photo:https://www.facebook.com/bobdylan

 

Nguyễn thị Hải Hà

 

ca nhạc sĩ Mỹ Bob Dylan   

trúng giải Văn Chương Nobel 2016

 

tản mạn

 

 

Một đôi lần, h́nh như cứ mỗi mùa giải Văn chương Nobel, O Huệ – chủ biên Gió O,  nhắc lại giả thuyết là giải này của người Do Thái làm ra nên họ muốn tặng ai th́ tặng. Đa số giải thưởng này dành cho nhà văn, nhà thơ, (và cả nhạc sĩ) người Do Thái. Năm nay, người được trao tặng giải văn chương Nobel là nhạc sĩ Bob Dylan. Ông nhạc sĩ này, bên nội và bên ngoại là người Do Thái, nhưng ông theo đạo Thiên Chúa (Christianity).

 

Tôi không biết, không thể kiểm chứng, nhưng cũng không loại trừ trường hợp giả thuyết này có thể là sự thật. Biến cố diệt chủng Do Thái dưới tay Hitler quá to lớn. Những người sống c̣n muốn nhắc nhở sự diệt chủng này để ngăn ngừa nạn diệt chủng có thể xảy ra lần nữa với bất cứ dân tộc nào. Hậu duệ người Do Thái ngày nay trở nên những người có thế lực trong các ngành truyền thông, giải trí, và văn hóa. Họ có điều kiện để một cái gật đầu, hay lắc đầu, của họ có thể đưa đến một hợp đồng hay giải thưởng hay bất cứ một thể loại xứng đáng nào khác trong việc đổi chác tài năng, tiền bạc và thế lực; do đó kể cả giải văn chương Nobel. Cũng có thể ngẫu nhiên có nhiều người Do Thái tài ba, nên họ được giải. Mạc Ngôn và Lưu Hiểu Ba không phải là người Do Thái hay theo đạo Do Thái. Tôi sẽ trở lại với một ít số liệu về giả thuyết này.** Dẫu sao, để không làm giảm giá trị giải thưởng người ta sẽ phải chọn người xứng đáng, dù có là người Do Thái, hay người theo đạo Do Thái, hay không.

 

@@@

 

Người Việt ḿnh để ư đến giải văn chương Nobel nhiều, có lẽ, hơn người Hoa Kỳ. Không biết có phải v́ tôi chú ư đến tiếng Việt nhiều hơn tiếng Anh? Hay tại v́ những cây bút Việt tôi đọc thường xuyên chú ư đến giải văn chương Nobel nhiều hơn giới viết văn ở Hoa Kỳ? Hay tại v́ ở nước ngoài người ta có nhiều giải thưởng quá nên giải văn chương Nobel cũng chỉ được đề cập như mọi giải văn chương khác. Ở Hoa Kỳ, tin tức về tài tử minh tinh điện ảnh nhiều hơn chuyện văn chương. Vừa đáng buồn vừa đáng mừng. Cái tật xấu của tôi hễ nghe nói nhiều quá về một cái ǵ đó là tôi tự động tắt cái máy chú ư trong tôi.

 

Tôi mất niềm tin vào giải văn chương Nobel từ khi tôi biết CIA đứng phía sau, vận động cho nhà văn Nga đoạt giải. Một cái giải thưởng cao quí đến thế mà nếu muốn th́ thế lực này thế lực nọ đều có thể khuynh đảo đưa ra kết quả theo ư muốn của họ. Thế th́ c̣n ǵ là công bằng.

 

Người ta dựa vào nguyên tắc nào để đánh giá toàn bộ tác phẩm của một nhà văn? Làm thế nào có thể so sánh những nhà văn với nhau để quyết định tài năng và tác phẩm của một trong những người này nổi bật hơn và trao giải thưởng cho? Làm sao bảo đảm mức độ thẩm thấu văn chương của ủy ban chấm giải, mức độ công bằng, không thành kiến, hay không thiên vị? Ủy ban chấm giải có thể đọc toàn bộ tác phẩm nhà văn họ quyết định trao giải hay không? Và giữa họ với nhau, khi bất đồng ư kiến ai có thể là người thuyết phục, giải ḥa, và quyết định?

 

Ngày xưa, tôi thích xem một chương tŕnh TV về luật. “The Practice” có anh tài tử Dylan McDermott đẹp trai đôi mắt mơ mộng đóng vai luật sư. Anh chàng này đă bị rơi vào quên lăng tự kiếp nào. McDermott đóng vai trưởng đoàn luật sư của một công ty luật nổi tiếng. V́ là trưởng đoàn nên mỗi khi phải bỏ phiếu quyết định một cuộc thảo luận mà mọi người bất đồng ư kiến với nhau th́ anh lá phiếu của anh có giá trị gấp đôi, một phiếu thành hai phiếu. Với ủy ban chọn giải Nobel họ có dùng giải pháp này không? Người ta (quốc gia Thụy Điển) có dùng giải Nobel để cân bằng những lực lượng kinh tế chính trị người ta phải đối phó với quốc ngoại không?

 

Anh diễn viên Dylan McDermott làm luật sư nhưng hay có nhiều suy nghĩ xung đột như một nhà văn. Cái tên Dylan của anh làm gợi nhớ đến nhà thơ Dylan Thomas. Và cũng làm tôi nghĩ đến Bob Dylan được giải Nobel văn chương năm nay. Tuy nhiên nghe nói rằng Bob Dylan không lấy tên từ nhà thơ Thomas mà từ tên của một người chú (hay bác) đồng âm với chữ Dylan.

 

Tôi đoán giải thưởng văn chương năm nay gây ngỡ ngàng cho giới văn học và dịch thuật ở Việt Nam không ít. Rất nhiều người cắm rễ cho nhà văn Haruki Murakami, Amos Oz, Ko Un, và có nhiều mơ ước cho một vài nhà thơ nhà văn Việt. Không biết hội đồng giải thưởng có mục đích gây sốc, hay cố ư đi ngược với dự đoán với của những nhà văn quốc tế, như lấy ngón tay xỉa vào trán người ta mà bảo rằng, các ngươi không tài nào đoán nổi ư định của hội đồng chấm giải, ta không theo một thể thức nào cả. Phải gây sốc mới duy tŕ được sự chú ư đến giải thưởng? Cái ư nghĩ vụn vặt của tôi quả là ngô nghê!

 

Giải thưởng văn chương Nobel dành cho Bob Dylan tạo ra một ít hứng khởi trong tôi. Sẵn dịp tôi sẽ t́m hiểu thêm về ông này. Bob Dylan là ai? Tôi biết ông là nhạc sĩ kiêm ca sĩ nổi tiếng. Ông chơi đàn thùng, sau chuyển sang đàn điện. Khởi đầu ông chịu ảnh hưởng nhạc folk songs (dân ca) theo ḍng của Woody Guthrie rồi sau chuyển sang rock cổ điển, và sau đó đến rock and roll. Tôi chưa hề xem một chương tŕnh nhạc nào của ông v́ tôi không phải là người hiểu biết nhiều về văn  hóa và âm nhạc nước ngoài dẫu tôi có nghe người ta so sánh ông với nhạc sĩ, thần tượng của nhiều người Việt Nam, Trịnh Công Sơn. Tôi có nghe nói ca từ của ông đậm chất thơ, hay tự chúng cũng là những bài thơ. Tại sao giải văn chương Nobel lại được tặng cho ca từ đậm chất thơ mà không tặng cho một nhà thơ nào đó? Mỹ có rất nhiều nhà thơ nổi tiếng như Charles Simic nè, Kay Ryan nè, Mark Strand nè, Robert Hass, Rita Dove… . Tại sao lại đi tặng cho Bob Dylan một nhạc sĩ tên tuổi nhưng không hề nhận ḿnh là nhà thơ cũng chẳng muốn nhận giải Nobel. Ca từ của Bob Dylan có xứng đáng được gọi là thơ không? Xứng đáng được giải Nobel không? Câu tự hỏi của tôi có nhiều câu trả lời hoàn toàn trái ngược với nhau. Bạn chỉ cần t́m trên Google là thấy biết bao nhiêu ư kiến ṭan là của những người tên tuổi trong giới báo chí văn chương và âm nhạc.

 

Tôi không sành về âm nhạc hay thơ, ngoài mức độ của người thưởng thức ở tŕnh độ nhập môn. Để trả lời cho thắc mắc của ḿnh, tôi tự t́m hiểu. Sách vở về Bob Dylan đầy trong thư viện. Tôi vừa đọc qua quyển Tarantula, quyển sách đầu tiên và duy nhất của Bob Dylan. Tôi không thấy hay, cũng không thấy bài nào đáng được gọi là thơ. Ca từ khi không có nhạc, liệu có c̣n toàn vẹn sức mạnh lay chuyển ḷng người không? Nếu chỉ đọc ca từ của Trịnh Công Sơn, những bài chưa nổi tiếng hay chưa được phổ nhạc, chúng có được sự chú ư của người đọc và được xem là bài thơ hay không?

 

Tôi có đọc một số ca từ của Bob Dylan. Có mười bài được biết đến nhiều nhất về khía cạnh chống đối (nhà cầm quyền) hay phản chiến. Đó là những bài thơ hay, nhưng có biết bao nhiêu nhà thơ phản đối nhà cầm quyền, đến độ tù tội, làm sao biết nhà thơ nào hay hơn đáng được trao giải thưởng hơn? Sau khi đọc và nghe những bài hát này, tôi khâm phục ông hơn, và nghĩ rằng ông cũng xứng đáng được giải, nhưng không tin rằng không c̣n nhà thơ nhà văn nào xứng đáng hơn ông.

 

Trong cuốn phim “No Direction Home” do Martin Scorsese thực hiện, ở cuối phim tôi gặp một bài hát của Dylan mà ca từ là những câu thơ rất đẹp. “Lay Down Your Weary Tunes” cho tôi nh́n thấy tâm trạng một người nghệ sĩ mệt mỏi.

 

Biển động như tiếng đàn organ
Rong biển đan tay nhau
Sóng ào ạt như tiếng trống
Vỗ vào đá cát băi bờ 

Ngừng đi những âm thanh mỏi mệt, ngừng đi
Ngừng đi bản nhạc đang đàn
Hăy nghỉ ngơi dưới sức căng của dây đàn
Không giọng hát nào hy vọng được ngân lên 

Tôi buông lơi tiếng tơ ḷng dưới bầu trời
Mây không c̣n bị trói buộc
Mưa khóc như tiếng kèn trumpet
Cầu xin đừng có tiếng tung hô

 

Liệu người ta có thể cảm nhận được chất thơ hay cái hay trong ca từ của Bob Dylan khi tách rời thơ ra khỏi nhạc? Tôi tin là cái hay sẽ giảm đi rất nhiều. Tôi đặt câu hỏi tương tự nếu tôi chỉ đọc lời thơ Nguyễn Tất Nhiên, Minh Đức Hoài Trinh, Vũ Hữu Định, Linh Phương, hay Phạm Thiên Thư mà không nghe nhạc Phạm Duy. Hoặc chỉ đọc ca từ mà không nghe nhạc Trịnh Công Sơn. Ai đă từng đọc bài thơ của Phạm Thiên Thư ắt sẽ nhận ra nhạc Phạm Duy đă “nhuận sắc” biến cô nữ sinh Ngọ thành nàng thơ Hoàng thị.

 

Trong bài phỏng vấn mang tên “Song Talk” Paul Zollo viết về nghệ thuật viết ca từ của Bob Dylan như sau: “Ông đă mang cái đẹp trong ngôn ngữ của Shakespeare, Byron, và Dylan Thomas, cộng thêm sự phóng khoáng thử nghiệm của nhóm The Beat như Ginsberg, Kerouac, và Ferlinghetti, đến với chất thơ trong dân ca của Woody Guthrie và Hank Williams. Khi thế giới c̣n đang đắn đo chấp nhận thể thơ nhạc mới này, ông lại đưa chúng vào một thế giới khác mới mẻ hơn nữa, ḥa chúng với nhạc rock and roll.” Xem nguyên tác ở ảnh 1 .

 

paul-zollo-doan-1

Ảnh 1

 

Paul Zollo cho rằng Paul Simon đă chịu ảnh hưởng của Bob Dylan mà chuyển cách sáng tác từ loại nhạc rock and roll của thập niên năm mươi sang kiểu sáng tác bài hát đậm chất thơ và triết lư nhân sinh rất thành công là “The Sound of Silence.”

Cũng trong bài phỏng vấn này, Paul Zollo đă hết lời ca ngợi chất thơ trong ca từ của Bob Dylan. “Không thể nào không nh́n thấy vẻ thanh lịch trong ca từ của Bob Dylan, chúng đẹp như những câu thơ trong kinh Thánh, được gởi gấm vào nhạc của ông. Ông dùng chữ lịch sự khi nói về ca từ của ông, như thể đây là điều duy nhất để phân biệt ca từ của ông với các tác giả khác. Mặc dù ông nổi tiếng về sự tự do và phóng khoáng trong ca từ, tất cả những bài hát của ông đều được chăm chút cẩn thận bằng t́nh yêu ngôn ngữ. Như Shakespeare và Byron đă làm như vậy với thơ trong thời đại của quư ông. Dylan đă dùng Anh ngữ, một loại ngôn ngữ b́nh thường nhất thế giới, và cô đọng ngôn ngữ này biến nó thành một nét duyên dáng đầy huyền thoại và không phai tàn với thời gian.” Xem nguyên tác ở ảnh 2

 

paul-zollo-doan-2

Ảnh 2

 

 

Đọc những lời khen ngợi Paul Zollo dành cho Bob Dylan, tôi không khỏi tiếc thầm là ḿnh thiếu hiểu biết về văn hóa âm nhạc Hoa Kỳ. Giá mà ông Zollo chỉ ra cho tôi biết thêm bản nhạc nào, ca từ nào Dylan đă chịu ảnh hưởng bởi Shakespeare, hay Byron, hay Dylan Thomas. Để tôi có thể biết chắc rằng đây là những ca từ đă khiến Bob Dylan được trao giải văn chương Nobel.

 

Không thể chối căi là thơ và nhạc của Bob Dylan không thể tách rời nhau. Điều này cũng áp dụng với các nhạc sĩ khác như Văn Cao, Phạm Duy, Trịnh Công Sơn, Ngô Thụy Miên hay Từ Công Phụng. Thêm vào đó, chúng ta cũng không thể loại trừ những buổi tŕnh diễn nhạc sống. Phải nghe, và phải nh́n thấy Bob Dylan tŕnh diễn nhạc của ông trên sân khấu mới cảm nhận hết sự quyến rũ của nhạc và ca từ của nhạc sĩ này.

 

Trở lại với việc Bob Dylan được trao giải Nobel văn chương. Tôi chỉ mới nghe (và đọc) một vài bài hát nổi tiếng của Bob Dylan. Nếu giải văn chương Nobel đă từng được trao cho những nhà văn, nhà thơ dùng tiếng nói của họ để nói lên những sai trái hay tội ác của những người có thế lực, th́ Bob Dylan nhà thơ và nhạc sĩ rất xứng đáng được trao giải này với những bài ca ông viết từ những năm ông c̣n ở lứa tuổi đôi mươi. Dẫu ông may mắn sinh ra và lớn lên trong chế độ dân chủ, tiếng phản kháng của ông không đẩy ông vào ṿng tù tội hay bị cô lập đến mất việc không thể kiếm sống như nhiều nhà thơ khác ở trên thế giới, nói lên tiếng nói chống đối những người có thế lực, và ngay cả chống đối những người là bạn ḿnh yêu mến ḿnh, vẫn là tiếng nói can đảm.

 

Khi Mạc Ngôn được trao giải văn chương Nobel, nhiều người phản đối, trong có có Perry Link một học giả chuyên về văn chương Hoa ngữ. Dịch giả của Mạc Ngôn bênh vực tác giả, bảo rằng nhà văn sống trong chế độ độc tài đảng trị không thể phản kháng mạnh bạo. Perry Link đă nói đại khái là ông không chê trách là Mạc Ngôn đă không bênh vực Lưu Hiểu Ba, ông Link chỉ nhắc cho mọi người nhớ rằng, có những người đă can đảm lên tiếng và v́ thế xứng đáng được trao giải văn chương Nobel hơn.

 

Phải chăng, Bob Dylan, v́ những bài hát góp tiếng nói tranh đấu cho những người thấp cổ bé miệng, v́ những câu hát đậm chất thơ ảnh hưởng của Shakespeare, Thomas, và Byron, và rất có thể v́ ḍng họ là người Do Thái, đă lọt vào mắt xanh của Hội đồng Giám Khảo giải Văn chương Nobel. Tôi tin là như thế. Chúng ta, sau khi hỏi nhau lư do nào Bob Dylan được giải văn chương Nobel, sẽ hỏi nhau v́ lư do nào ông ta không chịu lên tiếng nhận hay không nhận giải thưởng cao quư này.

 

Tôi thường đọc trên báo chí Mỹ, từ nhà văn đến các nhà học thuật, nói về giải văn chương Nobel. Ai cũng có suy nghĩ riêng, cảm nhận riêng. Ai cũng nghĩ ư kiến của họ là ư kiến của những người chuyên nghiệp, hay chuyên ngành. Dĩ nhiên lời của họ có đầy giá trị; dù khi họ nói, họ không đưa ra tài liệu hay số liệu ǵ cả.

 

Họ nói trong số nhà văn Hoa Kỳ được giải Nobel văn chương, William Faulkner rất xứng đáng. Họ cho rằng chẳng ai c̣n đọc John Steinbeck, hay Pearl Buck. Họ chẳng buồn nhắc đến tên Ernest Hemingway. Tôi có đọc cả bốn tác giả này. Thú thật mà nói, tôi đọc Pearl Buck ít nhất, v́ văn bà hiền quá. Và có lẽ v́ tôi là nữ phái.

Tôi nói điều này, các bạn thử suy nghĩ xem có trùng hợp với ư nghĩ của các bạn không. Nhà phê b́nh nữ hay chọn phê b́nh tác giả nam. Phê b́nh gia nam hay chọn giới thiệu hay phê b́nh tác giả nữ. H́nh như có cái ǵ đó thu hút hai người khác phái, có thể người phê b́nh một cách vô thức nh́n thấy ở người viết cái ǵ đó bổ túc cho tư tưởng họ. Cũng có thể v́ không có cái xung khắc giữa những người cùng phái như tranh đua hay ganh tị. Tôi thường nghe các cô viết văn trẻ cằn nhằn bà phê b́nh gia nào đó chỉ chọn phê b́nh các nhà văn nam. Hay các nhà thơ nam nổi tiếng cứ kéo những  cô nhà thơ trẻ đẹp ra để cạnh bên ḿnh để được chụp ảnh chung và sau đó là khen ngợi nàng thơ mút chỉ cà ná.

 

Ớ! Không ai ngăn chận nên tôi nói lạc đề. Trở lại chuyện Nobel, tại sao cùng được giải văn chương mà John Steinbeck lại không xứng đáng c̣n William Faulkner th́ xứng đáng? William Faulkner viết về những người nông dân nghèo và những người nô lệ da đen, cái giai cấp bị chèn ép ngược đăi. John Steinbeck thường viết về giai cấp nghèo, giai cấp thấp kém so với giới nhà giàu như trong quyển Tortilla Flat, và The Grapes of Wrath. Bạn đọc lại Chùm Nho Uất Hận đi, đọc để thấy giới nhà băng cướp đoạt tài sản của nông dân, đuổi họ ra khỏi mảnh đất nuôi sống họ. Khi John Steinbeck viết truyện này, người ta cấm xuất bản, cáo buộc ông là Cộng sản. Bây giờ, nh́n thời cuộc ở Việt Nam, ai đă chiếm đất dân? Đọc Yu Hua Mười Chữ để hỏi ai ở Trung quốc đă chiếm đoạt nhà đất của dân. Phải Tư bản không?

 

Có một thời, giải văn chương Nobel được trao tặng cho những nhà văn đă dùng tiếng nói của họ tranh đấu cho những người không có tiếng nói, họ chống cường hào, ác bá. Họ nói lên cái sai của nhà  cầm quyền (bằng tác phẩm văn chương) đầy thuyết phục. Tiếng nói, hay lời than, hay lời phản kháng của một nhóm nhỏ, một cộng đồng, vang lên lan rộng ra thành tiếng nói của một thế hệ, kiếp người, nói cho văn vẻ là mang tính nhân văn, nhân bản. Không biết Hội đồng chấm giải văn chương Nobel khi chọn Mặc Ngôn họ có quan tâm đến chuyện ông này chép tay sổ đỏ của Mao Trạch Đông. Mặc Ngôn không hề mở miệng nói giúp cho Lưu Hiểu Ba người v́ tranh đấu cho nhân quyền mà rơi vào ṿng tù tội. Mà Mao Trạch Đông th́ bạn biết rồi; số người chết dưới tay ông  ta nhiều vô số kể, có thể so sánh với Hitler.

 

Tôi viết Bob Dylan không nghĩ rằng ḿnh là nhà thơ v́ tôi dựa vào bài phỏng vấn của Nora Ephron và Susan Edmiston. Bài này có tựa đề “Positively Tie Dream” in trong quyển “Bob Dylan – The Essential Interviews” Chủ biên soạn là Jonathan Cott của tạp chí Rolling Stone. Tôi chưa hiểu chắc chắn nghĩa của “Positively Tie Dream” nên tạm thời không dịch. Bài này được phỏng vấn từ tháng Tám năm 1965. Các bài phỏng vấn trong tuyển tập này được in từ năm 2006, mười năm trước khi Bob Dylan được chọn để trao giải thưởng Nobel 2016. Măi cho đến bây giờ chưa thấy ông lên tiếng sẽ tiếp nhận giải thưởng hay không. Trên website của ông có vài gịng cho biết là có nghe tin được trao giải thưởng nhưng vài giờ sau đó những gịng này đă bị xóa. Hội đồng trao giải thưởng sáng nay mắng mỏ ông là người kiêu ngạo và vô lễ. Người ta không đ̣i không xin, ai bảo tặng làm ǵ!

 

phong-van-bob-dylan

 

Năm 1965 Bob Dylan là nhạc sĩ đang lên và mới ngoài hai mươi tuổi. Quá nhiều hào quang cho một thanh niên trẻ tuổi như ông.

 

Hỏi: Ông có xem ḿnh trên căn bản là thi sĩ hay không?

 

Đáp: Không. Chúng ta suy nghĩ khác nhau về nghĩa của từ thi sĩ. Chữ này chẳng có nghĩa ǵ hơn chữ “nhà.” Có người viết_thơ và có người viết_th_ơ. Những người khác nữa th́ viết_thơ_.* Với tất cả mọi người làm thơ viết thơ, bà đều gọi tất cả bọn họ là thi sĩ hay sao? Có một thứ nhịp điệu riêng biệt trong một cách diễn tả nào đó có thể nh́n thấy được. Người ta không nhất thiết phải viết ra mới là nhà thơ. Có người làm công việc đổ xăng và họ là thi sĩ. Tôi không tự xem ḿnh là thi sĩ v́ tôi không thích cái chữ đó. Tôi là nghệ sĩ đu dây trong gánh xiệc.

 

Hỏi: Điều tôi muốn nói là, ông có nghĩ chữ nghĩa của ông có thể đứng một ḿnh nếu không có âm nhạc đi kèm?

 

Đáp: Chúng có thể đứng một ḿnh nhưng tôi không đọc chúng. Tôi thích hát chúng hơn. Tôi cũng viết những thứ không phải là bài hát. Tôi có một quyển sách sắp in.

 

Hỏi: Sách ǵ thế?

 

Đáp: Một quyển sách toàn là chữ.

 

*Chú thích có lẽ Bob Dylan trong cuộc phỏng vấn đă kéo dài giọng hay nhấn mạnh vào cách phát âm của chữ. Tôi không hiểu ông muốn nói ǵ nên đành bắt chước cách viết trong bài mà dịch ra như thế.

**Nhà văn Lê thị Huệ để chứng minh giả thuyết giải văn chương Nobel dành cho các nhà văn Do Thái đă đưa ra tên của những nhà văn Do Thái được giải văn chương Nobel. Đó là: Patrick Modiano (2014), Elfriede Jelinek (2004), Harold Pinter (2005), Imre Kertész (2002), Dario Fo (1997), Joseph Brodsky (1987), Saul Bellow (1976), Czeslaw Milosz (1980), Elie Wiesel (1986),… Danh sách có lẽ c̣n dài nhưng có lẽ đă đủ để chúng ta suy nghĩ về giả thuyết của nhà văn Lê thị Huệ.

 

 

@@@

 

PHỤ BẢN

 

10 bản nhạc phản kháng được xem là hay nhất của Bob Dylan. Và bài hát “Lay Down Your Weary Tunes” do chính Bob Dylan hát trong cuốn phim về cuộc đời âm nhạc của ông “No Direction Home” do Martin Scorsese thực hiện.

 

Lục lọi trên internet tôi gặp một bài viết về 10 bản nhạc phản kháng được xem là hay nhất của Bob Dylan. Tác giả là Becky Sherrick Harks. Có lẽ danh sách nhạc này được thực hiện đă lâu v́ không có bài nào ông Dylan sáng tác trong ṿng mười năm hay hai mươi năm gần đây. Tôi vừa lược dịch vừa tóm tắt ư của tác giả để các bạn biết sơ khởi về những bài hát của ông Bob Dylan; những bài hát đă mở đường đến việc ông được trao tặng giải Nobel văn chương.

 

“Blowin’ in the Wind” from “The Freewheelin’ Bob Dylan” (1963)

Bản nhạc này trở thành bài hát tiêu biểu trong thời kỳ tranh đấu đ̣i quyền b́nh đẳng cho người da đen với những câu hát “mở ngơ” như “Có bao nhiêu con đường người đàn ông phải đi qua/ Để được công nhận là trưởng thành?” và những câu trực tiếp phản đối như“Bao nhiêu lần đạn pháo bay?/ Trước khi chúng hoàn toàn bị cấm?”

 

“Masters of War” trích trong “The Freewheelin’ Bob Dylan” (1963)

Bản nhạc này Dylan viết để phản đối sự sản xuất súng đạn một cách qui mô giữa cuộc chiến tranh lạnh với Liên Sô với những câu như:

“Hăy đến đây các nhà lănh đạo chiến tranh/ Sản xuất toàn thể súng ống… Tôi chỉ muốn các ông biết rằng/ Tôi có thể nh́n xuyên qua mặt nạ của các ông.”

Hoặc là:

“Các người gài c̣ súng/ Để người khác bắn/ Rồi các người ngồi nh́n/ khi số tử vong càng lúc càng đông.

 

“Oxford Town” trong “The Freewheelin’ Bob Dylan” (1963)

Bài hát này được Dylan viết lúc ông James Meredith, sinh viên người da đen đầu tiên được nhập học ở Đại học Mississippi. “Anh ta đi học ở thành phố Oxford/ Súng và gậy gộc đuổi theo anh/ Chỉ v́ màu da nâu của anh” đă nói lên sự căng thẳng của nạn kỳ thị chủng tộc trong thập niên 60.

 

“A Hard Rain’s a-Gonna Fall” “The Freewheelin’ Bob Dylan” (1963)

Bài hát này bị cho (oan) là đáp ứng với sự “Khủng hoảng chương tŕnh phóng tên lửa vào Cuba” nhưng thật ra đă được sáng tác trước khi sự khủng hoảng xảy ra. Tuy nhiên với ca từ như “Tôi thấy súng và gươm bén trong tay trẻ con/ Và đó chính là một cơn rơi rất nặng hạt/ Rất nặng rất nặng rất nặng hạt cơn mưa rơi.” đây là một trong những bài phản chiến hùng hồn nhất.

 

“The Lonesome Death of Hattie Carroll” trong “The Times They Are a-Changin” (1964)

Trong bài hát này Dylan kể lại cái chết của một nữ nhân viên da đen chuyên pha và bán rượu ở quán bar. Bà tên là Hattie Carroll, 51 tuổi. Bà bị anh nhà giàu chuyên trồng thuốc lá ở Maryland giết chết và anh ta chỉ bị sáu tháng tù cho tội ác này. Ca từ “William Zanzinger giết chết người phụ nữ nghèo tên Hattie Carroll/ Bằng cây gậy anh ta thường tung tẩy xoắn xít bằng bàn tay có đeo nhẫn kim cương” đă ghi lại sự thật vào thời ấy nạn kỳ thị chủng tộc thao túng dữ dội.

 

“With God on Our Side” trong “The Times They Are a-Changin” (1964)

Bài hát này phản đối chiến tranh Việt Nam với những câu: “Chiến tranh Việt Nam đến vào thập niên sáu mươi/ Ai đó có thể cho tôi biết chúng tôi chiến đấu v́ lư do ǵ không?/ Nhiều chàng trai trẻ chết đi/ Nhiều bà mẹ già rơi nước mắt/ Bây giờ tôi xin đặt câu hỏi/ Trời Chúa Phật Thánh Thần có đứng về phía chúng tôi không?”

 

“Hurricane” trong “Desire” (1976)

Bài hát này kể lại câu chuyện một người vơ sĩ quyền Anh bị đi tù oan, cho thấy một xă hội kỳ thị chủng tộc và thành kiến đặt nặng lên người da đen nên buộc tội sát nhân cho vơ sĩ Hurricane một cách oan uổng. “Tất cả những lá bài của Rubin đều được đánh dấu trước/ Cuộc xử tội này như là một buổi xiệc của loài heo mà nạn nhân không có cơ hội được minh oan/ Thẩm phán đưa mấy tên say sưa trong khu ổ chuột ra làm nhân chứng” là những câu hát kết tội hệ thống (bất) công lư của Hoa Kỳ.

 

“Chimes of Freedom” trong “Another Side of Bob Dylan” (1964)

Trong bài hát này Dylan dùng h́nh ảnh của thiên tai để nói về những người yếu thế. “Chuông gióng cho những người nổi loạn/ Chuông gióng cho cơn bắn xối xả/ Chuông gióng cho người kém may mắn/ Người bị bỏ rơi và người bị lăng quên/ Chuông gióng cho người ngoại cuộc/ Luôn luôn bị đe dọa hiểm nguy.” Đây là những người Bob Dylan muốn bênh vực, ông đứng về phía họ.

 

“Maggie’s Farm” trong “Bringing It All Back Home” (1965)

Được xem là nhạc sĩ dân ca có đứng hàng đầu trong phong trào chống kỳ thị chủng tộc. Tuy nhiên, Bob Dylan luôn luôn chứng tỏ ông là người độc lập, không ai có thể sử dụng hay sai khiến ông nhân danh phong trào này nọ. “Ừ hứ, tôi sẽ gắng hết sức/ Làm thằng người của chính tôi/ Nhưng mọi người đều muốn bạn/ Sẽ giống hệt như họ/ Họ bảo rằng hăy hát ca trong khi bạn làm nô lệ.”

 

“The Times They Are a-Changin” trong “The Times They Are a-Changin” (1964)

Đây là bản nhạc bày tỏ sự hết ḷng trong cuộc tham gia đ̣i quyền b́nh đẳng cho người da đen của Bob Dylan. “Ngoài kia là cuộc đấu tranh đang sôi sục/ Không bao lâu nó sẽ làm rung chuyển cửa sổ và vách tường nhà bạn/ Bởi v́ đă đến lúc phải thay đổi.” Đây là những câu hát vượt thời gian của Bob Dylan.

 

Link của bản gốc là đây: Top 10 Bob Dylan Protest Songs |http://ultimateclassicrock.com/bob-dylan-protest-songs/?trackback=tsmclip

 

Bài hát “Lay Down Your Weary Tunes” được chính tác giả tŕnh bày ở phần cuối cuồn phim “No Direction Home.” Tôi cóp pi lời hát ở trên website của tác giả. Mời các bạn đọc thử xem có thấy chất thơ trong bài hát hay không nhé.

 

Lay Down Your Weary Tune - Bob Dylan

 

Lay down your weary tune, lay down
Lay down the song you strum
And rest yourself ’neath the strength of strings
No voice can hope to hum

Struck by the sounds before the sun
I knew the night had gone
The morning breeze like a bugle blew
Against the drums of dawn

Lay down your weary tune, lay down
Lay down the song you strum
And rest yourself ’neath the strength of strings
No voice can hope to hum

The ocean wild like an organ played
The seaweed’s wove its strands
The crashin’ waves like cymbals clashed
Against the rocks and sands

Lay down your weary tune, lay down
Lay down the song you strum
And rest yourself ’neath the strength of strings
No voice can hope to hum

I stood unwound beneath the skies
And clouds unbound by laws
The cryin’ rain like a trumpet sang
And asked for no applause

Lay down your weary tune, lay down
Lay down the song you strum
And rest yourself ’neath the strength of strings
No voice can hope to hum

The last of leaves fell from the trees
And clung to a new love’s breast
The branches bare like a banjo played
To the winds that listened best

I gazed down in the river’s mirror
And watched its winding strum
The water smooth ran like a hymn
And like a harp did hum

Lay down your weary tune, lay down
Lay down the song you strum
And rest yourself ’neath the strength of strings
No voice can hope to hum

 

Copyright © 1964, 1965 by Warner Bros. Inc.; renewed 1992, 1993 by Special Rider Music

 

Nguyễn thị Hải Hà

 

http://www.gio-o.com/NguyenThiHaiHa.html

 

 

© gio-o.com 2016