photo: Nguyễn Man Nhiên



 

cố viên vấn đáp

nguyễn thị hải dịch thơ

 

在京思故园见乡人问

王绩

旅泊多年岁,老去不知回。

忽逢门前客,道发故乡来。

敛眉俱握手,破涕共衔杯。

殷勤访朋旧,屈曲问童孩。

衰宗多弟侄,若个赏池台。

旧园今在否,新树也应栽。

柳行疏密布,茅斋宽窄裁。

经移何处竹,别种几株梅。

渠当无绝水,石计总生苔。

院果谁先熟,林花那后开。

羁心只欲问,为报不须猜。

行当驱下泽,去剪故园莱。

 

Tại kinh tư cố viên kiến hương nhân vấn

Vương Tích

Lữ bạc đa niên tuế,

Lão khứ bất tri hồi.

Hốt phùng môn tiền khách,

Đạo phát cố hương lai.

Kiểm mi câu ác thủ,

Phá thế cộng hàm bôi.

Ân cần phỏng bằng cựu,

Khuất khúc vấn đồng hài.

Suy tông đa đệ diệt,

Nhược cá thưởng trì đài.

Cựu viên kim tại phủ,

Tân thụ dã ưng tài.

Liễu hàng sơ mật bố,

Mao trai khoan trách tài.

Kinh di hà xứ trúc,

Biệt chủng kỷ chu mai.

Cừ đương vô tuyệt thủy,

Thạch kế tổng sinh đài.

Viện quả thùy tiên thục,

Lâm hoa na hậu khai.

Ki tâm chỉ dục vấn,

Vị báo, bất tu sai.

Hành đương khu hạ trạch,

Khứ tiễn cố viên lai.

 

Dịch thơ:

Ở kinh thành nhớ nhà, gặp người làng hỏi chuyện

 

Đất khách, năm đã bộn,

Già chớm, quên liệu về.

Ngoài cổng có khách đến,

Bảo mới lên từ quê.

Rung mi, tay vội nắm,

Gạt lệ cùng nâng ly.

Trước ân cần thăm bạn,

Sau hỏi đàn ấu nhi.

Họ nghèo đông con cháu,

Chỗ nào dựng đài ao?

Vườn có như ngày cũ,

Cây mới hẳn thêm vào?

Dày hay thưa hàng liễu,

Chật hay rộng mái tranh?

Trúc gầy thêm mấy khoảnh,

Mai nhân thêm mấy cành?

Mương nước đừng để tuyệt,

Mặt đá còn rêu xanh?

Cây nào quả chín sớm,

Hoa rừng nào muộn đơm?

Nhớ nhà hỏi không dứt,

Cậy anh gỡ vò tơ.

Sớm về lội đầm ruộng,

Cắt cỏ vườn hoang sơ.

 

答王无功问故园

朱仲晦

 

我从铜州来,见子上京客。

问我故乡事,慰子羁旅色。

子问我所知,我对子应识。

“朋游总强健,童稚各长成。

华宗盛文史,连墙富池亭。

独子园最古,旧林间新坰。

柳行随堤势,茅斋看地形。

竹从去年移,梅是今年荣。

渠水经夏响,石苔终岁青。

院果早晚熟,林花先后明。”

语罢相叹息,浩然起深情。

归哉且五斗,饷子东皋耕。

 

Đáp Vương Vô Công vấn cố viên

Chu Trọng Hối

Ngã tùng Đồng Châu lai,

Kiến tử thượng kinh khách.

Vấn ngã cố hương sự,

Úy tử ki lữ sắc.

Tử vấn ngã sở tri,

Ngã đối tử ưng thức.

“Bằng du tổng cường kiện,

Đồng trĩ các trưởng thành.

Hoa tông thịnh văn sử,

Liên tường phú trì đình.

Độc tử viên tối cổ,

Cựu lâm gián tân quynh.

Liễu hàng tùy đê thế,

Mao trai khán địa hình.

Trúc tùng khứ niên di,

Mai thị kim niên vinh.

Cừ thủy kinh hạ hưởng,

Thạch đài chung tuế thanh.

Viện quả tảo vãn thục,

Lâm hoa tiên hậu minh.”

Ngữ bãi tương thán tức,

Hạo nhiên khởi thâm tình.

Quy tai thả ngũ đấu,

Hướng tử đông cao canh.

 

Dịch thơ:

Đáp lời Vương Vô Công hỏi chuyện quê nhà

 

Tôi từ Đồng Châu lại,

Gặp anh, khách kinh thành.

Anh hỏi chuyện làng nước,

Chân tình tôi ủi an.

Những điều mà tôi biết,

Sẽ đáp lời với anh.

“Bạn ta đều còn mạnh,

Đám trẻ đã trưởng thành.

Họ ta thịnh văn sử,

Đài ao kề khang trang.

Vườn tược còn nguyên vẻ,

Rừng xưa xen ruộng đồng.

Thuận thế đê trồng liễu,

Xem đất cất nhà tranh.

Trúc đánh hồi năm ngoái,

Mai năm này trổ bông.

Mương nước đầy tháng hạ,

Đá rêu xanh quanh năm.

Quả vườn chín tuần tự

Hoa rừng khoe nhịp nhàng.”

Nói xong cùng than thở,

Lòng dậy những tình thâm.

Bất quá năm đấu gạo,

Về tự cày gò đông.

 

Chú thích:

*Vương Tích (585-644), tự Vô Công, hiệu Đông Cao Tử, người Giáng Châu, Long Môn (nay là huyện Hà Tân, tỉnh Sơn Tây). Là nhà thơ thời Sơ Đường. Về tên chữ Vô Công, có thể tìm hiểu qua bài thơ “Độc chước” của ông:

 

獨酌

浮生知幾日

無狀逐空名。

不如多釀酒,

時向竹林傾

 

“Phù sinh tri kỷ nhật,

Vô trạng toại không danh.

Bất như đa nhưỡng tửu,

Thời hướng trúc lâm khuynh.”

 

Dịch thơ:

Uống rượu một mình

Phù sinh đâu mấy lúc

Không công cũng chẳng danh

Chẳng bằng ủ thêm rượu

Vui rót dưới tre xanh

(nguồn vi.wikipedia.org)

Vương Tích xuất thân thế gia, từng làm vài chức quan nhỏ, nhưng thời gian mỗi lần không dài, sau tuổi bốn mươi từ quan về quê, cày ruộng ẩn cư Đông Cao cho tới khi mất. Ông là em trai Văn Trung Tử Vương Thông, nhà Nho lỗi lạc cuối đời Tùy. Nhà thơ trẻ tài hoa Vương Bột là chắt của ông. Vương Tích tính thích rượu, sớm chán nản công danh, vui thú điền viên. Thơ ca noi theo phong cách Nguyễn Tịch thời Tam Quốc, Đào Tiềm- Đào Uyên Minh đời Tấn, thoát hẳn sự bao trùm của “Lương Trần cung dịch chi phong” (phong khí thơ ca cung đình thời Lương Trần) trên thi đàn Đường Sơ. Thơ ông dân dã, chất phác, ngôn từ gần gũi, thông tục, có ảnh hưởng tích cực đến các nhà thơ sau này như Trương Cửu Linh, Trần Tử Ngang và trường phái thơ sơn thủy điền viên thời Thịnh Đường. 

*Chu Trọng Hối, người cùng làng với nhà thơ Vương Tích. Chỉ lưu lại duy nhất bài thơ này. 

 

Nguyễn Thị Hải

4/2021