tranh: lê thị QuếHương


 

 

Nguyễn Thị Hải

 

 

 

“Quý Mão bốc, kim nhật vũ.

Kỳ tự Tây lai vũ?

Kỳ tự Đông lai vũ?

Kỳ tự Bắc lai vũ?

Kỳ tự Nam lai vũ?”

(Theo Quách Mạt Nhược “Bốc từ thông toản” xuất bản năm 1933)

 

 

Quẻ ngày Quý Mão

Trong mùa Xuân Hạ

Kính hỏi quỷ thần

Phương nào mưa tới

 

Từ hướng Tây sang

Từ phương Đông lại

Từ miền Bắc xuống

Hay từ Nam lên?

 

Một bài thơ mưa

Có ngày có mùa

Có người ngóng đợi

Có vật khắc ghi

 

Có mình ở giữa

Như từ cổ sơ

Cũng đang ngóng đợi

Mưa qua tư bề

 

1 “Kim nhật vũ” là lời bói về thời tiết được viết trên mai rùa vào cuối đời Ân Thương thuộc Trung Quốc cổ đại. Loại văn này gọi là “giáp cốt bốc từ” hoặc “giáp cốt văn”, nội dung chủ yếu ghi chép những chiêm bốc của hoàng gia nhà Thương về tế tự, thời tiết, mùa màng, săn bắt, chiến tranh, bệnh tình, sinh nở.... “Bốc từ” tuy chưa phải là sáng tác văn học, nhưng hình thức và bút pháp rất gần với thơ, trong đó thiên “Kim nhật vũ” có tính cách tiêu biểu.

Bài dân ca “Giang Nam” trong Hán Nhạc phủ:

Giang Nam khả thái liên,

Liên diệp hà điền điền!

Ngư hí liên diệp gian.

Ngư hí liên diệp Đông.

Ngư hí liên diệp Tây.

Ngư hí liên diệp Nam.

Ngư hí liên diệp Bắc.

Tạ Diễm, tiến sĩ văn học, nêu ý kiến trong một bài viết rằng, chiêm bốc sư và người hái sen dẫu sống cách nhau 2000 năm, tình cảnh sai biệt, nhưng dường như cả hai đều đang làm thơ.  

 

 

 

Nguyễn Thị Hải

 

http://www.gio-o.com/NguyenThiHai.html

 

 

© gio-o.com 2019