photo: NAT@ gio-o.com

 

 

Nguyễn-ḥa-Trước


Với Biển Trong Tay

 

truyện vừa

 

 (kỳ 3)

 

kỳ 1, kỳ 2

 

 

Trong số các cây viết nam ở hải ngoại, sau thời của Hồ Đ́nh Nghiêm, Trần Vũ, Hoàng Mai Đạt...  một trong những cây viết tôi chú ư là nhà văn Nguyễn Ḥa Trước. Các sáng tác của Nguyễn Ḥa Trước thỉnh thoảng có lối thử nghiệm kỹ thuật viết khá kỹ. Các truyện/chuyện của anh thường là công tŕnh viết nghiêm chỉnh, đào xới, thử nghiệm, chơi chữ nghĩa, và đầy bản tính nghiệp văn. Gió O cẩn trọng giới thiệu lại truyện vừa Với Biển Trong Tay của Nguyễn Ḥa Trước lần này trong 3 kỳ liên tiếp. Để những bạn đọc yêu sáng tạo có thể nhâm nhi thưởng thức một công tŕnh sáng tác tâm huyết đáng đọc chậm. (lê thị huệ)

 

         

           “Chúng ḿnh đều là nạn nhân của một t́nh huống. Trong mọi hành xử, liệu chúng ta đủ tỉnh táo và tự do? Có một lực siêu nhiên xen vào quyết định thay ta? Phải chăng vết thương từ một cuộc phiêu lưu ngoài lựa chọn vẫn c̣n hành hạ ta nhiều? Phải chăng nó đă trở nên một thứ ẩn thức cặm rễ trong từng suy tư và hoạt động của ta?”

          Những lời đó, và những lời mà tôi cho là cần thiết khác nữa, đă được tôi chậm răi tŕnh bày với cô rạng sáng hôm ấy sau buổi chạng vạng chiều qua chúng tôi đến quán này. Lần đầu tiên gặp cô (đâu nhớ?, à!) trong sở làm, ngoài hành lang, mưa bụi bên ngoài, giờ giải lao sáng, chỉ với một hai câu chào và chẳng cần quan sát kỹ, tôi đă cảm thấy ngay rằng đây là mẫu người sống động nhất của cái gọi là ‘di vết chiến tranh.’ Lam đẹp lắm! Nói thế cũng như chưa nói ǵ cả. Đó là cái đẹp ta chỉ có thể cảm, khiến ta hoang mang không tin vào chính mắt ḿnh và bỗng muốn lật lại, xét lại những khái niệm thường t́nh đă đinh ninh trên ngôi vị công thức. Nhưng, đẹp vẫn chưa phải là yếu tố độc nhất khua khoắng ngay nơi tôi sự chú ư. Cô gái ngơ ngác lạc lơng như vừa trở ra từ cơn mộng dữ; trong đôi mắt kia là nỗi hoàn hồn đến không biết có nên tin là bước chân thứ nhất của ḿnh vừa đặt được lên làn ranh bên kia biên giới âm dương? Cô là chiếc lá tṛng trành giữa bao nhân viên của sở. Hàng trăm chấn động do hàng mấy mươi con người kia tạo ra buộc cô phải đón nhận tất cả vào cơ thể quá trẻ trung diễm lệ, trong khi báu vật đáng ngưỡng mộ trong mắt người khác này lại được cô tiếp thụ cách rời rạc, hờ hững thế nào. Lam tự cô lập. Hầu như chẳng tiếp xúc ai. Một vài buổi họp mặt thân hữu của phân bộ đều vắng cô. Tôi đoan chắc không phải cô cam tâm vui hưởng tiểu giới tự nội và khắc kỷ kia. Tuổi trẻ khó cho phép họ dựng xây hạnh phúc đơn thuần thế được. Hẳn có lư do. Ngay cái lư do đầu tiên của mọi lư do: sự có mặt của một cánh hoa giữa vùng thép đá này?

          “Xin lỗi. Tôi có làm phiền cô?”

          Cô gái giật ḿnh. V́ giọng nói của người lạ vỗ nứt khối tập trung, hay v́ người hỏi lại dùng thứ ngôn ngữ quen thương thuở nào? Cô ngẩng lên. Tôi đứng đó; có lẽ chói v́ nồi nước trời đang bốc hơi trên song cửa ngoài phản chiếu nơi khung kiếng phía sau tôi mà cô nhắm chặt mắt đến mấy lần? Cô ấp úng chưa sẵn phản ứng th́ tôi tiếp:

          “Tôi không tin ḿnh lầm khi căn cứ vào tên họ của cô mà bảo cô là người Việt. Cô vui ḷng giảng lại giúp tôi cái công thức Excel này được chứ? Thừa hưởng bản báo cáo tam cá nguyệt mà chàng nào vừa thôi việc bỏ dở, quả là ‘gia tài’ khốn khổ!”

 

          Thế là hai đứa quen nhau. Trong công ty, chỉ cô và tôi là người Á châu. Nên, việc làm quen thuận tiện hơn. Thuở ấy, tôi mới sang Mỹ được ba tháng. Người bạn bảo trợ lo ăn ở luôn cho. Bằng lái thi kỳ một chưa xong, nên anh ta lại gánh thêm tội phải đưa rước mỗi lúc tôi phải rời nhà. (đa số lần, tôi di chuyển bằng xe bus.) Cũng may, vừa gửi đơn xin việc là được thuận ngay. Thị trấn nhỏ, cổ, nửa lănh thổ là đất bán sa mạc, khí hậu khắc nghiệt, dân cư thưa thớt (người trung và cao niên chiếm tỉ lệ lớn), cần cù, hiếu khách, sống nhờ nông nghiệp, chăn nuôi, vẫn đủ lương thực và thức ăn, mức sống rất rẻ. Do đó, lương hướng dầu ít vẫn giúp tôi đóng góp vào sinh hoạt chung. Công ty vừa, ngót hơn nửa trăm nhân viên, và mọi người đều nhă nhặn. Không khí làm việc khá thoải mái. Nhiệm vụ hằng ngày th́ rất đơn giản, chẳng cần khả năng chuyên môn. Chỉ sao chụp và chuyển công văn trong phạm vi các phân bộ. Việc soát lại phần thu chi trong 3 tháng đầu năm là ‘món quà’ bất thường. Nó vẫn do một chàng thư kư người Ư phụ trách. Anh đă vớ được chức vụ khác khá hơn, nơi thành phố lớn. Lăo tổ trưởng biết tôi đang theo khóa quản trị kinh doanh cấp tốc, không bận bịu lắm, nên nhờ xem lại. Báo cáo chưa cần gửi đi. Ông ta bảo, cứ thử. Được th́ tốt; không th́ đành nhờ người khác.

 

          Lam nhận tập dượt lái cho tôi mỗi ngày 30 phút sau khi tan sở và vào những giờ cuối tuần bằng chiếc xe Honda cũ, nhưng tươm tất, của cô. Có lẽ v́ thế mà tôi tiến bộ hơn, tự tin hơn (chiếc xe của người bạn là loại thể thao, khó sang số; thắng chân lại quá cứng, ghế quá thấp, khiến tôi bất an ngay khi vừa ngồi vào) và đă thoát trong kỳ thực hành lần hai. Có license rồi, từ đó, vai tṛ đổi ngược: tôi giữ nhiệm vụ tài xế mỗi lần đi với cô. Tằn tiện, mấy tháng sau, tôi cũng làm chủ được một chiếc, dù nhàu nḥ, nhưng khá hơn chiếc của ông bạn. Tôi nhẹ nhơm lắm, giờ th́ không c̣n phiền ai. (Chỉ buồn là, ngày tôi ‘tốt nghiệp’ cũng là ngày ông bạn tôi phải chuyển sang tiểu bang khác theo đ̣i hỏi của công việc.)

 

          T́nh yêu đến như không thể không. Con tim tôi trống trải quá!  Kỷ niệm tang tóc ngày nào nh́n đất nước cùng người yêu theo nhau sụp đổ c̣n mới tinh. Chuỗi năm tù tội rạc rời.  Nó cướp mất của tôi thời khoảng sung sức nhất. Song nó là giá chuộc cho cuộc du hành qua miền đất ước mơ này. Cuộc sống bây giờ đă khác. Khác, không những v́ tên gọi cho không gian mà nó mở ra hay thời gian mà nó tựa vào, hay từ tâm tư của trăm vạn cá nhân mà nó nhận h́nh tướng, mà khác luôn ở các mối giao tiếp, suy tưởng nơi những con người đồng hương ấy, nhưng dong mạo nh́n ở bên đây sao có vẻ vừa quen vừa lạ quá đỗi! Mỗi đóa Việt Nam đă cố gắng bằng sức ḿnh vươn cao trên một vùng bát ngát, nẩy những cánh, những gân, những đài đẹp đẽ; nhưng trong, và giữa các thứ ấy, vẫn tồn tại một cái ǵ đó ‘tổng quát đặc thù’, cái làm cho họ như đứng ngoài - dầu một số không muốn - với trào đời chung quanh. Không dễ ǵ chối bỏ cội rễ, quá khứ, về ngoại diện, lẫn nội tâm. Nó là lớp nước sơn vĩnh thọ, như thời gian. Ở Lam, điều ấy được tôi nhận rơ hơn nơi ai khác. Bắt mạch, từ ánh nh́n chấp chới của người từng đánh mất điểm tựa, đến những nhếch cười hờ hững, những câu hỏi chào ngắn, lạnh, rất không thích hợp với tuổi tác và chức vụ luôn phải tiếp xúc với người. Mà tại sao ḿnh lại bị hút vào những khoảng hụt trống nơi cô như vậy? V́ bất nhẫn trước nụ non nớt hồn nhiên ẩn sau gốc già cỗi giả tạo? Hay bởi giữa 2 đứa đă sẵn nhu cầu t́m đến nhau? Dầu sao th́ chúng tôi không c̣n là hai ngả đường riêng rẽ. Ḍng đời đă nối kết chúng.

 

*

 

          Chiều thứ sáu, cuối tuần. Thị trấn quạnh quẽ cũng chẳng v́ thế mà ấm áp lên chút ít. Đêm rồi, đêm thứ nhất, ít ngủ (không phải v́ hai đứa lang thang ngoài phố đến măi gần sáng, rụng rời cả chân; mà có lẽ v́ chung giường, đứa nào cũng thấy kém tự nhiên), song không thấy mệt. Lâu rồi mới được kỳ phép. Tâm niệm: phải tận hưởng, với sung măn thể lực, và lợi dụng nó để bồi bổ thể lực cho thời gian tới. Tôi chỉ vừa tái sinh, vừa đi lại được. Bài tập chỉ mới. Cần làm quen. Mỗi ngày.

          Lam rủ tôi đến nơi nào có nước. Tôi thích núi hơn. Nhưng, với Lam, trước đôi mắt kia, sao có thể từ chối? Biển, với tôi, là câu hỏi chưa t́m ra giải tự. Là sâu thẳm nhất của mọi sâu thẳm. Là mầu nhiệm nhất của mọi mầu nhiệm. Trước biển, tôi như ván nổi. Bị lôi kéo về nó, lênh đênh trên nó, trong u mê trực giác rằng, tôi sẽ được bị hạnh phúc đọa đày, nếu muốn thâm nhập vào đó.

          Và theo dự tính, sáng nay, chúng tôi sẽ vượt hơn 60 phút nữa để ra biển. Biển sẽ là, theo Lam, biển ‘phần hai’, mở rộng thêm một khúc băi xanh mà chúng tôi nh́n thấy một góc trên đường đến đây. Ngày mai, ngày cuối, chúng tôi sẽ để xe tại khách sạn, đi bộ thăm ‘phần kết’, và cũng là phần bao quát nhất, nơi khai sinh, của biển.

          Phút sửa soạn và suốt lộ tŕnh, mọi việc dàn tiến thật tốt đẹp. Đường xá không c̣n bị cắt bẻ bất ngờ. Nó êm ái như khúc dịu dàng nhất của một bài nhạc gập ghềnh. Tâm hồn thơ thới, và chứng nhức đầu của tôi nhẹ dần.

          Khi đến, nhất là khi và lấy pḥng, Lam có vẻ khang khác. Tôi cho là cô bị kích thích v́ tṛ dă ngoại nên cũng chẳng lấy thế làm điều.

          Nắng lạnh. Thị trấn trung cổ này không tận t́nh dùng mặt trời như một món trang sức. Trong bản đồ, nó nằm lưng chừng hướng đông vùng ngụ cư của chúng tôi. Nó đă thoát được ṿng kiềm tỏa của sa mạc, và được mệnh danh là thành phố của sương và mưa. Nắng chỉ như gia vị, rất vừa vặn, làm tăng thêm giá trị của món ăn. Nhưng không bao giờ có tuyết như các bạn bè của nó ở cực đông chỉ lái xe thêm gần một giờ.

          Thật khuya, vào giờ phút chỉ thích hợp cho giấc ngủ và chỉ cho giấc ngủ, Lam bảo cô muốn uống cà phê. Điều này khá lạ. Không v́ cô muốn một thứ mà chính cô đă từ lâu hiếm khi đụng đến, hay v́ thời điểm ít thích hợp như vậy. Lạ, là bởi trong cách đ̣i hỏi ở cô có vẻ ǵ thê thiết trầm trọng sao ấy. Mắt cô như lạc thần; và hơi thở bị gối lên nhau từng cuộn như mây. Cô như đang phân đôi.  Ai đó ‘trong’ cô đă yêu cầu thay cho cô. Vách pḥng quây bằng các súc gỗ to, sần sùi, ấm lắm, thêm vào cái ấm tăng cường từ dàn sưởi trung tâm, nhiệt độ pḥng khá tuyệt vời. Thế mà cơ thể đang nép vào tôi của cô run lên. Cách cô uống cũng phản ảnh một tranh chấp nào từ trong. Cô hớp từng ngụm nhỏ, ngậm thật lâu trong miệng; càng lâu th́ bờ môi dưới của cô càng như bị thấm cà phê, tái hơn; rồi trong lúc chưa kịp nuốt ngụm thứ nhất, cô chiêu ngụm tiếp. Có lúc tôi tưởng cô sẽ sặc. Nhưng không. Cô ực được nó vào và ôi chao, khuôn mặt cô chẳng khác ǵ hạt lựu lỏng, chảy nhùn, thun dần, để rốt lại, chỉ c̣n đôi mắt (chính đôi mắt đă rót rượu vào máu tôi lần đầu trông thấy cô). Chúng sâu và rộng hơn cả đất trời mà trong ấy nhào nháo cơ man là cuồng phong. Cô nghẹn ngào ực nốt ngụm trong miệng, ôm choàng lấy tôi và hôn tôi thật dữ dội. Lam không c̣n là cô gái khép trong vỏ ṣ bưng bít. Cử chỉ gây hấn lạ lùng kia khiến tôi sợ. Cô như đồng bóng, mắt nhắm nghịt, ngước lên chờ nghe chỉ thị nào từ trên. Đây là hiện thân của chứng bạo t́nh hay trạng thái vẹo vọ tâm sinh lư mà tôi đă biết qua sách vở, và chẳng xa xỉ ǵ trong những xă hội phát triển vượt mức? Vị cà phê tôi nhận đủ trên môi cô. Đôi môi hả sốt, thơm, đắng, sệt như màu nước uống trong tách, như màu son ma mị trong các phim khai thác đề tài về thế giới bên kia. Chúng đổ hắc ín lên một phần ư thức của tôi. Đến lúc nào nữa th́...? Nụ hôn đang nóng khô chợt ướt đẫm. Vị đắng ngọt đă chuyển mặn nơi đầu lưỡi. Cô khóc. Ấm ức. Những giọt tưới nguội màu u ám của ấn tượng. Nước mắt trả lại tôi một Lam ngày mới quen. Mớ bụi lầm than của huyễn ảnh bị đổ nhào dưới cơn mưa. Xin cảm ơn cơn mưa tẩy trần! C̣n khóc được là c̣n lối ra. Cô bảo cô yêu tôi, sợ mất tôi, xin tôi tha thứ, xin tôi hăy giúp xóa mờ cái gọi là dĩ văng, một dĩ văng bị lỗi lầm làm cho biến dạng, dầu lỗi lầm ấy không xuất từ cô. “Em không muốn tự biện hộ cho hành động kia của ḿnh. Điều em sắp nói đây, phản ứng nơi anh khi nghe xong, dầu bất lợi thế nào cho em, em chấp nhận. Chỉ xin anh một điều là, đừng đánh đồng nguyên nhân của nó với bất cứ nguyên nhân trong các câu chuyện của bất kỳ ai.”     

 

*

 

          Chắc chắn cô đă chi tiêu rất hợp lư kho nước mắt của ḿnh cho câu chuyện cô kể. Chắc chắn cô đă dành dụm mọi thứ từ bao lâu nay cho chỉ đêm ấy, với người nghe là tôi. Dành dụm từ những ư thật vừa phải, những dụng ngữ cố chọn lọc sao để tôi không nghĩ là ngụy biện, tự bào chữa; từ những dấu ngắt, tiếp đoạn, âm điệu... B́nh tĩnh như thế quả là đau ḷng, cho cô, lẫn cho tôi! Nhất là sau nụ hôn ‘cưỡng chiếm’ mở đầu. Nó là điểm đến sau những bước giẫm thản nhiên tàn nhẫn trên mảnh chai vụn. Nước mắt có công dụng làm trơn t́nh tiết. Nhưng nó không làm lầy lội lối đi. Tôi không ngắt lấy một lần lưu lượng của nước và lời. Bởi tôi nghĩ, cái cần giải tỏa th́ không nên cấm đoán. Giữ nó trong ḷng chẳng khác lưu độc trong máu. Ít ra phải có một lần. Rồi sẽ chẳng bao giờ nữa, tôi mong là thế. Và ít ra phải có một lần. Một lần chúng tôi yêu nhau không những chỉ bằng môi, ánh mắt, hay bằng ngôn ngữ mà có lần xưa kia, v́ ngượng ngùng, giữa tôi và Pha Lê, chúng tôi phải gọi trớ César hay Cléopâtre hoặc bé thay cho anh và em, hay cả một vài dọ dẫm nhút nhát thân thể nhau. Chúng tôi đă tiến xa hơn, đến giới hạn chí tử của trạng thái và h́nh thái mà những người yêu nhau gọi là thể nhập vào nhau, dùng tự hữu - cái sở hữu khiếm khuyết và cần tu bổ - để đắc thắng hănh diện chiếm dụng sở hữu của đối tượng; chiếm dụng trước tiên, rồi sau cùng trả lại cho đối tượng sở hữu của nó cộng thêm sở hữu của chính ḿnh. Tự chính bản thân, chúng tôi đi đến nhau, phanh phui trước nhau những góc cạnh bí ẩn tinh vi nhất của hiện thể và tâm hồn mỗi đứa. Xấu hổ bất lực không ở chỗ khi phải đối diện nhau trong từng phần chi li như vậy, mà ở chỗ không biết làm thế nào cho đứa kia nh́n thấy và đón nhận trọn vẹn phần ḿnh muốn ban tặng. Không hẹn trước, mà cũng chưa từng nghĩ đến, tác động cố rướn ḿnh lên cao, to măi, dài thêm, để đối phương dễ dàng bám níu, và cũng để thống lĩnh đối phương hoàn toàn hơn của đứa này chỉ là sự lập lại với từng ly khít khao hành động của đứa kia. Chúng tôi đă thực hiện hoàn hảo vai tṛ được giao phó trong một vở kịch tùy hứng mà lớp lang. Chưa bao giờ ngôn ngữ bị hững hờ đến thế. Chưa bao giờ nỗi yên lặng được trân quư đến thế. Mọi ư niệm khác trở thành vô nghĩa. Hai hữu thể tương đối mắc vào nhau, làm nên một tuyệt đối. Cái tầm thường đă biến thành siêu thường, cao quư, hiển linh. Cảm giác quá đau đớn, choáng váng, ngất ngây, ngỡ ngàng, kỳ bí, lâng lâng: da thịt hiển linh! Tôi nói với Lam như vậy. Như tôi đă có lần nói với một người, sau đêm hai đứa ‘tự khám phá và khám phá nhau’, đại để, như vậy. Cảm giác hôm nay, mặt nào đó, c̣n mạnh hơn cảm giác mà tôi có lúc xưa, bởi tôi không ngờ thứ ‘hạnh phúc tự nội’, cách chọn lựa ‘tự quây quần trong chính ḿnh’ của cô lại là quả kết từ một biến cố gây sững sờ đến thế. Tôi nói thế và không phỉnh gạt ai hết, từ người t́nh ‘cũ’ Pha Lê Văn Khoa Cường Để mà cuộc sống chết hiện giờ luôn c̣n là một thai đố, mà chuyến thuyền cô ấy và trăm người khác ngồi trên chỉ là ảo giác, mà từng độ sóng lớn sóng nhỏ mà từng ấy số phận đang đương đầu chỉ là màn tung hứng nghịch ngợm của ngọn bút vẽ của số mệnh; mà, biển, được cô mặn mà y như sở thích của Lam hiện tại, từ ngày quen và yêu cô, với tôi, thân thiết và trong tay nắm như quyển truyện cô ấy mua tặng; là biển, từ buổi chiều cô ấy bỏ đi, đă lạnh lùng xa cách nhưng lại là một bí ẩn cấu cào mời gọi ngọt ngào gắt gỏng; đến người yêu ‘mới’ Ngọc Lam Trưởng Pḥng Điều Hành đang lặn rút trong ṿng tay; cả tôi, người vừa se lại sợi dây cười nói linh hoạt. Với Pha Lê, t́nh yêu là mái lều che chở tôi, là nguyện đường mà khi vào đó, trở ra, con người sa đọa của tôi trở nên lương thiện. Với Pha Lê, t́nh yêu của cô ấy mặc vào mọi tên gọi khả dĩ: t́nh trai gái, t́nh anh chị em, t́nh bạn hữu, t́nh mẹ con, t́nh văn nghệ, t́nh giao phối. Pha Lê là bóng mát, và tôi, kẻ đang trốn mặt trời. Pha Lê là súc vải lụa mà màu tím tôi yêu may mắn t́m được nơi nương náu. Với Lam, t́nh yêu không đa diện như vậy: nó chỉ đi quá dung mạo của t́nh yêu trai gái một chút, và cạnh sắc của dung mạo thứ hai cũng mang ư vị khác, đảo ngược: t́nh yêu, người yêu, là mái lều mà cô t́m vào ẩn tựa, là bóng râm xoa dịu. Cô sẽ, tôi hy vọng, cũng như tôi đă từng, với Pha Lê: khi vào đó, trở ra, con người thương tích bi quan của cô sẽ trở nên lạc quan lành lặn.

          Tôi đứng giữa để điều phối việc nhận về và gửi đi.  

          Lam tựa vào tôi, cúi xuống tôi, không trả lời. Trong mắt cô (biển nào sâu và huyền bí bằng?), tôi đă t́m được cái muốn t́m. Thân xác đă làm tṛn chức năng của nó: hóa giải, hàn gắn chông chênh.

          Nhưng c̣n đáp ngôn từ biển của ngày hôm qua - biển của Pha Lê và trăm ngh́n người khác của ngày hôm qua? - tôi vẫn chưa biết. Tôi muốn xem câu trả lời đă định h́nh trong giây phút sinh tạo cái bất diệt kia mà quá tŕnh c̣n đang để lại từng cơn hậu chấn vời vợi trong mỗi thứ làm nên mỗi chúng tôi đây là phần đất lấn biển, là con đường mới đắp đưa tôi xuống tận đáy  sâu huyền hoặc đó mà nhận đáp số cho bài toán xưa. Có thế, cái vừa biết cười nói cảm giác lại mới rũ bỏ hết tính mong manh, vật vờ.

 

*        *

                  

          Tôi sẽ vào ngay pḥng tắm, tự thưởng cho ḿnh một chầu bông sen, chỉ mở ṿi lạnh, thử xem nước có băng giá bằng vốc nước suối mà tôi đă ủ lên mặt, có se thắt nhu ḥa như thời tiết mấy ngày vừa qua không. Sau đó, tôi sẽ pha một tách cà phê thật đậm, nóng thụt lưỡi, và quăng ḿnh lên giường, với đàng hoàng kín mít y trang (tôi linh cảm, vũ trụ đang chờ tôi bước vào sẽ vô cùng trong sáng, linh thiêng, nên đành tạm nhịn cái thói quen ‘nhẹ nhơm’ khi đọc sách chờ giấc ngủ - cái thói quen, b́nh thường, với tôi, không mang, hoặc bất cần ai gán cho, ư nghĩa phàm tục nào, nhưng lần này tự dưng tôi cảm thấy như ‘phạm thượng’), nhơi hết quyển truyện (khá mỏng) mà Huyên đưa cho lúc chào và cảm ơn tôi về chuyến du ngoạn. Tôi phải đọc, đọc, để hiểu tại sao Huyên lại cho đó là cái mà anh chọn để gối đầu. Tôi phải đọc, kỳ hết, đọc đi đọc lại, bao nhiêu lần th́ không biết (dù sao tôi vẫn c̣n 3 ngày nghỉ chưa tiêu pha hết mà), hy vọng qua đó sẽ hiểu thêm về anh. Tôi chỉ mới biết anh ở phần 'da thịt’, từ một tiết lộ ngắn gọn của anh là, người thân yêu nhất của anh đang bị biển ‘giam cầm’. C̣n sự thể đầy đủ thế nào, sau đêm ‘sáp nhập’ vừa qua, tôi nghĩ, anh sẽ không cần phải giữ kín với tôi nữa. Anh đă là vịnh biển của tôi; và với nguồn nước không c̣n lên sóng dữ đó, tôi có thể cùng anh thả thuyền xuôi ngược, có thể an tâm mà vớt gọn vào tay. Anh đă là bến ngừng của tôi. Nhưng đến rồi không có nghĩa là chấm dứt khám phá..



(*) ROBERT NATHAN (1894-1985), sinh tại thành phố New York. Là tác giả của hơn 50 tác phẩm, gồm tiểu thuyết, thơ, và kịch.

‘Portrait of Jennie’ xuất bản năm 1940; và năm 1948 được quay thành phim với Jennifer Jones trong vai Jennie.

Tại Việt Nam, sách đă được Hoàng Ưng và Trần Phong Giao dịch với tựa ‘Chân dung nàng thơ’; nhà xuất bản Văn, Sàig̣n, 1966.

 

 

Nguyễn-ḥa-Trước

2000* 2014

 

 

© gio-o.com 2015