photo: Nguyễn Thị Hải Hà *
Nguyễn Thị Hải Hà
buồn như tiếng vượn
tản mạn
Tiếng đàn của Thúy Kiều chắc phải buồn lắm. Nàng đàn cho Thúc Sinh nghe, Thúc Sinh rơi lệ. Ối, Thúc Sinh th́ nói làm ǵ, chàng này là một người thiếu chí khí, có khóc th́ cũng chẳng lạ. Nhưng Hồ Tôn Hiến, một kẻ làm chính trị mưu mô dạn dày, khi nghe tiếng đàn của Kiều, cũng nhăn mày châu rơi:
Một cung gió thảm mưa sầu
Bốn dây nhỏ máu trên đầu ngón tay
Ve ngâm vượn hót nào tày
Lọt tai Hồ cũng nhăn mày châu rơi
Nỗi buồn từ tiếng đàn như máu từ tim chảy ra đầu ngón tay của Kiều được Nguyễn Du so với tiếng vượn. Như thế tiếng vượn kêu (hót hay hú) ắt phải năo nề thê lương lắm? Những người sống ở thành phố, hay nông thôn, ít khi nghe tiếng vượn v́ chúng sống trong rừng núi. Người sống ở miền lạnh càng ít khi nghe tiếng vượn hơn v́ đa số khỉ vượn sống ở vùng nhiệt đới, ngoại trừ vài địa hạt ở miền Bắc Nhật Bản có loài khỉ mặt đỏ sống v́ có nhiều suối nước nóng.
Nhưng có thật tiếng vượn buồn không hay chỉ là:
Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?
Xin mời bạn cùng với tôi, thử đi t́m nỗi buồn trong tiếng vượn trong một số bài thơ.
Ca dao Việt Nam có:
Má ơi đừng gả con xa,
Chim kêu vượn hú biết nhà má đâu
Hai câu thơ này không nói ǵ về nỗi buồn. Phải chăng người đọc chỉ phỏng đoán cô gái trẻ lấy chồng về nơi rừng núi hiu quạnh, nhớ mẹ ắt phải buồn và từ đó nghe thấy nỗi buồn trong tiếng vượn?
Mă Đái, một nhà thơ thời Văn Đường (836-905)[1] không rơ tiểu sử, có bài thơ tựa đề Sở Giang Hoài Cổ nói về tiếng vượn như sau:
Lộ khí hàn quang tập,
Vi dương há Sở khâu.
Viên đề Động-đ́nh thụ
Nhân tại mộc-lan chu.
Quảng trạch sinh minh nguyệt,
Thương sơn giáp loạn lưu.
Vân trung quân bất kiến,
Cánh tịch tự bi thu.
Cụ Trần Trọng Kim dịch là Thơ Hoài Cổ Làm Trên Sông Nước Sở:
Khí sương sáng lạnh một bầu,
Bóng dương mờ chiếu Sở khâu sớm ngày,
Động-đ́nh vượn hót trên cây,
Thuyền lan chở khách, người ngây nỗi ḷng.
Trăng soi đầm rộng sáng trong,
Núi xanh bao khắp mấy gịng nước giao.
Chúa mây lui tới rất mầu
Suốt đêm chỉ những rầu rầu cảnh thu.
(Trần Trọng Kim, tr. 223)
Ở bốn câu thơ tiếng Hán Việt, “viên đề Động-đ́nh thụ” nghĩa là con vượn kêu trên cây ở Động đ́nh đâu có thấy nói ǵ về tiếng vượn kêu nghe buồn thảm đâu nhưng khi dịch ra tiếng Việt dịch giả Trần Trọng Kim lại thêm bốn chữ “người ngây nỗi ḷng.” Phải chăng v́ câu chót của bài thơ “Cánh tịch tự bi thu” khiến dịch giả nh́n thấy nỗi buồn của tác giả rồi gán nỗi buồn này vào tiếng vượn? Để tham khảo, xin mời độc giả đọc thêm ở cuối bài về bài thơ Sở Giang Hoài Cổ từ thivien.net[2]
Ngoài Mă Đái, trong khi đi t́m nỗi buồn trong tiếng vượn, tôi gặp một số nhà thơ rất danh tiếng thời Đường có nhắc về tiếng hú của loài vượn. Xin mời độc giả cùng tôi xem các thi sĩ này đă gởi gấm những ǵ trong tiếng vượn.
Nhà thơ Vương Xương Linh, không biết rơ năm sinh và ngày chết (?-756-?)[3], đỗ Tiến sĩ, chẳng biết ông làm lỗi ǵ mà bị biếm chức đến Long Tiêu. Một ngày đi ngang con sông nh́n thấy lầu Vạn Tuế, chung quanh là núi cao sông sâu, buổi chiều có mây có khói, trên núi có vượn có sóc, ông bùi ngùi nhớ về quê xưa rồi viết bài thơ Vạn Tuế Lâu, trong bài thơ có hai câu:
[…]
Viên dứu hà tằng li mộ lĩnh,
Lô tư không tự phiếm hàng châu.
Bản dịch của Trần Trọng Kim dịch là:
Núi chiều vượn khỉ yên vui
Băi kia chim cốc tới lui từng bầy (Trần Trọng Kim, tr. 229)
Và của Chi Điền dịch là:
Ngơ ngác vượn chiều ĺa đỉnh núi,
Lênh đênh đàn cốc nổi ven cầu.[4] (Chi Điền Hoàng Duy Từ, tr. 129)
Một ông th́ bảo rằng vượn khỉ yên vui, một ông lại nói ngơ ngác vượn chiều, đă yên vui th́ chắc không buồn, c̣n con vượn ngơ ngác th́ có buồn hay không? V́ không biết nên tôi tham khảo với thivien.net thấy dịch là:
Vượn sóc chưa từng rời khỏi đỉnh núi chiều,
C̣ vạc lặng lẽ qua lại trên băi vắng vẻ lạnh lùng.[5]
Hai câu này chỉ nói có vượn sóc trên núi và c̣ vạc trên băi sông, nhưng cuối bài thơ, nhà thơ Vương Xương Linh có câu “hướng văng mang-mang phát lữ sầu” nói về nỗi buồn của người xa nhà khi nhớ về quá khứ. Dịch giả của chúng ta dùng tiếng kêu của loài vượn để nói lên nỗi sầu ly hương của tác giả.
Đỗ Phủ mở đầu bài thơ Đăng Cao (Lên Cao) bằng câu “Phong cấp thiên cao viên khiếu ai” th́ nói rơ ràng tiếng vượn kêu nghe buồn. Dịch giả Trần Trọng Kim dịch ra chỉ đơn giản là “trời cao, gió mạnh, vượn kêu”[6] nhưng không nói ǵ đến nỗi buồn. Đỗ Phủ dùng tiếng vượn để than thở tuổi già bệnh tật phải lên núi một ḿnh, tóc đă bạc mà vẫn c̣n vất vả gian nan.[7]
Nghe tiếng vượn kêu buồn đến chảy nước mắt có nhà thơ Cao Thích[8]. Trong bài thơ có cái tựa rất dài Tiễn Lư Thiếu-Phủ Đi Giáp-Trung và Vương Thiếu-Phủ Đi Trường-Sa[9] Cao Thích viết,
[…]
Vu-giáp đề viên sổ hàng lệ,
Hành-dương qui nhạn kỷ phong thư[10]
[…]
Dịch giả Trần Trọng Kim dịch là:
Kẽm Vu tiếng vượn lệ rơi,
Hành-dương chim nhạn đem vài phong thư (TTK, trang 252)
Bài thơ tiễn hai chàng trai bị vua đày, người họ Lư đi Giáp Trung đất Thục, người họ Vương đi Trường Sa đất sở. Tiễn người bị đi đày dĩ nhiên là buồn, đến cái chỗ hẻo lánh nên nghe tiếng vượn buồn rơi nước mắt là tất nhiên.
Thêm vào những bài thơ Đường vừa kể trên, tôi c̣n gặp vài bài thơ Đường trong đó có câu thơ nói về tiếng kêu của con vượn như Khê Hành Ngộ Vũ Dữ Liễu Trung Dung của Lư Đoan, và riêng nhà thơ Lư Bạch có nhiều bài nhưng ở đây xin trích dẫn sơ qua hai bài Kư Thôi Thị Ngự và Trường Can Hành. Trong bài thơ của Lư Đoan, đặc biệt, tiếng vượn không buồn, mà đọc kỹ một chút độc giả có thể nhận ra sự hài ḷng, thậm chí là vui ngầm của người trong cuộc.
Khê
Hành Ngộ Vũ
Dữ Liễu Trung Dung
Nhật lạc chúng sơn hôn,
Tiêu tiêu mộ vũ phồn.
Nả kham lưỡng xứ túc
Cọng thính nhất thanh viên.
Cụ Trần Trọng Kim dịch là:
Mặt trời lặn, núi tối ṃ,
Rầu rầu chiều tối, mịt mù mưa sa.
Sao đành đôi chốn ngủ xa,
Chi bằng tiếng vượn một nhà cùng nghe.[11]
Thiết nghĩ chiều tối mưa rơi th́ cảnh có vẻ buồn, nhưng đôi bạn Lư Đoan và Dữ Trung Dung, cùng ở chung một quán trọ cùng nghe một tiếng vượn ắt là phải vui v́ không phải xa nhau.
Nhân vật trong các bài thơ của thi hào Lư Bạch v́ xa nhà nghe tiếng vượn hú mà ḷng buồn (Kư Thôi Thị Ngự). Vợ của người đi xa, nghĩ đến chồng ở nơi quan san cách trở, hai bên vách núi có tiếng vượn kêu thảm thiết vang trời (Trường Can Hành).
Đa số, những câu thơ nhắc đến tiếng vượn kêu, nếu có buồn th́ chỉ v́ phản ảnh tâm tư của nhà thơ. Tiếng vượn cũng như tiếng mưa rơi, buồn v́ nhà thơ đă mang sẵn tâm sự buồn.
@ @ @
Sau khi t́m tiếng vượn trong thơ Đường, tôi thử t́m tiếng vượn trong thơ hài cú của Basho nhà thơ Nhật Bản. Basho trong lúc hành hương đi ṿng quanh nước Nhật, đến một làng hẻo lánh cạnh bở sông, ông bắt gặp một đứa bé bị bỏ rơi. Chia cho đứa bé chút thức ăn, ông và người đệ tử lại lên đường. Sau đó, nghe tiếng vượn kêu ông liên tưởng đến tiếng khóc của đứa bé.
Poet grieving over shivering
monkeys, what of this child
cast out in autumn wind.
Thi sĩ ngậm ngùi v́ con vượn
run rẩy, c̣n đứa bé này ra sao
khi bị bỏ rơi trong gió thu[12]
Con Vượn là một biểu tượng đặc biệt của văn hóa Nhật Bản thường tượng trưng cho vài đặc tính không tốt của loài người. Bài thơ dưới đây tôi có thể hiểu từng chữ nhưng thật t́nh không hiểu hết ư bài thơ. Con vượn trở nên giống cái mặt nạ, hay cái mặt nạ thay đổi cho giống tính con vượn, hay cái mặt nạ lật mặt nạ con vượn?
Year by year,
the monkey’s mask
reveals the monkey
Năm này sang năm kia,
mặt nạ của vượn
để lộ ra vượn
Winter downpour –
even the monkey
needs a raincoat
Mưa mùa đông xối xả
ngay cả loài vượn
cũng cần áo mưa
Loài vượn cũng được tôn làm thần thánh trong Phật Giáo Nhật và Shinto. Chúng ta đă từng nghe đến câu chuyện sanzaru hay Ba Con Vượn Khôn Ngoan. Sanzaru là một cách chơi chữ của người Nhật với chữ saru gần giống zaru có nghĩa là con vượn và chữ gốc -zaru trong tiếng Nhật cổ được dùng trong cách chia động từ nói về cái không có, thí dụ như mizaru, kikazaru, iwazaru có nghĩa là không thấy, không nghe, không nói. Đền thờ Tōshō-gū, ở Nikkō có khắc tượng Ba Con Vượn Khôn Ngoan. Vào thời thật cổ xưa (c. 787-824), kinh điển Phật Giáo có lưu truyền câu truyện về một nữ thánh đầu tiên bị chế nhạo là saru (con khỉ hay vượn) v́ cho rằng bà chỉ giả vờ bắt chước người tu, nhưng về sau để vinh danh bà người ta đặt cho bà cái tên sari (có nghĩa là Xá Lợi của Phật).[13]
Ba con vượn khôn ngoan là: Mizaru, bịt mắt để không nh́n những điều tội lỗi; Kikazaru, bịt tai để không nghe những lời thị phi; và Iwazaru, che mồm để không nói những lời độc ác.[14] Trong văn hóa Tây phương, ba con vượn này lại bị hiểu theo nghĩa không hay tượng trưng cho những người hèn nhát, trốn tránh sự thật, giả vờ không nghe không thấy để không phải thốt lên những lời đấu tranh bảo vệ sự thật.
@ @ @
Loài khỉ hay vượn được nhắc đến rất nhiều trong văn học cũng như phim ảnh. Khán giả điện ảnh chắc chưa quên một con dă nhân khổng lồ rất khôn ngoan trong phim King Kong, hay con dă nhân khổng lồ trong Mighty Young Joe được cô chủ Jill cứu và giúp đưa về Phi châu. Nhà văn Haruki Murakami có truyện ngắn “A Shinagawa Monkey,” trong đó con khỉ biết nói đă khiến một nhân vật trong truyện bị mất trí nhớ, và nhờ đó mà quên chuyện đau ḷng với người trong gia đ́nh. Nhà văn Patricia Highsmith, người Hoa Kỳ nhưng nổi tiếng ở Anh và Pháp hơn ở nước nhà, có truyện “Eddie and the Monkey Robberies” về một con khỉ được nuôi để đi ăn trộm. Người Mỹ có rất nhiều phim trong đó khỉ là nhân vật như “Planet of the Apes” trong phim này khỉ là chủ nhân c̣n loài người là nô lệ v́ loài người quá tiến bộ trong việc phá hủy sự sống trên trái đất, sau đó là Rises of Planet of the Apes và Dawn of Planet of the Apes. Có hai truyện ngắn về khỉ tôi rất thích đó là “The Monkey’s Paw” của W. W. Jacobs và The Monkey King của May Sharon. Trong “The Monkey’s Paw” Bàn Tay (hay bàn chân) Khỉ là một thứ bùa linh thiêng, hễ ai có nó sẽ được toại nguyện với ba điều ước nhưng phải trả giá rất đắt cho ba điều ước này. C̣n The Monkey King th́ nói về con khỉ đầu đàn của một đàn khỉ sống trong thời diệt chủng ở Campuchia.
Có một phim tài liệu nói về một vụ kiện rất nổi tiếng vào thập niên hai mươi đó là phim “The Monkey Trial.” Năm 1925 giáo viên John Scopes bị đưa ra ṭa v́ bị cáo buộc đă dạy thuyết tiến hóa Darwin. Đưa thầy giáo Scopes ra ṭa chỉ là một cái cớ để vạch ra một điều luật mâu thuẫn và lỗi thời của Hoa Kỳ. Dù thuyết tiến hóa của Darwin rất phổ thông trên toàn thế giới và được đưa vào sách giáo khoa của các trường Trung học Hoa Kỳ, một số địa phương vẫn c̣n bảo thủ nên có luật cấm giáo viên không được dạy cho học sinh thuyết Darwin. Cuộc tranh căi của hai bên, biện hộ và công tố viện, đại diện hai bên đều là luật sư rất nổi tiếng thời bấy giờ, kéo dài mấy tháng trời; biến Dayton, một thành phố vô danh của tiểu bang Tennesse, trở nên nổi tiếng như một thành phố du lịch v́ kư giả từ trên toàn nước Mỹ tựu về thành phố này để kịp loan tin cho những tờ báo lớn. Ngay cả người dân của thành phố cũng chia thành hai phe, một bên tin vào khoa học chấp nhận khỉ là thủy tổ của loài người, c̣n bên kia nhất quyết chỉ tin con người là một sáng tạo của Thượng Đế.
Khỉ được xem là thủy tổ của loài người. Cynthia Ozick trong bài tiểu luận The Novel’s Evil Tongue đăng trên The New York Times diễn giải rộng hơn một chút, loài khỉ cũng chính là ông tổ của nhà văn. Theo bà Ozick, nghề văn bắt đầu từ thuở Eve nghe lời con rắn dụ dỗ ăn trái táo, sau đó đến thời loài khỉ ngồi bắt chí bắt rận cho nhau, th́ thầm kể cho nhau nghe chuyện hàng xóm láng giềng. Nghề kể chuyện, cho dù là chuyện ngồi lê đôi mách, lâu ngày biến thành nghề viết văn. Bà Cynthia Ozick bảo rằng “to choose to live without gossip is to scorn storytelling,”[15] nghĩa là chọn lựa sống mà không nói chuyện thị phi là khinh bỉ nghề kể chuyện (hay viết truyện).
Cứ nghe các nhà thơ kêu ca tiếng vượn thật là ai oán, tôi dùng Google để thử nghe tiếng vượn có thật sự buồn không và nếu buồn th́ buồn đến cỡ nào. Người Việt có rất ít ngữ vựng nói về giống khỉ, trong khi Anh ngữ lại có rất nhiều phân biệt từng loài. Ngoài chữ monkey c̣n có simian, ape (khỉ dă nhân), gibbon (vượn), macaque (khỉ mặt đỏ của Nhật), gorilla, primate, và orangutan. Tôi nghe nhiều thứ tiếng của loài khỉ nói chung, monkey, gibbon, gorilla, macaque, thật t́nh chỉ thấy đó là tiếng hú của loài vật. Tṛ chuyện với người t́nh của gần bốn mươi năm về trước, tôi bảo rằng đúng là người buồn cảnh có vui đâu bao giờ, khi buồn th́ tiếng mưa tiếng gió ngay cả tiếng mèo ngao chó sủa cũng buồn, mấy ông nhà thơ chỉ vẽ chuyện. Chàng, không quan tâm thơ thẩn ǵ cả, bảo rằng: ngày xưa trong xóm của chàng có một người bắt được con vượn trong rừng đem về thành phố nuôi. Con vượn có lẽ nhớ rừng thường hay hú vang cả xóm. Tiếng hú của nó thật là ai oán có lẽ tất cả nỗi nhớ đàn nhớ rừng đều chỉ gói trọn trong tiếng hú.
* Từ Băng, nghệ sĩ điêu khắc đương đại, đă sáng tác một xâu chuỗi khắc bằng gỗ bao gồm chữ khỉ của nhiều ngôn ngữ trên thế giới như tiếng Ả rập, Đại hàn, Trung quốc, và Anh quốc. Xâu chuỗi chữ này được treo từ trên tầng cao nhất đến tầng hầm của viện bảo tàng Sackler (Washington DC). Chuỗi chữ này chấm dứt bên trên một hồ nước. Xâu chuỗi chữ là hiện thân của một câu chuyện dân gian. Ngày xưa có một đàn vượn chơi đùa trên cây cao dưới bóng trăng. Một con khỉ nh́n thấy bóng trăng trong hồ tưởng rằng mặt trăng đă rơi xuống nước nên kêu gọi cả đàn đi vớt mặt trăng. Từ trên ngọn cây đàn vượn nắm tay nhau tạo thành một chuỗi dài thả xuống hồ. Khi đụng vào mặt nước mặt trăng vỡ vụn. Loài vượn bảo nhau mặt trăng, kho tàng quí giá của thiên nhiên mất rồi, buồn quá kêu khóc vang trời. Một con vượn khác b́nh tĩnh hơn chỉ lên trời bảo rằng, mặt trăng vẫn c̣n, dưới hồ chỉ là bóng trăng trong nước.
[1] Trần Trọng Kim, Đường Thi, nhà xuất bản Đại Nam (California, Hoa Kỳ), trang xxix
[2] http://www.thivien.net/M%C3%A3-%C4%90%C3%A1i/S%E1%BB%9F-giang-ho%C3%A0i-c%E1%BB%95/poem-K4ceSkJo_U1dyPvax3W7zg
[3] Chi Điền Hoàng Duy Từ, Đường Thi Tuyển Dịch, xuất bản ở Hoa Kỳ năm 1984, bản quyền của Hoàng Tuấn Lộc, tr. 129.
[4] Chi Điền Hoàng Duy Từ, tr. 129.
[5] http://www.thivien.net/V%C6%B0%C6%A1ng-X%C6%B0%C6%A1ng-Linh/V%E1%BA%A1n-Tu%E1%BA%BF-l%C3%A2u/poem-R90JLHqIaGEjbqMZJ_yJYA
[6] Trần Trọng Kim, tr. 248.
[7] http://www.thivien.net/%C4%90%E1%BB%97-Ph%E1%BB%A7/%C4%90%C4%83ng-cao/poem-h3EvqeQvlQUxq2sceUWWYQ
[8] Cao Thích (?-765) tự là Đại Phu, quê ở Trực Lệ, 50 tuổi mới làm thơ, tỏ ra có thi tài và khí chất hơn người. Thường đến Biện Châu cùng Lư Bạch, Đỗ Phủ, uống rượu làm thơ. Trích trang 82 trong Đường Thi Tuyển Tập của Chi Điền Hoàng Duy Từ.
[9] Trần Trọng Kim, trang 252 .
[10] http://www.thivien.net/Cao-Th%C3%ADch/T%E1%BB%91ng-L%C3%BD-thi%E1%BA%BFu-ph%E1%BB%A7-bi%E1%BA%BFm-Gi%C3%A1p-Trung-V%C6%B0%C6%A1ng-thi%E1%BA%BFu-ph%E1%BB%A7-bi%E1%BA%BFm-Tr%C6%B0%E1%BB%9Dng-Sa/poem-WlSbS0D9s5mtpoEgdRajNw?Sort=Update&SortOrder=desc
[11] Trần Trọng Kim, tr. 335.
[12] Trích trong Basho – On Love and Barley, Haiku of Basho, bản dịch sang tiếng Anh của Lucien Stryk.
[15] Cynthia Ozick, The Novel’s Evil Tongue, the New York Times, Dec. 16, 2015.
Nguyễn Thị Hải Hà
http://www.gio-o.com/NguyenThiHaiHa.html
© gio-o.com 2016