Nguyễn thị Hải Hà
đọc
Cơi Đá Vàng
của
Nguyễn thị Thanh Sâm
Mười năm nước chảy qua cầu,
Chuyện về đất nước là câu chuyện buồn
(Thơ Phạm Cao Hoàng)
Cơi Đá Vàng là quyển sách có số phận kỳ lạ. Ra đời năm 1971, quyển sách như ḥn đá nhỏ rơi xuống mặt hồ bao la, không đủ khuấy thành sóng, không gây một tiếng vang. Trong giới nhà văn nữ, người ta biết đến Nhă Ca, Trùng Dương, Nguyễn thị Túy Hồng, Trần thị Ngh., Lệ Hằng, và c̣n nhiều nhà văn nữa nhưng không mấy người nghe tiếng nhà văn Nguyễn thị Thanh Sâm cũng như không nhiều người được đọc quyển Cơi Đá Vàng. Nhà văn Trần Hoài Thư cũng thú nhận là chưa hề được nghe nhắc đến tác phẩm này. Thời ấy sách báo rất nhiều, sách ngoại quốc được dịch tràn lan, người đọc b́nh thường không thể chú ư đến tác phẩm đầu tay của một người không tên trong giới văn học. Điều mà nhà văn Khuất Đẩu và nhà văn Trần Hoài Thư tỏ ư kinh ngạc là những bạn bè của bà nổi tiếng trong giới văn học nghệ thuật như Hoàng Ngọc Tuấn, Nguyễn Xuân Thiệp, Đinh Cường, và Bửu Ư đă không ai mang quyển Cơi Đá Vàng ra ánh sáng. Nếu bảo rằng đây là quyển tiểu thuyết có lập trường chống Cộng th́ tại sao nhà văn Vơ Phiến và Nguyễn Mộng Giác lại không nhận thấy sức thu hút của tác phẩm này?
Vào thập niên 80 có một số người đă truyền miệng và chuyền tay nhau đọc quyển Cơi Đá Vàng. Xin đừng xem thường những lời truyền miệng về một quyển sách hay. Quyển The Kite Runner, tác phẩm đầu tay của Khaled Hosseini, tác giả vô danh trên thị trường văn học Hoa Kỳ, một sớm một chiều trở thành quyển sách bán chạy nhất trong năm 2005 chỉ nhờ những lời giới thiệu của độc giả. Một blogger lấy tên Diên Hoàng nh́n thấy người thân say mê đọc quyển này từ thập niên tám mươi. Anh bảo rằng h́nh ảnh người tù ngồi viết bản tự kiểm giữa rừng ám ảnh anh khôn nguôi. Sang Mỹ anh cố ư đi t́m, suốt hai mươi sáu năm, vào tiệm sách Việt nào ở Mỹ anh cũng hỏi nhưng không ai có. Rồi qua giới blogger, người này người kia giới thiệu, một nhóm người đă cùng nhau góp công góp sức, mượn từ thư viện địa phương qua trung gian đại học Cornell, nhóm blogger này đánh máy lại, sửa chữa lỗi chính tả trong một thời gian rất ngắn, và Thư Ấn Quán đă tái bản năm nay 2012. Sau tháng Tư năm 1975 đọc hay giữ quyển sách này có thể bị làm khó dễ nhưng tôi đoán độc giả yêu thích quyển sách quá nên giữ và đọc lén.
Tiểu sử của bà Nguyễn thị Thanh Sâm chỉ có mấy ḍng in ở b́a sau của quyển sách. Bà sinh ngày 06 tháng 01 năm 1933 tại xă Hải Châu, thành phố Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam. Quê quán của bà ở làng Thế Chí Tây, huyện Phong Điền, Huế. Quyển sách Cơi Đá Vàng được đề tặng chồng bà, ông Phan văn Tốn, trước kia là Trung Tá, Phó Tỉnh trưởng Nội An, Đà Lạt. Ông tử trận ở đồn Kim Thạch. Quyển sách mang tên Cơi Đá Vàng cốt ư lấy từ chữ Kim Thạch để bà tưởng nhớ chồng.
Câu chuyện quay chung quanh một nhóm thanh niên trẻ tuổi tham gia kháng chiến chống Pháp từ những năm cuối thập niên bốn mươi sang đầu thập niên năm mươi. Hai nhân vật chính là Trần và Huỳnh. Các nhân vật khác là những người có liên hệ với Trần và Huỳnh như Hiếu là người yêu của Trần, Lan là người Huỳnh yêu, Lương là bạn đồng ngũ với Trần và Huỳnh. Trần là đảng viên của đảng Cộng Sản, nhà văn chủ biên báo Quân Đội Nhân Dân, hai mươi ba tuổi. Huỳnh không là đảng viên, bạn thân với Trần lớn hơn Trần vài tuổi. Cả hai đều yêu văn học, yêu cách mạng, gia đ́nh thuộc thành phần tiểu tư sản, thích nếp sống tự do, có cá tính nghệ sĩ lăng mạn, và đó là những lư do đưa hai người bạn trẻ này vào chỗ cùng đường. Nh́n thấy cuộc xử tử tàn ác một cô gái đẹp bị ghép tội Việt gian v́ lấy chồng Tây, cô gái bị bắn bằng tên tẩm thuốc độc, cái chết kéo dài thật khủng khiếp, Trần phản đối hành động tàn ác này. Anh lập luận với Đảng: “Chúng ta không chiến đấu hăng say trong khi những vấn đề nhân bản không được tôn trọng. Tổ quốc cũng chỉ h́nh thành bởi con người mà thôi.” Trần bị nghi ngờ, cô lập và thất sủng. Yêu một người phụ nữ lớn hơn anh mười tuổi, có hai con, mắt lác, không là đảng viên, Trần bị cấp trên khiển trách và không chấp thuận cuộc hôn nhân. Anh xin ly khai Đảng rồi lư do nọ xọ đến lư do kia anh bị đưa vào tù.
Huỳnh nh́n thấy nhiều thảm cảnh và sai trái của Đảng nên để lộ vẻ bất măn và v́ thế không c̣n được ḷng tin của lănh đạo nữa. Huỳnh phản đối chế độ Cải Cách Ruộng Đất, bị cầm tù v́ tội phản Cách Mạng. Bạn của Trần và Huỳnh, tên Lương, tuy là con của địa chủ nhưng v́ yêu kháng chiến đă xin ở lại quê nhà dạy học. Hai đứa con, đứa nhỏ bị ốm, vợ của Lương là Hà mang con ra Huế trị bệnh. Tây càn quét nông thôn vùng Khu Tư (Quảng B́nh, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế) Lương bị nghi ngờ là Việt gian mang Tây về làng nên bị xử tử.
Quyển sách có sức lôi cuốn lạ lùng. Tôi đọc ngấu nghiến liên tiếp hai ngày là xong. Khó mà tưởng tượng tác giả của Cơi Đá Vàng là một phụ nữ và đây là quyển sách đầu tay. Bố cục thật chặt chẽ, kỹ thuật điêu luyện như đă từng xông pha trong trường văn trận bút, văn phong trong sáng giản dị mà không kém phần mượt mà. Tác giả có những đoạn văn tuyệt đẹp với những chi tiết thật linh động. Người viết phải am hiểu cuộc sống của những người kháng chiến ở Liên khu Tư và Năm cũng như hoàn toàn nắm vững địa h́nh địa thế. Những chi tiết như khoai lang nấu nước dưa cải phải là người địa phương mới biết, tác giả tả nhân vật Hoàng Hà làm tôi liên tưởng đến ông Hiển trong một truyện ngắn của Duyên Anh, khi xin lửa mồi thuốc các cán bộ bảo rằng xin ủng hộ cho tôi tí lửa, chuyện anh chàng người dân tộc cơng một bà cách mạng chạy trong rừng đă kêu “khô quá cô ơi” là những chi tiết hấp dẫn, sống động và đầy thuyết phục. Đă có lúc tôi không tin người viết là phụ nữ bởi v́ bà chọn nhân vật chính là phái nam, diễn tả cách suy nghĩ, đùa cợt của phái nam thật tài t́nh, nhưng tôi đổi ư, v́ khi bà Thanh Sâm viết về tâm hồn của nhân vật nữ th́ nhân vật của bà cũng dịu dàng, nhí nhảnh, đáng yêu. Bà kể về các món ăn như thịt c̣ kho măng, canh măng chua cá ngạnh nguồn, gà bóp rau răm… làm tôi tin tác giả là phụ nữ; nhưng khi bà viết về kháng chiến và những thủ đoạn chính trị tôi lại tưởng đây là một nhà cách mạng cao cấp. Tác giả có những phân vân về cuộc đời với nhân sinh quan thật là sâu sắc và tế nhị. Tôi mê say đọc đi đọc lại cách bà so sánh về những điều giống nhau của cuộc sống và cái chết, thầm phục bà giỏi quan sát và ghi nhận.
Ở ngay phần đầu của quyển sách tác giả đă dùng một câu chuyện của André Gide, Symphonie Pastorale, làm ẩn dụ. Symphonie Pastorale nói về một mục sư có vợ hai con. Ông giúp đỡ một cô gái mù và cố truyền đạt cho cô gái vẻ đẹp của cuộc sống và âm nhạc. Cô gái bảo hăy tả vẻ đẹp và màu sắc của ánh trăng và gịng sông cho cô nghe. Ḷng yêu cái đẹp đưa đến chỗ ông mục sư và cô gái cùng nghĩ là họ yêu nhau. Khi cô gái được sáng mắt cô nhận ra vẻ đẹp mà ông mục sư cố truyền cho nàng không phải vẻ đẹp mà nàng tưởng tượng, cũng như người cô thầm yêu không phải là ông mục sư mà là cậu con trai của ông. Từ đó tác giả khai mở số phận của hai thanh niên thông minh, yêu đời, yêu tổ quốc, yêu kháng chiến một cách mù ḷa. Sự sáng mắt đưa đến chỗ vỡ mộng và cô gái chết v́ trái tim tan vỡ của nàng. C̣n số phận của Trần và Huỳnh th́ tôi để dành cho độc giả t́m lấy trong Cơi Đá Vàng.
Nếu tôi đọc quyển sách này những năm tám mươi rất có thể tôi không đủ sức nhận ra cái hay của nó. Cơi Đá Vàng nói về những người thanh niên yêu nước trong bối cảnh lịch sử đảng Cộng sản đang triệt hạ các đảng phái khác. Nếu không chú ư đến giá trị văn chương và nhân bản của quyển sách, người ta có thể ngộ nhận đây là sách tuyên truyền chống Cộng. Cơi Đá Vàng ra đời năm 1971 nói về cảnh tù đày của những người đă từng là con cưng của chế độ có những nét tương tự với phần đầu của Chuyện Kể Năm 2000 của nhà văn Bùi Ngọc Tấn. Vào năm 2000 người ta dễ nh́n thấy quyển Chuyện Kể Năm 2000 mang dáng dấp tự truyện và những điều ông kể là dựa vào sự thật. Nhưng vào năm 1971, khi chồng của tác giả là một Đại Tá của quân đội Việt Nam Cộng Ḥa, người đọc miền Nam thời ấy, có lẽ đă nh́n quyển sách một cách nửa tin nửa ngờ như đă từng nghĩ về phim Chúng Tôi Muốn Sống.
V́ ṭ ṃ với đôi chút nghi ngờ làm thế nào một phụ nữ tốt nghiệp trường Đồng Khánh, có chồng năm con, lại hiểu biết rất chi tiết về cuộc sống của những người kháng chiến ở liên khu Tư và Năm; tôi t́m kiếm thêm tiểu sử của bà. Tôi được biết bà Thanh Sâm đă từng thoát ly gia đ́nh theo kháng chiến với dự định sang Trung hoa học Y khoa. Khi so sánh số tuổi của các nhân vật tôi thấy dáng dấp của bà qua nhân vật Huyên một thiếu nữ theo kháng chiến năm 16 tuổi nhưng sau đó phải quay về thành. Tôi cũng được biết bà từng được giải nhất văn học Huỳnh Thúc Kháng và đă từng đi chung với phái đoàn văn nghệ kháng chiến của Hoàng Thi Thơ, Trần Hoàn, và Tô Vũ.
Cuộc chiến đấu và số phận của Trần, Huỳnh, Hiếu, Lương làm tôi so sánh với Robert Jordan và những người du kích trong tác phẩm For Whom the Bell Tolls (Chuông Gọi Hồn Ai) của Ernest Hemingway. Họ biết cái chết sẽ đến với họ. Họ nh́n thấy thực tế tàn bạo của chiến tranh, sự nghi ngờ độc ác trong nội bộ, cuộc đời của họ và những người dân vô tội chung quanh là những mảng đời rách nát, không chỉ v́ chiến tranh mà c̣n v́ sự sai lầm của giới chỉ huy.
Sau đây xin mời độc giả thưởng thức chương Ba Mươi Lăm của Cơi Đá Vàng. Dĩ nhiên một đoạn trích th́ không thể nào nói hết cái hay của tác phẩm. Bà Thanh Sâm có tài đưa độc giả qua những trạng thái trái ngược nhau trong tâm hồn nhân vật. Tác giả cho một nhân vật nam thông minh đẹp trai yêu một người phụ nữ mắt lác thật nhẹ nhàng dễ dàng độc giả không thấy chỗ nào gượng ép cả. Chương này là chương trữ t́nh nhất và hạnh phúc nhất của Huỳnh, một thanh niên có số phận nghiệt ngă. Độc giả có thể đọc thêm chương Hai Mươi Bảy cũng là một chương tuyệt đẹp khi Trần và Huỳnh lên đồi trong ánh trăng tâm sự với nhau về cuộc đời, lẽ sống và cái chết.
Nguyễn thị Hải Hà
Tiểu
sử
Nguyễn Thị Thanh Sâm
Cựu học sinh Đồng
Khánh
Sinh ngày 06 tháng 01 năm 1933 tại xă Hải Châu, thành phố
Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam.
Quê quán: Làng Thế Chí Tây, Huyện Phong Điền, Huế.
Chồng của nhà
văn Thanh Sâm là Ông Phan văn Tốn – sĩ quan Quân lực
Việt Nam Cộng Ḥa.
Ông nguyên là Quận trưởng quận Khiêm Đức, Phó
Tỉnh trưởng tỉnh Quảng Đức, sau đổi
qua làm
Chỉ huy trưởng bộ Chỉ huy Quân sự Đà Lạt,
kiêm Quân Trấn Trưởng, kiêm Phó Tỉnh Trưởng
Nội An Đà Lạt. Trung Tá sau được vinh
thăng Đại Tá. Tử trận v́ một quả ḿn ở
đồn “Kim Thạch”.
V́ vậy, quyển sách này có tên là “Cơi Đá Vàng”.
Cơi Đá Vàng
truyện dài
của Nguyễn thị Thanh Sâm
Sách dày 414 trang.
An Tiêm xuất bản tại Saigon
năm 1971
Thư Ấn Quán tái bản tại Hoa Kỳ tháng 1 năm
2012
Sách chỉ tặng biếu, không bán
CHƯƠNG XXXV
trích từ tác phẩm
Cơi Đá Vàng
của
Nguyễn thị Thanh Sâm
Đang chạy theo các bạn tránh cơn mưa, Huỳnh bỗng đứng dừng lại, tim Huỳnh đập th́nh th́nh th́nh nhức nhối khó chịu, tiếng đập của tim vang lên tận đầu chàng thành những tiếng b́nh b́nh át cả tiếng giông tố và mưa rơi ào ạt.
Huỳnh bước chậm lại, đi thong thả như một người nhàn rỗi bách bộ ngắm cảnh. Huỳnh quay ngược lại con đường ṃn các bạn chàng vừa chạy qua, đi về hướng bờ suối.
Nước từ trời cao giội xuống người Huỳnh, chảy xối xả trên ḿnh trần của chàng, chàng cảm thấy thênh thang, nhịp tim chàng dần dần dịu lại, Huỳnh thấy dễ chịu sảng khoái một cách lạ lùng.
Huỳnh bước đi chậm răi giữa cơn giông tố gầm thét xé toang rừng thẳm, Huỳnh cảm thấy bằng ḷng lắm với thái độ yên hàn vô sự của ḿnh như chế ngự được sấm sét mưa ngàn. Huỳnh không có ǵ phải vội vàng cả, tại sao phải vội vàng chạy trốn cơn giông tố nhỉ. Chẳng phải cuộc đời vẫn luôn luôn có những giông tố mà càng cố tránh bao nhiêu lại càng thảm hại bấy nhiêu. Tại sao không chấp nhận như đó là nguồn cội của giá trị đời sống. Cơn gió vùn vụt quất những hạt mưa trên đầu Huỳnh để trần, trên vai, trên ngực, lên lưng, lên hai cánh tay và hai chân trần trụi của chàng khiến chàng có một cảm giác tự hào lực lượng, bước chân chàng đi vững chắc trên đường đất núi trơn trợt như mỗi bước chân đều lún sâu vào đất. Huỳnh nh́n quanh, khu rừng trong cơn gió mưa sấm sét vụt trở nên đẹp đẽ dị thường. Sự đẹp đẽ đó xâm nhập vào da thịt để trần mỏng manh của chàng, thấm sâu vào từng thớ thịt khiến tim chàng ngây ngất rung động, tâm năo chàng giăn ra trong một tiếp nhận khoái cảm dị kỳ.
Khu rừng như được tắm gội mới mẻ trẻ trung hẳn ra, tinh khiết, thanh tân như một trinh nữ trong cuộc dâng hiến trọn vẹn đang quằn quại vật vă khoái trá trong đôi cánh tay mê cuồng điên loạn của gă t́nh nhân băo tố.
Huỳnh chậm răi đi, giữa cơn giao hoan của Trời Đất, trên môi chàng nở một nụ cười vu vơ say đắm, những hạt mưa quất vào mặt chàng, ngực chàng rát bỏng, Huỳnh càng thêm vui thú, chàng đi dần xuống bờ suối.
Huỳnh lội xuống suối, gịng nước dâng cao chảy cuồn cuộn gầm réo lên dữ tợn khi vấp phải một tảng đá chận đường. Trận mưa ồ ạt trên cao trút xuống gặp phải sự hung hăn mănh liệt của gịng suối chảy xiết xô dồn tới trước, gầm réo như điên, đành phải nhượng bộ, những hạt mưa tự để ḿnh tan biến không để lại dấu vết nào trên gịng nước lồng lộn như một con quái vật bất kham.
Gịng suối này thường ngày vẫn là nơi lư tưởng cho những giờ nghỉ ngơi tắm rửa của tù nhân Tây Hạ. Xuôi gịng độ một phần tư dặm rẽ khuất bên trái có một ḷng trũng tỏa rộng như một cái hồ, giữa hồ rải rác nổi lên vài phiến đá phẳng nhẵn thín, nước mưa nhỏ giọt trên những tàn cây rũ xuống che kín mặt hồ xoi thành những vết rỗ thiên thu trên mặt những phiến đá. Gịng suối cuồng nộ gầm thét hỗn độn từ phía trên đổ xuống gặp mặt hồ tức th́ biến dạng như có một phép lạ hiển nhiên nào đó, làn sóng đột nhiên uốn cao lên uyển chuyển múa lượn nhịp nhàng trước khi nghiêng xuống dàn trải ra mặt hồ, hài ḥa đằm thắm như một bạo chúa hung hăng say máu, bất chợt để ḷng ḿnh ngây ngất trước một h́nh bóng giai nhân, đă tự biến ḿnh thành tên nô lệ hiền lành vô hại dưới gót ngọc kiêu sa của nàng.
Những giờ nghỉ trưa tù nhân được phép lội xuôi gịng suối xuống ḷng trũng này để tắm gội. Nước từ trên mặt hồ đầy tràn chảy xuống vực sâu bên dưới làm thành một gịng thác như một dải lụa sáng ngời vắt từ trên cao xuống đáy vực ước chừng ba chục thước, tự đó vẳng lên những tiếng ầm ầm xa xôi man rợ, hơi nước tung tóe bốc lên bao quanh ngọn thác một lớp bụi mờ, những ngày trời nắng, đứng trên tảng đá trên cao này nh́n xuống, nắng chiếu qua lớp hơi nước thành một cái cầu vồng ngũ sắc dâng lên cuốn quanh chân thác.
Vực sâu này c̣n là tử lộ chận đứng những cuộc chạy trốn của tù nhân Tây Hạ. Trên mặt đất trong rừng khắp nơi đều chi chít những hầm chông đủ loại, chỉ c̣n một con đường dọc suối là để trống mà thôi. Những tù nhân chạy trốn đều ôm mộng bám vào thành đá cheo leo từ trên mặt hồ trụt xuống đáy vực, nhưng từ trước đến nay chưa có ai thoát cả.
Huỳnh lội xuôi xuống ḷng trũng, chàng để ḿnh nằm đu đưa trên mặt hồ, một giọt nước rơi vào mắt khiến Huỳnh phải nhắm mắt lại, mưa vẫn tiếp tục rơi trên ḿnh chàng.
Một cành hoa túy tử quét ngọn qua ngực Huỳnh, nhột nhạt khiến Huỳnh mở mắt nh́n những chùm hoa xanh nhạt có cái nhụy vàng giống h́nh vương miện rũ xuống trên người Huỳnh. Mặt nước quanh chàng rải rác những cánh hoa túy tử và những chiếc lá xanh vừa bị cuốn rụng sau cơn cuồng phong vừa qua. Gió đă dịu, nhưng những lằn chớp vẫn liên tục với tiếng sấm sét rền trời. Mưa vẫn càng ngày càng nặng hạt. Huỳnh trở ḿnh xuống, chàng bơi nhẹ nhàng thong thả dưới những cành hoa túy tử xanh biếc trong khi cơn mưa rào rạt quanh hồ, chàng đưa tay rẽ một rèm lá rũ dày trước mặt để bơi tới một ghềnh đá gần đó. Thốt nhiên, Huỳnh lặng người, sự kinh ngạc lên đến tột độ.
Trên ghềnh đá mà Huỳnh đang định bơi đến, một người con gái không biết từ đâu đến đang ngồi thẳng tắp như một pho tượng nữ thần trang nghiêm. Nàng ngửa mặt lên trời như để hứng những hạt mưa từ trên cao rơi xuống, nét bán diện của nàng có một vẻ đẹp nửa hư nửa thực, lẩn khuất trong mưa, mắt nàng khép hờ, đôi môi mở hé, chiếc cổ vươn cao trong một tư thế khát khao kỳ dị, mái tóc dài đen buông thả sau lưng, ướt lướt thướt dán sát từng lọn trên làn da trắng muốt.
Nàng quấn một chiếc khăn màu xanh ngang ngực, nếp khăn nhô cao trên bộ ngực như khiêu khích đón mời, rũ xuống thành những nếp mềm mại quyến luyến buông lơi trên cặp đùi thon dài vắt chéo lên nhau duỗi dài trên ghềnh đá. Đôi cánh tay để trần trắng muốt của nàng chống ra sau như để giữ cho tấm thân mảnh dẻ của nàng ưỡn về phía trước một vẻ kiêu sa.
Huỳnh bàng hoàng, chàng nín thở, chàng sợ hơi thở cùng tiếng tim đập mạnh của chàng sẽ dễ dàng đánh thức cơn mơ mộng của nữ thần gịng suối hơn tất cả những tiếng gió mưa sấm sét của đất trời hiện tại. Quái lạ, sao lại có thể có một người con gái dám một ḿnh ngồi trên mặt hồ trong cơn giông tố nơi chốn rừng sâu tù tội này được nhỉ. Vô lẽ ma quái hay thần suối hiện h́nh lên trêu ghẹo ḿnh chăng. Được lắm, muốn là ǵ mặc ḷng, miễn là nàng vẫn c̣n ở đó, trước mặt Huỳnh, đẹp một cách phi phàm, trong làn chớp giật loang loáng trên đầu nàng, trong cơn mưa vây phủ người nàng, vẻ đẹp của nàng mang một định mệnh tàn khốc quyến rũ tuyệt vời. Nước mưa chảy xuống mắt Huỳnh nhưng Huỳnh vẫn mở to mắt không dám chớp, Huỳnh sợ nếu chớp mắt chàng sẽ thấy lại ghềnh đá trống không, ư nghĩ đó khiến Huỳnh hoảng hốt, không kịp nghĩ thêm chàng vội lao ḿnh tới trước.
Tiếng nước khua động làm người con gái quay lại, nàng không tỏ vẻ ngạc nhiên khi thấy Huỳnh rẽ nước tiến về phía nàng, nàng ngồi yên, có vẻ chờ đợi.
Huỳnh đến bên cạnh nàng, hai tay níu vào thành đá, ngước nh́n nàng bằng đôi mắt chiêm ngưỡng si dại. Nàng cúi nh́n Huỳnh lặng lẽ, đôi mắt có ư hỏi han, nhưng vẫn không chịu lên tiếng trước. Nàng đẹp quá, đẹp hơn cả chàng đang mong đợi khi nh́n nàng từ xa. Khuôn mặt nàng cúi xuống diễm ảo lạ thường, khuôn mặt đẫm nước mưa tươi mát đến rợn người. Huỳnh ước ǵ ḿnh chỉ là giọt nước mưa đọng trên đôi mi dài rũ xuống của nàng kia. Miệng nàng ngậm lại như cố giấu một nụ cười, vành môi cong đều đặn nhếch lên một nét kỳ khôi bướng bỉnh.
Huỳnh th́ thầm như một lời khấn nguyện:
– Xin đừng biến đi nhé.
Nàng nghiêng người cúi xuống gần Huỳnh, lắc đầu chỉ vào trời mưa, tỏ ư không nghe rơ câu nói của Huỳnh.
Huỳnh lập lại, la thật to, át cả tiếng mưa:
– Xin cô ngồi yên đó, đừng vội biến đi nhé.
Người con gái đă nghe ra, nàng ngửa cổ cười ngất, tiếng cười của nàng trong vắt như giọt mưa trên mặt, trên cổ, trên vai, trên một phần ngực để trần của nàng, trên đôi cánh tay ngà trau chuốt của nàng. Nghe tiếng cười của nàng, một làn sóng hạnh phúc vô bờ vô bến tràn ngập tâm hồn cằn cỗi của Huỳnh. Chàng bấu vào tay tự nhủ không biết hiện tại là thực hay mơ, Huỳnh tự biết vẻ mặt của ḿnh lúc này trông lố bịch ngẩn ngơ như một chú mán rừng. Đợi nàng dứt tiếng cười, Huỳnh hỏi to:
– Tại sao cô cười, tôi xấu xí lố bịch lắm hả?
Nàng nhoài người, nằm sấp trên phiến đá, cúi hẳn xuống gần khuôn mặt đầy râu ria bao phủ của Huỳnh đang ngẩng trông lên, mắt nàng thoắt trở nên nghiêm nghị trong một giây, nàng cất tiếng hỏi, giọng miền Bắc khàn đục đầy nhục cảm:
– Anh là tù hả? Giờ này không ở trong rừng, sao lại ở đây?
– Tôi đang ở trong rừng, chính cô gọi tôi đến đây. Cô là ai mà dám ngồi giữa hồ có một ḿnh giữa mưa gió như thế này? Cô là thần suối hay thần mưa, hăy nói tôi nghe.
– À, ra thế cho nên anh sợ tôi biến đi đó phải không? Anh muốn tôi là thần suối hay thần mưa nào?
– Tôi muốn cô chỉ là người thôi.
– Ồ, thật sao, nếu vậy dễ quá, – nàng mở rộng đôi mắt nh́n Huỳnh, có vẻ hài ḷng và tự tín – chắc chắn tôi là người đây mà.
Nàng nh́n Huỳnh, cái nh́n nghiêm nghị một cách trẻ thơ:
– Anh không tin sao?
– À, à, tôi tin chứ, nhưng sao cô dám ngồi đây một ḿnh như thế này? Cô từ đâu đến, không sợ gió mưa sấm sét hay sao?
– Sao không, tôi sợ lắm chứ, sao anh biết là tôi không sợ?
Mắt nàng bỗng lóe lên một tia sáng ranh mănh tinh nghịch, cùng lúc một tia chớp lóe sáng rực trên đầu nàng, tiếp theo một tiếng sét rền vang như giáng xuống ngay trước mặt khiến Huỳnh tối tăm mặt mũi. Chàng nghe một tiếng thét thất thanh, vừa kịp thấy hai tay người con gái đưa lên cao chới với, cả thân h́nh nàng rơi ṭm xuống nước ch́m lỉm mất dạng. Huỳnh hoảng hốt, phóng ḿnh lặn theo người con gái, chàng càng lặn xuống sâu càng lấy làm lạ không hiểu sao nàng vừa rơi xuống ngay đây mà chàng lặn xuống măi chẳng thấy tăm dạng đâu cả. Đáy hồ thật sâu và khá rộng, tuy nhiên là một tay bơi lội giỏi có tài nín thở thật lâu, chàng t́m cùng khắp vẫn không hề thấy nàng. Huỳnh đành trồi lên mặt nước với nỗi đau đớn thất vọng trong ư nghĩ người con gái lâm nạn ngay trước mắt chàng mà chàng bất lực không cứu nổi nàng.
Vừa ngoi lên mặt nước, Huỳnh sững sờ một cách sung sướng thấy người con gái đang ngồi trên một tảng đá, mấp mé bờ nước, ngay trước mặt Huỳnh, khuất sau chùm hoa túy tử. Nh́n vẻ mặt Huỳnh hớt hải lo sợ, nàng thích thú cười vang, nghịch ngợm. Lần này tiếng cười phá phách của nàng vỡ tan như những giọt mưa rơi trên mặt hồ, một vẻ nồng nàn say đắm trên đầu mày cuối mắt thanh tân. Hạnh phúc dâng lên trong người Huỳnh khiến chàng choáng ngợp.
Huỳnh trườn ḿnh lên mặt hồ uyển chuyển mềm mại như một con rắn, làn nước tung tóe ra hai bên cho Huỳnh lấy đà phóng tới thật nhanh, trong phút chốc cả thân h́nh trẻ trung nóng hổi cuồng nhiệt của chàng phủ lên cả người cô gái.
Trước khi cả hai kịp biết việc ǵ xảy ra th́ những đôi môi đă gắn chặt lấy nhau, mê cuồng dữ dội. Huỳnh vụt ngừng lại, nghiêng ḿnh giật tung chiếc khăn xanh quấn trên ngực thiếu nữ, thân thể cẩm thạch của nàng lồ lộ hiện ra, những hạt mưa rơi tới tấp trên mặt, trên cổ, trên ngực trên bụng nàng, trên đôi chân thon dài của nàng. Những hạt mưa cũng tham lam vội vă. Huỳnh úp mặt vào ngực thiếu nữ, nghe da thịt nồng ấm của nàng run lên mê sảng dưới đôi môi của chàng.
Và trong khi họ t́m lại môi của nhau, trong khi thân thể mảnh dẻ của nàng mở ra dưới thân thể phong ba băo táp của chàng, trong khi đôi cánh tay của họ quấn chặt lấy nhau, mưa từ trên cao vẫn ào ạt trút xuống, những chùm hoa túy tử rung rinh chiếc vương miện màu vàng nhụy hoa trên hai tấm thân đẹp đẽ, những cánh hoa trôi trên mặt nước quanh ḿnh họ. Cả trời đất bềnh bồng điên đảo trong muôn ngàn tiếng hỗn mang của gịng suối bên trên đổ xuống, của ngọn thác phía dưới vọng lên ầm ầm lời xa xôi bí mật của vực sâu.
© gio-o.com 2012