Nguyễn Hy Vọng

Cái nguồn và cái ngọn 

người Huế nói là ...mô tê ni nớ răng rứa? Người Bắc thì : lạ nhỉ! ông giăng cheo chên bầu giời  Người Nam thì : đi yề yơí yợ miền guê . Trong khi cả nước thì đều nói : bọn xâm lược, và đều hiểu cả.

Những cái từ, cái tiếng để sau một câu hỏi đó, xem như là tiếng địa phương thật ra, chúng nó là nền móng và nguồn gốc của tiếng Việt hồi xưa thật xưa, trong khi những từ ngữ mới vay mượn sau này như việt cọng, xâm lược, phương Bắc chỉ là những nhánh cây mới nhú ra về sau này thôi

Miền Nam đã có sách tiếng Việt miền Nam , miền Trung đã có từ điển tiếng Việt miền Trung, còn miền Bắc thì chưa làm nổi một tiếng Việt miền Bắc!

Sao lạ thế? bởi vì không phải không làm nổi, nhưng tại vì từ lâu họ cứ tưởng tiếng nói miền Bắc là tiêu chuẩn là chong xáng! còn những tiếng kia là tiếng địa phương, ám chỉ là không chong xáng! thật ra miền Bắc cũng có tiếng địa phương nhưng vì hiểu lầm rằng, cái gì miền Bắc ra là chung cho cả nước chứ không phải tiếng địa phương. Xin ôm bụng cười nửa phút, vì nó buồn cười quá! chong xáng vườn chè làm xao mà tiêu chuẩn cho nổi, chính chị chính em thì làm xao mà hiểu được ai là chị ai là em !, làm xao cho xướng thì hết mẹ nó cái xướng rồi,

Đó là chưa kể miền Bắc hiểu lầm là tiếng Việt có sáu giọng[sic] thật ra, miền Trung và Nam chỉ có năm giọng thôi, bởi vì các ông tây ngôn ngữ cũng như cụ Alexandre de Rhodes đả nói rõ là cụ ta chỉ viết tự điển cho tiếng miền Bắc mà thôi[ linguae annamiticae sev Tunchinensis] # tiếng An nam hay là tiếng đàng Ngoài!

vì cụ ấy đã hiểu lầm rằng tiếng nói miền Bắc cũng là tiếng nói của miền Nam luôn, mà trong khi trốn chui trốn nhủi ở cả hai miền, đuổi đằng trong thì ổng chạy ra đàng ngoài, ông ấy đã biết rằng hai miền, từ ngàn năm trước khi ổng tới đã có rất nhiều cách nói rất khác nhau

Thật ra thì khác nhau rất nhiều, không phải chỉ một vài trăm tiếng mà người Bắc không biết nói cũng như có nói theo thì cũng không hiểu là gì, cũng như trường hợp tiếng Hán Việt, nói, đọc, phát âm, và viết đều làm cho cả ngàn triệu người Tàu ngẩn tò te ra mà thôi , mặc dầu là hồi trước là tiếng của nó, nhưng mà nó cũng đành chịu thua.

Chừng nào hiểu được rằng miền Bắc cũng cần có một từ điển riêng cho tiếng địa phương thì chừng đó mới có được cái ý thức rằng tiếng nói miền Bắc  không phải là tiếng nói của toàn dân và sẽ không bao giờ là tiếng nói của toàn dân Việt.

Vì vậy mà cứ tiếp tục xem tiếng nói miền Trung và Nam là tiếng địa phương mà chả hiểu địa phương tính là gì . 

Thật ra nếu muốn, người miền Trung có thể nói hàng câu dài mà người miền Nam và người miền Bắc chịu thua không hiểu nổi, vì người Trung nói tiếng chìm, tiếng gốc, tiếng con nhà, tiếng Việt hồi xưa, tiếng nói thôi nôi của Đông nam A', trong khi miền Bắc cực khổ đứng mũi chịu sào suốt 2000 năm bị Tàu hiếp đáp về văn hóa cũng như ngôn ngữ nên đã bị Tàu hóa khá nhiều và suốt 50 năm qua, lại bị Trung cọng hóa khá nhiều trong khi người miền Trung Việt vẫn còn giữ những đường nét xưa về tiếng nói cũng như văn hóa, vì đúng vậy, quê cũng thật là quê mà xưa cũng thật là xưa, xưa hơn tiếng Bắc nhiều, nên tiếng Bắc không hề và cũng không thể là tiếng nói chung cho cả 75 triệu người Việt được, không xứng đáng gọi là tiếng thôi nôi cho dân tộc Việt được, chính tiếng miền Trung mới thật là cái nôi của tiếng Việt trong khi tiếng Bắc và Nam chỉ là cái giường tạm nằm sau đã hết thôi nôi rồi!

Không có gì đúng đắn cho bằng sự thật, ngay cả những ai muốn chối bỏ sự thật cũng thấy rõ là cái sự thật vẫn đè nặng lên đầu óc của chính mình là người chối bỏ nó.

Quyển từ điển nguồn gốc tiếng Việt, chứ không phải là riêng chi cho tiếng Bắc tiếng Nam hay tiếng Trung, sẽ chỉ cho ta thấy ngay nguồn cội chúng ta ở đâu?/ ở ngay miền đất Đông nam Á này, và nguồn cội của tiếng Việt ba miền cũng ở ngay đây, cái nôi thật của ông ba chúng ta, chứ không phải ở bên Tàu, cái nôi giả mà Tàu nó đã cho mượn gần 2500 năm nay, mà nay đã hư nát rồi, vậy mà bọn Việt cọng đã còng lưng bán nước để trả nợ một món nợ thôi nôi giổm!

Nguyễn Hy Vọng