Thế nào là một từ điển nguyên ngữ?

 

 

             BS  Nguyễn Hy Vọng

 

      Từ lâu ta chỉ có những từ điển thông dịch[house/ maison là nhà] hoặc những từ điển giải thích [nhà là cái chỗ ở của một hay nhiều người]

 

      Ta chưa hề có từ điển nguyên ngữ cho tiếng Việt| và vì thế sự học hỏi tìm hiểu thêm tiếng Việt thiếu sót vô cùng!

 

      Nhà là gì?  Tại sao lại gọi/phát âm/ đọc là nhà/ có thật chỉ có người Việt mới đọc như thế và hiểu như thế sao? và cái nghĩa gốc có phải như vậy không hay là khác đi?

 

Thắc mắc này rất chính đáng và cần thiết cho chừng 27000 tiếng trong Việt ngữ, từ chữ nhà [dễ hiểu ?] cho đến những chữ khó hiểu hơn như đau đớn[đớn là gì?] đẹp đẽ[đẽ là gì?

 Những chữ khó hiểu này có đến # 7000, ta nói mà ta chẳng hiểu gì, nói như vẹt vậy thôi, từ mấy ngàn năm nay rồi. Ta đã vay mượn rất nhiều tiếng Tàu  qua hơn hai ngàn năm nay, vì vậy cứ tưởng là nguồn gốc của từng tiếng trong Việt ngữ có thể tìm ra từ trong các từ điển của Tàu.

 Tiếng Việt thật ra không phải như người ta thường tưởng, nó khó mù trời!

 

      Phần từ ngữ Hán Việt, là tiếng con nuôi, sau hai ngàn năm vẫn còn mùmờ.                         

 

     Phần nôm na, tiếng Việt thuần ròng, tiếng con nh, tiếng con đẻ; sau mấy chục ngàn năm vẫn còn như một bãi sa mạc, sự tìm hiểu gần như không có!   

      

     Sự thật về tiếng Việt phải đi tìm theo những con đường mòn hun hút bạt ngàn, chằng chịt khắp vùng rừng núi Đông nam Á, nếu may mắn tìm thấy một phát âm quen thuộc một nghĩa gốc quen thuộc, thì bạn đã gặp được một tiếng anh em [cognate] rồi đó

 

       Sự tìm hiểu tiếng Việt bị khựng lại đã lâu, vì người ta cứ tưởng đâu nghiên cứu chữ Tàu và phát âm Hán Việt là đủ; thật ra ta phải học tất cả các tiếng nói anh em của vùng ngôn ngữ Đông nam Á[tiếng Miên, Lào, Thái, Chàm, Nùng Thổ, tiếng Mon bên Miến điện, cả tiếng Miến nữa...chưa xong, còn phải học hỏi tất cả các thứ tiếng của 54 sắc dân thiểu số hiện đang chia nhau chung sống với người Việt trên mảnh đất chữ  S mà nay đang bị méo mó khá nhiều vì bị cắt bớt đem dâng không cho Tàu!

 

        Lại nữa tiếng Chàm đã từ hai ngàn năm nay cho tiếng Việt mượn rất nhiều từ ngữ mà ta lờ đi không muốn nhìn mắc nợ, lại còn coi thường tất cả những gì “chàm”!

 

       Đi tìm nguồn gốc tiếng Việt trong tiếng Tàu là bước hai bước mà trật đường rầy cả hai!  Tiếng Tàu mình xài trong tiếng Việt  chỉ là những tiếng vay mượn,  hai nữa là chỉ có thể giúp ta tìm hiểu nguồn gốc của các tiếng Hán Việt mà thôi; thí dụ “tổ chức” là “tết, dệt” chứ làm sao mà hiểu cho được ý nghĩa của hai chữ “đành hanh” hay “đành rành”[sic] hoặc là nguồn gốc của những chữ/tiếng Việt thuần ròng/ con nhà[sic] sau đây: ...”tôi đi chợ mua hai con cá” chẳng hạn! chợ là gì, là gì, mua là gì  !

 

       Sau # 100 năm tìm hiểu, nay thì thế giới ngôn ngữ học đã biết là tiếng Việt xưa của ta không phải từ tiếng Tàu mà ra, mà lại bắt nguồn ngay tại chỗ [vùng Đông Nam Á] và đã là một nhánh của cây ngôn ngữ Mon-Khmer từ ngàn ngàn năm về trước, từ cái thuở mà ta chưa phải là Giao chỉ mà Tàu cũng chưa phải là Tàu!

 

      Vậy thì làm sao mà biết đâu là đâu? May thay, bằng phương pháp so sánh âm, vần, cách phát âm của mấy ngàn năm về trước, mà ta không thể biết[ hồi đó làm gì có máy ghi âm , tệ hơn nưã là chữ Tàu chỉ là những hình vẽ, không ghi được âm] với chữ viết và cách phát âm đi kèm của mấy ngàn năm về sau, ta cũng có được những nhận xét khá vững về nguồn gốc của tiếng Việt ta. Đó là khoa ngôn ngữ học so sánh,  âm vận học so sánh, ngữ nghĩa học so sánh  [comparative linguistics/ comparative phonetics/ comparativesemantics] nghe thì có vẻ lôi thôi khó hiểu nhưng tôi xin lấy một vài thí dụ dễ hiểu:

 

      Nếu ta biết được rằng:

           trong trẻo trong veo    thì người Thái họ nói là   trẻo veo

           băn khoăn sợ hãi thì họ nói là khoăn hãi

thì ta bắt đầu nghi ngờ là giữa tiếng Việt và tiếng Thái phaiû có chi đây! và quả là có thật, vì có đến 42 % tiếng Thái đang sống chung với tiếng Việt !        

           chân mây, chân trời thì người Khmer nói là        châng mêkh

           chân tay                    thì họ cũng nói là                 chân đay

thì  ta sẽ không ngạc nhiên khi biết rằng có đến 28 % tiếng Miên  cùng một  nguồn gốc với tiếng Việt

           đành rành        thì người Chàm cũng nói là           đành đành

           đành đạch                      thì họ cũng nói là            ch-đác  ch-đàng

có đến 12% tiếng Chàm chen vai thích cánh  với tiếng Việt, điều mà ít người ngờ đến!

           vắng vẻ thì người Lào họ gọi là vằng ve

           quạnh quẽ  thì họ cũng gọi là quành que

có đến  30 % tiếng Lào  cùng một nhịp đàn ngôn ngữ  với tiếng Việt, mà lâu nay ta cứ tưởng rằng họ không cùng một lòng một dạ với ta về âm vận và ý nghĩa.

        Còn nhiều nữa, không biết bao nhiêu là tiếng nói khác của vùng đất thiêng Đông Nam Á đã chia xẻ “cái nôi ngôn ngữ”õ chung với tiếng nói ông bà chúng ta, khi mà người Tàu xưa còn vắt vẻo dọc con sông Hoàng Hà  cách xa chúng ta cả mấy ngàn cây số và chỉ biết đến chúng ta qua một tên xa lạ là Man[ mà họ cũng phát âm trật là Man- an và viết là Vạn An [xem bản đồ xưa nhất của Tàu  dưới đây] .

 

      Tất cả những gì mà sách xưa của Tàu đã ghi lại về chúng ta đều phải xét lại cả, chứ ta đừng nên gục đầu  ê a đọc rồi mà cho là khuôn vàng thước ngọc, chỉ vì nó là sách xưa của Tàu[sic] làm như thể sách càng xưa thì nói càng đúng hơn sách bây giờ, không có gì trái với thực tế cho bằng! và không có gì tỷ lệ ngược cho bằng!

 

       Đó là lập trường của vài ông Hán Việt cứ khư khư cho là cái gì của ta cũng do Tàu mà ra, như một một món hàng tư tưởng ế khách của một buổi chợ chiều văn hóa

 

      Họ không chịu nhận là họ đã bị những tìm kiếm mới của ngônngữ học qua mặt một cái vù, mà cứ giữ khư khư nhửng thành kiến đã mục nát từ lâu

 

      Họ có cái “thái độ chùm gởi”  của nhửng kẻ học trò của ông thầy Tàu, chỉ muốn được thơm lây mà không chịu đi tìm cái sự thật và cái giá trị riêng  của mình.

 

      Họ là ai ? họ là người đã phát ngôn vô tội vạ về nguồn gốc người Việt như sau:

người Việt chẳng qua là người Tàu mà tràn xuống sinh sống ở vùng quanh châu thổ sông Hồng hiện nay rồi khi đủ điều kiện thuận tiện[sic?] thì trở thành ngườiViệt”[sic]/ xin miễn phê bình !

 

                  Họ là người đã nói như sau: ...”tiếng Việt chẳng qua là tiếng Tàu xen lẫn một vài tiếng Mường tiếng Mọi mà thôi vì chẳng qua gặpï thì có thêm một vài tiếng để mà tiện nói chuyện hay buôn bán với họ[sic]!

 

       Cũng may là từ trước, cũng có những học giả có ý thức chân chính trả đũa lại như ông Dương quảng Hàm và ông Nguyễn háo Vĩnh, nhưng nói chung đã bị những ông kia đánh phủ đầu vì những ông kia họ có sách báo để  làm chuyện đánh lộn sòng đó!

 

       Không kể ra hết được những níu kéo ràng rịt thân thương giữa tiếng Việt và các tiếng nói anh em cật ruột khác ở Đông nam Á mênh mông bao quanh đất nước ta như một vòng dây thân ái, thay vì quay mặt lại ngưỡng mộ tên cướp ngày hung dữ ngàn đời là Tàu rồi đi kiếm nguồn kiếm gốc nơi nó trong một cố gắng huyễn hoặc muôn đời mà chính nạn nhân là ta lại cứ muốn xin đi hộ khẩu chung với kẻ cưỡng hiếp kinh niên, đó là chứng bệnh tinh thần  là “identification with the agressor/ đi bênh kẻ có tội với mình”  mà mấy ông Hán Việt giổm hiện đang mắc phải!

 

       Quyển Từ điển nguồn gốc tiếng Việt (Vietnamese Cognatic Dictionary) với 4000 trang và 275000 etymons[âm gốc] và nghĩa gốc]đang xuất bản dưới hai dạng CD rom và sách in sẽ đem lại cho bạn, người yêu mến tiếng mẹ,  một cái nhìn hoàn toàn mới lạ nhưng khoa học về cái nguồn gốc thực sự của tiếng Việt mà chúng ta tha thiết muốn biết đã từ lâu.

 

        Nó sẽ cho ta biết từng con chữ, từng chữ, từng âm, từng vần, từng âm trình, âm tiết, từng cái nhấn giọng cho đến từng giọng của ba miền, từng tiếng một, từng tiếng ghép, từng từ  từng ngữ, từng nghĩa đen, từng nghĩa bóng; trọn vẹn, đầy đủ, đâu vào đó/ không có một tiếng nào mà phải bị mang tiếng là đệm, không có một từ nào còn bị tối nghĩa một cách oan uổng tức tối.

 

        Quyển sách này sẽ là cái gối đầu giường cho ta, êm và mềm, từ đầu đời cho đến cuối đòi, là niềm hãnh diện cho 80 triệu người Việt, xứng đáng với câu nói đầy khen ngợi của ông Leonard Bloomfield, nhà ngôn ngữ học Mỹ nổi tiếng khắp thế giới, rằng tiếng Việt là “ một tiếng nói văn- hóa lớn của miền Đông nam Á”...

 

                                 a great cultural language of South East Asia... “

 

                                                                                 

 

 

NHỮNG CÁI HIỂU LẦM VỀ TIẾNG VIỆT

 

    

 

    1/ Trong tiếng Việt có rất nhiều tiếng Tàu !?

 

Nếu ta có mượn đôi ba chục ngàn tiếng Tàu mà nói đi nữa thì qua 2300 năm vay mượn, mỗi năm ta chỉ mượn có khoảng 12 tiếng thôi, 1 tháng một tiếng, có gì là nhiều!? Thật ra tiếng Tàu trước sau chỉ có độ 7500 từ gốc rồi họ chắp nối với nhau để có đủ tiếng mà nói[ vỹ-đại, uy nghi, lẫm liệt v..v...lại nữa phần lớn những từ ngữ mà ta mượn của Tàu trong vòng 100 năm vừa qua mới là nhiều, mà chính những từ ngữ kỹ thuật ấy là do người Nhật đặt ra trong vòng thế kỷ vừa qua do họ văn minh kỹ thuật trước Tàu, chứ không phải Tàu đặt ra

 

     2/  Vì có nhiều tiếng Tàu quá nên tiếng Việt nghèo đi [sic]!

Ta có mượn mà nói, nhưng Tàu nó  đâu có rút rỉa, lấy lại bớt của ta tiếng nào đâu.  Nếu vốn liếng ngôn ngữ  của ta là 100% mà ta có thêm 30% tiếng Tàu thì ta đã có 130% , chứ có mất mát gì đâu mà phàn nàn? Tiếng Mỹ vay mượn  90% của các tiếng khác.

 

     3/  Tiếng Việt từ tiếng Tàu mà ra [sic].. Nhiều người có cái ý nghĩ này là vì cái tinh thần nô lệ của ta, đã hết bị nô lệ hơn 1000 năm mà vẫn còn ham nói dòng [thanh thủy] thay vì nói dòng nước trong.  Thử hỏi 80 triệu người Việt có còn ai muốn nói dòng thanh thủy nữa, mắc mớ gì mà phải nói vậy, nói bến cũ chứ mắc mớ gì mà phải nói là cổ độ , bị vướng vô cái  hệ lụy Hán Việt như cái nợ ba đời, bị mắc vô cái óc vọng ngoại làm khổ thêm con cháu phải nhai mấy cái của nợ đó cho đến đờiø nào?

 

       Gần đây công trình nghiên cứu tiếng Việt của các nhà ngôn ngữ học quốc tế đã ghi nhận tiếng Việt có gốc Mon-Khmer, một nhánh nhỏ của gốc Austro-Asian.

 

Theo Encyclopedia Britannica 2000  thì : “ ... the Vietnamese language is distinct, it can be described as a fusion of Mon Khmer, Tai and Chinese elements... the failure of the chinese language to assimilate the Vietnamese language underscores the fact that strong elements of Vietnamese culture must have emerged long before China established its rule over Vietnam”/ ta nên lấy đó mà suy gẫm!

 

      4/  cụ Trần trọng Kim bảo rằng”trong tiếng Việt có rất nhiều tiếng đệm, tự  nó không có nghĩa nhưng khi ghép với một tiếng khác có nghĩa thì nó đổi nghĩa của tiếng ấy đi[sic]...” trời đất! nói lựng lựng như vậy mà không đưa một bằng cớ gì!

 

      Dựa vào đâu mà nói là đệm? mà ai đệm cho, mà đệm hồi nào vậy, mà tại sao lại phải đệm, mà tại sao lại đệm chữ này mà không đệm chữ kia, mà tại sao một người mà cả nước nghe theo răm rắp, mà người ấy là ai vậy, ông vua nào đệm, ông quan nào đệm?! / một sự  đoán càn làm thui chột hàng ba bốn thế hệ về sau không ai dám tìm hiểu tiếng Việt cho đàng hoàng nữa!

 

      Thế cho nên cả những người nghiên cứu về văn phạm tiếng Việt sau này cũng nhại đi nhại lại cái câu bất hủ đó của cụ Kim như một châm ngôn vàng ngọc, có người hiện nay còn  nói bắt chước theo ổng là:sáng mới có nghĩa, lạng là vô nghĩa[sic] phải nói/viết là xán lạn mới đúng”...[sic] ; nhận xét khơi khơi vô tội vạ, theo cái kiểu để cái cày trước con trâu như thế (!) đã làm cho những ai muốn  tìm hiểu chín chắn về tiếng Việt cũng bị khựng lại hơn nửa thế kỷ qua.

 

      Trái lại, các trường phái ngôn ngữ học quốc tế ,có phương pháp tìm hiểu khoa học hơn nhiều, đã thấy rằng, không có ngôn ngữ nào mà phải đệm cả, bất cứ một tiếng nào cũng có gốc gác, cái lý do[ raison d’être ] của nó, không hề tự nhiên mà sinh ra, mà có được, dù là tiếng Anh, Mỹ, Pháp, Đức, Tây ban Nha hay là tiếng Esquimaux, Nam Phi, Tàu hay Việt ..v...v trong số hàng ngàn tiếng nói trên thế giới.

 

      Trong tiếng Việt ngay cả những  tiếng như  ê-a... uể oải, oái oăm , hàng ngàn ngàn tiếng như vậy cũng phải có lý do mà sinh ra, khoa ngôn ngữ học gọi là etymology tìm hiểu nguồn gốc của từng tiếng một, chứ còn nói dựng đứng vô tội vạ là tiếng đệm quả ø thiếu tư cách nghiêm túc của khoa học. Thật ra trong tiếng Việt , không có một từ nào mà không có nghĩa, nhưng vì nó bị tối nghĩa đã mấy ngàn năm rồi vì ta không có ai tìm hiểu nguyên nghĩa của tiếng nước ta, nên ta nói không rõ ràng [nói rộn rịp mà không hiểu rịp là gì, đẹp đeõ là gì, tại sao lại sáng sủa, sớm sủa, rảnh mà sao lại rang? nhịp mà lại nhàng!  vì cụï Kim đã phán là đệm rồi, nên không ai dám nói ngược lại mà cũng không dám tìm hiểu chi nữa!

 

       Lại nữa nếu cho rằng tiếng Việt bắt gốc từ tiếng Tàu thì làm sao giải thích cho được cái lạ lùng là trong số chừng 500 từ Việt bắt đầu với vần R, không hề có một tiếng Tàu nào xen vào đó cả , một tiếng cũng không, vì cái lưỡi của cả ngàn triệu người Tàu không phát âm được R, thì làm sao mà nó làm cái gốc cho tiếng Việt được( ta có cái gene R mà nó không có, vậy thì cái gene R phải là do một gốc khác truyền cho, và thưa các bạn , cái gốc đó là cái gốc Đông nam Á, vì khoa ngôn ngữ học hiện đại đều công nhận tiếng Việt là thuộc nhánh ngôn ngữ Mon-Khmer mà được rất nhiều tiếng gốc Thái pha trộn vào, mà cả 4 thứ tiếng này đều ở vùng đó.

 

  5/   hiểu lầm rằng chữ là tiếng đó rồi, biết chữ là hiểu tiếng!  

       Ông Dương quảng Hàm , hồi còn là sinh viên, đã nói những lời chính đáng, đánh thức dậy cái ý thức còn kém cõi của bao người Việt ta:

       lạï thay cho nước mình! có tiếng nói mà không hề ai học tiếng, không đâu dạy cách dùng tiếng, không sách nào nói đến nghĩa tiếng cùng mẹo đặt câu...chưa từng ai nghiên cứu học hành tiếng An-nam cả, điều đó thật là một khuyết điểm đó...”

 

        Sự thật là , tiếng quan trọng hơn chữ rất nhiều, và hai cái đó khác hẳn nhau !

 

“ Các người đi học hồi xưa chưa bao giờ học tiếng Tàu mà chỉ học viết chữ Tàu mà thôi, chưa bao giờ họ học cho hiểu rõ cái tiếng Việt hồi đó mà chỉ học cái cách viết gọi là chữ nôm, mà ngay cả hiện nay chúng ta cũng chưa bao giờ học cho hiểu tiếng việt của chúng ta nó ra làm sao... nói vậy có quá đáng không? thưa, không quá đáng một chút nào. Cả 6 trường văn khoa đại học Việt Nam cũng không có trường nào làm cái chuyện đó cả, thật là đau đớn cho tiếng nước ta, chỉ lo học viết chữ Tàu, chữ Nôm.

 

      Hiện nay ai lại chẳng viết được chữ đau đớn mà có ai hiểu đớn là gì không?mới mẻ là gì, xuề xòa là gì, sáng sủa là gì?!còn cả ngàn ngàn tiếng như vậy , chúng ta nói như vẹt không hiểu gì cả, mà lại cũng không biết tại sao lại nói như thế !?

 

       Cả nước chúng ta có thể mù chữ không nhiều(độ 15 %) nhưng mù tiếng còn quan trọng hơn nhiều và cái mù này là 100 % ! vì cái chữ chỉ là cái áo cái quần mặc cho ngôn ngữ, mà ngôn ngữ mới thật là cái da thịt của ta, không tách rời nó ra được.

 

        Ông Leonard Bloomfield, một nhà ngôn ngữ học Mỹ nổi tiếng khắp thế giới đã khen tiếng Việt là: ” a great cultural language in South East Asia...”; muốn cho xứng đáng với lời khen đó, chúng ta phải làm sao hiểu cho rõ ý nghĩa của hàng ngàn ngàn tiếng Việt tối nghĩa, đã bị cụ  Kim cho là đệm [sic], mới được!

 

       6/  ta cứ cho rằng những tiếng như : tổ quốc, quốc gia, cọng sản khốn nạn.v..v.. là tiếng Hán Việt!  Thật ra đó là tiếng Tàu 100%, mình mượn mà xài, nhưng mà đọc không đúng âm Tàu , chứ có gì “Việt” trong đó đâu? Cụ Trần kinh Hòa, một giáo sư Tàu qua dạy ở đại học Huế  ba chục năm trước đã cho là những tiếng Tàu đó là“ Hán tự Việt độc”/ (tiếng Tàu đọc theo âm Việt)/ nhận xét ấy rất đúng, không có gì là việt trong đó cả. Cũng như nếu ta nói OK Salem , nhờ giâm( jump) giùm chiếc xe vì nó yếu bình điện /hoặc là cái mũ bêrê, cái gara, vải kaki, một kilô, thì có gì là Mỹ Việt  hay Pháp Việt đâu! , chẳng qua là mượn mà nói mà đọc trẹ cái âm của người ta mà thôi. Thiếu thì mượn mà xài, thế thôi; không nên nhìn lạm cho nó là cái tiếng gốc của mình.

 

     Tệ hơn nữa là người Tàu họ có hiểu là cái quái gì đâu, vì họ nói là chộ quố  làm sao mà họ hiểu cho ra là tổ quốc cho được ! họ nói là khôn lịn mà ta thì nói là khốn nạn !

 

      Khổ cho họ[?] vì ta lại còn viết chữ Nôm, hồi xưa họ đã đọc không ra, rồi giờ đây lại viết bằng chữ  abc, họ đâu biết gì! mặc dù nhũng tiếng đó là của Tàu 100 %!

 

      Còn những tiếng đúng là Hán Việt thì các ông làm từ điển Hán Việt, từ Đào duy Anh cho đến về sau, lại không ý thức đến, và lờ đi không nhắc đến, xem như chúng nó đương nhiên là tiếng Việt[sic] ø : người thân, già lão,truy lùng, đáùnh chiếm, đoạt lấy, suy ra,sinh sống, nhập vào, xuất ra v..v.. và v..v.., kể ra đây mấy cho hết , cả ngàn ngàn tiếng như vậy, mà người dân Việt đã đóng góp nói phô theo cái cách rất dễ làm là cứ một tiếng Việt thì cho ghép vào với một tiếng Tàu cùng nghĩa để cho ai ai cũng nói được và hiểu được ngay, khỏi cần hỏi ai mà cũng không cần kiếm sách. Ông bà ta đã thật sự làm một cuộc cách mạng chữ nghĩa âm thầm qua hơn 2 ngàn năm, đã thật sự thai nghén ra một thứ tiếng mớí dù có 50 % tiếng Tàøu trong đó, không hề có một người Tàu nào đọc được, viết được nói được và hiểu được, nếu muốn thì phải học , cho dù đó là Sĩ Nhiếp, Mã Viện, hay Giang trạch Dân ! Ý thức và phương pháp [methodology]làm tự điển của các ông quả thật đã trật đường rầy.

 

     Quả thật ông bà ta hồi xưa đã là những quyển từ điển, chứ không bao giờ là tự điển biết nói, biết đi biết đứng, biết cả một lúc ba thứ tiếng, biết cả tiếng Tàu, biết cả tiếng Việt , đương nhiên; mà lại còøn sáng chế ra một thứ tiếng mới mà không người Tàu nào hay biết chi cả! và đó là cái thứ tiếng mà hiện nay cả 75 triệu người Việt đang nói đó, đứng hàng thứ 14 về số đông ngươì nói trên thế giới, mặc dầu đất đai thì chỉ đứng hàng thứ  60.

 

     Ai đã làm ra cái thứ tiếng mà hiện nay chúng ta đang nói? Không phải là 100 thế hệ quan lại, làm quan cho Tàu mà đặt ra được, bằng cớ rõ ràng là họ lại còn chê “nôm na là cha mách qué” là khác ; đã chê cái gì thì có đâu mà lại đi vun xới cho cái đó! Vậy thì ai đã góp phần làm ra tiếng Việt đó? thưa chính là người thường dân Việt của đất nước Việt, trong hoàn cảnh nhục nhã bị tiếng Tàu, một thứ  tiếng lạ hoắc xen vào, đã thủ thế bằng cách ghép từ việt này với từ hán kia đồng nghĩa vừa dễ nhớ vừa đễ cho tiếng Việt ấy không thui chột đi được./ như ông Dương quảng Hàm cũng nói cách đây 80 năm, về chuyện mượn tiếng Tàu:” ...mượn như thế không phải là một vài người có học nhiều mà bắt người ta nói theo được đâu, đó là vì cả một đám bình dân mượn mà nói, đặt ra mà nói theo lẽ tự nhiên vì nhu cầu ăn nói màøølại đọc khác đi, cho hợp với cái lưỡi của họ chứ không phải vì một vài người học giả muốn mà đặt ra được, rồi bắt người ta nói theo...”Trên thế giới không có ai làm được cái chuyện đó được cả, dù có muốn đi nữa.

 

       Hơn nữa, không phải chỉ có tiếng Việt và tiếng Tàu chơi trò ngôn ngữ với nhau trên sân khấu văn hóa lịch sử; mà các tiếng nói anh em khác như tiếng Thái, tiếng Lào, tiếng Miên , và cả những tiếng anh em họ xưa như tiếng Mon, tiếng Chàm, tiếng Khasi, tiếng Nùng v..v.. cũng đóng vai góp vế với tiếng Việt  qua những trao đổi gắn bó muôn đời, trước cả tiếng Tàu xa chừng, xa rất xa, từ  cái buổi thôi nôi của con người Việt.

 

     Chỉ xin đưa ra đây một vài thí dụ trong số 275000 tiếngcái của mạng lưới ngôn ngữ Đông  nm Á này/xem từ điển nguồn gốc tiếng Việt sau đây:

 ta nói “rộn rịp” thì người Thái cũng nói là rịp                 [ busy]

   “trong trẽo, trong veo” clear, thì người Thái cũng nói là trẽo veo                                   [những tiếng Thái như vậy núp bóng trong tiếng Việt  chừng 42%!]

     còn tiếng Khmer thì làm giàu cho tiếng Việt  chừng 28 %, một vài thí dụ sau đây:  

   chân mây # chơng mêkh                           [chân trời/ horizon]

   tay chân #   đay chơng                                               

     và tiếng Làøo thì dính líu với tiếng Việt ta như hình với bóng:

    tiếng Việt ~ xiểng Việt                             [the Vietnamese language]

            trăng sáng.....chăn  séng                            moonlight

       Còn tiếng Chàm mà ta xem như rất xa lạ, hóa ra rất gần gũi, ít ai biết được rằng ta đã chung một dòng máu ngôn ngữ với Chàm từ  đời xửa đời xưa khi mà Chàm chưa phải là Chàm mà ta cũng chưa phải làø Việt nữa !

        ta nói chậm thì Chàm nói là                   slow, tardive

        ta nói là  ni, tê [miền Trung]  thì Chàm cũng nói : ni tê

       Còn nhiều rất nhiều nữa nhưng bằng chứng không chối cãi được về cái máu huyết chung [genetics] của tiếng Việt với các tiếng nói khác ở Đông nam Á [xin đón xem quyển từ điển nguồn gốc tiếng Việt đang in dưới hai dạng sách và CD [ một bộ 10 CD/ mỗi CD từ 300 đến 400 trang].

 

       Tác phẩm nghiên cứu này như  một ghi ơn của dân Việt ngày nay đối với hàng triệu người Việt và hàng chục triệu con người ở Đông nam Á thời xa xưa đã cho chúng ta một tiếng nói “tuyệt vời” , “xưa cũng rất xưa mà nay cũng rất nay”, để mà sống với nhau và tìm hiểu nhau qua cái vốn liếng từ ngữ chung của con người Đông Nam Á . 

 

 

Nhìn thẳng vào bộ mặt thật của tiếng Việt

 

Theo ông Swadesh, một nhà ngôn ngữ học, đứa con nít nào cũng  chỉ cần độ 200 tiếng một là đủ sống rồi. Theo tôi có lẽ là ít hơn nữa. Xin đưa ra đâyvài chục tiếng đó:

 

      con, mẹ, cha, anh, chị ...

      trời, đất, mưa, nắng, gió, nước, mặt trời, mặt trăng, đêm, ngày, mây, sao, 

      đá, cát, sạn, bụi, khói, lửa, lạnh, nóng, ấm, mát ... 

      ngồi, đứng, nằm, chạy nhảy,leo, trèo, đi, bước, bò, lết, bay, bơi, lội, đến, tới, rờ mò,    

      bắt, chụp, ôm, giữ, nói, kêu, la, hét, cười, khóc, nhìn, thấy, nghe, biết, run, sợ

      ăn, uống, nuốt, cắn, nhai, ngủ, hít, thở / lau, chùi, quẹt, quét,  rửa

      tóc, tai, mặt mũi, má, cằm, miệng, lưỡi, răng, râu, lưng, vai, chân,  tay, ngón, móng,

      da, thịt, xương, máu, mủ, mỡ, trứng/ bụng, cổ, vú

      đầu, đuôi, lông, tóc

      mô, tê, răng rứa, ni, nớ[riêng cho con nít miền Trung và một nữa miền Nam]

      nhiều, ít, hết, còn, có, không, được, không được, muốn, thèm, thích, ưng, ưa, khát,  

      đói, chết, sống, giết,

      1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10...

      to, nho,û dài, ngắn, trên, dưới, trong, ngoài, gần, xa, đây, đó                                                                                                                                                                       

      vuông, tròn, dẹp, méo/ xanh đỏ tím vàng, trắng đen, xám/ khô ướt, chảy/ đầy, cạn,

      mới cũ

      chim, cá, chó, chí, chuột, mèo...

      cây, lá, hột, 

chú ý: đây chỉ là tạm thời, còn rất nhiều nữa...nên nhớ là em bé này chỉ mới 2, 3 tuổi!

 

         Rồi từ 1 đến 4 tuổi, em bé nào cũng biết được >200 tiếng đó và tình mẹ con nẩy nở suốt đời.rồi từ bốn đến năm tuổi, học thêm độ 500 tiếng nữa là đủ.dùng cho tiếng nói hằng ngày của một người trung bình dù là My,õ Anh, Pháp, Tàu, Việt hay Esquimaux, hay bất cứ ai trên đời này, dù không đi học bao giờ. Ấy là muốn nhấn mạnh đến sự quan trọng vô cùng của mẹ dạy con, không có cái đó thì bao nhiêu cái lớp học cũng vô ích

 

      Tiếng Việt chì lắm, sau 2000 năm bị lệ thuộc mà vẫn còn, từ 1triệu người đời Giao chỉ, nay đã gần 80 triệu người, đứng hàng thứ 14 về số người nói trên thế giới, chỉ thua có 13 nước khác là Tàu, Ấn độ, Tây ban Nha, Mỹ, Nam dương, Nhật, Brésil, Thổ nhĩ kỳ, Nga, Mexico, Đức, Ả rập ..., đông người hơn cả Pháp và Anh , [hồi 1939 Pháp có 37 triệu người, ta chỉ mới 25 triệu! ]

 

      Tiếng Tàu rất kỳ lạ, không ai biết nó ở đâu mà ra, và thật ra có đến 6 thứ tiếng Tàu khác nhau, mà chỉ có chữ viết là thống nhất thôi, tiếng Hán Việt thì gần với tiếng Tàu Quảng đông nhiều hơn chứ chẳng ăn thua gì đến tiếng Tàu Bắc kinh, mặc dầu Tàu nó muốn cái tiếng Bắc kinh phải là chuẩn cho cả nước Tàu; còn lâu ! đó chỉ là “wishful thinking”/ những điều mình muốn cho mình, nói ra như thể thật tình có luôn, chỉ vì chữ Tàu chỉ là 7500 cái hình vẽ,  biểu diễn ra cái ý muốn của nó mà nó gọi là cái từ .

 

      Thật ra chữ Tàu làm gì có chữ, mà chỉ có những những hình vẽ, để vẻ ra[sic] những ý nghĩ của con người, thí dụ nhàn là hình vẽ              mặt trăng trong cửa sổ, mắc mớ gì mà phải hiểu là nhàn [relaxed]? nếu mặt trăng ngoài cửa sổ thì gọi là gì bây giờ?! không ai biết tại sao, kể cả Khổng tử cho đến Mao trạch đông. Chứ còn tiếng Việt ta thì hai viết là hai, ba viết là ba, con nít 6 tuổi cũng viết được ngay mà hiểu ngay, mà dù có là ông Trần trọng Kim đi nữa thì cũng không hiểu gì hơn được, cái tính cách hiểu biết thẳng vào chưõ của chữ a b c là như vậy [direct and immediate incept]

 

      Các bạn có biết là Tàu nó mượn khá nhiều tiếng khắp thế giới để mà nói không? mà nó cứ lờ đi làm như thử là tiếng của nó.

inspiration thì nó đọc là yên sĩ phi lí thuần, clubcâu lạc bộ, Asia[tiếng Hy lạp] nó gọi là Á tế Á, nó dịch chữ hippopotamus ra là hà mã, vì hippo là con ngựa còn potamus là con sông, thật ra đó chỉ là một định nghĩa[mượn của Hy lạp] chẳng xứng đáng là một cái tên, cũng như nếu ta gọi là con ngựa nước chẳng hạn, cũng may ta không gọi vậy vì ta làm biếng, bắt chước theo Tàu mà đọc là hà mã luôn thành ra cả Tàu và Việt đều bé cái lầm!

 

      Cái nghèo nàn của tiếng Tàu thấy rõ khi nó phải đặt ra những tiếng mới cho những ý niệm mới. Hỏa tiễn là cái tên lửa, nếu gọi như bọn việt cọng thì được, chứ có gì giống nhau giữa cái tên lửa với cái missile khổng lồ của Mỹ đâu?! vậy mà bọn đỉnh cao trí tuệ Việt cọng tưởng đâu là văn minh lắm mới dùng hai chữ đó, chúng nó hỏi ông Nguyễn hiến Lê...”tại sao lại dùng chữ hỏa tiễn làm gì, nên gọi là tên lửa như chúng tôi[sic]cho nó gọn” !. Nhà học giả miền Nam của chúng ta bảo với chúng nó là một ngọn đèn dầu với tia sáng laser đâu có dùng chung một tên với nhau được! Thế mà chúng nó vẫn không hiểu.! tội nghiệp!

 

      Trong 150 năm vừa qua, Nhật bản văn minh hơn Tàu quá nhiều nên đặt ra cả hàng chục ngàn từ ngữ khoa học kỹ thuật rồi mấy ông Lương khải Siêu và Khang hữu Vy cùng sau này Hồ Thích, chỉ việc lễ mễ khuân về Tàu mà xài đó thôi[ cũng như hàng trăm ngàn từ ngữ khoa học hiện nay trong tiếng Pháp Anh Mỹlà do các nhà bác học Anh Mỹ Pháp Đức  đặt ra chớ đâu phải mấy ông Hy lạp hiện nay đặt ra đâu.

 

      Mà Tàu thì lúc nào cũng khoe là nó không mượn từ ngữ của ai mà nói hết, thật ra chúng nó vay mượn như điên, mà chối đó thôi

 

      Còn như những ngoại lệ về ngôn ngữ thì tiếng nói nào chả có[ trong tiếng Mỹ thì wistful và wishful cũng một nghĩa thôi, meat và meet thì chỉ một âm mà viết hai cách để có hai nghĩa khác nhau/ trong tiếng Pháp thì roideraide chỉ một nghĩa là căng, cứng. Trong tiếng Việt thì cũng thế! có rất nhiều trường hợp như vậy, thí dụ viết là một [one] nhưng cả 40 triệu người Trung và Nam đâu có đọc là một hồi nào? người ta chỉ đọc là mộk mà thôi! trong khi  người Bắc thì phát âm lẫn lộn giữa s x, giữa trgi [ tuy rằng họ vẫn hiểu một cách thôi, cũng may, nếu không thì nói là giái cây[fruits] luôn thì nguy, hoặc tìng hìng chíng chị chíng em thì khó nghe quá. Thành thử, ép buộc viết theo một cách thôi cũng có lợi cho sự thông hiểu, mặc dầu viết một cách mà phaỉ đọc một cách khác, quá khổ! vả lại dù sao thì cũng là ép buộc, cũng tại cụ Alexandro de Rhodes mà ra cả vì thật tình cụ ấy viết cho người bắc mà thôi!

 

      Bằng chứng đâu? có ngay! đây là một trang đầu của tự điển của Alexandre de Rhodes, ông ta có nói là viết cho tiếng nói của người đàng ngoài[Bắc kỳ] mà thôi, mà ổng lầm là tiếng nói đàng ngoài cũng là tiếng nói của đàng trong ! [xem giòng chữ  sev tunchinnensis [ # có nghĩa là, hay là, hoặc là, cũng như là tonkin] [sic] cái lầm lớn đó cọng thêm cái thời gian hai trăm năm những chữ viết ấy chỉ lui tới qua lại trong đám tân tòng theo đạo chúa blời của ông ta thôi, chữ viết ấy như thể làmột thứ mật mã về tôn giáo, nên không có ảnh hưởng cho cả toàn dân, rồi sau này cũng chẳng có từ điển nào sửa lại những sai lầm đó trong suốt cả 250 năm, nên khi Pháp nó bắt buộc xài chữ quốc ngữ mà thôi thì cái nguồn tài liệu duy nhất vẫn là quyển từ điển ấy vì vậy mà cả nước xúm nhau lại viết theo lối Bắc ky` trong khi hai phần ba dân chúng lại chẳng đọc và phát âm theo lối Bắc kỳ một tí nào hen[gà mái] trong tiếng Anh, tưởng như không có âm đó trong tiếng Việt nhưng mà có, vì người Quảng trị nói là cái chénh, rất giống với âm này, không có người Việt nào phát âm được âm này, trừ ra người Quảng Trị, đã lạ chưa?! người Huế và Saigòn thì nói là cái chéng, người bắc thì nói chén, ba miền nói ba cách, rồi thì một miền lại nói hai ba cách, mặc dầu cũng viết là chén mà thôi; còn như “em người hà lội [hà nội!]” thì đòi thống nhất và trong sáng cái mốc xì, chớ đừng nói chi đến cái chuyện đòi tiếng Bắc làm chuẩn hay là không chuẩn!

 

      Đó là tại Al de Rhodes không ý thức được rằng mẫu âm trong tiếng Việt có thứ đọc dài, có thứ đọc ngắn, có thứ đọc vừa phải :

            ă  không có thật, nó chỉ là a mà đọc ngắn đi thôi/ thử đọc ba và baéc

            â không có thật, nó chỉ là  ơ mà đọc ngắn đi thôi / thử đọc bơù và bất

anhăn chỉ là một âm thôi, nhưng phải viết khác nhau để cho nghĩa khác nhau!

ngoài dấu sắc ra, đúng ra phải có một dấu sắc cao khác nữa để phân biệt hai giọng sắc vừa và sắc cao

thí dụ: ánhách/ ướcức/ hếthếch/ chếtchếch/ mếtmếch/ rát rách

cũng thì dấu sắc mà giọng cao giọng thấp khác nhau rất nhiều, thành thử  cái thực tế của âm việt, mà một trẻ em nào của ba miền cũng dễ dàng nhận thấy cái khác biệt ngay, trong khi đó thì các ông ngôn ngữ, các ông văn phạm, các ông từ điển lại không thấy hoặc có thấy đôi chút thì lờ đi vì họ không hiêu ûđược tại sao nó như thế mà cũng chẳng buồ đưa vấn đề ấy ra mổ xẽ, mà chỉ muốn xin hai chữ bình yên cho rồi!

      Lại thêm cái chuyện hỏi nga, họ cũng lầm lẫn to!. Ai cũng cho là tiếng Việt có sáu dấu giọng huyền ngã nặng hỏi sắc không, làm như thể đó là mộ cái khuôn vàng thước ngọc[sic]cho cả dân ba miền! Làm gì có chuyện đó! 2 phần 3 dân Việt [nghĩa là đa số] người Trung và Nam chỉ có một giọng cho hỏi/ngã mà thôi, gọi nó là dấu giọng gì cũng được, nhưng chỉ có một mà thôi, họ không ý thức, không phân biệt, không biết được là trong tiếng nói của họ có cái giọng lấp láy đó mà họ cũng không cần biết đến, họ chỉ phát âm một giọng thôi, vừa hỏi mà vừa ngã, chỉ nói một cách thôi, không phải hỏi mà cũng chẳng là ngã, cho nên cách phân biệt không cần thiết với họ, cách viết phải phân biệt cũng không cần thiết với họ.

      Tại sao như vậy? tại vì cũng lỗi của ông cụ Al de Rhodes đã viết chữ cho tiếng Bắc kỳ mà thôi chớ không phải cho tiếng Việt cả ba miền, của đáng tội, ổng có viết rõ là ổng viết cho miền Bắc thôi[tunchinensis]xem bằng chứng sau đây, trang mở đầu thứ 10 trong từ điển của ổng có viết chữ lớn và rõ ràng là :

         LINGUAE  ANNAMITICA  sev  TUNCHINENSIS brevis declaratio

có nghĩa là bản trình bày tiếng An nam hay là tiếng Tunchin [Tonkin/ Bắc kỳ/ Đàng ngoài] chứ ổng không đến nỗi là không biết đến cái sự thực nghiệt ngã của dấu giọng ba miền là chúng nó khác nhau rất nhiều, nhưng các ông học giả ba phải hiện nay thì cứ một mực cho là cũng được đi, thành ra qua hơn trăm năm, người Bắc trách khéo là tại sao Trung và Nam lại không chịu viết hỏi ngã cho đúng như họ! Trời đất, người ta đâu có hỏi đâu cóø ngã hồi nào đâu mà bảo là chịu với không chịu?!

      Cũng như thật là vô lý vô nghĩa nếu ngược lại người Trung và Nam cứ đi trách móc người Bắc là tai sao không chịu viết và đọc cho phân biệt rõ ràng các phụ âm s với x/   tr với gi/   gi với d  mà gần 99,9% người Bắc đọc và viết lầm!, họ làm gì có ý thức phân biệt được những cái đó [như là người Trung và Nam] hồi nào đâu , cái đó gọi là cái gene của ngôn ngữ, không có cái gene đó thì chịu thôi, cho vàng để đọc theo người khác cũng đành chịu thuạ; cũng như cho vàng đi nữa, mấy anh ba Tàu cũng vẫn nói là : mister plesident, I eat fly lice[sic] kể cả Khổng tử ø cho đến Mao trạch Đông, nếu có sống lại đi nữa! cũng nói như vậy thôi!

     Các bạn biết không, trong âm R của tiếng Việt ta có khoảng 500 từ mà không hề có một tiếng hán việt nào chen vào được. Tại sao ? là vì Tàu nó không có cái mà tôi tạm gọi là cái gene r, mà đã không có cái đó thì làm sao có thể lập lờ đánh lộn sòng mà chen/xen vào được vì vậy no, tiếng Tàu,  đành đứng ngoài, ghé mắt nhìn chơi thôi!

      Cái âm R , với 500 tiếng một bắt đầu với nó, là một bằng chứng hùng hồn rằng tiếng Việt không phải là chung một giòng họ với tiếng Tàu bao giờ cả, mặc dầu qua hơn hai ngàn năm bị chèn ép về tiếng nói và chữ viết, trong khi đó thì khắp các tiếng nói ở Đông Nam Á, người anh em ngôn ngữ của ta, độ 450 triệu người, đều nói và phát âm R một cách dễ dàng!

      Các bạn hãy lấy bất cứ từ điển Việt nào mà xem phần chữ R đi, thử xem có một tiếng hán việt nào xen vào trong đó không? một tiếng cũng không! Tính cách độc lập của vần R trong tiếng Việt là hoàn toàn ! không chối cãi được, nó như là một định đề cho những ai hiểu lầm về nguồn gốc của tiếng Việt , vốn đã bắt nguồn tại chỗ là miền Đông nam Á, từ ngàn xửa ngàn xưa, khi tàu chưa phải là tàu mà việt cũng chưa phải là việt, khi mà những ý niệm mãi sau này mới có như lịch sử, văn hóa, văn minh, xã hội, thời giờ, tôn giáo, học hành, văn chương cứ xen vào trong các nhận xét về ngôn ngữ mà làm sai lạc cái nguồn gốc thật của tiếng Việt và nòi giống Việt đi, làm cho ta khó mà thấy rõ cái gốc gác của giòng giống ta ở đâu nữa, làm nẩy sinh ra những lý thuyết vớ vẩn và viển vông mà đã như là những khuôn vàng thước ngọc giổm nó làm cho đầu óc ta quá sai lầm vì quá tin tưởng vào đó, như là một thứ “khổng tử viết” vào một buổi chợ chiều ế ẩm của tư tưởng.

      Mong rằng quyển từ điển nguồn gốc tiếng Việt này, đang in bằng CD và sách, với 275 ngàn dẫn chứng về tính cách anh em của các tiếng nói ĐNÁ, sẽ đánh gục những ý nghĩ sai lầm về nhiều khía cạnh thích thú của tiếng Việt rồi chuyển hướng về những nhận xét đúng đắn hơn về nguồn gốc thật của tiếng nói đầu lòng cũng như cuối đời của chừng 80  triệu người Việt

 

                                                                           Dị ứng về văn hóa

 

     Tôi bị allergy cả đời nên rất ghét allergen, cái sinh ra allergy. Một allergen mà tôi ghét nhất là hai chữ văn hóa và cái ý nghĩa văn hóa theo nghĩa tàu [hóa thành ra tốt đẹp ] nghe thì ngon lành lắm như một cái bánh sắp được ăn, hóa ra là một cái bánh vẽ!

 

    Bọn Âu mỹ thì gọi là culture [trồng trọt] đúng hơn nhiều vì trồng trọt thì cũng có khi mất mùa, mà bị mất mùa cũng là văn hóa/ hành vi bán nước của bọn Việt cọng hiện nay cũng là một hành vi văn hóa[văn hóa bán nước] thay vì cái văn hóa dựng nước của ông bà ta! vì đảng chúng nó đang mất mùa dài dài , chờ ngày gục chết!

 

       Tôi thích cái định nghĩa văn hóa của Giáo sư Ykhoa Trần ngọc Ninh là “cái gì khác người” mà vẫn khác hoài, dù hay hay dở, không thành vấn đề [thí dụ mất gà mà chõ mỏ qua hàng xóm chưởi luôn ba ngày, đó cũng là một nét văn hóa!/ mượn tiếng của người mà nói rồi lờ luôn, đó cũng là nét văn hóa của Tàu, nhìn lạm của người ta[như phù lưu là mượn của phlu [trầu]              gốc tiếng Miên] và tân lang  là cau[sinla]                   cũng tiếng Miên luôn/ trà               là từ âm chè của người Đông nam Á!

 

      Còn cả ngàn từ khác Tàu mượn của các giống người Man ở phía nam sông Trường giang mà lờ đi luôn, nhìn lạm cho là của nó, trong khi ta mượn tiếng Tàu thì trọng quý ngàn đời, rồi nô lệ nó luôn. Ở đời kẻ dại bao giờ cũng bị thằng khôn ăn hiếp hoặc hãm hiếp. Đây đúng là một sự hãm hiếp về văn hóa đáng được đem ra tòa án văn hóa của thế giới văn minh để thưa kiện, nhưng ở đời biết khôn thì sự đã rồi!

 

       Cái cung cách văn hóa cướp giật này, Tàu nó xài từ lâu, nó vẽ bản đồ nước tàu bao gồm cả Đông nam Á luôn rồi nó chiếm Tây tạng, rồi nó chiếm Hoàng sa của Việt Nam mình, rồi nó đang nhòm ngó Trường sa nửa. Văn hóa của nó là văn hóa ăn cướp  mà mấy trăm đời các ông hán việt coi như là khuôn vàng thước ngọc trong đó khuôn gỗ thước mộc xen vào rất nhiều, kiểu sáo đội lông công ! Bọn Tàu không hề có trống đồng ! một vài cái trống ở vân nam là của dân Điền, một dân thuộc giòng Thái xưa, không nói tiếng Tàu , mà chúng nó nhìn lạm. Bọn Tàu không biết cơm gạo là gì và không uống trà /  Khổng tử của chúng nó bảo với học trò: “ta không biết trà là gì, nghe đâu là một thứ lá trong rừng mà bọn Man nấu và uống nóng hổi, giải nhiệt. Ta không biết lúa là gì, ta chỉ ăn kê và lõa mạch!. [Tàu nó gọi lúahòa cốc , chứng tỏ  nó bắt chước trồng lúa khi tràn về vùng đất của bọn Man,và sống chung đr rồi cướp đất luôn]

 

         Khổng tử còn nói, khi Tư mã Ngưu, học trò, sắp đi vùng kinh t ế mới ở miền  của người Man, hỏi ý ông ta : có về đó thì phải cẩn thận, bọn Man bắn tên độc rất giỏi, và vào đầu năm, chúng nó nhảy múa tưng bừng hoa lá, say sưa tối ngày, nghe đâu chúng nó gọi ngày lễ đó là TẾ SẠ                     [chỉ là phiên âm Tàu của Tết] chứ không phải Tết là đọc trẹ tiết mà ra đâu, như mấy ông hán việt hiểu lầm, vì nhìn đâu cũng thấy cả tàu là tàu không à, tội nghiệp!

 

         Tôi đã chứng minh bằng nguyên ngữ học cái nguồn gốc không chối cãi được của Tết là nguồn gốc ĐNÁ, trong một bài báo đăng trong báo Độc lập ở Đức và Làng văn                      ở Canada cách đây đã 17 năm.

 

       Chú ý[hòa cốc chỉ là một định nghĩa, không phải là một cái tên/ một cái tên gọi thật sự thì không bao giờ lẫn lộn với  định nghĩa thí dụ như chân tay hay thủ túc/ hòa cốc cũng như hà mã chỉ là những cố gắng vụng về để gọi cái gì mình chưa hề có, chưa hề thấy , chưa hề biết., cũng như phù-lưu hay tân lang chẳng hạn chỉ là những tiếng đọc trẹ theo ph-lu, ph-lâu                Tàu  nó mượn phiên âm của các tiếng ĐNÁ đó mà thôi!

 

       Trong các từ điển của tàu có nhan nhản những từ mà nó bảo là không dùng một mình, âm ghép, vì đó là những tiếng mà nó mượn của kho ngôn ngữ ĐNÁ ! vì tiếng riêng của nó là độc âm đã từ đời nào, mà các thứ tiếng Đông nam Á thì rất là song âm. Khi một mà mượn của hai thì phải nói là không đứng một mình, lẽ tất nhiên[ xem TĐ Khai trí tiến đức , có cả đống trong đó! làm tôi nhớ đến chuyện con cò [sao nó lại đứng một chân hả mày? thì cũng phải cho nó một chân chứ? không có chân nào nó té bỏ mẹ!]

 

         Đúng là cái logique illogique [vậy mà không phải vậy] cái wishful thinking của bọn Tàu [những điều mình muốn cho mình, nói ra như thể thật tình có luôn ] 

 

Dưới đây là một số trang trong CD Từ điển nguồn gốc tiếng Việt  của bác sĩ Nguyễn Hy Vọng mà Gió O hân hạnh giới thiệu cùng các bạn đọc Net.

Mọi ý kiến đóng góp xin liên lạc với:

Nguyễn Hy Vọng MD
13391 San Simeon,
Tustin, CẠ 92782 

 

Nguyễn Hy Vọng