Trần Khánh Liễm


photo:NAT@gio-o.com

Con mèo hoang

tản mạn

Gã đóng sập cửa. Đi thẳng tới chiếc xe đậu trước nhà không quay lại.

Chiếc xe ford mustang cũ rích đủ cho gã làm một cuộc hành trình xa. Gã theo vòng đai chung quanh thành phố. Gặp I-65, gã quẹo trái, trực chỉ về miền Nam. Gã lái xe trong mưa, giữa đêm khuya. Gã đang chạy trốn khỏi thành phố đã gây bao nhiêu đau thương, bao nhiêu mất mát. Gã muốn quên đi tất cả những năm tháng sống ở đây. Quên đi những mơ mộng, những mối tình gã cho là tuyệt vời từ khi tới thành phố này. Rồi vợ, rồi con, rồi nhà cưả, tiếp theo là những mất mát, những đổ nát. Mắt gã nhòa đi vì nứơc mắt, vì xúc động. Một hồi lâu gã lấy lại bình tĩnh. Gã cứng rắn lại. Gã cương quyết. Gã cho không còn gì lưu luyến nữa.

Con đường dài hun hút, theo ước tính gã phải mất hai ngày đường tìm về địa chỉ của người bạn cũ. Gã chỉ ngủ hai ba tiếng một đêm, cho xe chạy tới khi gần hết xăng mới táp vào đổ them. Ăn một gói chíp, uống một lon coke là đủ.

Gã phải làm lại cuộc đời: nếu gặp may mắn; bằng không: gã cũng chẳng tiếc gì những ngày sống còn lại.

Tới thành phố lớn tại miền Nam, gã tìm tới làng Việt Nam, nơi bạn gã đang sinh sống. Gặp bạn, hắn mừng. Gã được bạn tiếp một bữa cơm thịnh soạn: có bia nhậu với đồ biển. Gã tìm lại được những kỷ niệm xa xưa, những người bạn đồng hành của gã.

Ngày hôm sau, gã theo bạn đi biển. Trời êm, biển lặng. Ngồi trên chiếc ghe đánh tôm nhỏ xíu. Gã hiểu cảnh sống khó khăn của người bạn cũ. Số tôm lượm được đủ bán cho vựa, có tiền mua dầu chạy máy ghe mỗi ngày, có tiền mua đồ ăn, có cua, có tôm cá mỗi ngày trở về làm đồ nhậu. Xóm làng cũng được nhờ khi ghe cập bến, bạn hắn cũng dành môt phần bán cho dân trong làng. Dân làng vui: có những người mong mỗi buổi chiều bạn ghe trở về, có món tươi bán lẻ cho họ.

Đã gần ba mươi năm xa biển, gã nhớ mùi nước mặn, nhớ sóng gió suốt đời của một thuỷ thủ lỳ lợm không sợ phong ba bão táp. Gã đưa tầm mắt nhìn dài xa trên những lớp sóng. Gã nhớ những ngày hải hành bão táp, những cơn sóng bạc ngất cao. Lặn lộn với những cơ cực : ói mửa, ăn để có cái ói ra ngoài. Biển cả đã đem lại cho gã vui buồn, khổ cực lẫn lộn. Khi trời êm ả, lúc mặt trời mọc rực rỡ, khi chiều tàn êm đềm trải dài trên lớp sóng vàng chạy tới tận chân trời. Biển đã cho gã những mơ mộng, những cảnh đẹp tuyệt vời. Gã cảm thấy  thỏa mãn mộng hải hồ.

 

Sáng ngày 30 tháng tư năm 1975, cả tàu của gã ngỡ ngàng lúc tập họp, được hạm trưởng cho biết tin ngưng bắn. Lúc đó có những người muốn đi, có kẻ muốn về gia đình. Tự dưng trên chiến hạm chia hai phe. Để trấn an, hạm trưởng cho lệnh liên lạc với hạm đội thỉnh lệnh. Cuối cùng mọi ngừơi nhận lệnh cho tầu trực chỉ Côn Sơn. Từ nơi đây, hạm đội  tìm tầu đưa những ai muốn về Việt Nam, số còn lại theo hạm đội trực chỉ Phi Luật Tân.

Sau hai ngày hải hành, chiến hạm tới Côn Sơn. Đúng như huấn lệnh của hạm trừởng, giữa nửa đêm, những người muốn trở về được lệnh xuống tàu dầu về Vũng Tàu. Trong im lặng rơi nước mắt, người đi, kẻ ở lại âm thầm bắt tay nhau, có những người tâm tư giằng co, không biết đi hay ở. Cuối cùng ai nấy đều có quyết định dứt khoát. Gã quyết định đi. Những người đi được chuyển sang hải vận hạm lúc đó chật ních đủ mọi hạng người già trẻ trai gái, đủ mọi quân binh chủng. Gã theo kinh nghiệm, tìm xuống khu phòng ngủ của đòan viên, kiếm một chỗ nằm qua đêm. Gã an tâm vì không có nhiệm vụ hải hành trên chiến hạm này. Gã ngủ qua đêm thoải mái.

Qua mấy ngày hải hành, tới ngày  chót  trước khi cặp bến, tất cả mọi chiến hạm phải trút hết đan dược xuống biển. Phải mất cả ngày trời mới hoàn tất công tác. Vào buổi chiều tối. Mọi người tụ tập, hát bài quốc ca Việt Nam lần chót. Ngọn cờ từ từ được kéo xuống. Tâm tư gã cũng như mọi người nghẹn ngào đầy xúc động : quê hương, dân tộc Việt và tương lai mờ tối của miền Nam. Sau khi cờ hạ, cả trăm ngàn mũ, lon theo nhau rơi xuống biển . Lịch sử đã mở một trang mới !

Trời nhá nhem tối. Hạm đội từ từ vào cảng Subic Bay.Chiếc trứơc chiếc sau. Neo xong vào cầu tàu rồi. Hạm trưởng và thuỷ thủ đoàn, thường dân lần lượt theo nhau theo sự hường dẫn. Cả mấy ngàn người được nêm vào mấy chiếc tàu hàng chật cứng. Trai tráng thì lên boong, trẻ con đàn bà tìm chỗ trú trong những hầm lửng lơ tránh mưa gió. Tất cả như một đàn súc vật , mất hết tất cả nhân phẩm của con người.

Gã ngồi trên boong cách cả khoảng chục thước tây. Gã để ý nhìn người hạm trưởng oai hùng của gã một thời. Ông ngồi xổm, hai tay ôm gối, mắt nhìn xuống sàn tàu. Gã thấy nét mặt đăm chiêu của ông cũng như bao nhiêu người trong cảnh ngộ. Tâm tư gã cũng thế. Có một khác biệt là giữa gã và ông trong tương lai rồi đây mỗi người sẽ thích ứng thế nào đối với hoàn cảnh mới . Với gã, có thể làm bất cứ việc gì trong cảnh huống mới. Trở ngại lớn nhất của gã vẫn là ngôn ngữ. Nghĩ vẩn vơ mãi, gã rơi vào giấc ngủ lúc nào không hay. Mấy ngày hàng mấy ngàn người sống chen chúc trên chiếc tàu hàng, bệnh tật bắt đầu phát hiện vì thiếu vệ sinh. Bệnh nhiều nhất là mắt bị nhiễm trùng thật thê thảm. Trên tàu không có hệ thống chữa bệnh hay cho thuốc. Nước uống, nhất là nước rửa thật không thể tả được. Hình như lúc đó người ta không chuẩn bị, ngoài trừ đồ ăn, thức uống và nơi đi vệ sinh công cộng bằng những câu tiêu lơ lửng bên hông tàu rất nguy hiểm, nhất là đối với trẻ em và phụ nữ.

Sau một tuần lễ hải hành, đoàn tàu tới Guam. Người trước kẻ sau rời tàu. Ngay trên cầu tàu, có rất nhiều quần áo đã được bày sẵn cho người tỵ nạn. Với quân nhân, thứ quần áo này rất cần thiết để thay thế quân phục.

Người tỵ nạn được hướng dẫn từng tốp tới lều trại, lúc đó được gọi ‘Tents City ‘. Mỗi lều được trang bị ghế bố nhà binh: hàng hàng lớp lớp. Mỗi gia đình chiếm mấy chiếc ghế đủ cho mình, độc thân cũng thế.

Việc đầu tiên sau tuần lễ kéo dài của cuộc hải hành, đa số đàn ông con trai đều tìm nơi có nước để rưả ráy hay tắm gội. Trại đã sắp sẵn nhà tắm cho đàn ông và đàn bà con gái. Với việc tắm chung, gã đã quen từ khi vào quân trường. Có nhiều người đàn ông không quen nên họ phải chờ tới buổi tối, sáng trăng vằng vặc là lúc thuận tiện hơn cả. Phía đàn bà con gái còn bất tiện hơn. Ở bên Nhật, chuyện tắm tập thể là thường. Nơi đây dân Nhật có tập tục từ lâu, họ rất nghiêm chỉnh, có kỷ luật. Ở trại Orote Point này dĩ nhiên cũng phải cẩn thận lắm, theo kỷ luật tối đa. Tụi con gái lúc đầu cũng như các bà, ngượng ngập, miết rồi mấy ngày sau cũng quen thôi.

Gã tự nghĩ : xã hội bắt đầu thay đổi từ đây rồi. Và từ những thay đổi này, chuyển tới những thay đổ lớn hơn. Cái xã hội Việt Nam của gã, cái nếp sống  đang đi thụt lùi, nhường chỗ cho một thứ văn hoá mới. Thay đổi nhiều hay ít tuỳ mỗi gia đình, mỗi cá nhân. Gã cũng gặp rất nhiều những người quen từ khi trong quân ngũ. Họ cũng bắt đầu cuộc sống mới và cũng bắt đầu thay đổi cách xưng hô, cách xử sự. Có thể không có nhiều ngăn cách như trứơc những người ở cấp bậc khác nhau trong quân ngũ. Có những bậc chỉ huy nghiêm nghị, nay đã có những nụ cười hiền hoà, dễ chịu hơn trước. Ngừơi tỵ nạn bắt đầu nghe theo kỷ luật và tập nếp sống mới.

Mọi người nghe kèn hiêụ đi lãnh cơm mỗi ngày ba buổi. Người trứơc kẻ sau theo nhau. Ai đứng trước lãnh trước, ai tới sau lãnh sau. Mỗi buổi tối có chiếu phim ngoài sân cho mọi người. Mỗi buổi sáng có phát thanh tin tức, tìm người thân và giáo dục công cộng, từ cách giữ vệ sinh, tìm thiện nguyện làm việc công đồng, rồi những hướng dẫn thủ tục di trú.

Gã cũng theo nhiều người đi tìm những  những bảng niêm yết xem có ai quen thuộc hiện có mặt tại đây. Người ta cũng ùn ùn lên Hồng Thập Tự nhờ kiếm người thân. Một xã hội người tỵ nạn vừa mới hình thành. Xã hội mới có đủ mọi khuôn mặt có đủ mọi tính chất đặc trưng của nó.

Gã và hai tên độc thân cùng tàu góp lại thành gia đình để dễ khai vào một gia đình hay trong tương lai đi đâu cũng có chỗ nương tựa nhau. Cho tới lúc này gia đình độc thân không còn vương vấn gì hơn là tìm cách di chuyển sớm vào đất liền tại Hoa Kỳ. Ngay từ lúc khai di trú, cả ba tên buổi sáng đã đứng chờ làm thủ tục. Ngồi trưóc hắn là anh ba, xưa là giám đốc sở BaXoong. Đó là đại ca của gã. Gã biết đã lâu lắm không làm ở đây vả lại là lính, làm sao xếp lớn biết mình. Xếp lớn đi có một mình với người đàn bà trẻ măng bụng chửa vượt mặt. Gã tội nghiệp cho hai bố già, con còn trẻ. Gã không biết những người còn lại như vợ và các con của anh ba. Ngồi gần xếp, gã gật đầu chào : thưa bác, thưa chị. Chỉ vỏn vẹn có thế không hơn kém, coi như ngừơi lạ. Thủ tục xong, ba ngày sau cả toán được gọi trình diện đi vào trại tại đất liền.

Vào đất liền, gia đình độc thân thấy dễ thở hơn. Họ bắt đầu ghi tên đi học anh ngữ, rồi đi làm việc thiện nguyện. Cũng thế cả gia đình rất bận rộn. Dù đi đâu cũng có nhau. Họ cố tìm tin tức nhờ người bảo lãnh để có thể sớm xuất trại.

Ngày xuất trại, họ lo lắng không hiểu ngừơi bảo trợ sẽ lo gì cho mình. Không ngờ vì có nghề cơ khí sẵn trong tay, cả gia đình hội nhập rất mau vào xã hội mới. Cuộc đời cứ thế tiến triển tốt đẹp cho tới khi lập gia đình, có nhà cửa con cái. Sống bên nhau hạnh phúc. Không ngờ những năm sau, gã gặp nhiều khó khăn. Cuối cùng phải giũ gánh ra đi.

Trở về với cuộc sống với bạn bè hôm nay, gã không lấy gì làm phấn khởi lắm. Dù sao gã cũng sống thoải mái không ai dám đụng tới mình. Khi về nhà sớm vì bắt đủ số tôm trong ngày, hay cũng có những ngày về sớm vỉ không bắt được thứ gì. Tuy thế bạn bè vẫn vui với nhau, vẫn có cơm ngon với đồ biển, có bia nhậu thả dàn.

Những buổi chiều vắng như thế gã thừơng lượn quanh trong lối xóm. Gặp dân trong làng, gã dễ làm quen vì số tôm cá dành cho dân làng mỗi buồi đi biển về. Không khí trong làng giống y hệt ngày gã sống ở Xóm Bàn cờ. Radio vặn hết cở trong xóm. Nào tin tức, nào cải lương nào tân nhạc. Nhiều khi tiếng radio át cả tiếng nói truyện với nhau.

Ngày còn nhỏ, khi hắn còn cắp sách đến trường, nhửng bản nhạc như : về miền Tây, hay khi lớn lên, những bản nhạc ‘anh đi giữa hoàng hôn’ hoặc ‘canh gác đêm xuân’ đã gợi cho hắn những nhung nhớ của một thời. Trong xóm, những cụ già miền Nam ưa vọng cổ, những cụ già miền Băc thích nghe đài BBC, đài VOA để kéo dài thói quen nghe tin tức từ nhiều năm về trứơc nói lên nỗi quan tâm của các cụ.

Trong xóm cũng có lớp học anh văn cho những người muốn thi vào quốc tịch. Xóm có văn phong làm việc hành chánh. Nói tóm lại là một xã hội thu hẹp có tính chất rất Việt Nam. Bao năm sống giữa xã hội Mỹ, gã chẳng có dịp thửơng thức với nhịp sống này. Gã có quá nhiêù thì giờ để thăm người nọ người kia, lân la chỗ này chỗ nọ. Cơn đau khi nghĩ tới vợ con mà gã bỏ lại dứt khoát  không còn liên hệ, lúc nào cũng làm cho gã đăm chiêu. Thế nhưng mỗi khi sau bữa cơm, bia vào rồi là gã quên mau để rồi buổi tối rơi vào giấc ngủ say sưa. Sáng sớm bạn đánh thức dậy đi biển. Ngày nào cũng như ngày nấy.

Sống được nửa năm trong làng, mọi chuyện tương đối không có gì khác thường, ngoại trừ gã bắt đầu uống rượu nhiều hơn. Có những tối mùa hè nóng quá, gã đi trong làng, rồi không hiểu lúc nào nằm ngay bên mái hiên ngủ thiếp đi. Thấy bạn nhiều lần như thế, bạn hắn cứ để cho gã sống tự nhiên. Vào một buổi tối khuya mưa tầm tã, người gã ứơt  nhẹp như chuột. Gã cảm thấy có bàn tay ấm của ai dìu hắn. Hắn không hiểu sao. Không có phản ứng nào, gã đi theo người dẫn trong bóng tối. Hắn vào nhà cũa họ. người ta thay quần áo cho hắn, đắp chăn cho hắn. Hắn lại rơi vào giấc ngủ say sưa.

Lúc trời bừng sáng, gã vẫn nằm  yên trong giường. Gã nghĩ bung lung không hiểu mình đang ở đâu. Khói càfé bốc thơm làm gã tỉnh dậy. Một người đàn bà đang ngồi bên cạnh gã. Nàng mỉm cười chào gã. Gã định mở miệng. Nàng đặt tay trên môi gã ra hiệu không nói. Nàng cắt nghĩa cho gã hiểu nếu nghỉ một ngày không đi biển thì đã sao. Đã lâu lắm gã chưa được nhìn khuôn mặt hiền từ khả ái như nàng. Gã nhận khuôn mặt quen thuộc thường gặp trong xóm. Gã nhổm dậy nhấp ngụm càfé. Mùi thơm nực cả phòng. Ly càfé Pháp pha sữa đã lâu lắm gã không có dịp mhâm nhi. Nàng vào bếp. Tiếng xéo xèo trong bếp. Một lúc sau nàng mời gã ra bàn ăn sáng. Nàng nhắc lại tối qua trông gã tội quá, nên nàng đưa gã vào nhà ngủ qua đêm. Gã cảm động tìm thấy hơi ấm trong căn nhà nhỏ xinh xắn của nàng.

Gã tỉnh người lại. Gã không tiếc một ngày không đi biển. Có thể đây lại là một chuyển hướng mới. Nàng thỏ thẻ trấn an gã. Nàng không có ý định bắt gã và nói ngày mai gã cứ tiếp tục đi biển với bạn, không thể ngưng công việc đang làm. Nàng chỉ muốn có gã là bạn để trám những giây phút trống vắng.

Câu chuyện cứ thế rả rich từ giờ này tới giờ khác. Nàng nói cho gã nỗi cô đơn khủng khiếp của nàng. Nỗi cô đơn kéo dài cả chục năm nay. Nỗi cô đơn của người đàn bà không mấy may mắn, dù nàng có tài có sắc.

Người chồng của nàng đã hai lần về Việt Nam, không phải kiếm bồ nhí mà để nhờ một người bạn học cùng lớp giúp cho mình có con. Dĩ nhiên dịch vụ này cũng rất tốn kém tiền bạc và sắp xếp khéo léo lắm cho chuyện xảy ra êm thắm. Cả hai bên đều không bị thua thiệt. Hai năm sau người chồng có con. Ông trở về đi làm và đợi thời gian cho đứa con khôn lớn đôi chút. Khi nó đã chập chững biết đi, người chồng lại trở về quê hi vọng đón đứa con trở về Mỹ. Kỳ này ông đi cả năm. Không hiểu sao lại gặp một người bạn gái trẻ hơn nàng nhiều. Ông đã làm giấy từ hôn từ mấy năm nay với nàng, gọi là làm hờ vậy thôi. Không ngờ chuyện chơi hoá ra thật : lần này ông về làm giấy hôn thú và cũng nhận đứa con đẻ dưới dạng con nuôi mang về Mỹ. Nói tới đây, nàng nghẹn ngào. Và cuối cùng khi đứa con của người chồng đưa về ở chung một thời gian cho tới khi ông bảo lãnh và đưa người vợ sang Mỹ sống chung.

Từ đó nàng mất chồng. Nàng khóc nhiều năm tháng với cảnh sống cô đơn. Nàng đơn giản nói cho gã biết. Gã cứ đi biển, cứ làm việc với bạn để có lợi tức. Tuy nhiên nàng đơn giản chỉ muốn có bạn cho vui và mong gã thuận về ở với nàng mỗi buổi tối cho có bầu bạn, cho khuây khỏa. Dĩ nhiên nàng cho gã biết hai người không cần câu nệ, đặt ra cho nhau nhiều bổn phận, nhiều hệ lụy làm gì.

 

Buổi sáng thức dậy, bạn thuyền không thấy gã. Anh vẫn đi biển. Bạn hắn hôm ấy may mắn trúng nhiều tôm hơn thường lệ. Một mình lệ khệ với nhả tôm vào lưới nặng chĩu.  Tự nhiên lúc đó anh ta mong gã tiếp tay, nhưng không hiểu đêm qua gã đi đâu.

Buổi chiều khi về làng, anh ta cũng dành khá nhiều tôm bán giá hạ cho dân làng. Thói quen này đã có từ lâu mỗi khi trúng lứơi, anh đều đối xử rất hậu với mọi người. Bán tôm xong, anh đi tìm bạn để cùng về nấu cơm, chuẩn bị cho ngày hôm sau đi biển.

Trông thấy bạn đang lững thững đi về, gã mừng rỡ, đón tiếp niềm nở như không có chuyện gì xảy ra. Bữa cơm hôm đó có nhiều chuyện vui cho cả hai ngừơi. Bạn gã muốn hắn đừng bỏ việc đi biển. Gã vui vẻ trả lời. Gã xin lỗi vì quá say nên không đi biển như thường lệ. Gã hứa tiếp tục ngày mai lại ra khơi với bạn.

Gã chậm dãi nói: Tối qua quá say, tôi đã không về nhà. May có người nghĩ tội nghiệp, không biết nhà ở đâu, nên đưa tôi về nhà cho ngủ đợ. Có lẽ  tôi vẫn làm với anh, nhưng chỗ ở đã có ngừơi lo và từ đây tôi sẽ ở với họ. Như thế nhà anh đỡ chật chội hơn, thoaỉ mái hơn.

Lúc ghe ra khơi, hai người ngồi cạnh nhau, gã kể mọi chuyện đã xảy ra hôm trước, kể chuyện thương tâm của người đàn bà trong lối xóm. Cả hai đều cảm đông.

Một buổi đêm không thấy gã về. Mãi tới khuya bạn gã gõ cửa báo cho nàng tin buồn. Gã đã qua đời khi đang đi biển. Coast guard giúp đưa xác về. Lễ an tang được tổ chức đơn giản với sự hiện diện của một số bạn bè trong quân ngũ ngaỳ xưa.

Hai tuần sau, trên chuyến bay về Việt Nam, nàng ôm hũ tro đựng trong một chiếc hộp vuông vít. Nàng nâng nưu trân quí.

Trần Khánh Liễm

12.2010

http://www.gio-o.com/TranhKhanhLiem.html