Trần Khánh Liễm
Mùa Thu Canada
Tôi đến Canada Vào trung tuần tháng 7 đương lịch năm nay. Thời điểm này cũng là lúc bắt đầu mùa hạ ở đây, mùa hạ chỉ có ba mươi hai ngày! Xuống phi trường Montréal vào buổi chiều tối. Tuy lúc đó mới xế chiều, nhưng trời có vẻ u ám hơn những ngày hãy còn nóng nực như ở Texas của chúng tôi. Bạn tôi ít tuổi hơn tôi, đầu đã bạc phơ. Chỉ mấy năm không trông thấy bạn mà hình thù đã thay đổi khác nhiều. Bạn tôi phải nhờ cậu con út lái xe vào phi trường. Từ những ngóc ngách đó, chúng tôi tới một tiệm ăn để gặp một số các cháu của bạn tôi từ bên Đức sang. Những người con của ông cụ thân sinh ra bạn tôi và các cháu đã tới đây mấy ngày trước tôi. Mọi người chuẩn bị cho ngày mừng thượng thọ cho ông cụ.
Sau khi giới thiệu các cháu, những khuôn mặt trẻ đẹp của giòng máu Việt nay tản mát trên khắp thế giới, những tiếng nói phát ra lạ hơn khi trước. Ít nhất mỗi cháu cũng nói được tới 4 thứ tiếng. Người ta chỉ gặp nhau trong một hơi ấm trong trẻo của tiếng Mẹ, những ngôn từ quen thuộc ï để trao đổi những lời vấn an nhau. Sau cái thủ tục đó, bạn tôi và tôi, hai chúng tôi từ giã các cháu để lái xe về Sherbrooke. Thành phố nhỏ này nằm phía đông nam Montréal, nơi bạn tôi đã tới đây cư ngụ sau khi cập đảo Quam được 3 ngày. Hai vợ chồng bạn tôi chưa nén khỏi nỗi kinh hoàng của hơn một tuần lễ hải trình từ Hải quân công Xưởng việt Nam. Tất cả diễn ra quá mau lẹ sức người không tưởng tượng được, khác nào giấc mơ hãi hùng nhất không hình dung ra trong cuộc đời.
Bạn tôi lái xe đêm.có vẻ chậm chạp. Trời tối mò thiếu hẳn ánh đèn điện. Nơi đây thường xảy ra tại nạn chết người do những chú hươu, nai nhảy vọt từ trong rừng ra, đâm thẳng vào những chiếc xe chạy ban đêm. Dầu sao chúng tôi cũng tới nơi. Gặp được ông cụ: tay bắt mặt mừng. Tôi không nhận được cụ nữa, vì khoảng trên bốn chục năm nay tôi không thấy cụ. Những thập niên năm mươi, khi chúng tôi hết bậc trung học, rồi mỗi đứa theo một phân khoa khác nhau. Mỗi tuần chúng tôi chỉ gặp nhau có một lần khi đi sinh hoạt trong giới sinh viên. Những buổi sáng sớm, hai chúng tôi lái xe từ ngã bảy, theo đường Phan thanh giản, tới Dakao. Mùi hoa dẻ trên đường vẫn còn phảng phất hương thơm ngào ngạt, nhất là khoảng đường trước và sau trường trung học Gia Long. Ba của bạn tôi thường đi làm xa, nên mỗi năm tôi chỉ gặp cụ đôi lần vào những dịp lễ lớn. Lúc này tôi không thể nào hình dung được, mặc dầu cụ cũng nhận ra tôi và đón tôi một cách thật niềm nở, nhất là cụ biết tôi đến đây dự lễ thượng thọ của cụ.
Người thứ hai tôi gặp : vợ của bạn tôi. Ba mươi hai năm từ ngày hai vợ chồng bạn tôi từ miền trung chạy về. Bạn tôi chạy tứ phía tìm cách thoát ra nước ngoài. Rốt cuộc thì củng tìm đường Hải Quân, con đường ngõ cụt, không ai tin sẽ là phương tiện cho những người muốn thóat ra ngoài để khỏi phải chấp nhận một chế độ mới sắp quàng lên cổ họng họ. Bây giờ bà không còn hình dáng trẻ trung như xưa. Bà thường ôm đứa con gái nhỏ của tôi lúc đó mới bốn tuổi trong lúc chúng tôi vất vả đi qua những nút chặn, những hàng rào cản. Tới được cầu tầu rồi vì đông người, người ta trèo lên nhau, chồng chất lên nhau leo trèo, kẻ rớt bõm xuống giòng nước oan nghiệt. Chúng tôi thua cuộc, nên bỏ đi lang thang trên các cầu tầu khác trong hải quân công xưởng, hy vọng gặp may mắn.Sáng hôm sau khi con tầu đổi hướng xuôi giòng về Nam. Giọng nói của vị tổng thống bại trận ra lệnh cho các cấp hạ súng. Chúng tôi bàng hoàng. Điều này ngược với những toan tính của mọi cấp chỉ huy. Hai hàng nước mắt chảy xuống rồi được nuốt ực vào cuống họng khô héo để dấu đi nỗi đau thương về vận nước, rồi số phận bập bềnh không biết sẽ đi về đâu.
Ba mươi hai năm sau gặp lại. Vết nhăn thành ba đường chảy thẳng từ trán xuống sống mũi. Vết nhăn này đã đánh đấu thời gian với bao nhiêu trôi nổi của cuộc đời : những ưu tư, lo lắng, tìm kế sinh nhai và nặng trĩu trên đôi vai những nhọc nhằn và chịu đựng.
Bỏ qua những ưu tư khi bóng chiều tàn trên những rặng đồi êm ả, người ta tìm vào “ Thiền “ cho khuây khỏa cuộc đời. Cô bạn thân của tôi đã mấy thập niên sinh sống ở California, có một thủa từng đi hát cho những đài phát thanh, cho những buổi trình diễn văn nghệ. Cô là một trong ban tam ca Đông Phương. Một buổi tối đầu năm 1962, khi tôi nhận lệnh động viên, trong buổi tiễn bạn bè, cô đã hát bài “ Đêm Tàn Bến Ngự ‘ . Aâm hưởng của bản nhạc cho tới nay hãy còn vang trong ký ức. Cho tới lúc gặp hai vợ chồng bạn tôi ở Sherbrooke, tôi và bạn tôi có nhắc lại bản nhạc này để nhìn ngược lại cả một chuỗi những năm tháng đã trôi qua trong cuộc đời : Từ tuổi thơ cho tới lúc này, mùa thu của cuộc đời.
Chiều nay hai vợ chồng bạn tôi ngồi bên nhau trên một thủa vườn diễn tả lại hay nói đúng hơn thu lại cả một vũ trụ nhân sinh quan của người Á Đông. Nhái lại cái khuôn viên của một bối cảnh trong cổ tự Lão Giáo được thiết lập tại Bắc kinh. Nếu đi vào chi tiết, chúng ta thấy ngay nhân sinh quan của triết lý thoát tục: gửi tâm hồn tan vào cõi mênh mông của trời đất vạn vật. Trước đậy một tuần lễ, Tôi và hai người bạn trong một talkshow giới thiệu cuốn Cơ Sơ Tư Tưởng Thời Quá Độ của bạn tôi, GS Đặng Phùng Quân. Chúng tôi đi từ những dẫn nhập, những giao thoa triết học từ lục địa này sang tới lục địa khác. Nhiều tên triết gia đã được nhắc lại trong cuốn sách. Bạn tôi nghĩ rằng khi viết sách là tạo một cái xương để người đọc có dịp khai triển và tạo thêm xương thịt cho những kiến thức của mình. Nói như thế có nghĩa tìm đọc cuốn sách, người đọc biết được khá nhiều những liên hệ tư tưởng của nhân loại. Cũng trong cả tháng, sách được giới thiệu trên một hai mạng lưới văn học . Cũng có tranh luận và đối đáp : mỗi người đều có cái nhìn của mình. Viết về triết học và tư tưởng tạo thành tranh luận là một thành công!. Trở về cái triết học nhẹ nhàng mà vợ chồng bạn tôi tạo diễn cái khuôn viên này, tôi thấy tâm hồn thoải mái dễ chịu. Nhất là từ miền nam nóng nảy, tôi được tới đây một thời gian khá lâu để tìm thấy những đây phút thoải mái của tâm hồn.
Trong những dây phút mệt mỏi, nặng nề của công ăn việc làm, những buổi chiều đi làm về hay bất cứ một lúc nào rảnh rỗi, vợ chồng bạn tôi ra đây đêå có những phút thoải mái, để sắp xếp cây kiểng, bày biện hình nhân. Đây là một lối thoát rất êm ả của nền tảng tư tưởng Á Châu. Lý luận tư tưởng không khô cằn, không phải tham khảo mất nhiều thời giờ. Cái văn hóa đi vào thiên nhiên, thả hồn vào cảnh vật đó là tư tưởng triết học Đông Phương. Cái triết học đã nhẹ nhàng đi sâu vào nếp sống của chúng ta xuyên qua neap sống và văn hoá.
Mời bạn đọc nhìn vào một hai hình ảnh tiêu biểu trong bối cảnh khôn viên của vợ chồng bạn tôi.
Có phải chàng đã đi vào thiền, rồi tìm được định tâm trong ấm trà đượm hương, để đi vào an bình !!!
Một buổi tối, anh em chúng tôi kéo nhau xuống dưới nhà hầm ( basement ). Tôi ưng ý nhất cái khung cảnh này được coi có không khí ấm áp nhất trong căn nhà của bạn tôi. Mấy anh em chúng tôi đi vào một cuộc trà đạo thật nghiêm túc và đầy ý nghĩa của cuộc đời:
Hai vợ chồng em của bạn tôi đang nâng ly mời nhau chén trà trong khung cảnh trang trí theo trà đạo của Nhật bản. Tôi nói nhỏ : khi anh biết thì em hãy còn bé tí ty mà bây giờ em đã có chồng với bốn đứa con kháu khỉnh, đứa lớn nhất đang dạy học tại một trường trung hoc bên Đức.
Chúng tôi đã được vợ chồng người bạn thết trà cả đêm. Trong cái thinh lặng đóø, chúng tôi mỗi người tìm được cái không khi an bình trong tận đáy của tâm khảm.
Trong những tuần lễ tại đây, anh em chúng tôi gồm gia đình cô em của bạn tôi, gia đình người em thúc bà ở gần đó, người em gái cũng ở gần, em cua bạn tôi. Chúng tôi có dịp truyện trò trong nhiều trường hợp: từ buổi lễ thượng thọ của ông cụ, tới tiệc sinh nhật bạn tôi, tới những buổi các cháu đi học trống với ông Lưu Bình, người đã dành cả cuộc đời truyền lại cho giới trẻ cái văn minh về trống Việt Nam. Cái ưu tư làm sao thế hệ ông cha trao lại cho con cháu nét đẹp văn hóa Việt.
Chúng tôi cũng có dịp thưởng thức những món ăn tuyệt hảo của vơ bạn tôi. Bạn tôi nói : tôi được người vợ có duyên, đã nấu ăn và đem lại niềm vui cho mọi người trong gia đình.
Tôi cũng có dịp lên đồi làm việc và thưởng thức những giây phút tuyệt vời khung cảnh rừng núi. Nơi đóâ tôi có được những lúc thoát tục, quên tất cả những phiền muộn của cuộc đời. Tôi đã có dịp nhìn những chú nai vàng ngơ ngẩn trong khóm cây rậm rap, những con ễnh ương kêu suốt đêm thâu. Có những buổi trưa được ru ngủ do tiếng lứu lo của bày chim vành khuyên bay lượn, hay các loại chim khác : mỗi giờ có một loại chim khác tìm về để làm đẹp khuôn viên.
Ngoài việc tìm kiếm sâu bọ chung quanh rừng cây, những loại chim này cũng tới ăn đũ mọi loại hạt từ hộp đựng đồ ăn chúng tôi vừa mới dựng hai bên hồ. Đây cũng là dịp chúng tôi được nngắm nhiều loại chim khác nhau. Quanh hồ cũng có nhiều loại hoa. Một tia nước rất nhỏ được bạn tôi dẫn từ suối trên cao tới. Mặt hồ thật phẳng lặng. Một ống nước đặt ngay cuối hồ để dẫn nước thoát khi nước đầy hồ. Con suối từ phía men đồi đã là nguồn nước cho bày nai hằng ngày tới đây tìm về nguồn. Những dấu chân nai đủ loại nối dài từ phía ven đồi.
Cũng chính con suối này, hai chúng tôi đã lần mò tìm được những cây quí để đào về trung trong khuôn viên và cấy vào chậu kiểng.Cách đây một tuần gọi điện thoại cho bạn, tôi được biết trên đó đã giá lạnh. Bạn tôi không thể lái xe lên đồi được nữa. Những cây kiểng chúng tôi vào chậu mùa hè vừa qua, một số cây nhiệt đới đã vào trong nhà. Những cây chịu lạnh bạn tôi đã mgang vào hiên phủ đầy lá cây khô, chờ mùa xuân lại đuaara vườn để chưng cho dẹp mắt.
Bây giờ Canada đã chìm vào trong giá lạnh. Những hàng cây trụi lá hay may ra vẫn còn những lá vàng bay tơi tả. Đường xá phải có xe khai thông tuyết. Vợ chồng bạn tôi lủi thủi chung quanh nhà trong quang cảnh về hưu. Cũng có lúc phải đi ra vườn để ngắm nhìn cảnh lá vàng ruing hay phải ra hót lá cây. Cảnh êm đềm của một mùa thu hằng năm cứ lặïp đi lặp lại của miền giá lạnh. Một thoáng suy tư đưa chúng tôi nhìn lại mùa thu của cuộc đời.
Viết cho bạn từ Houston 29 tháng 11 năm 2007.
Trần Khánh Liễm