Nguyễn thị Hải Hà
Ngơ Không Màu
tản mạn
Ngày 29 tháng Ba năm 2014
Bạn thân mến,
Ông bảo tôi đi ngủ lại đi nhưng tôi vẫn ngồi đây. Như chuyện đă viết xong mà ḷng vẫn c̣n muốn nói thêm, những ngơ hẻm Sài G̣n cứ trở đi trở về ray rứt trong tôi. Thôi th́, thay v́ quấy rầy lỗ tai, tôi sẽ viết thư cho bạn. Có thể viết xong tôi sẽ không gửi. Nếu tôi đổi ư gửi nó đi th́ ông có thể vất nó vào thùng rác, nếu ông không muốn đọc. Tôi biết ông sẽ nói “Bà này chướng dữ a. Viết thư mà không gửi th́ viết làm chi.” Với tôi, viết ra là để quên, để những tấm ảnh của quá khứ không trở về trong những giấc mơ làm tôi thức giấc nửa đêm nữa. Không muốn nói chuyện với cái đầu gối tôi chọn ông để viết thư v́ tôi không biết viết cho ai. Trần thế đông người nhưng ḿnh không biết t́m đâu ra một người nghe ḿnh kể lể dông dài chuyện ngày xưa c̣n bé.
Bên này của rạch Bến Nghé là Bến Vân Đồn. Bên kia là Bến Chương Dương. Muốn qua bến Chương Dương có thể dùng cầu Ông Lănh. Cầu rẽ thành chữ Y, bên tay mặt là chợ Cầu Ông Lănh, bên tay trái là Bến Chương Dương. Phải xuống cầu mới bắt vô đường Nguyễn thái Học được mặc dù nó thẳng hàng với cầu Ông Lănh. Đường Nguyễn thái Học, đi ngang chợ Cầu Muối, ở đó có một gian hàng nhỏ bán thuốc lá bánh kẹo của ba tôi. Từ Nguyễn thái Học người ta có thể quẹo trái qua đường Cô Giang. Ở một đoạn nào đó trên đường Cô Giang, trước khi qua khỏi đường Nguyễn Khắc Nhu, có một đường hẻm tôi không nhớ tên hay số. Đầu đường hẻm có tiệm may đồ Tây của chú Ba Sách. Đường hẻm này bên ngoài rộng vào bên trong hẹp dần. Nh́n đường hẻm không thể đoán được nơi đây có nhà rất giàu. Bên trái của đường hẻm, nếu đi từ Cô Giang vào, có một xưởng máy. Nơi đây người ta tiện, rèn, hàn; Tiếng rít của máy chát chúa và những mảnh sắt vụn biến thành lửa bắn tung tóe. Đối diện của xưởng máy là một ngôi nhà lầu hai tầng rất rộng lớn. Nhà này có hai lần cửa sắt.
Năm 1963, chủ nhân của ngôi nhà là chủ nhân của một hăng cho thuê xe xích lô đạp. Bà tên là Lê thị Khanh. Tên của bà được khắc vào những tấm nhôm nhỏ bằng nửa bàn tay. Tấm danh thiếp bằng nhôm này được đóng lên sàn xe xích lô. Khách ngồi trên xe xích lô có thể nh́n thấy tấm danh thiếp ở góc trái của sàn xe. Bà Khanh có ba người con trai đi du học bên Pháp. Cô con gái út của bà tên là Thúy Vi c̣n ở với bà và chưa lập gia đ́nh. Hai người con trai lớn học hành đàng hoàng, một người làm bác sĩ. Người anh kế của Thúy Vi nhờ nhà giàu nên qua Tây để trốn lính. Anh này tên Chúc và là chồng của chị tôi. Chị tên Trinh, đầu ḷng, tôi gọi là chị Hai.
Năm hai mươi tuổi chị có con đầu ḷng với anh Chúc. Tôi không biết nhan sắc chị tôi cỡ nào v́ năm chị hai mươi tôi mới ra đời, trước khi chị sanh con đầu ḷng ba tháng. Khi tôi lớn lên, khoảng giữa thập niên bảy mươi, tôi thấy chị có đôi mắt hiền, mũi cao, mặt đều đặn, môi cân xứng, nhưng chị rất to béo xồ xề dù chưa đến bốn mươi. Tôi không biết cơ hội nào chị quen với anh Chúc. Mối t́nh của cô bé lọ lem, con bà bán rau cải chợ Cầu Ông Lănh, với công tử nhà giàu du học bên Tây, chắc là không được bên chồng chấp thuận nên chị tôi vẫn ở bên nhà má ruột chứ không ở nhà chồng. Anh Chúc hằng năm về Việt Nam thăm mẹ và em. Mỗi lần ảnh về chị tôi đẻ thêm một đứa.
Bạn à, thật t́nh không hiểu được tại sao chị tôi lại để việc ấy xảy ra. Đẻ một lần, một ḿnh nuôi con không đủ oải hay sao mà chị lại đẻ năm một như thế? Người Mỹ họ nói để người ta đạp lên ḿnh một lần đó là lỡ lầm. Để người ta đạp lên ḿnh lần thứ hai đó là lỗi của ḿnh để cho chuyện ấy xảy ra. Sao chị lại để người ta đạp lên ḿnh đến năm lần? V́ lúc ấy người ta không có thuốc ngừa thai, hay v́ chị hy vọng đứa con sẽ níu chân anh lại, hay v́ chị yêu anh đẹp trai và con nhà giàu, v́ chị mơ mộng chuyện thần tiên cô bé lọ lem sẽ được kéo ra khỏi cái hiện tại nghèo nàn? V́ chị nuôi hy vọng một ngày nào đó chị và các con được bảo lănh sang bên Tây? V́ sao và v́ sao? Ngày đó tôi chưa biết thắc mắc. C̣n bây giờ thắc mắc th́ không c̣n ai trả lời. Tôi không biết má tôi đă phản ứng thế nào khi chị mang thai. Má tôi có đánh đ̣n chị tôi v́ cái tội có con mà không có chồng? Má tôi nghĩ ǵ khi chị tôi một ḿnh nuôi con và má tôi một ḿnh nuôi tôi? Má tôi và tôi, chị tôi và bầy con của chị sống chung với nhau trong căn nhà cuối ngơ hẻm dẫn ra con sông. Đứa thứ Năm của chị sắp sửa chào đời th́ căn nhà chúng tôi bị cháy trong trận cháy lịch sử ở Vĩnh Hội năm 1963. Chị mang năm đứa con về nhà má chồng ở tạm.
Như người ta thường nói cháu bà nội hành tội bà ngoại má tôi mang tôi về Tân Qui Đông ở nhưng hầu như đi thăm cháu ngoại mỗi ngày. Một buổi tối trời vừa tạnh mưa, má tôi dẫn tôi đến thăm cháu ngoại trong con hẻm nằm đâu đó trên đường Cô Giang. Tôi đi bộ ngang chợ Cầu Muối, bùn dính ướt đôi dép. Khi đến tiệm may chú Ba Sách, ngơ hẻm tối om. Tôi ngại ngùng hỏi má. “Má ơi, đôi dép này dơ quá, con để nó ở cạnh tiệm may nha. Sợ mang vô nhà làm dơ gạch bông nhà người ta.” Má tôi đồng ư. Tôi c̣n cẩn thận lật đôi dép úp xuống để màu đen của bùn trên dép lẫn vào màu đất trên đường. Thăm xong, chúng tôi trở ra và đôi dép của tôi biến mất. Chú Ba chủ tiệm may t́nh cờ đi ra ngoài t́nh cờ nh́n thấy đôi dép nên lấy cất đi. Thấy tôi t́m và nghe má tôi giải thích chú tủm tỉm cười trả đôi dép lại cho tôi. Bạn già đọc đến đây có thắc mắc v́ sao trời tối mà chú Ba nh́n thấy đôi dép của tôi? Có lẽ lúc tôi đến trời tối, nhưng sau khi má tôi thăm cháu ngoại th́ trăng lên chăng. Tôi không biết mà cũng không nhớ. Chuyện xưa quá rồi. Nhưng tôi vẫn c̣n nhớ là tôi cảm thấy xấu hổ v́ đôi dép bẩn. Có lẽ đứa bé bảy tám tuổi lúc ấy đă biết ḿnh là con nhà nghèo. Tội nghiệp má và chị của tôi. Đă nghèo như vậy mà c̣n bị cháy nhà tiêu tan cả sự nghiệp.
Bạn biết không, mỗi lần tôi nghe câu hát, đường về đêm đêm mưa rơi ướt bước chân em, bùn lầy không quên bôi thêm lối ngơ không tên tôi không bao giờ quên kỷ niệm mất đôi dép lấm bùn trong cái ngơ không màu ngày ấy. Tôi biết ông đang mủi ḷng thương hại con bé Hà nghèo khổ ngày xưa. Nhưng thú thật với ông, tôi có cái may là lúc ấy tôi không biết tôi nghèo. Tôi sung sướng được đi với má tôi qua Sài G̣n, được nắm tay má tôi, được má tôi chỉ vào một góc ở chợ Cầu Muối, “chỗ bán của ba mày đó.” Sau này, lớn lên hồi tưởng lại, lúc biết ḿnh nghèo th́ đă hết nghèo. Không giàu, nhưng không c̣n nghèo như hồi đó.
Sau năm 1975, chị Thúy Vi được chồng là Thiếu Tá Hải Quân đưa chị và mẹ sang Mỹ. Căn nhà trong hẻm Cô Giang bị tịch thu. Một trong năm đứa cháu cố gắng dành lại căn nhà, kể cả uống thuốc ngủ và cắt mạch máu để tự tử để dọa mấy ông Cộng Sản. Con nhỏ tự tử không chết và (dù có chết th́ xác chết vẫn) bị tống cổ ra khỏi nhà của bà nội. Không chết lúc ấy nhưng sau đó vượt biên đi t́m bà nội và cô út th́ mất tích. Chị tôi đă ra ở riêng từ năm 66 hay 67. Chị Thúy Vi đang sống trong nhung lụa sang Mỹ phải đi làm nhân viên trong pḥng giặt của bệnh viện.
Chị tôi là một người mơ mộng. Ngày c̣n trẻ, thơ ngây chị mơ thay đổi cuộc đời bằng cách lấy chồng giàu. Sau khi một ḿnh nuôi năm đứa con chị mơ ước được sống trong xă hội b́nh đẳng không có người giàu kẻ nghèo. Chị mê chế độ Cộng Sản nên thường hay ôm radio nghe đài BBC để xem miền Nam đă được giải phóng đến đâu rồi. Trước năm 75 chị làm y tá trong quân đội. Sau năm 75 chị đi Tuy Ḥa mua cau về Sài G̣n bán. Xe lật ở đèo Định Quán, một bên đầu của chị mềm như quả cam bị dập. Suưt tí nữa má tôi thân già phải nuôi đàn cháu ngoại.
Cái ngơ hẻm đường Cô Giang chứng kiến sự thăng trầm của ít nhất là hai gia đ́nh. Gia đ́nh của chị tôi và gia đ́nh chồng của chị. Tôi không biết chị Thúy Vi và chị Hai tôi có bao giờ nhớ về cái hẻm ngày xưa. Chị Thúy Vi chắc là có nhiều kỷ niệm đẹp của thời mới lớn lên trong căn nhà sang trọng nhưng chị tôi th́ nghĩ đến cái ngơ hẻm đó chắc chỉ thấy buồn cho số phận của ḿnh. Tôi không có liên quan ǵ đến ngơ hẻm đó nhưng mỗi lần nghĩ đến nó tôi nghĩ đến tấm ḷng của má tôi. Không biết người mẹ nh́n sự ngu dại lỡ lầm và bất hạnh của con th́ người mẹ nghĩ ǵ, đau đớn nhiều không? Bạn à, đôi khi tôi nghe người ta ca tụng cái đẹp của con hẻm về khuya cho đêm đêm c̣n dậy hương, tôi nhớ đến cái mùi rau cải úng rữa thành bùn ở chợ Cầu Muối. Vâng, tôi đồng ư với bạn già, cái mùi hương trong bài hát là hương ḷng, mùi hương của quá khứ. Nhưng mùi hương chưa chắc phải là mùi thơm bạn nhỉ.
Cám ơn bạn nếu bạn đă đọc hết lá thư. Xin lỗi đă làm ông mỏi mắt. Liệu ông có cho tôi cơ hội kể về anh trùm du đăng ở ngơ hẻm Vĩnh Hội không? Ông là người nhắc nhở về du đăng Khánh Hội mà.
Xin chào, và một lần nữa cảm ơn ông.
Bạn già.
Nguyễn thị Hải Hà
http://www.gio-o.com/NguyenThiHaiHa.htm
© gio-o.com 2014