Nguyễn Thị Hải Hà

đọc

Truyện Từ Văn

của

Trần Hoài Thư

đọc sách

 

Truyện Từ Văn bao gồm 25 truyện ngắn của Trần Hoài Thư đă đăng trên tạp chí Văn từ năm 1968 đến năm 1975. Chủ đề của tập truyện ngắn này, tương tự với tập truyện ngắn tác giả đă đăng trên Bách Khoa, biểu lộ quan điểm của người lính trẻ Việt Nam Cộng Ḥa về t́nh yêu, t́nh người, và xă hội miền Nam trong bối cảnh chiến tranh. Hai mươi lăm truyện ngắn này có thể chia thành ba nhóm: truyện về chiến tranh, truyện về t́nh yêu, và các thể loại khác. Phân loại truyện như thế thật ra có phần nào gượng ép v́ ngay cả truyện về t́nh yêu cũng có thấp thoáng bóng dáng chiến tranh. 

Trần Hoài Thư miêu tả một t́nh trạng rất bi quan; t́nh yêu đầy bất hạnh, làng quê điêu tàn, người dân quằn quại dưới sức ép của cả hai bên Cộng Ḥa và Cộng Sản, người ở thành phố xa hoa trụy lạc không nghĩ ǵ đến những người đang đổ máu bảo vệ sự an toàn cho họ, những người trẻ tuổi đầy hoang mang, lo sợ, và bất măn. Tuy nhiên, cái dấu ấn của Trần Hoài Thư là ông không ngại phô bày nhược điểm của những người chỉ huy, phơi trần xă hội hậu phương, và dù hoàn cảnh có thê thảm đến mức độ nào, nhân vật của ông vẫn là những người hiền lành, mơ ước ḥa b́nh về với nước nhà.

Truyện ngắn Bệnh Xá Cuối Năm được nhà văn Mai Thảo viết lời giới thiệu rất nồng nhiệt. “Phía tôi nh́n thấy cho Trần Hoài Thư là cái phía của những người trẻ tuổi đặt sống thành suy nghĩ, tự thành trong cô đơn một đời, xuôi chảy thuận ḍng theo đồng hành và thế hệ, nhưng vẫn bảo toàn nghiêm mật được cá nhân ḿnh. V́ biết sống và viết cách nào cũng phải bắt nguồn tự đó.” 

Bệnh Xá Mùa Xuân, Bệnh Xá Cuối Năm, Nhật Kư Hành Quân I và II là những truyện đặc sắc của Trần Hoài Thư. Nhân vật mang đậm nét của tác giả, một anh sĩ quan trẻ, cận thị nặng. Truyện được viết theo phương pháp Stream of Consciousness, rất lôi cuốn v́ tác giả đă biểu lộ những ư nghĩ rất thật. Nhân vật của Trần Hoài Thư không hề lên gân cường điệu, không làm ra vẻ anh hùng xem cái chết tựa lông hồng, trái lại anh chàng chỉ huy trẻ này rất yếu ớt và công nhận là ḿnh rất sợ chết. Truyện được viết vào thời kỳ Việt Nam đang đặt hy vọng vào hiệp định Ba Lê, anh lính trẻ mong sẽ được sống sót nhờ cuộc ngưng chiến.

“Tôi không thể làm một kẻ không may của giờ thứ 25. Ḥa b́nh sắp đến rồi. Tôi c̣n phải trở về cưới vợ đẻ con như mọi người.”

Bị thương, vào bệnh viện lần thứ hai, anh lính tỏ vẻ vui mừng v́ được nghỉ ngơi, thoát lằn đạn trong một thời gian. 

“Đây là lần thứ hai, tôi được sống những ngày tuyệt vời nhất của tuổi trẻ.”

Anh say sưa mơ mộng một ngày ḥa b́nh về trên đất nước: 

“Ôi nếu đêm hôm nay, tiếng nói ấy như một lời thánh thần ban xuống cơi tối tăm của bệnh xá này. Tôi đang lịm trong giấc mộng tuyệt vời ấy. Tôi đang muốn chết đi trong giấc mơ điên cuồng ấy. Rồi tôi và lũ bạn ở trong trại bịnh sẽ dắt d́u nhau, kẻ chống nạng, người băng bó đầy ḿnh, kẻ tóc râu như con dă thú, kẻ xanh xao, ốm yếu như một tên nghiện thuốc phiện … Chúng tôi sẽ mở cánh cửa sắt của bệnh xá này, trải con tim thật nhạy cảm cùng nhân loại, để làm một cuộc duyệt binh thật vĩ đại cùng những người đang lâm chiến. Họ ở Trường Sơn xuống. Hạ Lào qua. Cao Miên lại. Họ từ muôn nơi tụ hội lại, cùng bắt tay nhau, cùng chúc mừng nhau, cùng nghẹn ngào chào nhau. Hà Nội gặp Sài G̣n. Quảng B́nh gặp Quảng Trị. Huế gặp Vinh. Những thành phố miền Bắc sẽ phải thắp đền lên, để chào mừng những ngọn đèn miền Nam . Rồi tôi sẽ theo con tàu suốt đầu tiên, thở khói thanh hầm, rúc hồi c̣i lanh lảnh để về lại quê nội tôi. Thành phố Quảng B́nh quê hương ta ơi. Tiếng hát ấy sẽ không c̣n là tiếng hát của hận thù, của nước mắt, của bom đạn, nhưng là tiếng hát của một thành phố đang mở rộng cánh cổng đón mừng những đứa con lưu lạc trở về thăm lại quê cũ.”  

Anh thơ ngây mong ước được làm bạn với những người tù binh miền Bắc:  

“Tôi đang tự hỏi, phân tích, suy luận về trường hợp hai người tù thương binh trong bệnh xá miền cao này. Tô cố gắng t́m trên gương mặt ấy một cái ǵ biểu lộ một mối thù địch ác ôn. Nhưng tôi chỉ thấy một đôi mắt thật buồn bă, trên gương mặt chất phác bị may vá chằng chịt. Đôi mắt ấy, tôi đă nhận thấy từ bên trong ô lưới sắt. Ánh nắng le lói của hoàng hôn chiếu vào khung lưới. Nắng đọng thành từng mảng nhỏ trên gương mặt của hắn. Hắn nh́n lại tôi. Tự nhiên tôi muốn mời hắn một điếu thuốc. Tôi muốn bày tỏ sự thân thích vô h́nh giữa tôi và hắn. Giữa những người trẻ tuổi bất hạnh như nhau. Giữa những thanh niên trót sinh ra trong một thế kỷ đen tối.” 

Anh bày tỏ sự bất măn khi thấy ḿnh hy sinh tuổi trẻ để phục vụ những người lănh đạo không lương thiện, thiếu tài năng.

“Trong khi bạn bè thầy bạn bè em cứ tiếp tục bị chết th́ ở Sài G̣n người ta vẫn ăn chơi phè phỡn đô la thuốc phiện và tranh giành quyền lực bằng những thủ đoạn chính trị bẩn thỉu. Ngay tại nơi này, những đồn điền mênh mông, những khu rừng cấm mà bọn ḿnh đem xương máu bảo vệ là tài sản của các tướng tá hay các lănh tụ ở Sài G̣n. Chúng ta cứ chết, mặc nước mắt của người mẹ, người em, để những mệnh phụ phu nhân, những bà lớn nắm quyền mua quan bán chức. Họ đục khoét tiền viện trợ Mỹ, con cái họ được chạy đi du học để trốn tránh trách nhiệm.” 

Nhân vật của Trần Hoài Thư thường xuyên biểu lộ sự hoang mang tột cùng của người lính, đang chiến đấu lại muốn kết thân với kẻ địch, mong ḥa b́nh nhưng không tin là sẽ có ngày ḥa b́nh, tin là “phe ḿnh” có chính nghĩa, nhưng không tin vào lănh đạo, muốn sống nhưng không có hy vọng ḿnh sẽ c̣n sống cho đến khi hết chiến tranh. Họ khuyên bảo nhau cố gắng giữ ǵn mạng sống. Họ không tin là giới lănh đạo cố gắng chấm dứt chiến tranh. 

“- Thầy nên nghe em. Thầy phải t́m mọi cách để sống sót. Lúc này sắp yên giặc rồi. Đừng giống như thằng học tṛ của thầy. Thầy chắc đă đọc truyện Người Lữ Hành Cô Đơn của Gheorghiu?

- Vâng, thầy có đọc.

- Thầy hăy chiến đấu như nhân vật chính trong truyện. Lúc này, ai c̣n sống là kẻ đó thắng. Với trận mạc, thầy đă trả xong, bây giờ thầy phải chiến đấu để được sống, để tiếp tục viết. Viết cho em, cho thầy, cho tất cả thế hệ chúng ta.

Minh nghe lời khuyên của đứa học tṛ mà muốn rưng nước mắt.

- Huân à, cuộc chiến này truyền từ đời cha đến đời con, đời thầy đến đời tṛ mà em tin là sắp yên giặc sao. Nó nằm trong tay của những kẻ đồ tể mà em lại tin ḥa b́nh ngưng tiếng súng sao” 

và:

“Chiến tranh dành cho những người nuôi dưỡng nó. Chiến tranh không dành cho một chàng nghệ sĩ.” (Những Cánh Chim Tuyệt Vời) 

Nhật Kư Hành Quân (2) có những đoạn rất thê thảm như đoạn một chú bé mười một tuổi bị bắn lầm, chết chậm chạp đau đớn trước mắt anh sĩ quan Việt Nam Cộng Ḥa và người bố. Độc giả sẽ thấy “trong chiến tranh hiện đại, người ta chết như một con chó mà không v́ một lư do chính đáng nào cả (Ernest Hemingway). 

Khu Chiến là truyện ngắn khác của Trần Hoài Thư không kém phần xuất sắc. Truyện nói về một ông lăo chèo đ̣. Đây là một con sông cạn chỉ những khi mưa nhiều nước dâng lên làm con sông rộng ra và sâu hơn người ta mới cần ông Tư đưa qua sông. Số tiền c̣m chèo đ̣ ông Tư dùng để nuôi bà vợ già bệnh hoạn. Những anh lính Việt Nam Cộng Ḥa đi hành quân bên kia sông lâu ngày trở nên quen thuộc và thân thiện với ông Tư. Rồi một đêm ông Tư nhận được lệnh của những người bên kia cấm ông không được chèo đ̣ đưa lính nữa. Điều mỉa mai là ông Tư không theo bên nào cả, ông chỉ muốn đưa đ̣ nuôi vợ mà thôi.

Truyện chiến tranh của Trần Hoài Thư thường có những câu văn rất đẹp, luôn luôn đượm nỗi buồn nhưng không phải là không có những cảnh hài hước. Ông tả cảnh bệnh viện chạy trốn pháo kích của bên kia trong giờ hưu chiến, những người thương binh mất chân nhưng vẫn c̣n cảm giác c̣n chân, trong cơn bấn loạn đă vụt chạy bằng cái chân cụt của ḿnh rồi ngă lăn ra mặt đất v́ đau đớn. Đúng là một cái cười ra nước mắt. 

Truyện t́nh của Trần Hoài Thư thường là những mối t́nh tan vỡ. Qua những truyện ngắn viết về t́nh yêu độc giả nh́n thấy khía cạnh lăng mạn của người lính. Tôi không bị những chuyện t́nh này chinh phục nhiều tuy nhiên có vài truyện nếu tôi đọc lúc c̣n trẻ có lẽ sẽ thích lắm. Mùa Sứ là một trong những truyện t́nh đáng chú ư này.

Trong Mùa Sứ người con bị mẹ ngược đăi đánh đập. Bà mẹ lấy chồng khác, làm vợ lẽ. Người con trai bỏ đi nhiều năm sau khi trở về yêu một người thiếu nữ để rồi cuối cùng biết rằng cô gái ấy là em cùng mẹ khác cha. Truyện này gói ghém nhiều chi tiết về tuổi thơ bất hạnh của tác giả. Tôi biết điều này qua một lần phỏng vấn ông Trần Hoài Thư.

Sau khi đọc hai tập truyện ngắn của Trần Hoài Thư đăng trên Bách KhoaVăn, tôi nhận thấy với số lượng tác phẩm dồi dào, xuất hiện thường xuyên, cùng với sự đam mê lấp lánh thể hiện trong tác phẩm, ông là một cây bút nghiêm túc với chuyện viết, một nhà văn viết về cuộc đời người lính, chứ không phải là một người lính viết văn nữa. Thêm vào đó là nhân vật của ông đa dạng hơn; ông bắt đầu viết về một số nhân vật khác không c̣n mang dáng dấp tự truyện nữa và truyện của ông mang nhiều chi tiết lạ hơn. Ngoài ông Tư chèo đ̣ trong Khu Chiến, Trần Hoài Thư c̣n có nhân vật Mới, anh lùn làm thợ may trong truyện ngắn Trường Hợp Một Người. Trong truyện này Trần Hoài Thư đă khai thác tâm lư nhấn mạnh khía cạnh t́nh dục trong cơ thể một người đàn ông đầy sức sống nhưng không được yêu thương chỉ v́ chiều cao của anh ta.

Thay v́ giới thiệu với độc giả tiểu sử của nhà văn Trần Hoài Thư tôi xin đính kèm theo đây vài câu hỏi tôi đă đặt với tác giả, hy vọng sẽ giúp độc giả hiểu thêm về nhà văn này.

 

Nói chuyện với Trần Hoài Thư.

Nguyễn thị Hải Hà

phỏng vấn

 

1. Thời quá khứ tuổi trẻ của anh (từ lúc chín mười cho đến lúc mười tám đôi mươi) như thế nào? Điều ǵ đă khiến anh muốn viết, muốn trở thành nhà văn?

Tôi có một tuổi thơ có thể nói là thật bi thảm. Nơi chốn sinh ra tôi không hề biết ở đâu. Lớn lên trong chiến tranh, cha mẹ tôi chia tay và mẹ tôi mang tôi theo. Mẹ tôi tái giá làm vợ lẽ một người đă hai đời vợ. V́ ở chung với vợ chính, những bất măn ấm ức mẹ tôi thường đổ lên tôi. Giận mẹ tôi trốn nhà đi hoang. Tôi có hai năm học ở Cô nhi viện Ḥn Chồng Nha Trang. Chính nước mắt tủi cực, hẩm hiu,  chính những vỗ về hoang tưởng bằng những gịng nước mắt, chính những ngày tháng hoang đàng, lêu lỏng, đă thấm sâu vào máu huyết, rồi đến một ngày tự phát thành những bài thơ, bài văn, sau này. Lúc tôi được 14 tuổi,  thân phụ liên lạc được với tôi, và tôi ra Huế sống với thân phụ. Ba tôi gà trống nuôi con, hết ḷng dạy dỗ tôi. Tôi được nhận vào trường Quốc Học. Học ban B tức là ban Toán. Điều này chứng tỏ tôi không ưa ǵ về văn chương.  Măi đến năm 18 tuổi, trong một buổi hoàng hôn tại thư viện Xavier ở Huế, tôi bị xúc động trước một tấm h́nh chụp em bé chống gậy  khóc lóc trên nền nhà đổ nát. Tấm h́nh khiến tôi nhớ lại h́nh ảnh của những người bạn nhỏ ở cô nhi viện. Và tự nhiên tôi viết một mạch mấy chục trang giấy học tṛ. Viết xong, chẳng cần lưu lại bản thảo, tôi thử gởi về ṭa soạn Bách Khoa. Không thể tưởng tượng là bài được đăng ngay với vài trang bị kiểm duyệt. Kể như vậy để chứng tỏ rằng, văn chương đến với tôi  rất t́nh cờ, và may mắn. Nếu Bách Khoa không đăng bài Nước Mắt Tuổi Thơ th́ có lẽ tôi sẽ không bao giờ trở thành một người viết văn như bây giờ.  Cũng như nếu không có một ông Lê Ngô Châu của Bách Khoa th́ chắc ǵ bài của tôi được chọn đăng, bởi v́ chữ viết của tôi rất xấu, lại cẩu thả, nếu không có ḷng kiên nhẫn chắc không muốn đọc. Ông Lê Ngô Châu của Bách Khoa kể với tôi sau này, là mỗi lần đọc bản thảo của tôi ông phải dùng kính lúp. Điều này có lẽ không thể có ở những vị chủ bút khác. 

 

2. Anh viết cho ai? Độc giả của anh là ai? 

Dù tôi là cá nhân, nhưng đời tôi ḥa nhập vào trong một tập thể, một thế hệ. Thế hệ chiến tranh. Cái tôi của tôi phản ánh cả một đám đông. Có điều ḿnh phải biết viết như thế nào, viết làm sao, chọn chất liệu nào, để phản ánh cái mẫu số chung ấy. Ví dụ viết về một trận đánh mà tôi tham dự, không phải viết như một phóng sự, mà t́m qua trận đánh ấy, những  nỗi thống khổ của người dân giữa hai lằn đạn, cảnh một người lính tháo chiếc đồng hồ trao lại cho bạn nhờ mang về cho vợ con trước khi chết. Hay những tra vấn của người trung đội trưởng trước một cuộc chiến tương tàn. Tôi viết nhiều rất nhiều về lính, không phải là tôi yêu đời lính. Rất ít người vừa viết văn vừa đánh giặc như tôi. Những người như tôi đa số đều tử trận. Bởi v́ tai tôi nghe mắt tôi thấy những phận đời thấp hèn, họ không có và không c̣n tiếng nói, th́ tôi phải viết. 

 

3. Lần đầu tiên quen với tủ sách của anh là nhờ cuốn thơ của Vũ Hữu Định. Anh bảo ai thích anh sẽ tặng. Tại sao anh làm công việc hiện nay, như in Thư Quán Bản Thảo để tặng, in lại sách báo tạp chí trước năm 1975? 

Nhiều người cũng đă hỏi tôi một câu hỏi như thế. Lấy tiền đâu để ra một tạp chí dày 250 trang, không bán, không quảng cáo mà sống đến năm thứ 12? Lấy tiền đâu để tặng biếu những tập văn, thơ mà tôi sưu tầm, tái bản trong Tủ sách di sản văn chương miền Nam ?  Lấy tiền đâu để mua giấy, mực, và gởi tặng  bạn bè thân hữu khắp nơi ?

Tôi xin trả lời, là nhờ tôi biết đánh giặc theo lối nhà nghèo. Mua lại những máy in với giá rất rẻ từ các hăng  bị đóng cửa, biết cách tiết kiệm giấy mực qua những program tự viết, có sáng kiến và tự sáng chế, chẳng hạn lấy cái chảo điện làm binding machine, mỗi ngày lên trang Craigslist.org chờ rao chỗ nào bán giấy mực rẽ, là t́m đến. Có khi trời tuyết ngập  đường, vợ chồng tôi lái xe t́m đến một chỗ bán giấy rất rẻ. Cả kho giấy chất dưới basement. Người chủ bảo hắn đau lưng, không thể tiếp sức ǵ và vợ chồng tôi phải b́ bơm lội tuyết chuyền cả trăm ram giấy từ dưới hầm nhà ra ngoài đường. Nhờ vầy mà tôi có thể in những tập thơ toàn là giấy quí hiếm. Lúc này là lúc Internet khống chế, ít ai c̣n thiết tha ǵ đến báo giấy, đến di sản văn chương miền Nam . Tôi rao tặng không những tập thơ của Nguyễn Bắc Sơn, Linh Phương, Vũ Hữu Định, Phan Như Thức, Lâm Vị Thủy, Hoài Khanh, nhưng rất ít người hỏi. V́ vậy có người hỏi là tôi mừng lắm. Tôi vẫn thường trả lời, bạn đă cho tôi một cái job mà tôi rất yêu thích. Cái job được chính tay ḿnh làm b́a, layout, rồi tự tay ḿnh xếp trang, in, cắt đóng, sau đó thấy cái b́a lộng lẫy rực rỡ như ḷng ḿnh rực rỡ niềm vui.

 

4. Mức độ sáng tác của anh bây giờ có nhiều hơn. phong phú hơn thời c̣n đi lính?

Không c̣n như ngày trước nữa.

 

5. Anh có bao giờ bị ngăn cản khuynh hướng đến với văn chương không? Từ gia đ́nh (lúc niên thiếu đến trưởng thành), từ xă hội (trong quân đội)? 

Vâng. Có chứ. Ba tôi không muốn cho tôi trở thành nhà văn. V́ vậy, từ những bài đầu tiên trên Bách Khoa dưới tên thật là Trần Quí Sách, tôi phải đổi sang bút hiệu Trần Hoài Thư để dấu ông. Tuy nhiên, về mặt tư tưởng, tôi viết thả dàn. Tôi là người lính mà c̣n là loại lính dữ  Tận cùng rồi.  C̣n chỗ nào hơn là B́nh Định. C̣n chỗ nào hơn là đơn vị chuyên đi đầu và chết đầu như là đơn vị thám kích ? Đó là lư do tại sao tôi viết rất nhiều và bài văn của tôi cũng bị Bộ Thông Tin ở SG kiểm duyệt rất nhiều. Nhà văn tác chiến sướng là ở chỗ đó.

 

Nguyễn Thị Hải Hà

http://www.gio-o.com/NguyenThiHaiHa.html

 

© gio-o.com 2012