Nguyễn thị Hải Hà

 

Ba người đàn ông

 

tản mạn

 

 

Anh hàng xóm và con chó Gypsy.

 

 

Thật ra tôi muốn đặt tựa đề là ba người đàn ông kỳ cục nhưng suy nghĩ một lúc rồi thôi; bởi v́, có thể, người kỳ cục là tôi chứ không phải là họ.

 

Ông Mo là người làm việc chung. Tôi cẩn thận không dùng chữ “bạn” đồng nghiệp v́ tôi không chắc ông xem tôi như bạn; dù tôi có thể khẳng định rằng chúng tôi không thù nghịch với nhau. Mo là người Mỹ gốc Lebanese, da trắng. Ông sang Mỹ từ khi ông mười lăm tuổi nên giọng nói của ông không có accent. Tôi và ông cùng cấp bậc nhưng ông có thế lực hơn. Từ khi nhóm kỹ sư ban cầu đường của tôi bị thay ban lănh đạo, tôi là người kỳ cựu nhất c̣n sót lại nên là người cô quạnh nhất. Tôi bị cô lập. Ông Mo là người của ban lănh đạo mới, trẻ hơn tôi có lẽ đến sáu hay bảy tuổi. Không có ngày nào mà ông không nhắc đến việc về hưu của tôi. Nói đùa thôi, nhưng ngày này qua ngày khác, làm tôi đâm nhột. Tôi hỏi thẳng thừng. “Ông nghĩ là tôi nên về hưu? Tại sao?” Tôi nghĩ thầm, tôi về hưu có thể là có lợi cho những người có cấp bậc thấp hơn, để họ có thể lên chức. Nhưng tôi và ông có cùng cấp bậc tôi không choán chỗ của ông. Ông nói lảng sang chuyện khác, và sau đó ít nhắc đến việc về hưu của tôi hơn.

 

Có người buột miệng, coi chừng viết khơi khơi về một người như vậy có thể tạo cái nh́n phiến diện, và kỳ thị về nhân vật. Trời! Lại có người sợ đàn ông Mỹ da trắng bị đàn bà Việt Nam kỳ thị. Giả ngộ hoài! Nói vậy nhưng tôi cũng nhận ra cả ba người đàn ông tôi viết trong bài này đều là người Mỹ, đàn ông, và da trắng. Phải chăng những bóng ma kỳ thị chủng tộc xuất hiện từ vô thức của tôi?

 

Bất cứ người nào tôi gặp, tôi đều có ư định đưa vào tác phẩm. V́ lẽ đó tôi thường quan sát người chung quanh rất kỹ. Thói quen quan sát lâu ngày giúp tôi đoán biết người ḿnh đang tiếp xúc có đáng tin cậy hay không. Có người bảo rằng đó là giác quan thứ sáu. Người khác lại cho rằng đó là thành kiến, có thể sai lầm. Dù ǵ đi nữa, tôi vẫn mang cảm giác là phải luôn luôn đề pḥng ông Mo. Hằng ngày chúng tôi chào hỏi, nói chuyện thân thiện với nhau. Thỉnh thoảng tôi hỏi thăm vợ con ông và chuyện học hành của hai đứa con gái của ông nhưng tôi luôn luôn cẩn thận; Ở chỗ làm việc, friendliness (thân thiện) không phải là friendship (t́nh bạn). Trời đẹp, Mo nói:  “Nh́n ḱa, nắng ấm trời đẹp, khi bà về hưu bà có dọn đi đâu không?” Trong ngày, bất kể lúc nào, ông nói: “Nghĩ đến lúc về hưu, ngày nào cũng là ngày thứ Bảy, Chủ Nhật. Ngày nào cũng là ngày vacation.” Nhưng mà tôi chưa đến tuổi về hưu. Tôi lập lại lần thứ mấy mươi.

 

Hôm qua tôi đi nha sĩ, khám định kỳ giữ cho răng sạch. Ông nha sĩ, Dr. Brown, nói răng tốt, b́nh thường. Có nghĩa là không có ǵ tệ hại hơn chứ già rồi đâu có cải lăo hoàn đồng để răng có thể trở nên trắng đẹp và lợi trở nên hồng hào tráng kiện.

 “Bà nghĩ ǵ về Tông Tông Trâm (Trump)?” Ông Brown hỏi.

Tôi chỉ vào mồm ú ớ. Tại sao mấy ông nha sĩ hay nhét vào mồm ḿnh những thứ lỉnh kỉnh rồi hỏi chuyện ḿnh làm sao mà mở miệng nói. Ông lấy ống hút ra khỏi mồm tôi.

“Ông Trâm tuyên bố những ǵ?”

“Chính sách kinh tế của Hoa kỳ với Trung quốc. Nhập khẩu phải tương đương với xuất khẩu.”

Mắc mớ ǵ mà ông Brown lại nói chuyện kinh tế với Trung quốc với tôi. À th́ ra ông lầm tưởng tôi là người Trung quốc. Có lẽ ông muốn bày tỏ ḷng thân thiện với thân chủ bằng cách nói về sự hiểu biết của ông về xứ sở nguồn gốc của thân chủ.

“Tôi không phải là người Tàu, tôi là người Việt Nam. Chính sách cân bằng kinh tế nhập khẩu và xuất khẩu của Mỹ với Tàu th́ cũng “fair” thôi.”

Tôi muốn nói tiếp. “Tàu hả. Đánh tụi nó đi, đánh cho tụi nó chạy sút quần đi, cho nó bỏ cái tật ăn hiếp người yếu thế.” Nhưng tôi kềm lại. Tôi không muốn có chiến tranh. Mỹ đánh Tàu th́ cũng tổn thất tiền thuế của dân quèn như tôi. Chập sau ông Brown lại hỏi:

“Bà có thường qua Trung quốc không?”

“Để làm ǵ?” Tôi ngơ ngác.

“Để du lịch hay thăm thân nhân.”

“Tôi là người Việt Nam. Tôi không có thân nhân ở Tàu.”

Tôi đă chẳng nói với ông trước đó chưa đầy một phút tôi là người Việt Nam hay sao mà ông cứ hỏi chuyện nước Tàu. Giá mà có cái cây hay cục đá sẵn trên tay, tôi sẽ gơ vào đầu ông ta cho ông ta tỉnh lại. Nha sĩ cũng có khi ngu.

Ông Brown và ông Mo có cùng một chứng bệnh. Hỏi chỉ để mà hỏi chứ không thiết nghe câu trả lời. Có lẽ họ quá tự tôn để không nhận ra cái hời hợt đến ngu ngốc của họ. Bạn đang ở Hoa Kỳ? Hăy hỏi một người Mỹ nào đó Việt Nam nằm đâu trên bản đồ thế giới. Xác xuất cái người Mỹ ấy không biết Việt Nam nằm đâu rất cao. Thật đó.

 

Chiều qua, tôi đứng ở cửa sổ nh́n sang ngôi nhà đối diện, thấy anh chàng chủ nhà (tên là Christian) dọn đi. Anh ta dọn về xóm nhà tôi khoảng tháng Tám hay tháng Chín năm 2012. Tôi nhớ rơ v́ tháng Mười năm ấy chúng tôi bị cơn băo Sandy thiệt hại nặng nề, mất điện cả tháng. Khi anh dọn vào có vợ dọn phụ. Bây giờ anh dọn đi th́ dọn một ḿnh. Chưa đầy năm năm mà Christian đi đến chỗ không c̣n có vợ và không c̣n có nhà. Anh ta vẫn c̣n con chó nhỏ Gypsie. Cái kỳ cục của Christian tôi kể đă lâu rồi. Anh không cho bất cứ người nào đậu xe trước cửa nhà anh ta. Con đường trước nhà tôi chỉ được đậu một bên, phía bên nhà tôi bị cấm đậu xe. Nhiều khi nhà trong xóm có tiệc, nhiều người đến, đậu xe trước cửa nhà anh anh không chịu. Bạn tôi đậu xe trước cửa nhà tôi, anh gọi cảnh sát. Hàng xóm không ưa anh, và anh cũng không ưa hàng xóm. Tôi th́ thật ra có tí cảm t́nh với anh. Hồi cơn băo Sandy, hai cây anh đào ngă chắn ngang driveway của tôi. Anh có ngỏ ư cho mượn cái cưa tay khá to khi thấy ông anh chồng của tôi dùng cái lưỡi cưa bé tí tẹo. Carmen, vợ của anh, nói đùa, dùng cái cưa bé tẹo ấy th́ cưa đến cơn băo sang năm cũng chưa xong. Carmen kể, lúc băo gió to; Christian sợ cây đổ đè lên nhà, nên anh lái xe xuống băi đậu xe của một công ty bảo hiểm gần đường 22. Anh ngủ trong xe đêm ấy. Carmen ở lại nhà đón cơn băo một ḿnh. Chiều qua, Christian dọn đồ lên U-haul, đứng tần ngần dáng lẻ loi. Con chó Gypsy sủa tung tăng nhảy cỡn. Ăn cơm xong tôi nh́n ra sân, xe đă đi. Hàng xóm nói, anh ta là người thích đánh bạc. Một trong những điểm kỳ cục của anh ta là hồi mới dọn về, anh ta để một cái sô pha cũ trên driveway nhà anh ta cả mấy tháng trời. Tôi từng nghĩ thầm có lẽ anh ta để cái sô pha để làm chỗ chắn, đề pḥng bọn xă hội đen t́m đến thanh toán anh ta. Rồi tôi tự chế nhạo ḿnh là bị phim ảnh táo bạo ảnh hưởng nhiều quá. Sau khi dẹp cái sô pha th́ anh đậu một cái thuyền khá to. Cái thuyền biến đâu mất trước khi anh ta bán nhà. Có lẽ, người ta bán thuyền trước rồi bán nhà sau.

 

Tôi đă nói ở trên tôi e rằng người kỳ cục là tôi chứ không phải là ba người đàn ông Mỹ người da trắng tôi vừa kể. Tôi kỳ cục là ở chỗ:

Thứ nhất, trong tôi có sự xung khắc giữa chuyện về hưu và ở lại làm. Tôi muốn về hưu (non) nhưng ngại thiếu tiền và ở không lâu ngày đâm nhàm chán. Tôi muốn ở lại làm nhưng càng ngày càng thấy rơ ràng hơn ban lănh đạo mới từng bước khuyến khích tôi ra khỏi cửa. Ông Mo chỉ là cái máy phát thanh bán chính thức của ban lănh đạo mới. Cái xung đột nội tâm của tôi về chuyện về hưu khiến tôi luôn có chút cáu kỉnh. Khi bà chị chồng của tôi nói, sao mà tham quá cứ đi làm hoài không chịu về hưu. Tôi nói thầm, tôi chưa đủ tuổi lănh lương hưu. Về hưu rồi bà có phát lương cho tôi sống không?

Thứ hai, dù không ai (dám) nói thẳng ra, mọi người đều tự hỏi, có hay không sự kỳ thị chủng tộc. Kỳ thị chủng tộc cũng giống như khói hay sương, ḿnh thấy nó ở đó, mù mờ nhưng không nắm bắt được. Nhiều khi ḿnh không biết những đối xử phân biệt giữa người này với người kia là do sự khác nhau về bản tính, giai cấp, kinh tế, hay văn hóa hay là v́ kỳ thị chủng tộc.

Ông Mo, bắt đầu làm việc cho công ty xe lửa sau tôi. Trước đó ông làm cho tư nhân. Luật ngầm của công ty tư nhân, khi kinh tế yếu kém cần sa thải nhân viên, ai vào công ty sau th́ bị cho ra ŕa trước. Phải chăng, khi ngầm ư khuyến khích tôi về hưu, ông lo ngại v́ ông vào sau nên phải ra trước? Hay tôi luôn luôn bị ám ảnh ḿnh là phụ nữ da vàng nên dễ bị coi thường. Người ta giữ đồng bọn, cô lập tôi và chỉ cần đẩy một cái tôi bị giạt ra đứng bên lề xă hội.

Ông Brown cũng như bao nhiêu người Mỹ trắng khác, nh́n người Á châu nào cũng như nhau không phân biệt được Tàu, Nhật Bản, hay Việt Nam. Tôi cũng như nhiều người khác nh́n không biết người da trắng nào gốc Đức gốc Nga hay Ái Nhĩ Lan. Tuy nhiên, nếu một người da trắng kêu lên anh ta nh́n người da đen người nào cũng giống nhau anh ta sẽ bị phê b́nh là kỳ thị chủng tộc ngay. Ông Brown có thể chỉ muốn lấy ḷng thân chủ mà đâm ra bị hiểu lầm coi thường thân chủ.

Anh Christian, ở trong xóm gần năm năm khi dọn đi vẫn bị xem là kẻ lạ chỉ v́ những hiểu lầm chân ướt chân ráo buổi ban đầu. Rất có thể anh ta cũng nghĩ ngược lại là cả cái xóm nhà tôi kỳ thị anh ta.

Và tôi sau khi viết về ba người đàn ông ngồi suy nghĩ về sự kỳ cục của ḿnh. Câu chuyện tôi kể có lẽ khiến người đọc nghĩ đến bài diễn thuyết “The Danger of a Single Story” của nhà văn Chimamanda Ngozi Adichie, những câu chuyện ngắn, có thể biểu hiện một cách dang dở về một người, một nền văn hóa, v́ thế có thể tạo nên thành kiến sai lầm và nguy hiểm.

 

Nguyễn thị Hải Hà

02/2017

 

http://www.gio-o.com/NguyenThiHaiHa.html

 

© gio-o.com 2017