BS Nguyễn Hy Vọng

Khi hai tiếng nói
sống chung với nhau > 2000 năm
 

Chúng ta đã nói và xài tiếng Tàu theo cách của ta mà Tàu nó không biết đến, đảo ngược, đối chọi và đọc khác rồi thay đổi ý nghĩa đi làm cho bộ mặt thật của cái tiếng tàu lúc đầu không nhận ra được nữa, thí dụ như: khốn nạn, người Bắc Việt hiểu theo kiểu Tàu là cực khổ, đau khổ, trong khi người Trung và Nam Việt thì đều hiểu khốn nạn là đểu giả, lưà gạt, bịp bợm, cà chớn, lưu manh ! còn nữa:

[cao thủ] khác với [cao tay]

[trước mắt] khác với [nhãn tiền]

[số người] khác với [nhân số]

[đời người] khác với [nhân thế]

[nhất la] khác với [một là] v..v. cả ngàn thí dụ như vậy.. chứng tỏ cáiï độc lập tư tưởng của người Việt ta ngay cả khi bị lệ thuộc chữ nghĩa với Tàu khá nhiều từ hai ngàn năm

Nếu không có sự thay bậc đổi ngôi đó, không có sự xào nấu lại tiếng Tàu cho hợp với cách nói và ý nghĩ của ta thì có thể là tiếng việt đã bị tiếng tàu đè bẹp từ lâu rồi, thay vì đánh vần ê a thì có lẽ chúng ta đã xì xồ xì xà từ lâu rồi, và rồi muốn viết thì phải vẽ hình như Tàu, vì tiếng Tàu có đánh vần bao giờ đâu, có vần đâu mà đánh,[bộ chữ của Tàu thật ra chỉ là 7500 cái hình vẽ mà nó gọi là chữ viết[sic]

Tiếng Việt xưa cũng rất xưa và nay cũng rất nay, có mới mà cũng không chịu bỏ cũ nên vẫn còn mãi .

Ở Việt Nam cũng có độ 5 – 10 % dân thiểu số nói chừng hơn 50 thứ tiếng khác nhau ,nay bọn cầm quyền đang đè ép dân thiểu số, ăn cướp đất sinh sống của họ, nhưng bọn cầm quyền này rồi có ngày sẽ phải đền tội thôi, vì sự chống đối của dân thiểu số ï có hậu thuẫn và sẽ kéo dài với nhiều bất ngơ và bất lợi cho bọn cầm quyềnø

Những dân thiểu số này có văn hóa rất xưa và cũng văn minh lắm[tại Xuân Lộc miền Nam] có những phiến đá khổng lồ dựng đứng đã mấy ngàn năm , không hiểu làm sao người xưa có thể đẽo và dựng lên với những dụng cụ thô sơ hồi đó

Trái lại, tiếng Gaulois thời xưa mới đụng chạm ngắn với tiếng Latinum thì đã chết ngay đơ cán cuốc vì chịu không nổi sự phản bội của chính con cháu mình.! Ai đời mới gặp tiếng Latinh chúng nó đã hè nhau bỏ rơi đồng loạt tiếng Gaulois của ông bà chúng mà chạy theo mấy tụi lính tráng Lamã , bắt chước nói theo chúng, đó là chưa kể hiện nay ngoài tiếng Pháp ra còn có ít nhiều 74 thứ tiếng khác vẫn còn nói trên đất Pháp chứ đâu phải một mình tiếng Pháp mà thôi đâu [ tiếng Corse, Basques, Occitan, Breton[200 đến 300 ngàn] tiếng Catalan, Flamand, Alsacien [gần 1 triệu]]

Ngay cả tổng thống Jacques Chirac cũng phải miễn cưỡng tuyên bố là sẽ phải làm tăng giá trị của các tiếng thiểu số bên Pháp, dù bên trong ổng chỉ muốn lờ chúng đi; trong khi đó thì Việt cọng lại bày đặt ra chuyện chuẩn hóa và chong xáng hóa tiếng Việt  mà ngu dốt qúa chẳng hiểu là dựa vào đâu mà đòi chuẩn hóa ?!, ngay cả một cái Viện ngôn ngữ của cũng sản xuất ra những từ điển đầu voi đuôi chuột, bịa ra những định nghĩa quái đản như là “chốc mòng” thì bảo nghĩa là “ rộn rịp”! chững chạc thì bảo nghĩa là “ ngay ngắn” [sic] thật là hết thuốc chữa! [Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê]

Còn ở miền Nam thì một từ điển quá mới như của Nguyễn văn Khôn lại dại dột đưa hàng ngàn những tiếng rặt là của Tàu vào trong từ điển Việt Anh của ông ta làm cho người đọc đâm ra chê cười vì cái ngớ ngẩn đó: ... nhất chu ? ngưu lạp, ngưu nhũ, ngưu cách ! ...và những hớ hênh sai lầm không chấp nhận được [ đanh ác thì viết là nanh ác!] hoặc những thiếu sót kỳ quặc, [thiếu chữ nữ sĩ] , hay là vớ vẩn tự đặt ra một từ kì quặc là bề thâm![sic] thật là vô ý thức [xem từ điển Việt Anh của Nguyễn văn Khôn] 

BS Nguyễn Hy Vọng

www.gio-o.com/nguyenhyvong.html

© 2006 gio-o