tuổi hơn. Hai, độc hại hơn, người đàn bà này lại là cô giáo của chính người cô yêu. Một người “sính” dùng lư luận của Freud để phân tích văn học có thể kêu lên đây là hiện tượng Oedipus. Cô giáo được so sánh với h́nh ảnh của người mẹ và v́ thế người ta dễ liên tưởng đến chuyện loạn luân.

Phải đặt tác phẩm Ṿng Tay Học Tṛ ở giữa nền văn hóa phụ hệ của Việt Nam mới hiểu tại sao tác phẩm này bị lên án. Với phong tục Việt Nam, người chồng lớn tuổi hơn người vợ là chuyện dĩ nhiên, thậm chí kể cả những cô vợ vẫn c̣n là bé con. “Lấy chồng từ thuở mười ba. Sang năm mười tám thiếp đà năm con. Ra đường thiếp hăy c̣n son. Về nhà thiếp đă năm con cùng chàng.” Người ta chê cười những người phụ nữ lấy chồng trẻ con. “Đ̣ng đ̣ng cơng chồng đi chơi. Đi đến chỗ lội đánh rơi mất chồng. Chị em ơi cho tôi mượn cái gàu ṣng. Để tôi tát nước vớt chồng tôi lên.” Đối với người Việt Nam, môi trường giáo dục là môi trường đạo đức. Nào là “nhất tự vi sư, bán tự vi sư.” Nào là “không thầy đố mày làm nên”. Nào là “muốn sang th́ bắc cầu kiều. Muốn con hay chữ phải yêu mến thầy.” Thầy là h́nh ảnh của người cha. Và cô giáo, dĩ nhiên, được liên tưởng với vai tṛ người mẹ. Trên thực tế, một cô giáo dạy đệ nhất cấp, mới ra trường có thể chừng hai mươi. Một học sinh đệ nhị cấp, học trễ tuổi, hay khai sụt tuổi để trốn lính, có thể  mười chín hoặc đôi mươi, nhiều người có vóc dáng to lớn hơn cả cô giáo dạy họ. Điều trớ trêu là, t́nh yêu của người đàn ông trưởng thành với một cô bé “tuổi của nàng tôi nhớ chỉ mười ba”, hay của thầy giáo với học tṛ, lại thường được ca tụng qua những cuốn tiểu thuyết hay những bài thơ lăng mạn. Một trường hợp có thật, chú bé mười một mười hai, yêu một người con gái lớn tuổi hơn, vẫn yêu “chị” sau khi “chị” có chồng. Chú kể lại mối t́nh bằng bài thơ với những câu “đứa nào t́m được Lá Diêu Bông, từ nay chị gọi là chồng” th́ thiên hạ suưt xoa khen. Bà Duras đưa cô bé mười lăm tuổi người Pháp quyến rũ người đàn ông Việt gốc Tàu lớn hơn cô mười hai tuổi để lấy tiền, vào quyển Người T́nh, chẳng những không ai mắng chửi dâm loạn mà c̣n trao tặng cho bà giải thưởng Goncourt.

Chuyện người đàn bà yêu một người con trai trẻ tuổi hơn ḿnh không phải là chuyện hiếm hay chỉ có trong tiểu thuyết và phim ảnh. Trước khi Ṿng Tay Học Tṛ xuất hiện (1964), đă có Anna Karenina của Leon Tolstoi đăng từng kỳ kéo dài mấy năm trời (1873-1877), The Awakening (Thức Tỉnh) của Kate Chopin (1899), và phim Tea and Sympathy (1956). Sau Ṿng Tay Học Tṛ có phim The Graduate (1967), Summer of ‘42 dựa vào hồi kư của Herman Raucher (1971), The Reader của Bernhard Schlink truyện Đức dịch sang tiếng Anh (1997) là một vài thí dụ. Trên thực tế, ở Tây phương, không ít phụ nữ kết hôn với đàn ông trẻ hơn họ hàng chục tuổi; Mary Tyler Moore, Demi Moore, Alizabeth Taylor, là một vài thí dụ. Tất cả những sách và phim nói trên đều nổi tiếng và được yêu mến. Tuy nhiên, tác phẩm có ảnh hưởng sâu đậm đến Ṿng Tay Học Tṛ là cuốn phim Tea and Sympathy (Những Cuộc Uống Trà và Ḷng Thương Xót). Đây là một vở kịch của Robert Anderson ra đời năm 1953 và chuyển thành phim năm 1956. Phim Mỹ được chuyển sang tiếng Pháp với tựa đề, Thé et Sympathie; Minh nhân vật trong truyện Ṿng Tay Học Tṛ đă nhắc đến phim này với cô giáo Trâm.

Tea and Sympathy nói về một cậu học tṛ Tom Robinson Lee mười bảy tuổi, vừa chuyển sang trường mới. Tom nhạy cảm dịu dàng bị xem là có nữ tính (hay đồng tính) thường bị bạn học bắt nạt. Phim cho người xem thấy quan niệm về t́nh dục và nam tính của xă hội thời bấy giờ. Laura Reynolds, vợ của vị giáo viên ban thể thao, bênh vực cậu bé. Laura không được chồng bày tỏ ḷng yêu thương và chăm sóc. Sự nhạy cảm và quan tâm của Tom làm nảy sinh t́nh cảm giữa Tom và Laura. Tom thú nhận cậu luôn có cảm t́nh, đôi lần đi đến chỗ thầm yêu những người phụ nữ lớn tuổi hơn cậu, có lẽ v́ thiếu t́nh yêu của mẹ. Mẹ cậu bỏ đi khi cậu c̣n bé. Bố cậu nh́n thấy bản chất dịu dàng của cậu lại sợ rằng cậu là người đồng tính luyến ái. Ông bố và các bạn học là áp lực khiến cậu bé t́m cách học vỡ ḷng t́nh dục với một cô gái điếm tên Ellie. Bài học thất bại, cậu bị đuổi học, bạn bè trêu chọc, Tom xấu hổ và thất vọng nên tự tử. Laura khuyên giải, hai người trao đổi cái hôn, Laura nói rằng “nhiều năm sau, khi cậu kể chuyện này, và cậu sẽ, xin hăy nhớ giữ ḷng nhân hậu.” Phim của thời 1956 luôn kín đáo. Đạo diễn chỉ cho thấy cái hôn, nhưng người xem phim thời bấy giờ có lẽ hiểu rằng giữa Laura và Tom tiến xa hơn một chút, v́ sau cái hôn vào buổi chiều ở một góc vắng trong sân cù, cậu bé Tom không c̣n nghi ngờ bản chất đàn ông của cậu, trở thành nhà văn có vợ con. Mười năm sau trở về thăm trường cũ, cậu gặp lại vị giáo viên phụ trách môn thể thao, khi hỏi thăm về Laura cậu nhận được lá thư Laura để lại. Laura kể rằng sau buổi chiều ấy, nàng không thể nào trở lại với người chồng không yêu. Nàng bỏ đi nhưng ḷng vẫn mang cảm t́nh dành cho cậu bé.

Giữa Tea and Sympathy và Ṿng Tay Học Tṛ có một điểm tương đồng. Cùng là t́nh yêu một phụ nữ với một cậu học sinh, trong khi Tea and Sympathy nhấn mạnh sự t́m kiếm t́nh yêu và t́m hiểu dục tính của Tom, quan sát nỗi buồn chán (của Laura) v́ không được cống hiến khả năng vào xă hội của một người phụ nữ trung lưu Hoa Kỳ[3] th́ Ṿng Tay Học Tṛ cho thấy sự kháng cự nền văn hóa phụ hệ ở cô giáo Trâm. Lớn lên với quan niệm “tại gia tùng phụ, xuất giá tùng phu, phu tử tùng tử,”phu xướng phụ tùy”, và “quyền huynh thế phụ” cũng như thường được nghe nhắc những câu thơ của Bạch Cư Dị “Nhân sinh mạc tác phụ nhân thân, bách niên khổ lạc do tha nhân,” (ở đời chớ làm thân đàn bà, trăm năm vui khổ do người ta) tôi thông cảm cái uất ức v́ bị g̣ ép trong văn hóa phụ hệ của người cung nữ trong Cung Oán Ngâm Khúc “bực ḿnh muốn đạp tiêu pḥng mà ra”. Từ đó tôi nhận thấy sự kháng cự một xă hội g̣ bó của nhà văn Nguyễn thị Hoàng qua tác phẩm Ṿng Tay Học Tṛ là điều tất nhiên. Vào thập niên sáu mươi, ư thức nữ quyền bắt đầu phát triển mạnh ở khắp nơi trên thế giới. Việt Nam thầm lặng đón nhận làn gió ư thức nữ quyền từ văn học Pháp và Hoa Kỳ bay sang.

Tôi cẩn thận, không gán nhăn hiệu nữ quyền tùy tiện. Rất nhiều nhà văn từ chối cái danh hiệu nữ quyền thí dụ như Doris Lessing và Alice Munro. Tôi sẽ đưa ra những chi tiết trong Ṿng Tay Học Tṛ để giải thích v́ sao tôi cho rằng tác phẩm này mang ư thức nữ quyền trong thời kỳ nữ quyền của Việt Nam vẫn c̣n phôi thai.

Ṿng Tay Học Tṛ, chứa đựng ư thức nữ quyền trong thời kỳ phôi thai, có nhiều điểm tương đồng với The Awakening (Thức Tỉnh, 1899) của Kate Chopin (1850 – 1904). Edna Pointellier, nhân vật nữ chính, có chồng khá giả và hai đứa con. Cảm thấy bị vây hăm trong đời sống làm mẹ và làm vợ, Edna muốn được tự do và trở thành nhà văn kiêm họa sĩ. Trong một cuộc nghỉ hè, Edna quen và đem ḷng yêu Robert Lebrun, một thanh niên trẻ tuổi hơn nàng. Khác với Anna Karenina bị lệ thuộc tài chánh vào chồng, Edna có tiền do bố của nàng để lại. Bởi v́ mơ ước được tự do hoàn toàn chiếm ngự tư tưởng nàng khiến nàng đâm ra có những cử chỉ khó hiểu, chồng nàng cho rằng thái độ bất thường của nàng, là một căn bệnh tâm lư. Khi chồng nàng mang hai đứa con đi xa, nàng dọn ra khỏi nhà, mua một căn nhà nhỏ và sống riêng để được tự do cả vật chất lẫn tinh thần. Edna theo đuổi mối t́nh với Robert, nhưng không thành. Truyện kết thúc ở chỗ Edna bơi ra ngoài khơi, càng ra xa nàng càng thấy tự do và không nghĩ đến chuyện quay vào bờ. Cách kết thúc của Kate Chopin đưa đến hai kết luận. Một số người cho rằng Edna chọn cách chết đuối v́ không muốn chịu thua sức ép của xă hội và đánh mất tự do của nàng. Một nhóm khác, ít người hơn, cho rằng, Edna không nhất thiết phải chết đuối và tiếp tục sống hưởng thụ sự tự do của nàng. Sau khi tác phẩm Thức Tỉnh ra đời, nhà văn Kate Chopin bị xă hội tẩy chay. Phụ nữ lên án tác phẩm của Chopin vi phạm đạo đức xă hội v́ nhân vật Edna chẳng những đă bỏ chồng mà c̣n bỏ cả con. Thậm chí Câu Lạc Bộ tác giả Chopin thường đến sinh hoạt hằng ngày cũng rút lại thẻ hội viên của bà. Đang là nhà văn có sức viết rất mạnh, bỗng dưng bà bị cô lập, không thể xuất bản sách được nữa. Sau khi Chopin qua đời, không mấy ai nghĩ đến tác phẩm của bà, thường bị giới phê b́nh cho là loại tác phẩm của địa phương. Măi về sau, khi phong trào nữ quyền trở nên lớn mạnh, bắt đầu khôi phục những tác phẩm biểu lộ ư thức nữ quyền, người ta mới chú ư đến tác phẩm của bà, đặc biệt là The Storm, The Story of an Hour, và The Awakening.

Sandra Lee Bartky viết, có ba loại áp bức tâm lư đặt lên phụ nữ: thành kiến, thống trị văn hóa, và xem họ như một đối tượng t́nh dục. Phụ nữ, cũng như người dân bị đô hộ lâu ngày, dần dần chấp nhận sự áp bức và trở nên thuần phục. Phụ nữ bất tuân phục một cách ngấm ngầm ở đâu và thời nào cũng có. Phát hiện và chấp nhận sự áp bức mỗi phụ nữ có mức độ khác nhau[4]. Bartky nói: “To be a feminist, one has to become one.” (Bartky, p.11). Tôi xin dịch thoát nghĩa như sau. Để mang danh là một nhà nữ quyền, trước nhất người ấy phải làm cái ǵ đó để trở thành nhà nữ quyền. Tức là phải có sự thay đổi trong hành động và tư tưởng. Diễn biến này sâu sắc, phức tạp, thay đổi ở từng cá nhân và không phải dễ dàng nhận ra. Bà đưa ra một vài thí dụ như đang là nhà nội trợ người phụ nữ muốn trở thành người có nghề chyên môn, hay có những hành động chống đối chính trị, hay làm một cái ǵ đó trái ngược với những ǵ xă hội định sẵn cho vai tṛ phụ nữ, thậm chí như : “ở tù, không dùng son phấn trang điểm nữa, cạo lông chân, bắt đầu học Thái Cực Đạo, và thay đổi ư thức chính trị hoàn toàn”[5] (Bartky, p.12). Trong tác phẩm Ṿng Tay Học Tṛ, Trâm muốn tự chủ, tự lực và sống độc lập trong xă hội. Một trong những điều kiện quan trọng nhất để được quyền b́nh đẳng với nam giới là sự độc lập tài chính. Cô giáo Trâm bỏ học để đi dạy v́ đây là một phương tiện thích hợp với khả năng của nàng để đưa đến sự độc lập về tài chánh, đồng thời đây cũng là một lănh vực mà nền văn hóa phụ hệ chấp nhận sự có mặt của phụ nữ. Trâm hút thuốc và huưt sáo như đàn ông, và chứng tỏ khả năng tự chủ tự lập của nàng bằng cách đứng ra thuê người sửa chữa căn biệt thự của người Pháp đang bị hư hại nặng. Từ bỏ Huế, và Sài G̣n, Trâm muốn từ bỏ cái quá khứ ăn chơi bất tận với những mối t́nh không như ư ở Sài G̣n, và đồng thời muốn thoát khỏi khuôn phép của gia đ́nh cũng như sự nghiêm khắc của xă hội Huế. “Ở Sàig̣n là nỗi kiêu hănh liều lĩnh bất chấp thiên hạ để dám sống, để phá đời, để hưởng đời. Ở đây là sự kiêu hănh liều lĩnh bất chấp để gây dựng cho ḿnh, để vạch lối riêng không cần đến những đường ṃn của thiên hạ” (VTHT, trang 3).

Tuy nhiên, đi đâu Trâm cũng không thoát khỏi sự áp bức của nền văn hóa phụ hệ, đặc biệt là trong môi trường giáo dục. Trâm bị vây bủa trong một xă hội của nam giới. Đồng nghiệp của nàng, cấp trên của nàng, học tṛ của nàng tất cả đều là phái nam. Trâm bị cô lập và cảm thấy cô đơn. Suốt chiều dài tác phẩm độc giả dễ nhận ra rằng, dù là một cô gái đẹp, dễ mến, và nhân hậu, Trâm có một quan điểm khá hằn học với phái nam, nhất là những người có thể đặt áp lực lên nàng. Trâm không ghét Lưu, v́ Lưu không săn đuổi nàng, không nh́n nàng như nh́n một đối tượng t́nh dục. Trâm từ chối Ngữ, và một số người đàn ông khác đă từng theo đuổi nàng,“Nàng nhớ lại những tên người trong kư ức như người lính thắng trận kiểm điểm xác chết của phe địch bỏ lại ở chiến trường. Văn tỉ phú. Marc giáo sư đại học, John sĩ quan Mỹ. Tuấn phi công. Francois kư giả, Hồng nhà văn. Linh con nhà giàu phá sản. Và một khối thằng sinh viên. Một khối thằng học tṛ choai choai mới lớn say mê của cấm như khoái làm chuyện siêu phàm. Bây giờ họ là những xác chết.”[6] (VTHT, trang 2) bởi v́ họ biết quá khứ của nàng. Họ có thể dùng quá khứ của nàng để kềm chế sự độc lập của nàng, bắt nàng tuân theo bổn phận làm vợ, làm mẹ. Với những danh từ (biến thành tĩnh từ) miêu tả nghề nghiệp phía sau tên của những người đàn ông theo đuổi Trâm, độc giả có thể nh́n thấy họ tượng trưng cho giai cấp trung lưu, hay trí thức, và có quyền lực áp đặt lên một cô gái trẻ như Trâm, cai trị nàng hay biến nàng thành đối tượng t́nh dục của họ.

Trâm đặc biệt có ác cảm với ông Dụ, giám thị trong trường nàng đang dạy, không phải chỉ v́ ông là người soi mói tọc mạch chuyện riêng của nàng, mà c̣n v́ ông là h́nh ảnh tượng trưng cho quyền hành của người cha, người chủ, hay cấp trên, những người có thể thực hiện trừng phạt hay đàn áp những người ở thế yếu như nàng. “Ḿnh có làm ǵ phạm pháp đâu. Lăo ta chỉ có quyền kiểm soát ở trường thôi. Đây là thế giới ḿnh. Nhà này là của ḿnh. Đời sống này là của ḿnh. Không có ai có quyền xâm lấn hay sửa chữa, can cớ ǵ đến lăo ta đâu mà xía vô. Tôi ngủ trong pḥng, bên ḷ sưởi, dưới bếp, ở nhà xe, hay đâu mặc xác tôi chứ, miễn là tôi không ngủ gục trong khi giảng bài, không ngủ quên trong lớp khi tan học. Trong bản nội qui nhà trường không thấy buộc giáo sư phải ngủ trên giường, cấm giáo sư nằm giữa sàn nhà, trước ḷ sưởi. Cũng như pháp luật không cấm đoán đàn bà sống độc thân. Vậy th́ tôi muốn sống như thế đó. Và tôi có quyền sống như thế. Có hại ǵ ai không? Có làm mất mát ǵ của ông đâu?” (VTHT, tr. 53-54)

Trâm chống đối cả nền giáo dục mà nàng xem là giả dối, giáo điều. Giảng giải lư thuyết, áp dụng những nguyên tắc cổ điển sáo hủ. Như người ta lơ đễnh rải lá dâu cho tằm ăn trong khi tằm đă biến h́nh thành con nhộng trong cái kén. Học tṛ cứ ngồi đó, thờ ơ chép bài, lơ đăng nghe giảng, t́m cách này hay cách khác, tiết kiệm những suy tư về học tập, để chín phần mười tâm trí phiêu du theo những thắc mắc riêng tư. Thầy giáo cứ viết, cứ nói, cứ lập đi lập lại như cái máy hát bị hỏng một điệp khúc nhàm chán về những qui tắc mà chính ḿnh cũng không muốn áp dụng trong đời sống. Những vấn đề đạo đức, những bài học công dân, giáo sư thao thao bất tuyệt, khoác cho ḿnh vẻ đạo mạo của người truyền giáo mà không bao giờ nhận định rằng trong đám người nghe c̣n phải có cả chính ḿnh. Sự giả dối quen thuộc đến nỗi không ai chú ư đến hiện diện trơ tráo của nó, và vô t́nh, người mang mặt nạ với kẻ khác và với chính ḿnh nữa.”(VTHT, tr. 67)

Kháng cự cả một chế độ phụ hệ chung quanh nàng, Trâm chỉ có thể biểu lộ quyền lực của nàng qua hai cách, từ chối t́nh yêu của những kẻ si mê nàng, và chọn lựa người nàng yêu.

Trâm chọn Minh không phải v́ sự đ̣i hỏi của t́nh dục. Trâm chọn Minh v́ cậu bé là h́nh ảnh trái ngược những người đàn ông có quyền lực. Trâm không coi Minh, một cậu bé gầy g̣, da trắng môi hồng, là đối tượng có thể kềm chế, kiểm soát, hay trấn áp nàng: “Ṿng tay Minh là ṿng tay học tṛ. Nếu coi Minh như một người đàn ông, tôi cũng đă điên cuồng, đă chán mứa, đă cùng cực hoài nghi.” (VTHT, trang 113).

Nhà văn Nguyễn thị Hoàng bỏ lửng đoạn kết của Ṿng Tay Học Tṛ tùy độc giả tưởng tượng đến tương lai của mối t́nh không được xă hội chấp thuận này. Xem chừng nhà văn Nguyễn thị Hoàng là người thắng thế trong cuộc bơi ngược ḍng văn hóa phụ hệ. Trước bà, những nhân vật nữ yêu hay có liên hệ t́nh dục với các cậu trai trẻ tuổi hơn đều tự tử; như Anna Karenina, Edna Pontellier, hay bỏ đi xa như Laura Reynolds, Dorothy (Summer of ’42), và sau này là Hanna Schmitz (The Reader). Độc giả có thể tưởng tượng được cô giáo Trâm sẽ đoàn tụ với cậu học tṛ Minh, hai người sống (và có con) với nhau cho đến khi họ chán nhau căi nhau rồi chia tay, như Demi Moore và Aston Kusher hay Elizabeth Taylor với những người t́nh trẻ của bà.

Cô giáo Trâm, là người dám đi ngược lại định kiến xă hội đặt ra cho người phụ nữ, nhất là người phụ nữ trong môi trường giáo dục. Cô có nhan sắc và biết dùng nhan sắc của ḿnh để chi phối những người yêu nhan sắc của cô. Trâm thích hợp với câu nói của Adrienne Rich dành cho bà Marie Curie. “Những vết thương của nàng xuất phát từ nguồn quyền lực của nàng.” Cuộc đời của nhà văn Nguyễn thị Hoàng cũng bị ít nhiều thương tích và những thương tích này đă phát xuất từ tác phẩm Ṿng Tay Học Tṛ, nguồn quyền lực của bà. Độc giả tùy quan điểm thẩm mỹ có thể chê tác phẩm Ṿng Tay Học Tṛ là không chứa đựng một tư tưởng lớn nào. Ngay cả so với những quyển “chick lit” hiện nay Ṿng Tay Học Tṛ cũng yếu hơn về sức tưởng tượng và thiếu những màn ái t́nh cụp lạc. Dù độc giả có chê Ṿng Tay Học Tṛ tôi hy vọng độc giả đồng ư với tôi là nhà văn Nguyễn thị Hoàng rất nghiêm túc khi nghĩ về công việc viết văn: “Muốn viết thành thật phải sống lăn lóc, phải có kinh nghiệm đă. Nhưng đàn bà như vậy th́ c̣n ǵ. Vả lại, có làm cho hết sức cũng chẳng đi đến đâu, chỉ là hạt bụi, không một tiếng vang nào cả. Chị xem, trong văn học Pháp, Georges Sand có nổi tiếng cũng chỉ v́ phụ nữ hiếm trong làng văn, chứ thật ra sự nghiệp của bà ta có đáng ǵ so với những tác phẩm vĩ đại của các văn hào nam giới. Như thế mà rồi cũng một đời thật sa đọa, tan nát… Rồi bây giờ lại Sagan…” (VTHT, trang 13). Tôi tự hỏi, liệu bà có phiêu lưu vào những cuộc t́nh tai tiếng để lấy chất liệu và kinh nghiệm sống đưa vào tác phẩm hay không? Tôi cũng hy vọng độc giả đồng ư với tôi, Ṿng Tay Học Tṛ là một trong những tác phẩm có ư thức nữ quyền có thể nói là đầu tiên ở VN khi chủ nghĩa nữ quyền chưa được biết đến một cách sâu rộng. (Tôi mạo muội không nhắc đến nhà thơ Hồ Xuân Hương v́ thời điểm nhà thơ này xuất hiện đă cách ra quá xa.) 

Ông Nguyễn Nhật Duật trong thảo luận Bàn Tṛn đă nói: “Không có một Nguyễn thị Hoàng này sẽ có một Nguyễn thị Hoàng khác.” Tôi không biết ông muốn nói ǵ, nhưng tôi nghĩ ở thập niên sáu mươi, sự g̣ bó nghiêm khắc của nền văn hóa phụ hệ là nguyên nhân chín muồi cho những nhà văn nữ quyền xuất hiện. Họ nếu không thể nổi loạn làm một cuộc cách mạng chính trị th́ sẽ làm cách mạng văn học.

 

Nguyễn Thị Hải Hà

Bài này đă đăng ở Thư Quán Bản Thảo số 61.


[1] Việt Thường, Một Hiện Tượng Văn Nghệ, quyển 13, Đồng Nai Văn Tập

[2] Đào Huy Đán, Nh́n Qua Văn Đàn Nữ Giới Miền Nam

[3] Phụ nữ trung lưu Tây phương dù có cuộc sống sung túc với bổn phận làm  vợ và làm mẹ vẫn thấy cuộc sống vô vị nhàm chán. Họ vẫn cảm thấy lệ thuộc vào nguồn tài chính chồng và họ muốn đóng góp tài năng cũng như trí tuệ của họ vào xă hội. Betty Friedman quan sát giới phụ nữ trung lưu nhiều năm rồi viết thành quyển the Feminine Mystique (1963). Quyển sách được xem là khởi xướng phong trào nữ quyền đợt thứ nh́ ở Hoa Kỳ.

[4] Sandra Lee Bartky, “Toward a Phenomenology of Feminist Consciousness,” in Femininity and Domination (New York and London: Routledge, 1990), p. 13.

[5] Robin Morgan, “Introduction: The Women’s Revolution,” in Sisterhood is Powerful (New York: Random House, 1970), p. xiv. Bartky trích dẫn Morgan trên trang 12 của quyển Femininity and Domination.

[6] Nguyễn thị Hoàng, Ṿng Tay Học Tṛ, vnthuquan.net,  làm thành ebook: Nguyễn Kim Vỹ

 

 

 

 

http://www.gio-o.com/NguyenThiHaiHa.html

 

© gio-o.com 2014