photo: Nguyễn thị Hải Hà

 

 

Nguyễn thị Hải Hà

 

Nhạc Blues và Ca Dao Việt Nam

 

Nhạc Blues là ǵ?

 

 

tản mạn

 

 

 

 

Nói đến ảnh hưởng của Jazz trong văn học Hoa Kỳ, không thể không nhắc đến nhạc Blues.


Blues là dân ca phát xuất từ những người nô lệ ở miền Nam (Hoa Kỳ). Blues có h́nh thức và âm điệu rất khác biệt so với các thể loại nhạc khác. Nguyên thủy, một bản nhạc Blues bao gồm 12 bar (thanh nhạc). Ca từ của Blues có h́nh thức của một bài thơ bao gồm nhiều đoản khúc (stanza), mỗi đoản khúc có ba câu. Hai câu đầu là một câu được lập lại hai lần, và câu thứ ba là câu được dùng để giải thích hay kết luận ư tưởng hai câu đầu đă mở ra.


Blues thường hát về nỗi khổ đau hay thân phận của con người. Ca từ Blues không những gói ghém nỗi buồn nhân thế mà c̣n là những bài học rút tỉa từ kinh nghiệm cuộc đời v́ thế chứa đựng h́nh ảnh của cuộc sống hiện thực thậm chí có khi nghèo nàn tăm tối.”
[1]

                                                     

Nhạc Blues phổ thông một phần là nhờ ở sự đơn giản, từ ca từ đến nhạc cụ, được hát trong lúc làm việc theo kiểu ḥ qua đáp lại, sau một ngày làm việc, trong tiệc cưới và đám tang, được mang vào giáo đường. Blues là nguồn gốc của Jazz và là  một khía cạnh của văn hóa Hoa Kỳ nổi tiếng trên thế giới. Blues, tuy có nguồn gốc từ người da đen nhưng chinh phục cảm t́nh của nhiều văn thi sĩ người da trắng, trong đó có W. H. Auden với bài thơ Funeral Blues, Dale Curran với Dupree Blues, Freeman Phillip với Little Nooley’s Blues, The Horn của John Clellon Holmes và c̣n nhiều tác giả khác nữa.  Nói đến ảnh hưởng của Blues trong văn học Hoa Kỳ dĩ nhiên là có rất nhiều tác giả đáng được nghiên cứu, nhưng với tôi có hai tác giả nổi bật nhất (v́ sở thích cá nhân tôi sẽ nói sau). Đó là Langston Hughes và James Baldwin.

 

Blues và Langston Hughes

 

Tôi đọc Langston Hughes từ những năm mới bắt đầu học ESL, chương tŕnh Anh ngữ cho người ngoại quốc. Thơ của Langston Hughes chữ dùng đơn giản nhưng ư thơ hùng biện và đầy khẩu khí. Bài thơ tôi đọc đầu tiên là Dreams.

 

Hold fast to dreams

For if dreams die

Life is a broken-winged bird

That cannot fly.

 

Dịch là:

 

Hăy ôm chặt ước mơ

V́ nếu ước mơ tàn

Đời như chim găy cánh

Không thể nào bay cao.

 

Là người tị nạn bắt đầu xây dựng tương lai với hai bàn tay không, bài thơ của ông như một lời khích lệ lớn lao.  Ông c̣n nhiều bài thơ khác cũng nói về mơ ước. Không biết ông mơ ǵ? Mơ thành một nhạc sĩ jazz lừng danh, hay mơ cải cách xă hội, san bằng thành kiến áp đặt lên người da màu? Ông ngụ ư ǵ khi cùng một bài thơ ông đặt cho hai cái tên? Harlem c̣n được gọi là Dream Deferred. Harlem, thành phố của những người da màu di cư từ miền Nam lên để lập nghiệp. Harlem cũng là nơi qui tụ những nhạc sĩ Jazz tài hoa. Hughes c̣n rất bài thơ hay như Song for a Dark Girl, Dream Boogie, Dream Variations, Theme for English B,… nhưng tôi lăng quên ông, v́ tôi phải theo đuổi ông thần tài để nương nhờ miếng cơm manh áo. Cho đến khi tôi t́m hiểu về nhạc Blues th́ gặp lại ông qua bài thơ The Weary Blues (Điệu Blues Mỏi Ṃn)…

 

Tài năng của Langston Hughes được khẳng định từ khi bài thơ Harlem ra đời, được củng cố thêm ngay sau đó với bài tiểu luận The Negro Artist and the Racial Mountain (Người Nghệ Sĩ Da Đen và Ngọn Núi Kỳ Thị Chủng Tộc).  Trong bài tiểu luận The Negro Artist and the Racial Mountain, Hughes nói về sự liên quan của Jazz với thơ của ông:

 

Most of my own poems are racial in theme and treatment, derived from the life I know. In many of them I try to grasp and hold some of the meanings and rhythms of Jazz. […]

But Jazz to me is one of the inherent expressions of Nego life in America; the eternal tom-tom beating in the Negro soul – the tom-tom of revolt life against weariness in a white world, a world of subway trains, and work, work, work; the tom-tom of joy and laughter, and pain swallowed in a smile.

Dịch:

Phần lớn thơ của tôi viết về chủ đề phân biệt chủng tộc và cách ứng xử với tệ nạn này, rút từ kinh nghiệm cuộc đời theo sự hiểu biết của tôi. Trong nhiều bài thơ tôi cố gắng chuyên chở ư nghĩa và nhịp điệu của Jazz. […]

Jazz đối với tôi là một trong những cách biểu lộ gắn liền với cuộc sống của người Hoa Kỳ da đen; là nhịp trống vĩnh cữu bập bùng trong tâm hồn của người da đen – nhịp trống của cuộc đời chống lại sự mỏi ṃn trong thế giới của người da trắng, thế giới của những chuyến xe lửa chạy dưới ḷng đất, của làm việc không nghỉ ngơi, nhịp trống của niềm vui và tiếng cười, và nỗi đau đớn bị nuốt trọn trong nụ cười.[2]

 

Phê b́nh gia Arnold Rampersad[3] nhận xét rằng “kỹ thuật làm thơ thành công nhất của Langston Hughes là khả năng kết hợp nhịp điệu của Blues và Jazz với thể thơ truyền thống. Phương pháp này được ông sử dụng từ lâu nhưng bắt đầu được biết đến nhiều hơn từ năm 1923 với bài thơ The Weary Blues. Nhân vật trong bài thơ hồi tưởng, đă nghe tiếng nhạc Blues được hát và đàn, trong một quán nhạc có bán (lén) rượu.” Trước Langston Hughes chưa có thi sĩ nào đă kết hợp điệu Blues của người da đen vào cách làm thơ của người da trắng. Sự cách tân táo bạo này đă mang cho ông giải thưởng thơ hạng nhất năm 1925 do tạp chí Opportunity tổ chức.

 

The Weary Blues

Droning a drowsy syncopated tune,

Rocking back and forth to a mellow croon,

I heard a Negro play.

Down on Lenox Avenue the other night

By the pale dull pallor of an old gas light

He did a lazy sway. . . .

He did a lazy sway. . . .

[…][4]

 

Dịch:

 

Bài Ca Blues Mỏi Ṃn

Đắm ch́m trong điệu nhạc biến thể[5]

Ngả nghiêng theo tiếng hát ngọt ngào,

Tôi nghe chàng nhạc sĩ da đen đánh đàn

Một đêm nào trên đại lộ Lenox

Bên ngọn đèn hơi ga nhợt nhạt

Giọng kèn lả lơi. . . .

Giọng kèn lả lơi . . . .[6]                              

 

Langston Hughes có lần đă nói, bài thơ Dream Deferred nên được xem tương tự với một bản Be-bop (nhạc jazz biến thể, nhịp điệu nhanh và không cố định, được dùng để chống lại thể điệu nhịp nhàng của nhạc swing là loại nhạc Jazz dành cho khiêu vũ). Vào đầu thập niên 1940, Hughes và một số nhạc sĩ trẻ ở Harlem xem Be-bop như một sự cách mạng. Khác với một số nhà văn Hoa Kỳ, tuy đă viết về Jazz, ca tụng Jazz, thần tượng hóa Jazz nhưng vẫn bị xem là người ngoại cuộc, thậm chí c̣n bị xem là giả mạo, mượn danh Jazz; thơ của Langston Hughes chính là những bài ca Blues, thí dụ như Po’ Boy Blues, và dưới đây là bài thơ Motto:

 

I play it cool

and dig all jive.

That’s the reason

I stay alive.

 

Tôi cứ phớt tỉnh

Thưởng thức nhạc swing

Đó là lư do
Tôi c̣n sống.

Ông có những bài Blues rất khôi hài như:

 

My gal's got legs, yes, legs like a kangaroo.
My gal's got legs, legs like a kangaroo.
If you don't watch out she'll hop all over you.

 

Người yêu tôi có đôi chân, vâng, như chân kangaroo

Người yêu tôi có đôi chân, như chân kangaroo

Nếu bạn không cẩn thận nàng sẽ tung tăng trên thân thể bạn.

 

Thơ (Blues) và cuộc đời của Hughes là biểu tượng của sự vượt qua thử thách cho đến khi thành công. Thơ của ông thường miêu tả cuộc đời nghèo khó bất hạnh của những người da đen hết sức cố gắng thoát khỏi số phận và thành kiến áp đặt lên họ.

 

Blues và James Baldwin

 

Hầu hết những quyển anthology (tuyển tập) truyện ngắn, và sách giáo khoa văn chương Hoa Kỳ, đều có in truyện ngắn Sonny’s Blues của James Baldwin. Tôi gặp truyện ngắn này nhiều lần nhưng luôn luôn bỏ qua, măi cho đến khi tôi t́m hiểu ảnh hưởng của nhạc Blues trong văn học Hoa Kỳ.

 

Baldwin lớn lên trong cộng đồng người da đen, hít thở bầu không khí nhạc Blues. Theo David Leeming, Baldwin sống và làm nghệ thuật không noi theo khuôn mẫu của nhà văn nhà thơ, mà theo khuôn mẫu của nhạc sĩ jazz, điển h́nh là Miles David và Ray Charles. Tôi đọc một số sáng tác và tiểu luận của Baldwin, Sonny’s Blues có tác động mạnh nhất vào tâm lư của tôi.

 

Câu chuyện được kể bởi người anh của nhân vật Sonny. Đây là câu chuyện của hai anh em, mất cha rồi đến mẹ rất sớm, nhà nghèo. Người anh gia nhập quân đội, đứa em trai phải ở lại với gia đ́nh vợ của người anh. Dù gia đ́nh người vợ cố gắng đối xử tử tế với Sonny, nhưng bản tính trẻ với những quyến rũ của xă hội xung đột xảy ra và Sonny bỏ nhà ra đi. Sonny muốn trở thành nhạc sĩ dương cầm chuyên môn về Jazz nhưng người anh không đồng ư v́ biết tương lai của nhạc sĩ Jazz rất tối tăm. Jazz là môn nhạc vẫn bị người đời coi thường. Nhạc sĩ Jazz thường rơi vào cảnh ăn chơi, say sưa, nghiện ngập. Một thời gian sau người anh trở về, thành giáo viên dạy toán, và điều anh lo sợ đă trở thành sự thật. Sonny bị ở tù v́ sở hữu, sử dụng, và mua bán bạch phiến. Ra khỏi tù, Sonny liên lạc lại với người anh nhưng t́nh cảm của hai anh em bị sứt mẻ cho đến khi một đêm kia Sonny mời anh đi xem Sonny tŕnh diễn dương cầm ở một quán rượu.

 

Nếu bạn chỉ biết Jazz trong phim Chicago, hay trong phim The Great Gatsby, loại Jazz đă biến h́nh theo thời gian, hào nhoáng và ồn ào, thật khó mà nhận ra Jazz phát xuất từ Blues, loại nhạc hát về những mảnh đời khốn khó. Blues của Sonny’s Blues xuất hiện trong khung cảnh Harlem. Baldwin cho người đọc nh́n và nghe thấy Blues ở những nơi b́nh thường trong cuộc sống, như từ trong một cái bar gần trạm xe điện ngầm với tiếng nhạc phát ra từ Juke box.

 

I began to listen more carefully. The subway station was on the corner, just before us, and I stopped. He stopped, too. We were in front of a bar and he ducked slightly, peering in, but whoever he was looking for didn’t seem to be there. The juke box was blasting away with something black and bouncy and I half watched the barmaid as she danced her way from the juke box to her place behind the bar. And I watched her face as she laughingly responded to something someone said to her, still keeping time to the music. When she smiled one saw the little girl, one sensed the doomed, still-struggling woman beneath the battered face of the semiwhore.

 

Tôi bắt đầu lắng nghe cẩn thận hơn. Trạm xe điện ngầm ở góc đường, ngay trước mặt chúng tôi, và tôi dừng lại. Thằng bé cũng dừng lại. Chúng tôi đứng trước cửa một quán rượu và nó nghiêng đầu, nh́n vào, nhưng người mà nó t́m h́nh như không có mặt. Cái máy nhạc Juke tiếp tục ồn ào một bài hát nào đó rất là nhạc của người da đen đầy sôi động và tôi lơ đăng nh́n cô gái hầu rượu nhún nhảy từ máy juke đến chỗ của cô ngay phía sau quầy rượu. Tôi ngắm nghía cô khi cô vừa cười vừa trả lời với một người nào đó đồng thời vẫn nhún nhảy theo tiếng nhạc. Khi cô mỉm cười người ta nh́n thấy một cô bé, tương lai sẽ có số phận hẩm hiu, bây giờ đang cố gắng làm người lớn, bên dưới cái bề mặt bầm dập của một người bước chân trong chân ngoài ngưỡng cửa mua bán thân xác.

 

Người đọc nh́n thấy nhạc Blues trên hè phố, trước cổng chung cư, từ một nhóm hát dạo ba người, hai nữ và một nam. Nhạc cụ của họ chỉ có một cái trống dẹp có gắn lục lạc (tambourin).

 

As the singing filled the air the watching, listening faces underwent a change, the eyes focusing on something within; the music seemed to sooth a poison out of them; and time seemed, nearly, to fall away from the sullen, belligerent, battered faces, as though they were fleeing back to their first condition, while dreaming their last.

 

Khi tiếng hát lấp đầy không gian, khán thính giả thay đổi nét mặt, ánh mắt họ như quay vào nội tâm, âm nhạc như vỗ về cho chất độc chảy ra khỏi người họ; và thời gian như thoát khỏi những khuôn mặt cau có, hậm hực, bầm dập, như thể họ cố chạy trốn để trở về t́nh trạng ban đầu, trong khi vẫn thầm mơ những ước muốn cuối cùng.

 

Người đọc sẽ thấy những bản nhạc Blues được Sonny tŕnh tấu dương cầm ở quán rượu đêm:

 

The dry, low, black man said something awful on the drums, Creole answered, and the drums talked back. Then the horn insisted, sweet and high, slightly detached perhaps, and Creole listened, commenting now and then, dry, and driving, beautiful and calm and old. Then they all came together again, and Sonny was part of the family again. I could tell this from his face. He seemed to have found, right there beneath his fingers, a damn brand-new piano. It seemed that he couldn’t get over it. Then, for awhile, just being happy with Sonny, they seemed to be agreeing with him that brand-new pianos certainly were a gas. […]

 

[…] Now these are Sonny’s blues. He made the little black man on the drums know it, and the bright brown man on the horn. Creole wasn’t trying any longer to get Sonny in the water. He was wishing him Godspeed. Then he stepped back, very slowly, filling the air with immense suggestion that Sonny speak for himself.

 

Người đàn ông da đen, nhỏ bé và cằn cỗi, chê bai ǵ đó về tiếng trống, Creole trả lời, và tiếng trống đáp lại. Rồi giọng kèn trổi lên, ngọt ngào và cao vút, hơi lạc lơng. Creole lắng nghe, b́nh phẩm lúc này lúc khác, sau đó khô khan và dẫn lối, b́nh tĩnh và già dặn. Sau đó họ ḥa  hợp với nhau và Sonny lại trở thành người trong gia đ́nh. Tôi có thể nhận thấy điều này trên nét mặt của em tôi.  Em tôi dường như t́m ra, dưới các đầu ngón tay của hắn, một cái đàn dương cầm mới toanh. Dường như hắn không thể gạt qua một bên cái niềm vui này. Rồi th́, một hồi lâu thôi, chung vui với Sonny, dường như họ cũng đồng ư với Sonny rằng, cái dương cầm mới toanh của hắn chỉ là một thoáng gió. […]

                 

[…] Giờ đây là các điệu Blues của Sonny. Em tôi khiến ông già da đen nhỏ bé đánh trống phải nhận thấy điều này, và người đàn ông có màu da nâu đang thổi kèn nữa. Creole không c̣n cố đẩy Sonny vào trong nước nữa. Ông ta chúc Sonny đàn nhanh như gió. Rồi ông la hăm lại, rất chậm răi, ông lấp đầy không trung với một lời đề nghị quan trọng, Sonny hăy tự phát biểu bằng tiếng đàn của Sonny.

 

Đoạn văn trên đây nói lên một đặc tính của Blues; đó là sự xướng họa của các nhạc sĩ, như ngày xưa những người nô lệ làm việc trong vườn, trên đồng, hay trong rừng, cũng dùng nhạc cụ và tiếng hát đối đáp với nhau.

 

Creole began to tell us what the Blues were all about. They were not about anything very new. He and his boys up there were keeping it new, at the risk of ruin, destruction, madness, and death, in order to find new way to make us listen. For, while the tale of how we suffer, and how we are delighted, and how we may triumph is never new, it always must be heard. There isn’t any other tale to tell, it’s the only light we’ve got in all this darkness.

 

Creole bắt đầu nói cho chúng ta biết Blues là ǵ. Nhạc Blues chẳng phải là điều mới mẻ nhưng ông ấy và các nhạc viên trên sân khấu cố gắng giữ cho nó luôn luôn mới, dù phải chịu đựng sự suy tàn, đổ vỡ, điên rồ, và ngay cả cái chết, để t́m ra một phong cách mới khiến chúng ta phải chú ư nghe. Bởi v́, trong khi kể lại câu chuyện chúng ta phải chịu đựng khổ nhọc như thế nào, hay chúng ta đă vui mừng như thế nào, và đă thành công như thế nào th́ tuy chuyện chẳng mới mẻ ǵ, nhưng đây là những chuyện cần có người nghe. Ngoài ra chẳng c̣n chuyện ǵ khác đáng kể hơn, Blues là nguồn sáng duy nhất chúng ta có được trong bóng tối đen kịt này đây.

 

James Baldwin viết rất nhiều về kỳ thị chủng tộc, đồng tính luyến ái, Harlem và Jazz. Quyển truyện nổi tiếng của ông “Go Tell it to the Mountain” nói về một ngày trong đời của một nhóm người sống trong Harlem. Sonny’s Blues là truyện ngắn nổi tiếng nhất của ông. Không chỉ nói về t́nh anh em và âm nhạc, James Baldwin diễn tả thân phận của người da đen, chú (của người kể truyện) bị một đám người da trắng (trong cơn say) lái xe đụng rồi bỏ chạy, mặc cho người bị nạn nằm chết trên đường dưới sự chứng kiến của người anh (bố người kể truyện). Từ đó người Bố trở thành một người bất b́nh thường. Baldwin cho người đọc nh́n thấy cái bất lực của người kể truyện, biết là em ḿnh sẽ rơi vào con đường đen tối nhưng không thể nào cưỡng lại được ḍng đời. Qua lời văn Baldwin người đọc thấy được cảm giác lẻ loi của người sống gần một cộng đồng nhưng không bao giờ thuộc vào cộng đồng ấy.

 

Và đây là một đoạn tự thuật Baldwin có bàn sơ qua nghệ thuật viết văn.

 

I was an interloper; this was not my heritage. At the same time I had no other heritage which I could possibly hope to use – I had certainly been unfitted for the jungle or the tribe. I would have to appropriate these white centuries, I would have to make them mine – I would have to accept my special attitude, my special place in this scheme – otherwise I would have no place in any scheme. What was the most difficult was the fact that I was forced to admit something I had always hidden from myself, which the American Negro has had to hide from himself as the price of his public progress; that I hated and feared the world. And this meant, not only that I thus gave the world an altogether murderous power over me, but also that in such a self destroying limbo I could never hope to write.

      One writes out of one thing only – one’s own experience. Everything depends on how relentlessly one forces from this experience the last drop, sweet or bitter, it can possibly give. This is the only real concern of the artist, to recreate out of the disorder of life that order which is art.

 

 

Tôi là một người ngoại cuộc; chỗ này không phải là nơi chôn nhau cắt rốn của tôi. Tôi chẳng có gia tài có thể dùng được – Tôi cũng chẳng thích hợp với nơi rừng thẳm hay các bộ lạc. Có lẽ tôi cần phải “mượn đỡ” mấy trăm năm văn hóa của người da trắng rồi biến hóa sao cho chúng trở thành của riêng tôi – Tôi phải chấp nhận thái độ đặc biệt của tôi, chỗ đứng đặc biệt của tôi trong âm mưu (mượn đỡ) này – nếu không, tôi sẽ không có chỗ đứng ở bất cứ nơi đâu. Điều khó khăn nhất, tôi buộc ḷng phải thú nhận một điều mà tôi luôn giấu kín ngay cả với bản thân, người Mỹ da đen phải lẩn trốn tự chính bản thân v́ đó là cái giá phải trả cho cái sự trở nên nổi tiếng; đó là tôi ghét bỏ và sợ hăi tất cả mọi người. Thú nhận điều này có nghĩa là, không những tôi hoàn toàn cho phép loài người cái quyền lực vô cùng mạnh mẽ để họ có thể khống chế hay giết bỏ tôi, mà tôi c̣n ở trong t́nh trạng tự hủy hoại bản thân đến mức độ tôi không bao giờ có thể hy vọng được tiếp tục viết văn nữa.

      Người ta viết dựa vào vỏn vẹn một điều – kinh nghiệm của bản thân. Tất cả đều tùy thuộc vào cách người ta kiên tŕ ép vắt từ cái kinh nghiệm này cho đến giọt cuối cùng, dù ngọt hay đắng. Đây là điều quan tâm duy nhất của người làm nghệ thuật. Tái sáng tạo từ sự mất trật tự của cuộc đời (thành ra một trật tự mới), cái trật tự đó là nghệ thuật. [7]

 

Tôi có một sự đồng cảm khá kỳ cục với truyện ngắn này. Tôi nh́n thấy sự âu lo của tác giả, một người đàn ông da đen, dành cho cuộc đời đứa em trai rất giống sự âu lo của tôi, một phụ nữ tị nạn người Việt Nam, dành cho hai đứa con gái. Tôi có một thời gian sống trong housing project (khu chung cư dành cho người nghèo) nên đọc bài Sonny’s Blues của Baldwin tôi nh́n thấy ngay trước mắt cuộc sống mà ông diễn tả, nhất là đoạn ba người hát dạo tŕnh diễn trước chung cư. Tôi luôn lo ngại các con tôi sa ngă vào những cạm bẫy chung quanh. Tôi đoán chắc người đọc Sonny’s Blues của Baldwin có thể nghe được tiếng kêu thầm thảng thốt của những bậc cha mẹ, muốn con đi học ra làm bác sĩ, kỹ sư, dược sĩ, nha sĩ, nhưng con cứ quyết liệt đi làm nhà văn, vũ công, họa sĩ, và (nhất là) nhạc sĩ jazz. Những nhà nghệ sĩ dường như cứ t́m những chốn đoạn trường mà đi, và có lẽ họ cần phải qua chốn đoạn trường mới có khả năng diễn tả của một nhà nghệ sĩ. Đọc Baldwin tôi nh́n thấy cảm giác của một người ngoại cuộc, người sống trong một cộng đồng khác màu da luôn luôn mang cảm giác lạc lơng, đừng trách người ta không chấp nhận ḿnh v́ thật ra ḿnh cũng không hoàn toàn muốn ḥa nhập vào trong cái thế giới xa lạ kia.

 

(c̣n tiếp)

 

 

Nguyễn Thị Hải Hà

 

 

www.gio-o.com/NguyenThiHaiHa.html             

 

 

[1] X. J. Kennedy và Dana Gioia, “Literature – An Introduction to Fiction, Poetry, Drama, and Wrting.” Compact Edition. Fifth Edition. @2007. P. 549. (Nguyễn thị Hải Hà lược dịch)

[2] Tom-tom là một loại trống con thường được gắn lên trên trống bass trong giàn trống.

[3] Giáo sư chuyên dạy Văn chương của nhiều đại học danh tiếng. Hai quyển tiểu sử về Langston Hughes và Ralph Ellison của ông vào chung kết của các giải thưởng danh tiếng Pulitzer và National Book Award.

[4] Tiếp theo của The Weary Blues

[…]

To the tune o’ those Weary Blues.

With his ebony hands on each ivory key

He made that poor piano moan with melody.

O Blues!

Swaying to and fro on his rickety stool

He played that sad raggy tune like a musical fool.

Sweet Blues!                                                                                                                         

Coming from a black man’s soul.

O Blues!

In a deep song voice with a melancholy tone

I heard that Negro sing, that old piano moan –

“Ain’t got nobody in all this world,

Ain’t got nobody but ma self.

I’s gwine to quit ma frownin’

And put ma troubles on the shelf.”

Thump, thump, thump, went his foot on the floor.

He played a few chords then he sang some more –

“I got the Weary Blues

And I can’t be satisfied.

Got the Weary Blues

And can’t be satisfied –

I ain’t happy no mo’

And I wish that I had died.”

And far into the night he crooned that tune.

The stars went out and so did the moon.

the singer stopped playing and went to bed

While the Weary Blues echoed through his head.

He slept like a rock or a man that’s dead.

 

[5] syncopated là biển đổi nhịp điệu của một bản nhạc cho đến khi nó thành nhịp điệu của một bản nhạc mới.

[6] Dùng chữ lả lơi để dịch chữ sway th́ hơi xa nguồn, nhưng tôi không thích chữ xoay xoay, ngả nghiêng, lắc lư. xin chịu tội với độc giả. Bài thơ c̣n dài nhưng tôi xin ngừng ở đây v́ không dám dịch hết bài thơ. Nếu được một nhà thơ nào của Gió O ra tay th́ tôi cảm ơn nhiều.

 

[7] Tương tự endnote 1 của Kennedy và Gioia, James Baldwin, “Race and the African American Writer, (1955)”, page 71.

 

© gio-o.com 2015