Khi Nàng "Thúy" Trở Về
kịch

 Phóng tác từ vở
“Der Besuch der alten Dame”của  Friedrich Dürrenmat
(theo bản dịch tiếng Anh “The visit” của Patrick Bowles)
Nguyễn Thị Minh Ngọc. 

Lời Ngỏ: 
     1. 
Sách - những năm sau 1975 - cứ gợi cho gia đình chúng tôi những ấn tượng khủng khiếp. Nhân đợt cán bộ văn hoá đi lùng kiếm nhạc vàng, tình cờ khám phá trong nhà tôi tàng trữ một khối lượng sách khá lớn mà trôi qua bao nhiêu tỉnh, cha tôi đã bán sạch các thứ, trừ sách. Trước đó mẹ tôi đã đề nghị cân ký bán nhưng chúng tôi tiếc lần khân giữ lại. Sau khi cha và anh tôi bị đưa ra tòa án Nhân dân và có ở tù vì vụ án sách năm đó, chúng tôi đi chợ mua tỏi tiêu thì nhận ra chúng được gói bằng giấy xé ra từ sách có đóng dấu tủ sách nhà mình (trong đó có các loại Tự Điển, truyện Tàu, Tây mà bây giờ đa số đều in lạị)

 

Năm 1983, một người bạn vong niên của tôi là dịch giả Diễm Châu sang Pháp định cư có gửi lại tôi khá nhiều sách, trong đó có khá nhiều vở kịch hay và theo ông Châu mới cho tôi biết, gần như tuyệt bản. Thấy sách tôi vừa ham vừa sợ nhưng cũng may thầy môn đạo diễn của tôi lúc bấy giờ là cô Nguyễn Tường Trân có tầm nhìn rất thoáng, cô chủ trương cho dàn dựng nhiều kịch bản dựa trên các nền triết học khác nhau. Nhiều khi cô bị nhà trường kiểm điểm vì chủ trương này.

 

Cạnh các bản dịch kịch không thể có trong thư viện nhà trường của anh Diễm Châu, chúng tôi còn được bổ sung thêm nguồn nầy bởi Trần Như Vĩnh Lạc.

 

2. Khi rời Việt nam, anh Diễm Châu mới kịp dịch “ Những nhà vật lý” để năm 1988, Phùng Nguyên, một cậu đạo diễn học cùng lớp em tôi, Minh Phượng, đã dựng vở nầy để tốt nghiệp và dự  liên hoan sân khấu  Thể Nghiệm lần thứ Nhất ở  Sài Gòn.

 

Trong thời gian đó, chị Kim Cương vừa tu nghiệp thêm ngành đạo diễn ở Bungary về có rủ Hồng Phúc và tôi về cùng cọng tác với Sân Khấu của Kim Cương về mặt dàn dựng lẫn biên tập.

 

Sau khi làm chung các vở “Lôi Vũ” của Tào Ngu, “Con gái chị Hằng” của Hà Triều – Hoa Phượng”, “Trà Hoa Nữ”,“Nụ hôn đầu xuân” , “Người mua hạnh phúc” phỏng theo các vở kịch nước ngoài… chúng tôi lục thêm kho kịch ngoại mình đang có trong tay để kiếm kịch bản nào thoả ba yêu cầu sau đây:

 

- bán vé được.

 

- có vai nữ chính hay và hợp vóc dáng, tuổi tác cho chị Kim Cương.

 

- hội đồng kiểm duyệt không thấy có vấn đề gì.

 

Chúng tôi lục được một mớ kịch ngoại đạt yêu cầu đó như “Tám người đàn bà”, “Ngôi nhà của Bemada Alba" của Garcia Lorca,  “The Visit” của Friedrich Dürrenmatt  (bản tiếng Anh của Patrick Bowles)

Vừa phóng tác, biên tập xong thì đoàn Kim Cương phải giải tán. Tiếc những kịch bản  nầy, chúng tôi có đem đi giới thiệu ở nhiều nơi, chỉ có “Tám người đàn bà” là được sân khấu IDECAF cho ra đời được, còn số phận của “The Visit” tức “Nàng Thúy trở về” khá là truân chuyên. Mà tôi đặc biệt thích vở nầy từ lúc được  xem cốt truyện film được kể lại (hình như người kể là Mai Thảo) đăng kèm hình của Anthony Quinn và Ingrid Bergmann (đạo diễn film là Bernhard Wicki)  trên báo Kịch Anh của ông Quốc Phong vào những năm 70 trong mớ sách báo bị tịch thu của gia đình tôi.

 

3- Để dễ cho mọi người làm việc, tôi ghi tên người phóng tác KHÔNG  phải là tôi

 

SK 5b luôn là nơi tôi nhắm đến đầu tiên vì dù sao đó cũng là nơi chúng tôi tụ về đó “thể nghiệm” nhiều chuyện khi mới ra trường. Chúng tôi định nếu chị Kim Cương không chịu về đây đóng thì sẽ mời chị Ngọc Giàu. Đọc cho Hội đồng nghệ thuật của SK 5B xong, tôi nhận được nhiều đề nghị phải chỉnh sửa. Việc sửa kịch của tác giả nầy rất không thể tùy tiện được. Trong những yêu cầu với những ai muốn dựng kịch ông, Dürrenmatt  đề nghị sau khi đem ra công diễn, nếu thấy đoạn nào khán giả cười thành tiếng thì cắt giúp ông những đoạn đó ngay.  Ông chỉ muốn khán giả đến với mình nhích một tí môi cười mỉm. Mà “The visit” hay “Der Besuch der alten Dame” đã ghi chú rất rõ là Bi-Hài ki.ch.

 

- Tôi có một anh bạn làm thiết kế sân khấu. Gần như các sân khấu anh đều có cọng tác qua. Khi tôi hỏi ý kiến anh nên giới thiệu vở nầy cho sân khấu nào, đọc xong anh nói đùa, chỗ thích hợp nhất là dựng ngay trong lòng hay trước  Uûy Ban Nhân Dân Thành Phố. Tuy nhiên, tôi cũng thử thời vận đưa thử cho một sân khấu chịu đầu tư những vở kịch tử tế, “hoành tráng” như  SK của Nhà Hát  Hoà Bình thì vài năm sau vì nhiều lý do, không nhận được câu trả lời là dựng được hay không.

 

- Không mệt mỏi, tôi gửi đi những ai hỏi tôi: “Có vở nào hay hay không?”  kể cả trong nam lẫn ngoài Bắc, kể cả các sinh viên đạo diễn cần có vở tốt nghiệp. Giám đốc  một Nhà Hát Kịch của Nhà Nước đọc xong hỏi tôi: “ Chị có ý đồ gì mà giới thiệu vở nầỷ” Tôi chỉ thấy nhà nước Việt nam cấm hai dạng vở sau đây: chống Cộng và đồi trụy mà theo tôi tự thẩm định, vở nầy không nằm trong hai dạng đó.

 

- Một trong những giám đốc của SK tư nhân làm tôi thấy ấm lòng khi vác vở nầy đi giới thiệu lại là Phước Sang. Phước Sang lúc mới ra mắt SK Kịch Sài Gòn rất muốn làm nhiều chương trình có chất lượng cao dù kén khán giả bên cạnh những vở thiên về giải trí. Sang cũng tính mang vở ra Nhà Hát Thành Phố, nếu Chị Ngọc Giàu không đóng được thì sẽ có Hồng Vân. Tôi đã nhờ hoạ sĩ Chu Thơm lên phác thảo màu rồị  Nhưng Sang nói, chắc không đưa chị dựng được đâu. Đạo diễn vở nầy tối thiểu phải là một NSƯT hay Đảng viên, mà loại đảng viên có chức tước đi kèm, như trưởng phòng, hay giám đốc Nhà hát ( đương kim hay Cựu cũng được). Và nữa, phải có người đứng tên chỉ đạo Nghệ Thuật.

 

Hồng Vân đọc rồi, cũng thấy thích . Có lúc Vân còn nói với tôi, hay để cho Lê Tuấn Anh tốt nghiệp đạo diễn vở nầy. Tôi bằng lòng ngay. Ai cũng được, miễn sao vở được ra. Vì tôi tin, nếu hiểu được khán giả của mình, chắc chắn vở sẽ được nhiều tri âm đồng cảm.

 

- Có dịp gặp ông Trưởng phòng sân khấu,  nghe tôi kể trong bản tiếng Anh có nói tới chương trình Marshall (  tên của ngoại trưởng Mỹ chủ trương trút tiền khá lớn cho Aâu Châu như Đức, Pháp để tái thiết Aâu Châu, sau Thế Chiến Thứ Hai) khi vở nầy ra đời, ông ta hỏi mượn ngay bản tiếng Anh  -  “để bảo vệ ý tưởng của tác giả và ý định của cô” – ông ta nóị

 

Lần chót gặp, trước khi ông về hưu, ông cho biết, chỉ chấp nhận cho vở nầy được dựng nếu giao cho đúng một đạo diễn thôi, đó là một đạo diễn - có đảng viên và NSƯT hẳn hoi, và dĩ nhiên phải có cái hơn những đạo diễn-có đảng viên và NSƯT khác. Oái oăm thay, đạo diễn đó lại không hào hứng lắm với vở nầy.

 

- Mà có hào hứng thì Giám đốc sản xuất nào sẽ bỏ tiền ra cho ông làm đây? Phước Sang sau hai vở cố gắng làm nghiêm chỉnh là “Nguồn sáng trong đời” của Lưu Quang Vũ và “Lôi Vũ” của Tào Ngu, doanh thu không khả quan nên tập trung làm film ngó bộ an tâm và an toàn hơn.

 

4.Giữa lúc tôi hoàn toàn “tuyệt vọng” về chuyện giới thiệu vở nầy cho khán giả Việt Nam yêu mến của tôi thì một hôm đang ở New York , hay tin Viện Goethe ở Hà Nội sẽ đưa một đạo diễn từ nước ngoài về dựng. Nhà hát sẽ làm chính là Nhà hát Kịch Việt Nam,  đã từng được tôi giới thiệu vở nầy ( Giám đốc ấy đã về hưu, nay là một giám đốc khác). Dĩ nhiên bản xử  dụng không phải là bản phóng tác của tôi mà hình như là của dịch gỉa Lê Chu  Cầu . Nhưng sau đó có dịp ghé Hà Nội, trao đổi với nhiều người, tôi cũng có một  đề nghị là nên “Á Châu hoá “ nó. Nếu “ Việt Nam hoá” thì vở sẽ khó được ra; còn để y như nguyên tác thì thấy trước là khó khăn vô cùng để kéo khán giả đến rạp. Khi dựng vở “Người hảo tâm thành Tứ Xuyên” của Bertolt Brecht tôi còn phải “Sài gòn hoá” chứ  không phải chỉ “Việt nam hóa” .

 

Theo tôi biết , phía Nhà Hát Việt Nam sẽ phải bỏ ra cũng vài trăm triệu. Đức và Thuỵ sĩ sẽ hùn vào một đạo diễn , một thiết kế sân khấu và chi phí cho hai nhân vật ấỵ

 

Nghe được tin nầy cũng quá sức mừng, dù với số tiền ấy, trong miền Nam có thể dựng năm hay mươi vở coi được, do các SK tư nhân tự bỏ tiền ra.

 

Nhưng điều đáng nói là, không phải có tiền trong tay mà có thể bỏ ra hiên ngang dựng vở được. Cho tới ngày hôm nay, tôi vẫn không là NSƯT lẫn Đảng viên, dù đôi khi đi chấm thi, tôi cứ phải đính chính hoài vì thường bị ghi “oan” là NSƯT.. Nói điều nầy để thân hữu xa gần có gửi kịch bản cho tôi hiểu, không phải có vở hay là có thể dàn dựng được ngay.

 

5. Mới trao đỗi với dịch giả Diễm Châu, nhờ ông coi lại bản phỏng dịch của tôi xem có chỗ nào “lếu láo” quá không? Hiện chỉ có hai chỗ ông hơi băn khoăn là tích “Thúy “ từ chuyện Thuý Kiều và chức danh “Giáo sĩ”

 

Có thể tôi sẽ đổi “Nàng Thúy “ thành một “Me Linh Đa” nào đó. Còn “Tu sĩ” có vẻ chung cho các loại tôn giáo hơn.

 

Ông hào hứng xúi tôi sao không đem Thomas Bernhard về Việt Nam dựng.

 

Tôi thì thấy đã quá đủ từ  Garcia  Lorca, Victor Hugo, …Dumas cha lẫn con, J.P.Sartre ( vở kịch “ Con đĩ biết kính nhường” được coi là vở thiên tả của ông, một người bạn của tôi định dựng cũng không được cấp phép), một loạt các vở của ông nầy cùng A.Camus, Pirandello, Ionessco, S. Beckett, (  có một buổi họp “nội bộ” đã có ý kiến cho là một trong những nguyên nhân làm cho khối XHCN ở Đông Aâu tan rã do đã phục hồi các vở  kịch của các tác giả hiện sinh và phi lý), Cao Hành Kiện ( 2005, có người rũ dựng “Xa trạm” của ông nầy cho Trung Tâm trao đổi Ngôn Ngữ & Văn Hoá với Pháp ở  Sài Gòn ,  giờ chót được thông báo phải ngưng vì Pháp sợ mích lòng Trung Quốc), Shakespeare ( 2002, dựng “Roméo & Juliette” theo phương pháp Sân khấu Giáo Dục  để trả lời ba câu hỏi “Tuổi Trẻ Việt Nam hôm nay gặp khó khăn gì- Có vượt qua được không?- Và vượt qua bằng cách nào” cũng phải ngưng vào giờ chót.  Ông đạo diễn người Anh 60 tuổi qua dựng và làm workshop chung với tôi cùng giảng viênđạo diễn Nguyễn Đình Thi từ  Hà nội vô, và các sinh viên đã khóc như một đứa con nít trước cánh cửa  rạp bị dán dấu X và chứng kiến khách mời từ các Lãnh Sự  Quán lục tục ra về), Tennessee Williams ( 1997, bản dịch  “Những con thú thủy tinh”của Luân Tế bị cho là có vấn đề vì lý lịch đã từng làm thông dịch viên cho Mỹ, còn khi Nhà Hát kịch Việt Nam do đạo diễn Mỹ và dĩ nhiên là tiền Mỹ nữa đem vào Sài Gòn diễn thì (!!!), Oscar Wilde ( “Lady Windermere’s Fan” phải chuyển ngọt ngào thành  “Huyền thoại mẹ”) , Y. Mishima ( sau vài mươi xuất diễn thì phải ngưng vì khám phá ra điểm sai của vở là đã đặt trên cơ sở triết học ngoài Marx), kể cả Dürrenmatt  và Harold Pinter mà trước 1975 ông đã di.ch.

 

Và bởi  vì,  tại sao không có những tác phẩm sân khấu của người Việt Nam, viết về những vấn đề của người Việt nam cho khán giả Việt nam coi? Cuộc sống của người Việt quanh ta có thiếu những câu chuyện để chuyển thành sân khấu đâủ  

 

Đạo diễn Nguyễn thị Minh Ngọc 

 

 

 

Nhân vật:

 

  • Vương Nữ Kiều Thúy: 60 tuổi, còn có tên gọi là Dương thị Tý, hay Túy. rời Tiểu Khê thôn ra đi khi 18 tuổi, nay là một triệu phú
  • Tiếu Sinh: 64 tuổi, còn có tên Yêu Tinh, chủ tiệm tạp hóa, người xưa của Túy
  • Hằng Thư: 58 tuổi, vợ của Tiếu Sinh
  • Tiểu Minh: 22 tuổi, con trai của Tiếu Sinh
  • Tiểu Kiều: 17 tuổi, con gái Tiếu Sinh
  • Các Chồng sau của Thúy: mang số Bẩy, Tám và Chín (có thể do một người đóng)
  • Thôn trưởng        
  • Tu 
  • Thanh tra cảnh sát
  • Tràng Trưởng
  • Thầy Lang
  • Quản gia
  • Hoạn
  • Ưng
  • Khuyển
  • Thợ sơn
  • Xếp ga
  • Phóng viên
  • Dân Thủy 
  • Dân Hỏa
  • Dân Đạo 
  • Dân Tặc

 

Tùy tình hình mỗi đoàn hát để đạo diễn phân bố vai... Vở cần nhiều quần chúng nhưng một diễn viên có thể đóng nhiều vai, ngay như thôn trưởng vẫn có thể làm luôn công tác đào tạo hay tuyên giáo. Cũng có thể xử dụng con rối... Và cũng có thể biểu diễn vở này với rất ít ngườị

 

Cảnh Một

 

Sân khấu trống. Toàn diễn viên của đoàn trong đồng phục tricot tung tăng múa hát trong bài hát mở đầụ

 

Chúng tôi là một gánh hát nghèo. Sôùng trong một thị trấn phồn vinh, không giả tạo. Tiểu Khê Thôn xưa là một thôn xóm tiêu điều.

 

Nay họ giữ chúng tôi lại như giữ lương tâm trong sáng ngày xưa của họ. Và để thuật lại cho bà con nghe câu chuyện “Nàng Thúy trở về”.

 

Thúy xưa có tên là Tý, bạn ấu thời của nàng là Tèo, tự Tiếu Sinh. Mối tình của họ vô cùng thơ mộng. Suối Mộng, rừng Mơ của Tiểu Khê Thôn chứng kiến những lời thề đầu bạc răng long... Sau gần nửa thế kỷ, nàng đi nhiều vòng trái đất để gặp lại tình xưa...”.

 

Trong lúc hát, họ đẩy dàn phục trang và cảnh trí ra, lấy phục trang của vai mình bận vàọ

 

(Một nhà ga hoang vắng mang bảng Tiểu Khê Thôn cho thấy gần như lâu lắm chưa có tàu ghé. Lèo tèo vài ba người dân ngồi trên một băng ghế xûiêu vẹo. Một họa sĩ đang sơn dang dở tấm biểu ngử  có những dòng chữ: “Mừng ngày hồi cố quận của nàng T...”. Tiếng tàu tốc hành rầm rầm đi qua khiến những người tại đó hào hứng nhìn theo.)

 

Dân Thủy: Tàu tốc hành Kạc Ma - Thượng Hồ , chuyến thứ nhất may sao vẫn còn lướt qua ga xép nàỵ

 

Dân Hỏa: Đó là niềm vui duy nhất của dân Tiểu Khê Thôn. Còn gì nữa đâu, suối Mộng kiệt nguồn, rừng Mơ

đã khép.

 

Dân Đạo: Ruộng đồng khô cháy, cháo loãng cầm hơi, thợ thuyền thất nghiệp, xưởng Hoàng Tân biến thành xưỡng Hoang Tàn.

 

Thợ sơn: Tôi, sinh viên ưu tú Viện Mỹ Thuật Hoàng Gia nay là anh thợ sơn khẩu hiệụ

 

Dân Tặc: Nói gì anh, xưa Thánh Cam Địa đã đến đây, thuyết giảng ở quảng trường Thông Tuệ,  khúc “Phượng Cầu Hoàng” nổi tiếng ngợi ca tình yêu đôi lứa cũng được ngẫu hứng từ đâỵ

 

Dân Thủy: Trong cực cùng khó khăn, chúng ta vẫn còn chút lạc quan để mà Hy Vọng!

 

Thợ sơn: Đó là lý do tôi phải kẻ cho xong tờ chào mừng “Mừng ngày hồi cố quận  của nàng  T...”.

(Bước vào Tràng Trưởng , Thôn Trưởng, Tu sĩ và Tiếu Sinh. Tất cả đều ăn bận cũ kỹ, tồi tàn)

 

Thôn trưởng: (Hỏi thợ sơn) Mọi thứ chào đón thượng khách chúng tôi xong cả, chỉ anh là còn lam nham.

 

Tràng Trưởng: Học trò trường tôi sẽ hát đồng cạ

 

Tu sĩ: Trống chiêng đàn phách mình vẫn còn, chưa bán...

 

Thôn trưởng: Đội phụ lão sẽ múa bài “Khi xưa ta bé”.  Đội thể dục sẽ làm hoạt cảnh “Thúy đã đi rồi” và thiếu nhi sẽ đệm trống và đồng ca “Thúy hồi cố quận” .Sau đó bà triệu phú sẽ được rước về Nghinh Phong Lữ Quán để dùng cơm và nghỉ tại đó. Bốn giờ nữa bà sẽ tới...

 

Thợ sơn: Tôi quẹt một cọ là xong. (Vẽ thêm chữ Ý)

 

Tiếu Sinh:  Sửa lại đi, “Chào mừng Vương Nữ Kiều Thúy”! 

 

Dân Thủy: Nhưng bả là Tý!

 

Dân Hoả: Dương thị Tý!

 

Dân Đạo: Tý con của Bảy thợ nề!

 

Thợ sơn: OK! Tôi sẽ vẽ ở mặt kia chữ Thúy. Nếu thấy bả không còn thích tên Tý cúng cơm nữa, mình quay lại là xong.

 

Tràng Trưởng: Mấy giờ rồi?

 

Dân  Tặc: Coi bóng nắng đi! Đố ai còn sở hữu được một cái đồng hồ ở thôn nàỵ

 

Thôn trưởng: Bởi vậy, quý ngài ơi, bà triệu phú này đang là mối hy vọng độc nhất của mình.

 

Tu sĩ: Ngoại trừ trời

 

Tràng Trưởng: Nhưng trời đâu có bị xiết nợ sạch sẽ như cái thôn nàỵ

 

Thôn trưởng: Tèo à, ý quên, Tiếu Sinh à, ông đã từng là bạn thân của bả, thành thử bây giờ thôn này sống hay chết là do ông.

 

Tu sĩ: Hồi đó tại sao bây rả đám, sao mình không nghe “chàng” tới “sám hối” với mình vậy tả

 

Tiếu Sinh: Chúng tôi đã có một thời thơ mộng với nhau biết bao. Tim tôi vẫn còn đập rộn ràng khi nhớ lại thân hình dịu dàng như liễu của nàng chạy bay đến với tôi, xuyên qua bóng tối của vườn dâu Tơ Biếc, hoặc đi bộ tung tăng bằng chân đất trên rêu trên đá của khu suối Mộng, rừng Mơ. Mái tóc dài óng mượt của nàng tung bay trong gió, hơi ngã sắc hung nâu... Thế rồi định mệnh khốc liệt đã chia lìa chúng tôi...

 

Thôn Trưởng: Tôi cần vài chi tiết về bà Vương Nữ này cho bài diễn văn nhỏ sau buổi cơm chiêu đãi của tôi ở Nghinh Phong Lữ  Quán (Lấy một sổ nhỏ trong túi)

 

Trưởng Tràng: Rất tiếc, tôi lục học bạ của trường cũ ra coi rồi. Điểm của Dương thị Tý tức Kiều Thúy này dễ sợ lắm. Hạnh kiểm của bả cũng chẳng khá hơn. Bả chỉ tạm được môn thực vật học.

 

Thôn Trưởng: (Ghi) Ghi chú: Được môn thực vật học. Tốt!

 

Tiếu Sinh: Ưu điểm lớn nhất của Túy là nàng yêu chân lý ghê gớm. Có lần nàng đã liệng đá vào Cảnh sát khi họ hốt một bà ăn mày đi

 

Thôn Trưởng: Yêu công lý hả? Tuyệt vời! Chuyện này luôn được ủng hộ. Nhưng... tốt hơn hết mình nên lướt qua chuyện liệng đá cảnh sát.

 

Tiếu Sinh: Nàng cũng tốt bụng lắm đó. Có món gì nàng cũng muốn chia xẻ . Có lần nàng đã ăn cắp khoai cho một góa phụ già.

 

Thôn Trưởng: Lòng tốt bẩm sinh! Tôi phải đưa điều này vào! Có nó là có tất cả... À, có ai nhớ ông Bảy Thợ Nề đã góp tay vô việc xây cất tòa nhà nào không? Cho vô bài diễn văn này sẽ nghe êm tai lắm.

 

Tất cả: Ai mà nhớ nổi!

 

Thôn Trưởng:(Gập sổ lại) Phần tôi, vậy là xong! Phần còn lại là của anh đó, Tiếu Sinh!

 

Tiếu Sinh: Để tôi! Chuyến này cái bà Vương Nữ này phải ói ra ít nhất là một triệu đô!

 

Thôn Trưởng: Nếu được vậy thì mới đủ để trang trãi nợ cũ và tân trang, tái thiết lại thôn mình.

 

Tràng Trưởng: Đừng mơ nhiều, bả về chỉ cho xây tặng một nhà trẻ thì thua đẹp.

 

Thôn Trưởng: Từ hôm nay, Tiếu Sinh à, anh đã trở thành người nổi tiếng nhất ở đây. Mùa xuân tới, tôi nghỉ hưu, người thay tôi đẹïp nhất là anh. Chúng tôi đã thông báo điều này cho phe đối lập.

 

Tiếu Sinh: Nhưng thưa ngài...

 

Thôn Trưởng: Vì sự mong đợi của nhân dân toàn thôn, xin chớ khước từ.

 

Tiếu Sinh: Thôi được, tôi đành phải nhận... Trở lại công việc, tôi thấy nên “Tấn công nhanh, tiêu diệt gọn” ngay tại chỗ này. Nàng vừa về, tôi sẽ báo ngay hoàn cảnh bi đát nguy khốn của chúng tạ

 

Tu sĩ: Nói sao để bả sợ quá, bả đi luôn thì nóị

 

Tràng Trưởng: Tôi cũng rất lo cho đám đồng ca của học sinh trường tôi và bài múa “Khi xưa ta bé” của mấy bà phụ lãO

 

Thôn Trưởng: Tiếu Sinh có lý à mấy ông! Thử tưởng tượng coi, bà Vương Nữ vừa đặt chân xuống mảnh đất quê hương, nước mắt đọng mi vì xúc động. A! Nơi chốn dấu  yêu đây rồi, những khuôn mặt thân thương xưa cũ... Bà đang cơn xúc đô.ng.  Tiếu Sinh sẽ làm bà xúc động hơn vì những lời kể khổ lay động con tim. Lúc đó bà sẽ nghĩ, tiền để dư trong túi làm gì mà không đem ra chia xẻ với những người đồng hương đang cơn khốn khó. Đúng là mình không nên đứng đây với vai áo trần trụi. Mình sẽ khoác lễ phục và mũ mão. Phu nhân bên cạnh. Hai đứa cháu yêu kiều trước mặt. Tất cả sẽ bận toàn đồ sáng , hay bất cứ màu gì gần với màu sáng ở đây... Cầm hoa hồng hay bất cứ hoa gì còn sống được ở đây... Trời Phật ơi! Sau đó thì mọi việc sẽ êm ả tiến hành, đi vào kế hoạch...

 

(Tiếng còi tàu vang động)

 

Dân Thủy: Tàu tốc hành Kạc Ma- Thượng Hồ  chuyến thứ haị

 

Dân Hoả: Xuống Thượng Hồ , bà Tí sẽ mất vài giờ nữa để đi tàu chợ về đâỵ

 

Dân Đạo: Căng khẩu hiệu lên đi họa sĩ! Còn mấy ông này cứ vẩy nón được rồi. Tốt hơn đừng nói gì, và đừng có kêu la như năm ngoái với phái đoàn Tài Chánh của Chánh Phủ, họ mất ấn tượng nên rốt cuộc không cho một xu trợ cấp. Đây không phải là lúc mấy ông phơi bày những cảm xúc hoang dại. Trạng thái nên có là nén mọi cảm xúc vào bên trong, một tình thương dào dạt dành cho một đứa con thất lạc của chúng ta vừa tìm lại được lối về. Đừng căng cứng! Cố gắng chân thành và quan trọng nhất là phải đúng lúc, chờ bài hát vừa ngưng thì hãy cất lời. Hãy nhìn kìa...

 

(Tiếng nói ông ta bị nhòa đi bởi tiếng tàu rầm rập đi tới. Tiếng phanh thắng kêu eng éc. Sự ngạc nhiên hiện ra đầy vẻ kinh hoàng trên mặt mọi người. Những người ngồi trên băng nhảy vọt lên)

 

Dân Thủy: Ai dè, tàu tốc hành Kạc Ma - Thượng Hồ lại dừng ở ga xép Tiểu Khệ

 

Dân Hoả: Nơi nghèo rớt mồng tơi, nợ lút đầu lút cổ.

 

Dân Đạo: Lẽ ra tàu phải về Thượng Hồ chứ, tuyệt đối không được dừng dọc đường dù bất cứ lý do gì!

 

Thợ sơn: Phải chăng đây là lý do?

 

(Bà Vương Nữ Kiều Thúy vào, trên 60 tuổi, tóc đỏ chét, vòng ngọc đeo khắp người, duyên dáng, thanh thản. Cùng đi với bà là một ông quản gia tuổi khoảng 80, đeo kính đen, và ông chồng thứ bảy, cao, ốm với râu ngạnh trê, bận y phục thể thao. Chạy theo chặn đầu họ là một người soát vé với nón lưỡi trai và cặp)

 

Xếp ga: Thưa quý bà, quý bà đã kéo thắng cấp cứu

 

Bà Thúy: Tôi thích cái thắng đó.

 

Xếp ga:        Ở nước này chưa ai dám đụng vô cái thắng đó, kể cả trường hợp cấp cứu. Nhiệm vụ tối thượng của chúng tôi là không được trễ. Bất cứ lý do nào, xin bà cho một lời giải thích đàng hoàng.

 

Bà Thúy: Tiểu Khê Thôn là đây, chồng thứ bảy của em à. Kia là Suối Mộng, nọ là rừng Mơ, kìa là vườn dâu Tơ Biếc.

 

Tiếu Sinh: (Như bừng tỉnh) Tý ơi!.

 

Tràng Trưởng: Bà Vương Nữ!

 

Tất cả: Quý bà Vương Nữ...

 

Tràng Trưởng: Đội hát xướng của trường tôi chưa chuẩn bi....

 

Thôn Trưởng: Đội múa của các phụ lão cũng chưa nhóm họp được...

 

Tu sĩ: Trống chiêng đàn phách đâu

 

Thôn trưởng: Lễ Phục Thôn Bào của tôi, mũ cánh nhạn của tôi, đám cháu của tôi... Làm sao kịp bây giờ?

 

Tất cả: Dương thị Tý đã về! Tý đã trở về!

 

(Dân Tặc chạy về phía phố)

 

Trưởng Thôn: (Gọi theo) Nhắn vợ và cháu tôi ra gấp.

 

Xếp ga:  Chúng tôi, đại diện cho Cục Quản Lý Đường Sắt, đang chờ một lời giải thích tử tế.

 

Bà Thúy: Vậy mà không biết hả? Ngốc ghê! Mình muốn thăm lại cố quận Tiểu Khê Thôn thôi mà.

 

Xếp ga:   Chỉ vì muốn thăm quê.

 

Bà Thúy: Vậy thôi!.

 

Xếp ga:  Trời ơi! Vậy sao không theo tàu tốc hành về Thượng  Hồ , rồi kiếm tàu chợ về đây vài giờ sau, y như mọi người, thưa quý bà.

 

Bà Thúy: Rồi qua Thượng  Hồ nghỉ một chút, qua Trung Hồ nghỉ một chút, qua Hạ Hồ nghỉ một chút. Thôi đi, bộ muốn bắt Thúy này phải thở hồng hộc đi theo cái thứ tàu bò chậm như sên đó sao? Quý bà thì phải khác mọi người!.

 

Xếp ga: Bà phải trả giá cho sự khác người này, thưa quý bà.

 

Bà Thúy: Quản gia, cho ảnh một ngàn đô đi.

 

Tất cả: (Lẩm bẩm) Một ngàn đô!.

 

(Quản gia đưa liền 1.000 đô cho soát vé)

 

Xếp ga: (Lúng túng) Thưa quý bà?.

 

Bà Thúy: Và ba ngàn đô cho quỹ Các Quả Phụ Đường Sắt.

 

Tất cả: (Thì thào) Ba ngàn đô!.

 

(Xếp ga  nhận được 3.000 đô từ tay Quản gia)

 

Xếp ga: (Chao đảo) Thưa quý bà, từ cha sanh mẹ đẻ tới giờ chưa có cái quỹ nào vậy hết.

 

Bà Thúy: Vậy thì lập ra ngay tức thì một cái.

 

(Dân Thủy thì thào vào tai Xếp ga )

 

Xếp ga: (Bối rối) Vậy té ra quý bà là... Vương Nữ Kiều Thúy. Ồ! Hãy tha lỗi cho tôi. Trường hợp này quá đặc biệt. Chúng tôi quá vui khi được ngừng ở Tiểu Khê Thôn. Nhất là khi được đón bà trở về. Bốn ngàn đô! Trời Phật ơi!.

 

Tất cả: (Lẩm bẩm) Bốn ngàn đô!.

 

Bà Thúy: Giữ đi! Nó có là gì đâu!.

 

Tất cả: (Lẩm bẩm) Giữ đi!.

 

Bà Thúy: Đoàn tàu và ông tránh khỏi mắt tôi chừng nào hay chừng đó.

 

Chồng 7: Nhưng còn phái đoàn báo chí, quay film theo mình đang ăn trên tàu.

 

Bà Thúy: Cứ để họ ăn, từ từ họ tới sau cũng được.

 

(Phục trang và mão  đã được đưa đến. Thôn Trưởng khoác Thôn Bào và mão vào người. Thợ Sơn và Dân Đạo lộn biểu ngữ còn dở dang “Mừng ngày hồi cố quận của nàng  Thú...”)

 

Xếp ga: Toàn thể Cục Quản Lý Đường Sắt gởi lòng tri ân và xin gởi đến bà lời xin lỗi cuối cùng.

(Xếp ga  chào đi)

 

Trưởng Thôn: Thưa quý bà Nư õ Vương Thúy Kiều, ý quên, Vương Nữ  Kiều Thúy mến thân. Là người Trưởng Thôn này, tôi xin được đại diện toàn dân hân hạnh đón bà, một đứa con lưu lạc trở về...

 

(Tiếp tục nói một cách ngoan cố giữa tiếng xe lửa rầm rập chạy đi)

 

Bà Thúy: Xin cảm tạ bài diễn văn tốt đẹp của ngài Thôn Trưởng.

 

(Bà đi lướt qua Tiếu Sinh đang xiết chặt tay mình, hướng về baø)

 

Tiếu Sinh: (Thu hết can đảm) Túy!.

 

Bà Thúy: Yêu Tinh!.

 

Tiếu Sinh: Thật như mơ khi Thúy đã trở về.

 

Bà Thúy: Toàn bộ đời em để đạt đến ngày về. Ngay từ lúc em rời Tiểu Khê Thôn.

 

Tiếu Sinh: (Hơi ngần ngại) “Em vẫn đẹp cho lòng anh rối chỉ.”

 

Bà Thúy: Thiệt hôn? Còn nghĩ tới em sao.

 

Tiếu Sinh: Mọi lúc, mọi nơi!.

 

Bà Thúy: Thơ mộng làm sao những ngày ta bên nhau... (Mơ màng).

 

Tiếu Sinh: (Nói nhỏ với Tràng Trưởng)  Sư phụ thấy chưa, bả đang ở trong tay tôị

 

Bà Thúy: Hãy gọi em như hồi xưa!.

 

Tiếu Sinh: Con mèo hoang bé bỏng của anh!.

 

Bà Thúy: (Gừ meo tiếng mèo già) Nữa đi anh!.

 

Tiếu Sinh: Tiểu phù thủy của anh!.

 

Bà Thúy: Hồi đó em kêu anh là con báo đen của em.

 

Tiếu Sinh: Anh vẫn vậỵ

 

Bà Thúy: Giờ anh là “báo đời” thì có. Mập phệ. Tóc muối nhiều hơn tiêu

 

Tiếu Sinh: Em thì vẫn duyên dáng như bao giờ, Tiểu phù thủy!.

 

Bà Thúy: Xạo, tôi già và mập. Tiêu mất cái chân trái rồi. Xe hơi đụng, chết một ông chồng. Nhờ vậy hưởng gia tài lớn. Cưới được ông khác. Ly dị. Hưởng gia tài nữa. Cứ vậy giờ tới ông thứ bảy rồi. (Ngoắc chồng thứ  bảy) Hai bên chào nhau đi! (Với chồng) Yêu Tinh mà em thường kể đó.

 

Tiếu Sinh: Ôi, nàng vẫn luôn nhắc tôi.

 

(Nháy mắt với Thôn Trưởng. Hai người đàn ông, chồng thứ  bảy và Tiếu Sinh bắt tay nhau)

 

Bà Thúy: Anh thứ bảy này còn mình dây. Cứ nói thoải mái đi. Ảnh từ một nước Nam Mỹ, không rành tiếng xứ mình đâu. Hiếm có một triệu phú còn mình dây lắm. Ảnh làm thiết kế thời trang. (Nâng gọng kính nạm ngọc, ngó một vòng) Thấy tòa nhà kia không, hồi cha em xây nó, em leo lên mái chơi, phun nước miếng xuống, mà lựa đầu đàn ông không hà.

 

(Trong lúc đội ca học trò và đội múa phụ lão xếp hình, Thôn Trưởng chuyền Thôn Bào và mão  cánh nhạn cho Tràng Trưởng  bước ra)

 

Tràng Trưởng: Thưa quý bà, với tư cách người Trưởng của những Tràng học nơi đây, chúng tôi xin dâng tặng bà  bài dân ca quê nhà được trình tấu bởi dàn hợp xướng “Các em” và được múa minh họa bởi các bô lão...

 

Bà Thúy: Làm đi!.

 

TràngTrưởng: Đây, bài  múa“Khi xưa ta bé”, minh họa cho hoạt cảnh “Thúy đã đi rồi” và kết bằng  hợp xướng “Thúy hồi cố quận”

 

(Tràng Trưởng rút cây đủa bếp  để đánh nhịp. Rủi thay, một đoàn tàu  đi ngang vừa đúng lúc hợp  ca nên chỉ được nghe tiếng của tàu rầm rập)

 

Thôn Trưởng: Trời ơi, nó kêu như cháy nhà.

 

Bà Thúy: Kể ra thì cũng hay!.

 

(Thanh Tra nhận mão, áo  từ  Tràng Trưởng, bước ra)

 

Thanh Tra: Thanh Tra Cảnh sát Thôn Tiểu Khê (Chỉ mình) Xin sẳn sàng phục vụ quý bà. (Cúi xuống).

 

Bà Thúy: Tôi đâu cần bắt ai! Nhưng để coi. Ông nhái mỏ con két rồi nói chuyện được không?.

 

Thanh Tra: Dễ mà! (Cố gắng làm nhưng không được)

 

Tiếu Sinh: (Vổ đùi) Đúng là “tiểu phù thủy”...

 

Trưởng Thôn: (Tới lột áo, mão của Thanh Tra đưa cho Tu sĩ) Đây là ông Tu sĩ Tiểu Khê Thôn. (Tu sĩ chào)

 

Bà Thúy: Chắc tử tội nào cũng được ông an ủi trước giờ xử.

 

Tu sĩ: (Bối rối) Nhưng nước này bỏ án tử hình lâu rồi thưa bà.

 

Bà Thúy: Bỏ rồi lập lại mấy hồi! .

 

(Tu  sĩ sợ hãi trả áo, mão  cho Trưởng Thôn)

 

Tiếu Sinh: (Cười) Vui quá, con mèo hoang bé bỏng này giỡn vui quá!

 

Bà Thúy: Tôi muốn dạo một vòng Tiểu Khệ

 

Trưởng Thôn: Sẽ có xe đưa bà đi. Nhưng xin nói trước là...

 

Bà Thúy: Khỏi! (Vổ tay, kiệu đuợc mang vào bởi hai tên mặt khá cô hồn) Hai tên này chuẩn bị lên ghế điện thì được tôi chuộc mạng với giá mỗi đứa một ngàn đô. Còn kiệu này của Quốc Vương xứ Phú Lãng Sa lấy từ Cung Điện Pháp Hoàng tặng. Này, trước khi đưa ta xuống phố, ta thích cùng Yêu Tinh kia ghé suối Mộng, rừng Mơ, thăm vườn dâu Tơ Biếc. Còn hành lý và quan tài thì chở về Nghinh Phong Lữ Quán.

 

Thôn Trưởng: Quan tài à?.

 

Bà Thúy: Đúng! Về quê cũ là phải mang theo. Thích vậy đó! Nào, lên đường...

 

(Gia nhân vác hành lý và quan tài vào. Quần chúng Tiểu Khê đi theo... Hoạn vào, mập một cách bất thường)

 

Hoạn: (Nói với Thanh Tra đang kiểm soát) Ưng, Khuyển đưa chủ tôi đi đâu rồỉ.

 

Thanh Tra: Ông là aỉ.

 

Hoạn: (Cười) Quỷ sứ nè, người ta vậy mà kêu ông!.

 

Thanh Tra: Vậy thì bà?.

 

Hoạn: Ghét dễ sợ, không phải bà đâu...

 

Thanh Tra: Vậy là cái thứ quỷ gì?.

 

Hoạn: Quỷ gì thì mai mốt biết!  Giờ muốn  ăn trước chớ chờ bà chủ đi du dương về thì đói chết.

 

Thanh Tra: Bà chủ đi hướng này, muốn ăn thì đi ngược lạị

 

Hoạn: Thấy gì đâu, đang mù mà.

 

Thanh Tra: (Cầm tay chỉ hướng) Hướng này nè.

 

Hoạn: Cám ơn ngài Thanh Trạ

 

Thanh tra: Ủa, sao biết tôi là Thanh Trả.

 

Hoạn: Hửi và nghe! Cảnh sát ở khắp nơi đều có mùi và nói giọng giống nhaụ

 

(Cười vui, đi).

 

Thanh Tra: Cái bộ của “mụ” có vẻ như có vướng vào cảnh sát. (Ngó theo).

 

(Trong lúc hai người này nói chuyện, dòng người đã chuyển hành lý và quan tài về Nghinh Phong Lữ Quán. Trưởng Thôn và  Tràng Trưởng đang ngồi uống rượu ở đại sảnh. Phía sau đồ đạc bụi mốc, xộc xệch cho thấy lâu lắm rồi không có khách)

 

Thôn Trưởng: Hàng núi rương thùng. Có một cái chuồng trong đó có một con báo đen thuị

 

Tràng Trưởng: Căng thẳng nhất là mướn riêng một phòng để chứa quan tàị

 

Thôn Trưởng: Đàn bà nổi tiếng ưa có những nông nổi và ảo mô.ng.

 

Tràng Trưởng: Ngó bộ ở lâu à!.

 

Thôn Trưởng: Quá tốt, Tiếu Sinh nắm bả trong tay. (Nhái Tiếu Sinh) “Mèo hoang bé bỏng của anh!”. “Tiểu Phù Thủy cưng!”. Tệ gì cha này cũng được cho một ngàn đô là ít. Cục Đường sắt còn được cho bốn ngàn đô nữa là. Nào, cụng ly mừng sức khỏe bả. (Họ cụng ly) Chắc thế nào đồng ruộng, vườn dâu của mình cũng sẽ có tiền để chăm sóc.

 

Tràng Trưởng: Cả cái xưỡng dệt Hoàng Tân sẽ hết hoang tàn.

 

Thôn Trưởng: Mức sống tăng, mọi thứ mua bán cũng tăng, văn hóa trường ốc của anh tha hồ phát triển. Phải ăn mừng chuyện này. (Lại cụng ly)

 

Tràng Trưởng: Tôi sẽ mở nhiều trường dạy nghề, nhiều môn văn hóa cổ lẫn khoa học hiện đại... Nói thiệt nha, từ lúc cách đây một tiếng, tôi mới dám nghĩ tới mấy cái thứ dễ sợ đó mà học sinh ở đây bị thiệt thòi hơn hai thập kỷ qua. Khi con mụ già áo đen đó xuất hiện với một cái chân giả và một quan tài đen y như một nữ thần Cổ đại Hy lạp báo oán. Lẽ ra mụ phải mang tên là Diêm Vương bà bà, hay La sát mới đúng. Y như một con nhện chăng một mạng lưới tơ độc địa mà không biết con mồi định mệnh nào sẽ rớt vộ

 

(Thanh Tra bước vào)

 

Tràng Trưởng: Họ tới đâu rồi, sao lại bỏ về?.

 

Thanh Tra: Lúc tới vườn dâu Tơ Biếc, họ im lặng trầm tư ngồi bên nhau, y như xi-nê vậỵ

 

Thôn Trưởng: Chẳng biết chuyển sang rừng Mơ, suối Mộng, đôi tình nhân cũ, nàng triệu phú và chàng chủ tiệm ấy sẽ còn “xi-nê” tới đâu khi trở lại những nơi mà đam mê của họ đã bùng cháỵ

 

Thanh Tra: Đi đâu cũng có một lũ đi theo, lão quản gia, Ưng Khuyển khiêng kiệu, mụ Hoạn như một quái vật và gã chồng thứ bảỵ

 

Tràng Trưởng: Bà này sát phu ghê quá! Chắc nhờ vậy bà giàu le....

 

Thôn Trưởng: Quý ông à, cần phải nâng cốc mừng Tiếu Sinh tức Tèo của chúng ta. Một người đàn ông có thể làm mọi đàn ông trên thế giới ganh tỵ vì không gì đẹp bằng mối tình đầu tiên. Và còn mừng cho Tèo vì ông chuẩn bị thay tôi. Mừng cho họ, cặp Roméo-Juliét không chết bên nhau mà khi già còn được gặp lại. (Họ cụng ly)

 

(Nghinh Phong Lữ Quán trong thoáng chốc bay sạch. Bốn công dân vác một băng gỗ vào đặt xuống. Một  người đeo tấm bảng vẽ đầy chữ Tý & Yêu nằm trong một quả tim với một mũi tên xuyên qua trèo lên băng. Ba người khác đứng quanh hình bán nguyệt với những cành nhỏ để làm biểu tượng cho rừng Mơ.)

 

Dân Thủy: Chúng tôi là bách tùng, là thông, là trường sanh, dương sĩ ngàn năm xanh ngát...

 

Dân Hoả: Chúng tôi vuốt ve thú hoang, lót ổ cho chúng nằm và làm nệm cho những cặp tình nhân.

 

Dân Đạo: Mây trôi mênh mang, chim rừng du dương hót gọị

 

Dân Tặc: Bọn nai nhút nhát dẫm lá vàng xào xạt, giấc mộng bay xa...

 

(Đoàn người đến gồm Ưng Khuyển khiêng kiệu với bà Thúy trên đó, Sinh đi bên cạnh. Sau lưng bà là chồng thứ bảy, kế đó là ông quản gia dắt gã Hoạn đi cuối)

 

Bà Thúy: Cho ta ghé lại rừng Mơ. (Kiệu dừng) Có một quả tim trên đó. Mong rằng nó không nhòa nhạt bởi thời gian. Đã quá lâu từ lúc mình tay trong tay đi bộ qua những lối mòn này. À, xin hãy biến bớt đi. Ưng, Khuyển vác kiệu khuất mắt ta cùng với lão Quản và mụ Hoạn. Cả chồng thứ bảy nữa, đi câu đi mình, suối Mộng không xa đây lắm. (Bọn tùy tùng rút đi hết. Dân Tặc làm nai nhảy ra) Kìa, một nàng naị

(Bà Thúy ngồi xuống một băng ghế. Tiếu Sinh ngồi bên cạnh)

 

Tiếu Sinh: Thời gian đã trôi qua, ước gì mọi sự trở lạị

 

Bà Thúy: Mình đã hôn nhau nơi đây. Hơn nửa thế kỷ rồi còn gì. Chúng ta đã yêu nhau trên những nệm lá và nấm rêu biếc này, trên có những tàn cây che mát. Em vừa mười bảy tuổi, anh vừa chớm hai mươi. Rồi anh cưới Hằng Thư với một cửa hàng tạp hóa nhỏ. Còn em gá nghĩa cùng lão Vương với gia sản bạc triệu từ vương quốc dầu lửa. Lão móc em ra từ một động đĩ ở Thượng Hồ vì thích màu tóc hung  của em. Lão già dâm đãng lắm!.

 

Tiếu Sinh: Túy  em ôi!.

 

Bà Thúy: Xì gà, lão Quản ơi! (Lão Quản chực sẵn từ lúc nào, đến đưa xì-gà, Hoạn châm lửa. Xong, họ biến nhanh) Chồng thứ bảy tôi sản xuất thuốc lá nhưng tôi mê xì-gà hơn.

 

Tiếu Sinh: Hãy tha thứ việc anh đã cưới Hằng Thư!

 

Bà Thúy: Cổ có tiền.

 

Tiếu Sinh: Em trẻ, em đẹp, anh muốn em hạnh phúc nên anh phải từ bỏ em để tương lai em khá hơn.

 

Bà Thúy: Giờ mình đang ở cái tương lai đó.

 

Tiếu Sinh: Nếu em ở lại đây, em sẽ bị tàn tạ như anh.

 

Bà Thúy: Anh bị tàn à?.

 

Tiếu Sinh: Một chủ tiệm xập tiệm trong một thôn làng xập xê..

 

Bà Thúy: Bây giờ tôi lại là người có tiền.

 

Tiếu Sinh: Anh đã bị sống trong địa ngục từ lúc lìa em.

 

Bà Thúy: Còn em thì đã lớn lên từ cái địa ngục đó.

 

Tiếu Sinh: Lúc nào anh cũng phải chèo chống cho cả nhà. Đã vậy họ lại nhạo báng anh vì sự nghèo khổ nàỵ

 

Bà Thúy: Con nhỏ Hằng Thư không làm anh vui sao.

 

Tiếu Sinh: Hạnh phúc của em mới làm anh quan tâm.

 

Bà Thúy: Con anh sao?.

 

Tiếu Sinh: Cũng chẳng ra gì!.

 

Bà Thúy: Rồi mọi thứ sẽ phát triển, lớn lên...

 

(Họ im lặng, đăm đăm nhìn về khu rừng của ký ức tuổi thơ)

 

Tiếu Sinh: Cuộc sống của anh buồn chán lắm. Chưa ra khỏi tỉnh, nói gì ra khỏi nước. Xa lắm là ra các huyện gần đây. Vậy thôi.

 

Bà Thúy: Tôi thì đi không sót nước nào tới độ phát ngán.

 

Tiếu Sinh: Anh không có điều kiện du lịch để khám phá thế giới.

 

Bà Thúy: Tôi lại làm chủ nó.

 

Tiếu Sinh: Giờ em đã về. Mọi thứ sẽ khác đi.

 

Bà Thúy: Chắc chắn rồi.

 

(Tiếu Sinh quan sát bà Thúy)

 

Tiếu Sinh: Em sẽ giúp tụi anh chớ?.

 

Bà Thúy: Em sẽ không để cố quận điêu tàn suy sụp...

 

Tiếu Sinh: Tụi anh cần hàng nghìn đô.

 

Bà Thúy: Chuyện nhỏ!.

 

Tiếu Sinh: (Cảm động) Con mèo hoang bé bỏng của anh.

 

(Tiếu Sinh đựa sát vào bà Thúy, choàng tay ôm vai bà nhưng chợt rút lại, đau đớn)

 

Bà Thúy: Cẩn thận! Anh vừa đụng móc nhọn máng chân giả của em. (Dân Đạo lấy ống điếu và hộp quẹt từ túi quần gỏ vào nhau) Ý, tiếng chim gỏ mỏ đó anh.

 

Tiếu Sinh: Thuở ấy mới thơ mộng và liều lĩnh làm sao. Mình tắm trong suối Mộng, nằm lăn trên đệm lá rừng Mơ, mặt trời thấp thoáng sau lá và mây, vẳng lại tiếng chim ru ta ngủ. (Dân Hoả làm tiếng chim hót. Nắm lấy tay bà Thúy âu yếm) Cây lá đong đưa lào xào như sóng vổ. (Ba người làm cây vẩy tay lên xuống, miệng thổi lào xào giả sóng) A, tiểu phù thủy cưng ơi! Anh ước gì thời gian trở lại như xưa, chúng ta lại âu yếm bên nhau, không gì ngăn cách nổị

 

Bà Thúy: Anh thật sự mong thời gian quay ngược lại sao?.

 

Tiếu Sinh: Thật! Bởi vì trên tất cả mọi sự, anh yêu em. (Hôn tay bà Thúy) Ôi, cũng bàn tay thơm tho dịu dàng mềm mại trắng toát như xưạ

 

Bà Thúy: Nó thơm và trắng nhưng khó mềm dịu được vì nó bằng ngà.

 

Tiếu Sinh: (Kinh hoàng, thả tay bà Thúy ra) Chẳng lẽ khắp người em toàn đồ gia??.

 

Bà Thúy: Gần như vậy. (Tháo từng món trong người ra) Rớt máy bay mà anh. Cả phi hành đoàn chết hết. Em là người độc nhất sống sót. Anh coi nè, chân làm khéo lắm, bẻ cong được. (Tháo chân uốn) Cả mắt nữa. (Tháo mắt ra) Tiếc là em không khoe anh được cái hộp sắt thay tim. Sau đó người ta gọi em là gì anh biết không? “Người không thể bị giết”...

*

(Nhạc lễ nghi trữ tình. Cảnh Nghinh Phong Lữ Quán lại được bày ra. Dân Tiểu Khê mang ra những cái khăn trải bàn tả tơi, buồn thảm. Những người giả cây đã trở lại thành người dân cùng lãnh đạo thôn này  chuẩn bị cho buổi lễ đón tiếp... Kiều Thúy và Tiếu Sinh vẫn ngồi trên băng ghế. Tiếng vổ tay vang dội.)

 

Thôn Trưởng: Cơn bão vổ tay vừa rồi là để tặng bà đó, thưa quý bà thân mến. Bà thấy chương trình biểu diễn vừa rồi thế nàỏ.

 

Bà Thúy: Độc đáo! Mấy bác phụ lão múa rất nhiệt tình. Đội hát thì ăn bận ấn tượng. Đội thể dục vô cùng tự nhiên.

 

Thôn Trưởng: (Ngoắc Hằng Thư, vợ Tiếu Sinh lại) Lại đây chào bà Vương Nữ, nhớ nhau chưa? (Thư ăn bận te tua).

 

Bà Thúy: Làm sao quên được hình ảnh cô  ngồi đợi Tiếu Sinh của tôi trong cửa tiệm. Ngó bà ốm và anh xao quá, cưng à!.

 

(Thầy lang vội vả vào, tóc tai bù xù, cỡ 50 tuổi, sợ hãi, áo rách lòi chỉ, mập lùn)

 

Thầy lang: Đã đẩy được chiếc xe cấp cứu tới đâỵ

 

Thôn Trưởng: Khỏi, bà chỉ dùng kiệu. Thưa bà, đó là Thầy lang của chúng tôi

 

Bà Thúy: (Vổ tay) Thích quá há! Ông có làm giấy chứng tử được không?.

 

Thầy lang: Nghề của tôi mà, nhưng ai chết?.

 

Bà Thúy: Một ai đó, trước sau gì cũng chết. Một cơn nhồi máu cơ tim bất đắc kỳ tử chẳng hạn.

 

Tiếu Sinh:(Cười) Túy luôn có những ý nghĩ hài hước bằng vàng như vậỵ

 

Thầy lang: Tôi thì có cảm giác bị tát nước vào mặt.

 

Tiếu Sinh: (Thì thào) Nói nhỏ thôi: Bà Thúy hứa cho mình cỡ vài trăm ngàn đô đó.

 

Thôn Trưởng: (Thở hổn hển) Có đúng là vài trăm ngàn đô không?.

 

Tiếu Sinh: Dĩ nhiên!.

 

Thầy lang: Ôi Trời Phật đất đai quỷ thần thiên địa ơi!.

 

Bà Thúy: Các ngài ơi, Thúy  này đang đóị

 

Thôn Trưởng: Quý bà thân mến, xong hết rồi, chỉ đợi chồng bà.

 

Bà Thúy: Chẳng cần! Ổng đi câu. Và tôi chuẩn bị ly di..

 

Thôn Trưởng: Sao báo đăng tin ông bà rất hạnh phúc.

 

Bà Thúy: Báo nói đúng. Cuộc hôn nhân nào của tôi cũng hạnh phúc hết. Nhưng vì từ hồi nhỏ, tôi lỡ mơ sẽ làm một đám cưới thiệt lớn nơi đền thờ Tiểu Khê Thôn. Tại sao không thực hiện giấc mơ của mình khi có điều kiện. Nè, ông chồng thứ bảy của tôi chưa biết đâu. Ông thứ tám của tôi sẽ là một ngôi sao điện ảnh...

 

(Mọi người an vị. Băng-rôn căng lên  “Chào Mừng Vương Nữ Kiều Thúy hồi cố quận”)

 

Thôn Trưởng: Thưa quý bà, những công dân đồng hương thân mến. Gần nửa thế kỷ trôi qua kể từ lúc bà rời Thôn Tiểu Khê này, bao nhiêu biến cố xãy ra trên thế giới, cũng như trên mãnh đất này. Nhưng dù bao cay đắng khốn khó, chúng tôi không bao giờ quên được Túy của chúng tôi. (Vổ tay) Không bao giờ quên cả gia đình cô. Mẹ cô, một phụ nữ trường thọ, khỏe mạnh dị kỳ. (Tiếu Sinh thì thào với ông) Đã phân lìa sang thế giới bên kia một sáng mùa xuân cách đây vài mươi năm vì bệnh lao. Cha cô, hình ảnh thân thương của toàn dân, vì nhờ ông, bao tòa nhà lớn của thôn ta đã mọc lên. (Tiếu Sinh lại thì thào) Nhờ nghệ thuật trộn hồ của ông. Và bà nữa, người thiếu nữ xinh đẹp năm nào, tóc đen nuột mà. (Tiếu Sinh lại nhắc) Tóc hung nuột nà vẫn tung tăng trên đường phố mà than ôi, nay đã xuống cấp trầm trọng. Lúc đó, nhân cách của cô đã gây ấn tượng bởi khả năng nhân bản gây choáng váng. (Rút sổ raThành tích của cô được nhà trường lưu giữ trân trọng để làm gương. Lớp hậu bối đã kinh ngạc vì số điểm phi thường của cô về môn sinh học chứng tỏ sự nhạy cảm tuyệt vời phải bảo vệ mọi tạo vật như một phép lạ. Đặc biệt nhất là lòng yêu công lý của cô lúc đó cho thấy một tấm lòng vô cùng quảng đại. (Vổ tay lớnTúy của chúng ta đã từng chật vật kiếm sống rồi dành dụm mua khoai để cứu sống một bà góa già. Và nhiều hành vi từ thiện khác nữa. (Vổ tayBà thân mến, lòng từ thiện xưa ấy đã liên tục phát triển từ những hạt giống dịu dàng nay nở ra một mùa hoa đầy ấn tượng, khi cô gái tóc đỏ năm nào đã trở thành một quý bà mệnh phụ quý phái, rãi khắp thế giới những nhà trẻ, nhà bảo sanh, công trình nghệ thuật và cả cháo cầm hơi cho người nghèo. Và bây giờ, Tiểu Khê Thôn của chúng ta hãy hân hạnh hoan hô ba lần sự hồi hương hào phóng.

 

(Tất cả hoan hô 3 lần: “Mừng Thúy Hồi hương! Hồi hương! Hồi hương!”)

 

Bà Thúy: Thưa ngài Thôn Trưởng, thưa những công dân Tiểu Khê! Tôi rất cảm động trước chân tình rộng mở của các bạn. Nhưng vì lòng yêu chân lý xin đính chính vài điều. Ông Thôn Trưởng vừa vẽ lại một con nhỏ khá xa tôi hồi đó. Hồi đi học, tôi bị đánh đập bạc đãi, bị khinh khi vì mẹ chết lao, cha làm phụ hồ. Đúng là tôi có ăn cắp khoai cho bà góa phụ  Bạc bà với sự trợ giúp của Tèo tức Tiếu Sinh, chẳng phải vì từ thiện, vì kể ra nhà tôi đói hơn nhà bả mà; mà bởi vì nhờ vậy chúng tôi mới được nằm ngủ với nhau trên cái giường tiện nghi hơn đám lá cỏ ở suối Mộng, rừng Mơ hay vườn dâu Tơ Biếc... Sẳn các bạn muốn lôi quá khứ trở lại, tôi cũng xin góp vào trò vui này một triệu đô-la. Năm trăm đô-la cho Tiểu Khê Thôn để tái thiết công xưởng, ruộng vườn và năm trăm đô chia cho mỗi hộ..

 

(Im lặng nghẹt thở )

 

Thôn Trưởng: (Cà lăm) Một... cái mà.. một triệu đô!.

 

(Mọi người vẫn kinh ngạc im lặng)

Bà Thúy: Nhưng với một điều kiện!.

 

(Bùng nổ một niềm vui ào ạt. Có người leo lên bàn ghế, hoặc nhảy vòng tròn, nhào lộn)

 

Tiếu Sinh: (Ôm ngực vì xúc động cực độ) Chỉ có mèo hoang bé bỏng, tiểu phù thủy mới dám chơi vậy thôi. (Ôm bà Thúy hôn) Em vừa hốt hết trơn hồn của mọi người.

 

Thôn Trưởng: Xin bà công bố điều kiện để Tiểu Khê Thôn này ra tay tức thì...

 

Bà Thúy: Dễ thôi! Tôi bỏ ra một triệu đô để chuộc lại công lý cho cá nhân tôi!.

 

Thôn Trưởng: Bà thân yêu, ý bà hơi trừu tượng. Công lý ai cầm thế mà đi chuộc, bán mua

 

Bà Thúy: Mọi thứ đều có thể mua.

 

Thôn Trưởng: Tôi vẫn chưa hiểu nổi!.

 

Bà Thúy: (Vỗ tay một tiếng, ông quản gia bước ra, mở mắt kiếng) Quý vị đã nhận ra ai chưả.

 

Trưởng Tràng: Ôi trời! Quan Chánh án ngày xưa!

 

Quản gia: Đúng! Xưa tôi là Chánh án ở đây. Xử vụ Tí và Tèo xong, tôi đổi đi xa cũng làm Chánh án cho đến khi bà Kiều Thúy gặp tôi đề nghị đổi nghề. Biết làm sao được khi lương quản gia bà cho quá khá. Bây giờ thì tùy các bạn. Chúng tôi chỉ công bố trò chơi, một triệu đô của bà Thúy tặng cho các bạn không hoàn trả chỉ với điều kiện phải sửa sai vụ án của bà năm đó ở Tiểu Khê để công lý được thi hành. Không biết ông Tiếu Sinh có vui lòng không?.

 

Tiếu Sinh: (Xanh mét, ngơ ngác, hốt hoảng) Ông cần gì ở tôỉ.

 

Quản gia: Mời ông bước lên! (Tiếu Sinh nhún vai, cười khó khăn, bước tới một chiếc bàn cong như móng ngựa) Vụ án mang mã số 3535 ở Tiểu Khê. Trong đó Dương thị Tí đã khai Nguyễn văn Tèo là cha của đứa con cô vừa sanh. Lúc đó tôi xử vụ này, ông hoàn toàn phủ nhận và đưa ra một người làm chứng.

 

Tiếu Sinh: Moi móc chuyện cũ làm gì. Lúc đó tôi trẻ người non dạ.

 

(Bà Thúy vổ tay hai cái. Ưng, Khuyển đem Hoạn ra)

 

Quản gia: Có nhận ra họ không, Tèo tức Tiếu Sinh?.

 

Tiếu Sinh: (Lắc đầu) Lần đầu tôi gặp!.

 

Quản gia: Nói tên ra!.

 

Hoạn: Họ Hoạn tên Bê!.

 

Quản gia: Trong vụ án 3535 cách đây 40 năm, ngươi đã thề gì trước tòa.

 

Hoạn: Thề chỉ nói sự thật.

 

Quản gia: Ngày ấy Hoạn Bê đã khai rằng mình là cha của đứa trẻ con của Dương thị Tí.

 

Hoạn: Nhưng tôi đã khai dối. Sự thật không phải vậy. Tôi đã thề dốị

 

Quản gia: Tại sao.

 

Hoạn: Tiếu Sinh đã hối lộ chúng tôi

 

Quản gia: Bao nhiêu.

 

Hoạn: Chỉ một xị rượu!.

 

Bà Thúy: Hãy kể cho mọi người nghe cuộc hội ngộ của chúng ta.

 

Hoạn: Tôi vượt biên đi Úc, bà Thúy cũng tìm ra, mướn người thiến tôi. Tôi bỏ Úc chạy sang Canada, bà cũng tìm ra. Lần này tôi bị mù, bà đem tôi về nuôi

 

Quản gia: Vậy là đủ rồi, các bạn. Có đầy đủ: Chánh án, một lời tố cáo, một gã làm chứng gian, một lỗi lầm của công lý cách đây hơn bốn mươi năm, có phải vậy không, nguyên đơn?.

 

Bà Thúy: (Đứng dậy) Đúng vậy!.

 

Tiếu Sinh: (Dậm chân) Chuyện cũ xì. Đốt nó đi, ba cái chuyện khùng điên, cũ rích đó.

 

Quản gia: Chuyện gì đã xãy ra với đứa bé vậy, nguyên đơn?.

 

Bà Thúy: (Lịch sự) Nó sống được một năm.

 

Quản gia: Còn cô.

 

Bà Thúy: Tôi đã trở thành con đĩ!.

 

Quản gia: Vì sao nên nỗỉ.

 

Bà Thúy: Phán quyết của phiên tòa dựa trên lời chứng gian đó đã biến đổi đời tôi như vậỵ

 

Quản gia: Và bây giờ cô muốn công lý được thực hiện thế nào, Vương Nữ Kiều Thúỷ.

 

Bà Thúy: Tôi sẽ tặng một triệu đô cho Tiểu Khê Thôn với điều kiện phải đổi bằng mạng sống của Tiếu Sinh.

 

(Im lặng nghẹt thở .  Bà Hằng Thư ôm cứng lấy chồng)

 

Hằng Thư: Không! Anh ơi!.

 

Tiếu Sinh: Tiểu phù thủy! Em không được đòi hỏi quá đáng. Gần nửa thế kỷ đã trôi qua. Cuộc sống quanh ta vẫn tiếp diễn. Người ta quên đi và tha thứ để sống còn.

 

Bà Thúy: Đúng là cuộc sống vẫn trôi đi, tôi chẳng còn muốn nhớ gì những oan nghiệt cũ. Không suối Mộng, không rừng Mơ, không vườn dâu Tơ Biếc, không chiếc giường cũ của góa phụ Bạc Bà, không đứa con chết yểu, không cả sự phản bội của anh... Hai ta đều đã quá già, lẽ ra cũng chẳng nên nhắc lại mọi thứ. Nhưng chính anh, anh đã ước mơ thời gian quay lại. Anh nhắc tôi nhớ lại mọi sự, và nhắc tôi rằng anh đã chọn đời anh và buộc tôi trở thành tôi như bây giờ. Đếm được bao nhiêu thứ không phải là giả trên người tôi, từ tim, tai, mũi, mắt..? Thời gian đã trở lại, có tình yêu hoa mộng nhưng cũng có nỗi đau đòi đổi mạng, cho dù đổi với giá một triệu đô-la...

 

Thôn Trưởng: Thưa quý bà Vương Nữ! (Tái xanh nhưng cố chứng tỏ xứng đáng) Bà đừng quên chúng ta đang ở đâu, năm nào? Mình đâu phải loài man rợ. Nhân danh người đại diện cho Tiểu Kh

ê Thôn, nhân danh tính nhân bản, tôi bác bỏ lời đề nghị của bà. Thà chúng tôi tiếp tục lầm than, đói khổ chứ không bao giờ tay chúng tôi vấy máu anh em.

 

(Tất cả vổ tay vang dội)

 

Bà Thúy: Tôi sẽ đợi!.

 

Cảnh Hai

 

(Quảng trường trung tâm của Tiểu Khê Thôn. Phía sau là Nghinh Phong Lữ Quán có bao lơn  nhô ra ngoài. Đó là phòng của Vương Nữ Kiều Thúy. Bên trái là cửa hàng tổng hợp “Thư Sinh” tồi tàn cũ nát. Bên phải là phòng trực của Thanh Tra Cảnh sát. Những tràng hoa tươi và hoa cườm cứ được lặng lẽ chuyển tới Nghinh Phong Lữ quán bởi Ưng và  Khuyển. Tiếu Sinh ngồi sau quầy ngó họ. Con trai ông, Tiểu Minh ngồi hút thuốc và con gái, Tiểu Kiều đang lau chùi sàn nhà. Khách hàng lần lượt vô )

 

Tiếu Sinh: Lại hoa! Ngày nào cũng vác hoa về!.

 

Tiều Minh: Nghe nói họ đặt quanh quan tài rổng trong một phòng đặc biệt của Lữ Quán.

 

Tiếu Sinh: Đứa nào mời má xuống ăn sáng chưa?.

 

Tiều Minh: Dạ rồi, nhưng má nói má mệt.

 

Tiếu Sinh: Hãy để má ngủ! Má các con là một mẹ hiền. Đó là sự thật! Thôi, vào bàn đi các con.

 

Tiều Minh: (Dụi thuốc) Xin lỗi, con phải ra ga, có một nhân viên đường sắt nghỉ bệnh. Biết đâu họ cần người nhất thời

 

Tiếu Sinh: Phơi mình dưới nắng trưa thiêu đốt đâu phải là việc cho con.

 

Tiều Minh: Vẫn hơn là thất nghiệp, ba à?

 

T.Kiều: (Đứng dậy) Con cũng không ăn sáng đâu ba. Con phải chạy ra liền chỗ “cần người tìm việc, phân phối lao động” đâỵ

 

(Cả hai đi. Ông Tiếu Sinh nhìn theo cảm động. Tiếng bà Thúy vẳng ra từ bao lơn)

 

Tiếng Thúy: Ông Quản ơi, đưa tôi bàn chân giả bên trái

 

Quản gia: Tôi chưa kiếm ra, thưa bà.

 

Tiếng Thúy: Dưới chùm hoa mới, trong ngăn kéo

 

(Dân Thủy  và Dân Hoả vào.)

 

Dân Thủy: Chào ông Tiếu Sinh. Xin ông một bao thuốc lá.

 

Tiếu Sinh: Ông mở hàng chắc hên. (Đưa thuốc)

 

Dân Thủy: Sao lấy loại nội? Lấy thuốc ngoại  đi!

 

Tiếu Sinh: Thì ông vẫn hút nội. Ngoại mắc lắm.

 

Dân Thủy: Dễ thôi, ghi sổ!

 

Dân Hỏa: Tôi cần sữa. (Tiếu Sinh đưa) Lấy thứ tốt hơn. (Thấy Tiếu Sinh ngần ngưø) Ghi sổ!

(Thúy xuất hiện ở bao lơn, cầm theo chân trái rồi tháo luôn chân phải. Khuyển đàn phục vụ các loại âm nhạc.)

Bà Thúy: Ông chồng thứ Nhất thích loại nhạc này mỗi sáng. Lão bạo chúa già đó có cả một hải đội tàu chở dầu, những chuồng ngựa đua, chưa kể tiền mặt nằm ở khắp nơi trên các Ngân Hàng lớn của thế giới. Ổng là một con quỷ nhưng cũng là một sư phụ của tôi. Nhiều người nói bây giờ tôi y hệt ổng.

 

(Ưng vác cần câu đị )

 

Dân Thủy: Thằng kia đàn giỏi nhất ngục tử tội thế giới

 

Dân Hỏa: Thằng này lấy cần câu của ông chồng thứ Bảỵ

 

Tiếu Sinh: Nghe nói ổng mất đồn điền thuốc lá rồi

 

Dân Thủy: Chuyển qua tên bả mà.

 

Dân Hỏa:Đám cưới thứ tám sẽ rất vĩ đại. Bả vừa công bố đính hôn hôm qua

 

Bà Thuý: (Nhìn quang cảnh Thôn Tiểu Khê buổi sáng qua kính đeo) Tiểu Khê sáng nay đẹp như tranh. Nó chẳng còn gì nhưng may mà còn mốc sương nhuộm sắc trời lam tím y như tranh ông Bá Tước Hoàng Gia. Chồng thứ ba của tôi là Bộ Trưởng Ngoại Giao. Rảnh ra là ổng sơn những bức tranh khủng khiếp. Mà ổng cũng là một người dễ sợ.

 

Dân Thủy: Cho nửa lít nước chấm. Thôi, cả lít  luôn.

 

Dân Hỏa: Một chục ký ngủ cốc, hay sẵn đong luôn hai chục.

 

Tiếu Sinh: Hai vị giống như mới lãnh gia tài vậy.

 

Dân Thủy và  Dân Hỏa: Ghi sổ!.

 

Dân Thủy: Một hộp bánh trung thu

 

Dân Hỏa: Hai hộp luôn.

 

Tiếu Sinh: Ghi sổ?.

 

Dân Thủy và  Dân Hỏa: Đúng! Làm luôn!.

 

(Họ tháo hộp bánh ra ăn)

 

Bà Thúy: Để rán hút thử thuốc của ông chồng bảy. Tội nghiệp, ông này chỉ mê câu. Giờ chắc đang buồn lắm khi ngồi trên xe tốc hành hồi hương của ổng .

 

(Quản gia rót rượuX. O. đưa thuốc và châm lửa)

 

Dân Thủy: Ngó kìa! Ngồi ở trển, hút xì-gà, chơi toàn thứ xịn.

 

Dân Hỏa: Lẽ ra bả phải xấu hổ vì quá phung phí trước mắt những người nghèo

 

Tiếu Sinh: Âm mưu của bả bị phá sản. Giờ tôi đã quá già. Mà cái quan hệ đối xử của tôi với bả hồi xưa thì cũng thường thôi, tính làm gì khi tôi còn quá trẻ. Nhưng phải nói cái lúc mà toàn dân Tiểu Khê Thôn đồng hòng từ chối bả là giây phút đẹp nhất đời tôi

 

(Dân Đạo vô.)

 

Dân Đạo: Chào bà con. Cho rượu đi anh Sinh.

 

Tiếu Sinh: Khách hôm nay lạ lắm. Mọi hôm tới mua là đi ngay.

 

Dân Thủy: Tụi này dính chùm với Tèo của tụi nàỵ

 

Dân Hỏa: Cái gì tới là nó tới hà!.

 

Dân Đạo: Đừng quên anh sẽ là Thôn Trưởng trong kỳ bầu tới. Ủa, đổi rượu khác đi, bả uống rượu rượu xịn nhất thế giới thì mình cũng phải dùng thứ xịn nhất tiệm anh.

 

Tiếu Sinh: Ghi sổ?.

 

Dân Đạo:Đúng, ghi sổ!.

 

(Quản gia phục vụ rượu X. Ọ  cho bà Thúy. Tiếu Sinh phục vụ cho dân Đạo )

 

Bà Thúy: Đánh thức cái ông chồng mới dậy đi. Chồng gì mà ngủ suốt ngàỵ

 

(Chồng thứ Tám bước ra- cũng có thể là diễn viên đóng vai chồng thứ Bảy đóng luôn-. Ông này ăn bận hở hang, diêm dúa hơn. Là một ngôi sao điện ảnh)

 

Chồng Tám: Như một giấc mơ. Một bao lơn nhỏ, sương khói la đà, hương chanh thoang thoảng, tiếng gà gọi đàn, các bà xôn xao, thì thào to nhỏ, non núi xa xa, rừng cây trụi lá, dòng suối cạn nguồn, nỗi buồn thôn nhỏ...

 

Bà Thúy: Ngồi xuống đi cưng thay vì tuôn trào chữ nghĩa. Tư duy đâu phải là thế mạnh của anh.

(Chồng Tám ngồi xuống. Họ hôn nhau)

 

Dân Thủy: Ông chồng Tám này đẹp trai dữ. Trong phim “Tình sương tình khói” ổng làm anh chàng nhà quê ngố không chịu được.

 

Dân Hoả: Rót cho mọi người ở đây, ghi sổ tên tôi

 

(Tiếu Sinh vòng ra sau họ)

 

Tiếu Sinh: Hình như anh chị nào cũng có giày mới? (Ngó ra ngoài) Mấy người ngoài đường nữa, ai cũng có một cái gì đó mới, không giày thì nón, áo, quần.

 

Dân Đạo: Ủa, chớ anh muốn tụi này xài đồ cũ hoài sao?.

 

Tiếu Sinh: Nhưng làm sao ai cũng có thể mua sắm được đồ mới?.

 

Dân Thủy: Thì có gì lạ đâu. Tụi này mua chịu ghi sổ y như với ông vậỵ

 

Tiếu Sinh: Nhưng tại sao tiệm nào cũng dám cho mua chịu, ký sổ hết vậy?.

 

Dân Hoả: Thì anh đó, anh suy ra từ anh. Tại sao anh dám bán chịu cho tụi tôỉ

 

Dân Đạo: Rót thêm cho mọi người ở đây, ghi sổ tên tôi

 

Tiếu Sinh: (Suy nghĩ một chút rồi rót) Nhưng làm sao quý vị có thể trả nợ được? (Im lặng. Tiếu Sinh liệng hàng hóa vào những người khách) Làm sao trả được? Làm sao?.. (Bỏ chạy đi).

 

Chồng Tám: Thôn nhỏ mới trật tự làm sao!.

 

Bà Thúy: Nông thôn mà, yên tĩnh lắm!.

 

(Tiếng ồn.)

 

Chồng Tám: Hình như có chuyện lộn xộn ở tiệm dưới kia

 

Bà Thúy: Chắc nói thách rồi trả giá mở hàng đó mà.

 

(Điệp khúc ghi-ta lớn lên. Chồng Tám nhảy dựng, nổi điên)

 

Chồng Tám: Quỷ thần ơi! Em nghe cái gì  vậy ?.

 

Bà Thúy: Báo đen xổng chuồng.

 

Chồng Tám: Ở đâu ra con quái vật đó?

 

Bà Thúy: Tới từ Phi Châu, của ông chồng cũ thứ hai mê săn gởi tặng đám cưới thứ năm. Em mê báo nên đi đâu cũng mang theo. Ai dè nó xổng, chạy tứ tung.

*

 

(Tiếu Sinh chạy đến bàn làm việc của Thanh Tra Cảnh Sát.)

 

Thanh Tra: Tôi giúp được gì cho anh? (Tiếu Sinh vẫn đứng) Anh run quá!

 

Tiếu Sinh: Tôi yêu cầu phải bắt giam Vương Nữ Kiều Thúy!   

 

Thanh Tra: Quái đản! Quái đản cực kỳ!.

 

Tiếu Sinh: Nhân danh một Thôn trưởng tương lai            

 

Thanh Tra: Chuyện bầu cử mơ hồ có gì là chắc.

 

Tiếu Sinh: Hãy bắt người đàn bà ngồi kia!.

 

Thanh Tra: Nhưng bả đã phạm điều luật gì?.

 

Tiếu Sinh: Bả kích động người của thôn này giết tôi. Anh có bổn  phận phải bắt bả.

 

Thanh Tra: (Hút pipe và rót bia) Quái đản! Cực kỳ quái đản! Hãy xét vấn đề một cách tỉnh táo hơn. Bà mệnh phụ đó đổi một triệu lấy anh và anh đã nghe chúng tôi trả lời rồi. Và vẫn chưa đủ nền tảng pháp lý để ra lệnh bắt bà ta

 

Tiếu Sinh: Đây là tội xúi giục sát nhân!.

 

Thanh Tra: Nếu bả đặt ra một cách nghiêm chỉnh thì khép tội được. Anh không thấy cái giá một triệu là phi lý hay sao? Có muốn đùa thì cỡ một trăm, hai trăm là đủ, không thêm một xu. Tôi chỉ có thể kết luận là bà này điên!.

 

Tiếu Sinh: Lời đề nghị của bà ấy thắt cổ tôi dù bà điên hay không! Vì nó hợp lý quá!.

 

Thanh Tra: Không hề hợp lý! Anh chỉ cho tôi đứa chỉ súng vào anh và anh đang nằm trong điểm sáng. Từ lúc lời đề nghị đó buông ra tới nay đâu có gì mới. Phải uống mừng anh. (Uống bia).

 

Tiếu Sinh: Tại sao không? Khách hàng của tôi mua thuốc lá, sữa, rượu đều lựa thứ tốt nhất.

 

Thanh Tra: Vậy anh phải mừng vì buôn bán tốt hơn chớ?.

 

Tiếu Sinh: Nhưng họ ký sổ hết! Và tiền đâu họ trả những chai XO. mắc tiền trong lúc lợi tức hằng năm họ chỉ có một trăm đô. Họ còn phải húp thứ cháo từ thiện cho người nghèo thất nghiệp. Đàn bà ai cũng có áo mới, còn đàn ông thì giày mớị

 

Thanh Tra: Sao lại chống chuyện đó? Tôi cũng có nè. (Khoe chân).

 

Tiếu Sinh: Và ông đang uống thứ bia mắc nhất!.

 

Thanh Tra: Ngon tuyệt!.

 

Tiếu Sinh: Trước đây ông uống loại bia rẽ nhất!.

 

Thanh Tra: Nước rửa chén!.

 

(có tiếng nhạc.)

 

Tiếu Sinh: Chết rồi, nhạc từ nhà họ Mã. Tiền đâu nó sắm được radio?

 

Thanh Tra: Đó là chuyện của nó!.

 

Tiếu Sinh: Còn ông, tiền đâu trả bia mắc nhất và giầy da.

 

Thanh Tra: Đó là chuyện của tôi! (Chuông điện thoại reng, Thanh Tra nhấc máy) ỌK., chúng tôi sẽ săn đuổi nó. (Cúp máy, lấy súng ra, lau chùi).

 

Tiếu Sinh: Tất cả chỉ có một cách duy nhất: Dùng tôi để trả tiền!

 

Thanh Tra: Bậy bạ! Có ai dọa anh đâu. (Thử súng).

 

Tiếu Sinh: Cả thị xã trở nên nợ nần. Mức sống càng cao, nợ càng lớn, họ càng phải giết tôi. Còn mụ kia cứ ngồi trên đó, hút xì-gà, uống rượu mắc tiền và đợi. (Đấm xuống bàn).

 

Thanh Tra: Anh uống rượu và tưởng tượng nhiều quá! (Kiểm soát súng) Nạp đạn rồi nè, hãy để đầu anh yên. Cảnh sát có mặt để buộc phải tôn trọng luật, phải duy trì trật tự và bảo vệ cá nhân. Họ biết nhiệm vụ họ. Bất cứ lúc nào nỗi sợ yếu ớt nhất của anh xảy ra và bất cứ nơi nào, Cảnh sát sẽ có mặt. Anh có tin vào điều đo không ? (cừơi rộng miệng)

 

Tiếu Sinh: Ôi! Một cái răng vàng trong miệng ông, làm sao ông sắm được?.

 

Thanh Tra: Anh điên rồi! (Tiếu Sinh nhận ra nòng súng nhắm vào mình, vội đưa hai  tay lên) Tôi chẳng còn thì giờ để cãi với cái điên của anh nữa. Tôi phải đi săn lùng con báo đen của mụ ấy, nó đã xổng chuồng. (Đi).

 

Tiếu Sinh: Đó là tôi! Tôi sẽ bị mọi người săn lùng. Tôi!.

*

 

Bà Thúy: (Đọc thơ) Chồng thứ năm của tôi đang trên đường trở lại. Chàng là người đẹp nhất, lại chuyên may áo cưới cho tôi

 

Chồng Tám: Ủa, nghe nói ổng là bác sĩ mà.

 

Bà Thúy: Đó là ông thứ sáu. Nè, thư đến từ Âu Châu. Tôi quyến rũ ổng ở Cung điện mùa Đông. Sau này mới hay... bất lực.

 

Chồng Tám: Có thư  Phi Châu nè.

 

Bà Thúy: Đó là ông thứ hai. Tụi này đã hôn nhau dưới Kim Tự Tháp.

*

(Tiếu Sinh tiến vào đại sảnh của Tiểu Khê Thôn. Thôn Trưởng vừa đặt súng xuống)

 

Tiếu Sinh: Tôi xin nói chuyện với ông với tư cách một người sẽ kế vị ông.

 

Thôn Trưởng: Ngồi xuống đi! (Tiếu Sinh vẫn đứng, ngó khẩu súng) À, con báo đen của bà Tí đã xổng. Nó chạy tung tăng khắp nơi. Tôi kêu gọi mọi người phải có vũ khí và không cho trẻ con đến trường. (Tiếu Sinh vẫn đứng) Anh nghĩ gì vậy? Cần gì cứ thoải mái tâm tình!.

 

Tiếu Sinh: Ông đang hút thuốc loại cực mắc.

 

Thôn Trưởng: Loại rẽ tiền tôi hút trước đây thì mạnh quá.

 

Tiếu Sinh: Cra vát của ông mới!.

 

Thôn Trưởng: Silk đó... Loại thượng ha.ng.

 

Tiếu Sinh: Hình như giày ông cũng là giày mới

 

Thôn Trưởng: Giỏi! Sao đoán hay vậỷ.

 

Tiếu Sinh: Đó là lý do tôi đi kiếm ông.

 

Thôn Trưởng: Ngó bộ anh xanh lè. Bệnh hả?.

 

Tiếu Sinh: Tôi sợ!.

 

Thôn Trưởng: Sợ à?.

 

Tiếu Sinh: Mức sống tăng cao

 

Thôn Trưởng: Tin mới với tôi. Và tôi rất vui nếu đó là sự thật.

 

Tiếu Sinh: Tôi xin được nhà nước bảo vệ..

 

Thôn Trưởng: Ủa, chuyện gì vậỷ.

 

Tiếu Sinh: Ông dư  biết tại sao rồi

 

Thôn Trưởng: Bộ không tin tụi này hả?.

 

Tiếu Sinh: Lúc nào cũng có một triệu treo lơ lửng trên đầu tôi

 

Thôn Trưởng: Thì tới Cảnh sát thưa đi

 

Tiếu Sinh: Tôi đã gặp họ rồi. Nhưng từ lúc thấy ông Thanh Tra có cái răng vàng, tôi câm luôn. (Có người vác máy vào) Ở đây cũng được tân trang mọi thứ.

 

Thôn Trưởng: Đừng quên Tiểu Khê Thôn đã được thánh Cam Địa tới thuyết giảng và là nguồn cảm hứng cho ca khúc “Phượng cầu Hoàng”. Làm gì chúng tôi cũng dựa vào luật.

 

Tiếu Sinh: Vậy phải bắt người đàn bà đó!.

 

Thôn Trưởng: Quái đản! Cực kỳ quái đản!.

 

Tiếu Sinh: Ông Thanh Tra Cảnh Sát Cũng nói vậỵ

 

Thôn Trưởng: Trời cũng thấy quý phu nhân có làm gì quá đáng phạm luật đâu. Anh đã hối lộ thằng nhóc Hoạn nên anh phạm tội khai man và từ đó đã đẩy xuống vực sâu đời một Tiếu nữ. (Im lặng) Chúng tôi đâu ngờ anh tệ vậy. Rất tiếc phải báo luôn cho anh rõ, chúng tôi đã họp và gạch tên anh trong danh sách ứng cử.

 

Tiếu Sinh: Tôi hiểu. (Quay mặt đi).

 

Thôn Trưởng: Từ chối lời đề nghị của bà mệnh phụ không có nghĩa chúng tôi tha thứ cái tội ác đã đưa tới lời đề nghị đó. Một Thôn Trưởng tương lai không được có vết nhơ về đạo đức...

(Bên kia đường những tràng hoa tang tiếp tục đưa)

 

Tiếu Sinh: Họ đang chuẩn bị trang hoàng cho quan tài của tôi. Cứ bắt tôi im lặng thì nguy hiểm quá.

 

Thôn Trưởng: Đừng bi quan mà nên cám ơn chúng tôi đã làm mọi cách để khỏa lấp tội ác xưa của anh.

 

Tiếu Sinh: Các bạn hoàn toàn kết tội tôi tới phải chết.

 

Thôn Trưởng: Kìa, anh Tiếu Sinh!.

 

Tiếu Sinh: Tất cả những điều đang xãy ra chứng minh đó là sự thật.

*

Bà Thúy: Hoàng tử và Công Chúa nhiều nước sẽ tới

 

Chồng Tám: Danh sách gì dài dữ vậỷ.

 

Bà Thúy: Báo! Đài! Từ khắp nơi trên thế giới, chờ tôi lấy chồng là họ tụ về. Họ cần tôi mà tôi cũng cần họ! (Mở thư  khác) Lại một ông chồng cũ!.

 

Chồng Tám: Buổi ăn sáng đầu tiên chung với nhau, em cho anh ăn toàn thư của mấy ông chồng cũ. Những thôn xóm bé nhỏ như vầy sẽ kéo ta xuống. Nó êm quá, không vĩ đại, không bi kịch nên sẽ không có điều kiện để phát triển tâm hồn.

*

(Chiếc bàn thờ đã được phủ vải đen với các loại tượng. Tu sĩ  đặt súng trường dựa bàn)

 

Tu sĩ: Nào tâm tình đi con. Cửa thiên đàng mở với mọi người

 

Tiếu Sinh: (Trừng trừng nhìn súng) Tôi cần được giúp!.

 

Tu sĩ: (Thấy Tiếu Sinh vẫn ngó súng) Con báo đen đi lạc vô nơi tu tập của các tín hữu rồi lạng qua vườn dâu Tơ Biếc. Nhưng anh cần giúp gì?.

 

Tiếu Sinh: Tôi sợ!.

 

Tu sĩ: Sợ gì? Sợ aỉ.

 

Tiếu Sinh: Sợ con người. Họ săn tôi như săn một con thú hoang. (Những người dân và chức sắc của Tiểu Khê Thôn cầm súng đi lòng vòng như săn thú) Mức sống được nâng cao ở đây. Dân chúng vui vẻ. Phụ nữ điểm trang. Thanh niên ăn diện. Cả thôn này đang chuẩn bị ăn mừng việc sát hại tôi. Tôi đang chết vì bệnh kinh hoàng đâỵ

 

Tu sĩ: Anh đã từng phản bội một thiếu nữ vì tiền. Anh trút tội của anh cho người khác. Nguyên nhân nỗi sợ của anh là do tội lỗi vẫn nằm trong tim anh, dày vò anh. Hãy xét lại mình. (Im lặng. Những người Tiểu Khê biến mất. Tiếng chuông xe lửa bắt đầu reo) Ta phải đi làm lễ cho một nơi khác. Tiếng của quả chuông mới gắn nghe rực rỡ làm sao. Đúng là cuộc sống nơi đây đã khá hơn và được khẳng định.

 

Tiếu Sinh: Cả ngài cũng như vậy à?.

 

Tu sĩ : (Ôm chặt Tiếu Sinh) Trốn đi! Đó là tiếng chuông báo tử. Báo tử cho sự phản bội. Đừng hướng chúng tôi vào sự cám dỗ với sự hiện diện của anh.

 

(Hai phát súng được bắn. Tiếu Sinh quỵ xuống)

 

Tu sĩ : (Quỳ xuống cạnh Tiếu Sinh) Trốn đi!.

*

Tiếng Thúy: Hạ gục nó rồi à?

 

Quản gia: Dạ! Nó đã phơi thây trước tiệm ông Tiếu Sinh.

 

Bà Thúy: Chơi ngay hành khúc tang lễ.

 

(Nhạc tang lễ)

*

(Trở lại cảnh đầu. Chuông vẫn reo. Nhưng đây là một Tiểu Khê đã được biến đổi sạch sẽ, mới và đẹp hơn. Những bích chương quảng cáo du lịch và các vở kịch hát. Ở hậu cảnh là những cần cẩu cho thấy đang xây dựng. Xe lửa tốc hành rầm rầm chạy đến. Tiếu Sinh vội vả chạy tới, tay nắm chặt một va-li nhỏ, nhìn quanh. Có vẻ tình cờ, công dân của Tiểu Khê Thôn từ mọi phía tiến đến. Tiếu Sinh do dự rồi đứng lạị)

 

Thôn Trưởng: Chào anh, Tiếu Sinh! Đi đâu mà xách valỉ.

 

Tất cả: Chào! Chào!.

 

Tiếu Sinh: Chào mọi người. Tôi cần đi xa

 

Tất cả: Chúng tôi sẽ tiễn anh. (Đến gần Tiếu Sinh).

 

Tràng Trưởng: Nhưng xa là đâu.

 

Tiếu Sinh: Có thể là Úc.

 

Tất cả: Tại sao lại phải đỉ.

 

Tiếu Sinh: Tôi không thích ở hoài một chỗ.

 

(Tiếu Sinh chạy. Tất cả chạy theo bén gót)

 

Thanh Tra: Thằng Hoạn trốn tới cực Nam cực Bắc trái đất rồi cũng bị tìm ra

 

Tất cả: Tiểu Khê là nơi an toàn nhất cho anh!.

 

Tiếu Sinh: Tôi đã viết thư cho Thanh Tra Cảnh sát toàn quốc nhưng không một hồi đáp. Có thể Bưu Điện không chịu chuyển thự

 

Thôn Trưởng:  Giám đốc Bưu Điện là người đàng hoàng.

 

(Tiếu Sinh như con thú cùng đường, nhìn kỹ mọi người)

 

Thôn Trưởng: Đâu ai muốn giết anh.

 

Tất cả:       Không ai hết!.

 

Tiếu Sinh: Bích chương du lịch và sân khấu treo đầỵ

 

Thầy lang: Có sao đâủ.

 

Tiếu Sinh: Mọi người ăn diện, nhà cửa xây thêm.

 

Thanh Tra Cảnh Sát: Có phạm luật đâu.

 

Tiếu Sinh: Ai cũng giàu có, nhiều của cải

 

Tất cả:       Thì sao

 

(Chuông xe lửa lại reọ)

 

Thôn Trưởng: Anh không thấy cả thôn này thương yêu nể trọng anh sao.

 

Tràng Trưởng: Tất cả kéo rốc ra đây tiễn anh.

 

Tiếu Sinh: Tôi đâu cần mấy người tiễn!

 

Tất cả: Nhưng tụi này cần!

 

(Tiếng xe lửa đến. Tên “Tiểu Khê” được xướng lên như  tiếng khóc)

 

Thanh Tra: Tàu lửa của anh tới rồi. Chúc đi vui!

 

Bác sĩ:         Chúc giàu có và sống lâu

 

Tất cả:       Giàu có và sống lâu

 

(Tất cả bao quanh Tiếu Sinh. Anh đứng bất động)

 

Tiếu Sinh: Mở lối cho tôị

 

(Tất cả đứng yên. Vài người cho tay vào túi)

 

Thôn Trưởng: Anh cứ đi thoải mái

 

Tràng Trưởng: Điều tức cười nhất là tự nhiên  anh sợ!.

 

Tiếu Sinh: (Quỳ xuống) Sao mọi người tới gần tôi quá vậy.

 

Thanh Tra: Ông ta điên rồi

 

Tiếu Sinh: Mấy người đâu có muốn tôi đi

 

Thôn Trưởng: Đi đi, đi đi mà!.

 

Tràng Trưởng: Lên xe đi!.

 

(Im lặng)

 

Tiếu Sinh: Nếu tôi lên sẽ có người níu tôi lại

 

Tất cả:       Không có đâu

 

Thanh Tra: Tới giờ rồi, làm ơn lên tàu đi!.

 

(Xe chuyển bánh. Tiếu Sinh không thể chuyển chân đi, ôm đầu, xỉu)

 

Bác sĩ: Ngó kìa, ông ta xỉu rồi!.

 

(Mọi người bỏ mặc  Sinh nằm rũ ra, đi ngược lối về)

 

Tiếu Sinh: (Nhổm dậy) Mình thua rồi!.

 

Cảnh Ba

 

(Vườn dâu Tơ Biếc. Bà Thúy ngồi bất động trong kiệu, áo cưới trắng. Những kỷ vật xưa được bày quanh đó. Xe bò, xe cỏ, rơm, tơ được phơi.)

 

Quản gia: Thầy lang và Tràng Trưởng xin yết kiến.

 

Bà Thúy: Cho vào đi!.

 

(Quản gia đưa hai người ăn bận bảnh bao vào)

 

Tràng Trưởng: Đám cưới vừa rồi tuyệt vời quá, thưa bà!.

 

Bà Thúy: Ở đây hơi nóng, khó chịu quá. Nhưng tôi thích những kỷ vật quanh đây. Tôi thấy chúng hồi còn nhỏ.

 

Thầy lang: Đầu tôi vẫn còn quay cuồng với điệu nhạc. Bao nhiêu là ngôi sao màn bạc, những nhà tài chánh.

 

Tràng Trưởng: Chúng tôi sẽ cố nói thật gọn vì sợ ông chồng thứ tám của bà không thích.

 

Bà Thúy: Tôi gởi ổng hồi hương rồi

 

Thầy lang: Thưa, vì sao ạ?.

 

Bà Thúy: Luật sư đang hoàn tất thủ tục ly dị.

 

Tràng Trưởng: Thưa bà, mới vừa xong một đám cưới huy hoàng.

 

Bà Thúy: Ổng không thích tôi nhắc mấy ông chồng cũ. Tôi thì chỉ cần thực hiện ước mơ sẽ có một đám cưới ở đình làng Tiểu Khê. Giờ hai ông cần gì?.

 

Tràng Trưởng: Chúng tôi cần thảo luận chuyện Tiếu Sinh.

 

Bà Thúy: Chết rồi hả?.

 

Thầy lang: Chúng tôi không thể phạm luật.

 

Bà Thúy: Vậy hai ông tới đây chỉ.

 

Tràng Trưởng: Những người dân Tiểu Khê ân hận vì đã lỡ tay mua sắm và ký sổ nơ..

 

Bà Thúy: Nợ thì cứ trả.

 

Thầy lang: Đến hôm nay thì quá vô vọng. Nghĩa là mất khả năng hoàn trả.

 

Bà Thúy: Mấy ông sống và làm việc theo pháp luật mà.

 

Tràng Trưởng: Chúng tôi cũng chỉ là con người. Bà hãy ở vị thế chúng tôi coi. Bao nhiêu năm nay tôi cố gieo hạt giống nhân ái cho những người nghèo khốn này. Thầy lang đây cũng vậy, lúc nào cũng chúi đầu lo chữa bệnh còi xương... Bỏ mặc những kêu gọi quyến rũ nơi khác, chúng tôi gắn bó với mãnh đất này bởi hy vọng duy nhất là Tiểu Khê Thôn sẽ hồi sinh. Sống sót sau những năm tháng nghiệt ngã vô tận, chúng tôi vững tin rằng rồi Tiểu Khê sẽ khai thác hết những mỏ quặng ngầm của nó. Chúng tôi không nghèo, chỉ bị quên lãng thôi. Tiểu Khê hiện rất cần hổ trợ, tín nhiệm., ký hợp đồng dự án, rồi kinh tế và văn hóa của chúng tôi sẽ bùng nổ. Hiện chúng tôi còn xưởng dệt Hoàng Tân.

 

Thầy lang: Của anh em Hoang Tàn.

 

Tràng Trưởng: Hãy mua và giúp nó hồi sinh.  Rồi Tiểu Khê sẽ bùng nổ. Chỉ cần đầu tư vài trăm ngàn đô một cách cẩn thận, có phương pháp, nó sẽ có những kết quả sản xuất phản hồi tốt. Đừng phung phí một triệu đô một cách đơn giản . Chúng tôi không đến để cầu xin mà đề nghị công việc. Chắc bà không nỡ để chúng tôi trong cơn khủng hoảng!

 

Bà Thúy: Làm sao tôi mua nó được khi tôi đã làm chủ nó.

 

Thầy lang: Còn vườn dâu Tơ Biếc này.

 

Tràng Trưởng: Còn những công xưởng khác, còn ruộng nương đồng lúa...

 

Bà Thúy: Tôi đã mua hết. Cả suối Mộng, rừng Mơ, cả thung lủng núi đồi, cả thôn này, mỗi nhà, mỗi phố... Tôi có người đại diện đi thu mua những nơi đổ nát và dẹp mọi công việc. Hy vọng của mấy ông tiêu rồi. Sự kiên nhẩn của mấy ông vô nghĩa. Và sự tự hy sinh của mấy ông ngu xuẩn, cuộc sống của các ông vô ích.

 

(Im lặng.)

 

Thầy lang: Thế gian mới kỳ quái làm sao!.

 

Bà Thúy: Mùa đông giá buốt năm ấy, khi tôi rời thôn này, trong đồng phục nữ sinh, tóc còn thắt bính, đứa con trong bụng và những câu vè đuổi theo chế nhạo. Ngồi trên xe lửa, run lẩy bẩy vì chỉ có một manh áo mỏng. Thấy suối Mộng, rừng Mơ, xưỡng dệt, vườn dâu chìm xa dần trong màn sương, tôi đã nguyền tôi sẽ trở lại. Và trời thương, giờ tôi đã được về với khá nhiều uy quyền để dành cho bất kỳ sự trả giá nào... Tới giờ tôi phải đi gặp ông chồng thứ chín của tôi rồi

 

Tràng Trưởng: Bà Vương Nữ, bà là người yêu vết thương. Chúng tôi cảm thông bà sâu sắc. Hãy liệng đi những ý nghĩ báo thù quái quỷ, đừng đẩy chúng tôi vào chỗ tan vỡ. Hãy giúp những người có giá trị đang bị nghèo hướng tớùi một cuộc sống xứng đáng hơn, vì lòng yêu sự nhân bản.

 

Bà Thúy: Nhân bản là bỏ đi mục đích của một triệu phú à? Đời biến tôi thành con đĩ. Tôi phải biến cái cuộc đời này thành một nhà chứa. Nếu ai không thích thì cứ bước khỏi cuộc chơi

 

(Bà Thúy vào)

 

Thầy lang: Trời ơi! Giờ mình phải làm gì đây.

 

Tràng Trưởng: Hãy sống theo lương tâm anh!.

*

(Cửa tiệm của Tiếu Sinh đã được tân trang. Vợ Tiếu Sinh, Hằng Thư, ngồi sau quầy, đang trò chuyện với khách.)

 

Dân Thủy: Cả thôn tụ lại coi đám phù dâu đẹp như  người mẫu, ngực ra ngực.

 

Hằng Thư: Bà Thúy xứng đáng được hưởng hạnh phúc sau tất cả những gì bả đã trãi qua

 

Dân Hỏa: Thuốc lá loại siêu hạng.

 

Hằng Thư: Lại ghi sổ? (Dân Hỏa gật đầu) Công việc sao.

 

Dân Hỏa: Tà tà! À, ông Sinh đâu rồi? Lâu quá không gặp! (Bà Thư chỉ lên trần. dân Thủy lóng tai nghe) Tiếng chân ổng?.

 

Hằng Thư: Mấy ngày nay ổng cứ đi quanh phòng liên tục.

 

Dân Thủy: Tại lương tâm tệ hại của ổng. Ổng đã giở trò bẩn thỉu với bà Vương Nữ.

 

Hằng Thư: Tôi cũng rất kinh hãi chuyện đó!.

 

Dân Thủy: Tàn hại đời một thiếu nữ! Tôi hy vọng chồng chị sẽ không ba hoa lắm mồm lúc phóng viên tới. Nếu ổng nói dóc và cố tình khoe khoang vụ bà Thúy thì chị  phải “xử” ổng, chẳng phải vì một triệu. (Khạc nhổ), mà vì sự căm phẩn của quần chúng. (Nhìn quanh) Có mấy lối lên  lầủ.

 

Hằng Thư: Lối duy nhất!.

 

(Tràng Trưởng vào. Dân Thủy  đang tiến dần đến cầu thang quan sát, vội đứng im, khoanh tay, căng thẳng  như đang canh tù.)

 

 Tràng Trưởng: Một ly siêu hạng ghi sổ.

 

Hằng Thư: Tay ông hơi run.

 

(Hằng Thư rót rượu)

 

 Tràng Trưởng: Tôi vừa uống hơi quá. (Lắng nghe) Ổng đi bộ trên đó, phải không?.

 

(Thợ sơn vào, ăn bận bảnh bao, cầm tranh)

 

Thợ sơn: Tặng bà đó! Nghệ thuật đã bùng nổ ở Tiểu Khê!

 

Hằng Thư:  Chúng tôi sẽ treo trong phòng ngủ, trên giường. Nó sẽ gợi kỷ niệm khi chồng tôi già.

 

( Tràng Trưởng tự rót. Phóng viên vác máy vào.)

 

Phóng viên: Các ông thấy sao về chuyến về quê nàỷ.

 

Dân Thủy: Dĩ nhiên là vui!.

 

Thợ sơn: Cảm động!.

 

Dân Thủy: Và tự hào!

 

Phóng viên: Câu hỏi hai cho bà sau quầy: Có phải bà là người phụ nữ may mắn thay chỗ của bà Vương Nữ?

 

(Im lặng. Tất cả bị sốc.)

 

Hằng Thư: Ở đâu ra chuyện đó?.

 

Phóng viên: Cái người tên Hoạn. Nó khai hết trơn.

 

Thợ sơn: Tổ bà nó!.

 

Phóng viên: Nó kể hồi còn trẻ, bà Thúy với ông chủ tiệm này chuẩn bị cưới. Đúng không?.

 

Hằng Thư: Đúng!.

 

Phóng viên: Ổng đâu rồỉ.

 

Hằng Thư: Đi xa rồi!.

 

Phóng viên: Ta có thể hình dung câu chuyện. Ông Tiếu Sinh và bà Thúy đang rất thân thiết. Có thể họ ở gần nhà, cùng đến trường, đi bộ qua rừng, chia xẻ nhiều thứ... Thì đột nhiên Tiếu Sinh gặp bà, nỗi đam mê bí ẩn của ổng.

 

Hằng Thư: Đam mê! Đúng y như lời ông !.

 

Phóng viên: Hồ ly tinh quá, bà Sinh!  Cô Thúy hiểu hoàn cảnh. Rất lịch sự,  cô lặng lẽ “trả nợ tình xa”. Rồi bà cưới…

 

Hằng Thư:   tình!.

 

Tất cả:    tình!.

 

(Quản gia nắm cổ Hoạn kéo vào.)

 

Hoạn: (Khóc) Tôi xin chừa, không dám kể nữạ

 

(Hoạn bị kéo đị)

 

Hằng Thư: Tiền chẳng đủ giúp ai hạnh phúc.

 

Phóng viên: (Miệng đọc tay ghi)  Chẳng ai hạnh phúc.

 

(Tiểu Minh vào, bận jacket da lộn.)

 

Hằng Thư: Đó là Tiểu Minh, con trai tôi

 

Phóng viên: Cậu ấy có biết mọi chuyện về quan hệ giữa cha nó với...

 

Hằng Thư: Không có gì bí mật trong gia đình tôi, con phải được biết.

 

Phóng viên: (Viết) Bí mật, con phải biết !

 

 (Tiểu Kiều về trong trang  phục để chơi tennis.)

 

Hằng Thư: Đó là Tiểu Kiều, con gái tôi

 

Phóng viên: Dễ thương quá!.

 

Tràng Trưởng: Hai đứa đều học trong trường tôi. Giờ tôi muốn phát biểu về chuyến thăm quê nhà của Dương thị Tí.

 

(Tràng Trưởng bò lên thùng rượu nhỏ.)

 

Dân Thúy: Ổng điên rồi

 

Thợ sơn: Rán tốp ổng lại!.

 

Tràng Trưởng: Hỡi người dân Tiểu Khê, tôi muốn tiết lộ một sự thật, dù sự thật này có làm mình nghèo vĩnh viễn.

 

Hằng Thư: Ông say rồi! Ông phải biết mắc cở chớ?.

 

Tràng Trưởng: Người mắc cở phải là bà. Bà đang chuẩn bị phản chồng bà.

 

Dân Thủy: Dẹp cái bục của ổng. Kéo ổng xuống.

 

Thợ sơn: Đá ổng bay đi

 

Tràng Trưởng: Rõ ràng bà đang có mưu đồ tố cáo chồng bà.

 

Tiểu Kiều: Thôi mà thầỵ

 

Tràng Trưởng: Bây làm tao thất vọng. Nhưng người  Tràng Trưởng này phải cất lên lời sấm sét.

(Thợ sơn đập tranh lên đầu Tràng Trưởng.)

 

Thợ sơn: Ông đã ngầm phá nát hết trơn  sứ mệnh nghệ thuật của tôi

 

Tràng Trưởng: Tôi phản đối. Nơi đây đang xảy ra một chuyện kinh khủng.

 

(Tất cả những người Tiểu Khê lao vào Tràng Trưởng. Tiếu Sinh xuất hiện.)

 

Tiếu Sinh: (Vẫn áo quần tơi tả) Vừa xảy ra chuyện gì trong tiệm của tôi vậy ? (Im lặng nghẹt thở ) Thầy làm gì vậỷ.

 

Tràng Trưởng: Tôi vừa kể một sự thật. Tiếu Sinh à, như một thiên sứ nổi giận,  bởi vì tôi là một người giàu tính nhân bản của chủ nghĩa nhân đạo

 

Tiếu Sinh: Bước xuống khỏi thùng rượu nhỏ của tôi

 

Tràng Trưởng: Nhưng chủ nghĩa nhân văn ..

 

Tiếu Sinh : (Hét) Xuống!.

 

(Im lặng ngẹt thở, Tràng Trưởng mếu máo tuột xuống)

 

Tràng Trưởng: Chủ nghĩa nhân đạo bị xuống dốc, nếu ta phản bội sự thật.

 

(Tràng Trưởng ngồi trên thùng rượu với bức tranh quanh cổ)

 

Tiếu Sinh: Thầy say quá! Xin lỗi thầy vậỵ

 

Phóng viên: Thưa ông Tiếu Sinh.

 

Tiếu Sinh: Chuyện gì?

 

Phóng viên: Chúng tôi rất vui khi gặp ông. Chúng tôi cần có ảnh . (Liếc nhanh) Thực phẩm, đồ gia dụng, đồ sắt... Chúng tôi sẽ chụp hình anh đang bán một cái rìu cho một anh hàng thịt.

 

Tiếu Sinh: Rìu à?.

 

Phóng viên: Anh sẽ đặt vũ khí giết người đó ở đây. (Chỉ dân Thủy) Anh này sẽ diễn tả sự trả giá trên mặt... Rồi làm đi. (Chỉa máy) Phải tự nhiên hơn, bình dân hơn, bớt căng đi. Tốt! (Bấm máy) Giờ làm ơn đừng suy nghĩ, một tay quàng qua vai vợ. Minh bên trái, Kiều bên phải. Anh phải rạng rỡ niềm vui, tỏa sáng với nôïi dung sâu thẳm bên trong. Tất cả!

 

(Phóng viên vào. Nhiếp ảnh khác chạy tới chụp ké. Dân Tặc vào)

 

Dân Tặc: Hay gì chưa? Vương Nữ sắp cưới một ông mới. Họ đi ngay ra rừng Mơ

 

Phóng viên: Mới nữa hả? Rất tốt cho báo Ánh sáng Lao đô.ng.

 

(Dân Tặc cùng tất cả  chạy ào đi.)

 

Tiếu Sinh: Hãy tha lỗi cho chúng tôi. Tôi muốn đuổi đám báo đi để giải quyết chuyện này một cách bạn bè.

 

Dân Đạo: (Trước khi đi) Lanh xảo đó, khi anh phọt miệng ra!

 

Dân Hỏa: Đâu ai tin một chữ từ cái thứ rác như anh.

 

(Dân Hỏa  đi ra.)

 

Dân Thủy: Ảnh mình sẽ được minh họa. Mình sẽ được nổi tiếng.

 

Tiếu Sinh: Đúng!.

 

Dân Thủy: XO. siêu hạng!

 

Tiếu Sinh: Có ngay!

 

Dân Thủy: Ghi sổ.

 

Tiếu Sinh: Đành vậy!

 

Dân Thủy: Nói thiệt đi, ông đã giở trò đồi bại gì với con Tý vậy? (Chạy)

 

Tiếu Sinh: Lui lại đi, còn cái rìu

 

(Dân Thủy  do dự rồi trả rìu lại. Im lặng)

 

Tràng Trưởng: Xin lỗi, tôi muốn thử rượu siêu hạng. (Gia đình Tiếu Sinh ra ngoài) Tôi muốâùn giúp anh nhưng anh còn đuổi tôi xuống, mà anh cũng không giúp  được gì tôi. (Tháo tranh) Tiếu Sinh ơi, mình đang thuộc loại nào đây? Cái triệu đáng nguyền  rủa  đó đã xâm chiếm tâm hồn chúng ta, kể cả anh. Giờ anh còn gì để mất?.

 

Tiếu Sinh: Chắc tôi không chiến đấu nữa

 

Tràng Trưởng: Anh mất cảm giác vì nỗi sợ rồi à?

 

Tiếu Sinh: Tôi nhận ra mình không còn một chút quyền tối thiểu

 

Tràng Trưởng: Không quyền so với con mụ già chó chết đó hả? Đồ điếm tinh quái vô liêm, thay chồng xoành xoạch như  thay áo và là người sưu tập linh hồn chúng ta

 

Tiếu Sinh: Tại tôi hết. Tôi đã biến bả thành như vậy và biến tôi thành một tên chủ tiệm thất bại đầy tai tiếng!.

 

Trưởng Tràng: Tiếu Sinh ơi, anh vô tội! Nhưng mình chẳng thể giúp nhau. Bởi đây là chuyện của tụi thiến, quản gia, cái hòm và một triệu

 

Tiếu Sinh: (Tháo tranh ra) Chân dung tôi!.

 

Trưởng Tràng: Tôi hết say rồi. (Với Tiếu Sinh) Anh tuyệt đối đúng! Đó là lỗi của anh. Tôi chỉ trao đổi với anh vài chuyện. (Đứng thẳng như cuõ) Họ muốn giết anh. Tôi và anh đều biết lâu rồi. Ngay khi cả thôn này từ chối điều đó. Sự cám dỗ quá lớn mà sự nghèo khổ thì kéo quá lâu. Tôi cũng phải tham gia, thấy mình từ từ là tên giết người. Tính trung thực trong lòng nhân của tôi cũng bất lực để ngăn cản nó. Tôi quá sợ như anh đã sợ. Cái gì sẽ xãy ra với anh rồi sẽ xãy ra với chúng tôi khi mụ già muốn. Ngay giờ thôi, tôi sắp mất sạch ý  thức đây. (Im lặng) Vài chai X. O. siêu hạng nữa. Ghi sổ giùm tôi

 

(Trưởng Tràng lấy rượu đi. Gia đình của Tiếu Sinh trở lại. Tiếu Sinh nhìn quanh như vừa tỉnh giấc mộng dài)

 

Tiếu Sinh: Mới hết trơn! Tôi luôn mơ có một tiệm đầy đủ và mới, sạch như vầy. (Cầm vợt trong tay con gái) Con chơi được cái này rồi hả?.

 

Tiểu Kiều: Dạ! Bạn con ai cũng vậy. Không phải đi kiếm việc làm nữa. (Im).

 

Tiếu Sinh: (Với con trai) Ở trên  gác ngó xuống, ba thấy con lái xe hơi

 

Tiều Minh: Loại xe  thường.  Học nhanh thôi. Thay vì phơi người dưới nắng trưa ở Đường Sắt.

 

Tiếu Sinh: (Ôm vợ hôn) Anh muốn em phải diện. Tiệm mình có một áo choàng lông thú.

 

Hằng Thư: Hàng người ta gởi đó anh ơi. (Im) Cả thôn mình ai cũng nợ nhưng có một mình anh sợ. Tức cười lắm nếu cứ khủng hoảng như vậy. Rồi sẽ giải quyết mọi chuyện êm thắm, không hại một sợi tóc trên đầu của anh. Túy nói vậy thôi chớ nó không đi đến cùng đâu. Ai lại chẳng còn chút lương tâm. Con người mà.

 

Minh+Kiều: Đúng đó ba

 

Tiếu Sinh: Hôm nay cuối tuần, ba muốn được đi một vòng. Tất cả đều phải mặc đẹp.

 

Hằng Thư: Anh tính vậy thiệt hả?.

 

Tiếu Sinh: Đây là dịp tốt để em khai trương áo mới

 

(Mọi người đi vào. Tiếu Sinh coi lại két. Thôn Trưởng vào)

 

Thôn Trưởng: Tôi không làm phiền anh chớ? Tôi chỉ ngó quanh.

 

Tiếu Sinh: Vô tư đi

 

Thôn Trưởng: Luôn tiện tôi giao cho anh khẩu súng khá nặng.

 

Tiếu Sinh: Cám ơn nhưng tôi không cần.

 

Thôn Trưởng: (Đặt súng lên quầy) Tối nay toàn thôn hợp ở Nghinh Phong Lữ Quán để dứt điểm trong  trường hợp anh có một áp lực.

 

Tiếu Sinh: Tôi cảm được.

 

Thôn Trưởng: Dân chúng có lỗi, dĩ nhiên.

 

Tiếu Sinh: Dĩ nhiên!.

 

Thôn Trưởng: Sẽ có báo, đài. Hoàn cảnh sẽ vui cho anh và mọi người

 

Tiếu Sinh: Thực sự thì đời sống của tôi đang bị lâm nguỵ

 

(Im lặng.)

 

Thôn Trưởng: Tôi sẽ nói cho tụi báo chí ghi về anh một cách ưu ái rằng anh là bạn thời ấu thơ của bả mà sự thật là như vậy. Tôi muốn hồ sơ anh sạch sẽ mà thật ra thì gia đình anh quá danh dự, tốt đẹp, chính trực.

 

Tiếu Sinh: Tôi hiểu

 

Thôn Trưởng: Cho tới giờ này hai bên đều chơi ngon với nhau nhưng ai biết giờ chót anh sẽ tuyên bố điều gì. Nếu anh nói năng bậy bạ thì tụi này đành phải xử kín.

 

Tiếu Sinh: Tôi rất vui khi được đe dọa công khai như vậy. Nhưng tin đi, tôi sẽ giữ im lă.ng.

 

Thôn Trưởng: Tốt! Anh vẫn có danh dự chói sáng trong anh. (Im) Đêm qua tôi thao thức khi nghĩ đến chuyện sẽ cho bả hay ta sẽ mang anh đến công lý. Và điều này tương đương với việc nhận tiền. Không biết anh có ý thức bổn phận danh dự của mình để tự kết luận như vậy hay không? Không biết anh có thấy giùm cảnh Tiếu thốn đói khổ của chúng tôi và đàn trẻ em nheo nhóc?

 

Tiếu Sinh: Anh  có thể yên tâm về tôi. Tôi phải đi qua địa ngục để cảm thấy sự chết đang bò dần đến tôi cùng lúc với dấu hiệu của sự thịnh vượng. Tha thứ cho anh. Tôi tự động viên mình. Tôi chinh phục nỗi sợ với một mình tôi. Khó lắm nhưng qua luôn rồi. Các anh cứ xử. Phán quyết ra sao thì với tôi cũng là công lý. Nó sẽ cho các anh cái gì tôi không biết. Giờ có phán tôi án tử tôi cũng không phản đối, không tự bảo vệ, không phàn nàn. Nhưng làm  ơn  đừng kéo tôi vào chuyện  tự phán quyết. (trả súng)

 

Thôn Trưởng: Tội nghiệp, anh bỏ lỡ cơ hội tự xử để có thể  gia giảm thêm  việc được nhận là ngườị

(Thôn Trưởng lấy súng lui. Tiếu Sinh mồi thuốc cho ông. Ông chào đi. Cả nhà Tiếu Sinh trong áo mới ra)

 

Tiếu Sinh: Ngó em khác hẳn. Như một bà mệnh phu..

 

Hằng Thư: Lông trừu Ba-Tư đó anh! Mắc lắm!.

 

(Minh đưa xe ra. Tất cả vào xe. Tiếu Sinh ngồi trước. Xe chạy)

 

Tiếu Sinh: Ba đã làm vất vả cả đời và vẫn mong được ngồi trong một chiếc xe tốt như vầy. Minh nè, đừng chạy nhanh quá để ba ngó lại nơi mà ba đã sống gần trọn cả cuộc đời. Phố xưa sạch sẽ. Ống khói ngất trời. Xây lại gần hết. Hoa rực rỡ cạnh trẻ con chơi đùa

 

Tiểu Kiều: Ông thầy lang đang lái chiếc xe đẹp nhất ở đây đó ba

 

Tiểu Minh: Mới gì, đám sinh viên Cao đẳng Kỹ Thuật đều có.

 

Tiếu Sinh: Con phải nói lớn hơn tốc độ này. Mây thênh thang ở cuối đường. Những nhà băng cao ngất. Kìa, những lâu đài thật sự. Tất cả đều lung linh trong một ánh sáng dịu dàng. Dường như tôi mới được thấy lần đầu

 

Tiểu Kiều: Ba giống như Orphée từ âm phủ trở về.

 

Tiếu Sinh: Con biết những tích cổ Hy Lạp đó à?.

 

Hằng Thư: Con đang học nhiều thứ tiếng. Đặc biệt nó rất tiến bộ về văn học.

 

Tiếu Sinh: Cẩn thận con ơi! Ai giống ông hàng thịt?.

 

Tiểu Kiều: Ổng chớ ai. Ổng đi thị trấn khác mua thịt heo về như bay

 

Tiếu Sinh: Xe ổng cũng đẹp, nhưng ổng chạy nhanh quá. Tôi thường nín thở mỗi lần đi qua khúc cua đó.

 

Hằng Thư: Áo choàng lông này thật là ấm áp. Chưa bao giờ vui như hôm naỵ

 

Tiếu Sinh: Hình như con lộn đường.

 

Tiểu Minh: Không, con cố tình đưa ba thăm lại rừng Mơ. (Nhấn kèn)

*

(Bốn người dân Tiểu Khê Thôn lại đứng giả làm rừng cây bao quanh băng ghế gỗ.)

 

Dân Thủy: Chúng ta lại họp mặt nơi đây. Tùng bách và thông, trường sanh, dương sĩ...

 

Dân Hỏa: Chúng ta là thú hoang và chim chóc, là nai nhút nhát, là gỏ mỏ lắm lời

 

Dân Đạo: Cúc cu đang hót bài tiễn đưa trong nắng quái chiều tà.

 

Dân Tặc: Thế là tiếng kèn xe hơi bỗng dưng xúc phạm.

 

Tiều Minh: (Nhấn kèn. Dân Hỏa nhảy đi) Đám nai ở đây nhát quá.

 

Tiếu Sinh: Ngừng đây đi. Ba cần đi bộ một lát.

 

T.Kiều:  Cả nhà sẽ đợi ba ở chân cầu Tiểu Khê.

 

Tiếu Sinh: Các con khỏi đợi. Ba sẽ đi xuyên rừng về thành phố cho họp kịp buổi họp của nhân dân.

 

Hằng Thư: Vậy mình đi coi phim đi. Có phim hay lắm.

 

Minh và Kiều: Bye, bye, cha của tụi con.

 

(Xe đi khuất. Tiếu Sinh ngồi trên băng gỗ. Bà Thúy cùng đám tùy tùng và ông chồng thứ chín xuất hiện)

Bà Thúy: Ngừng chút đi. Đây là rừng Mơ đầy kỷ niệm của tôi. (Bước xuống, vuốt ve dân Thủy) Tội nghiệp, bù xòe đục cây này héo mất. (Thấy Tiếu Sinh) Mừng ghê khi gặp anh. Em đi thăm rừng của em.

 

Tiếu Sinh: Nó thuộc về em rồi ha??.

 

Bà Thúy: Đúng! Em ngồi cạnh anh được không?.

 

Tiếu Sinh: Ngồi đi. Anh mới tạm biệt gia đình. Họ đi coi chiếu bóng  rồi. Con trai anh đã tự lái xe được. Con gái học văn chương, ngoại ngữ giỏi

 

Bà Thúy: Đời sống phát triển. (Ngồi cạnh Tiếu Sinh) Sau tất cả, họ phải phát triển cảm thức về tư tưởng... Kia là ông chồng thứ chín vừa đoạt Nobel của em. (Chồng thứ chín lại bắt tay) Ổng tập trung cao độ khi nghĩ ngợi.

 

Tiếu Sinh: Rất vui khi quen ông.

 

Bà Thúy: Ngưng suy nghĩ một chút đi anh.

 

Chồng 9: Nhưng hỡi ơi, ngọc ngà châu báu

 

Bà Thúy: Diễn vậy đủ rồi

 

Chồng 9: Ồ! ỌK.! (Ngưng suy nghĩ).

 

Bà Thúy: Giờ thì ổng giống một nhà ngoại giao. Y hệt một ông chồng khác, giờ không viết tiểu thuyết, chỉ lo in hồi ký và quản lý tài sản của em.

 

Tiếu Sinh: Chúc mừng!.

 

Bà Thúy: Em thấy chẳng ích lợi gì khi rước mấy ông chồng này về ngoài mục đích chưng bày. (Với chồng) Anh đi sâu vô trong kia đi. Ở đó có một phế tích, tha hồ cho anh nghiên cứu

 

Tiếu Sinh: Hoạn đâu rồỉ.

 

Bà Thúy: Cho đi Thượng Hồ rồi. Tại nó ba hoa quá. Rồi sẽ cho đi hết mấy người này, em không cần họ ở đây nữa. Sắp xong rồi! Thuốc cho ông, quản gia!.

 

(Quản gia đưa thuốc, mồi lửa.)

 

Tiếu Sinh: (Thở khói) Vị ngon!.

 

Bà Thúy: Mình thường hút với nhau trong rừng này. Anh thường mua từ con Đạm. Hay anh chôm thuốc! (Dân Thủy  dùng khóa gỏ vào pipe) Lại chim gỏ mỏ. (Dân Hỏa kêu cúc cu) Ưng, Khuyển, đàn Khúc Phượng Cầu Hoàng cho ông nghe! Em dùng bọn tử tội này đàn những lúc trầm tư mặc tưởng thay vì radio, máy hát là những thứ mà em rất ghét. (Im lặng. Bọn Ưng, Khuyển đàn . Chim hót. Rừng âm vang) Em đã bắt chúng tập những bài anh thích.

 

Tiếu Sinh: Anh muốn hỏi, mình đã có một đứa con hả em?.

 

Bà Thúy: Đúng!.

 

Tiếu Sinh: Trai hay gáỉ.

 

Bà Thúy: Gái!.

 

Tiếu Sinh: Em đặt tên gì?.

 

Bà Thúy: Giáng Tiên!.

 

Tiếu Sinh: Tên đẹp quá!.

 

Bà Thúy: Em chỉ gặp nó một lần, lúc mới sanh. Rồi họ mang nó đi xạ

 

Tiếu Sinh: Mắt màu gì? Và tóc?.

 

Bà Thúy: Chưa kịp mở. Còn tóc chắc đen. Trẻ sơ sinh thường có tóc đen.

 

(Im lă.ng. )

 

Tiếu Sinh: Tại sao nó chết? Ở đâủ.

 

Bà Thúy: Viêm màng não. Những người nhận nuôi nó ở Phi Châu báo cho em hay như vậy... Tiếu Sinh à, giờ muốn nghe anh tả lại em hồi mười bảy tuổi, khi ta yêu nhau

 

Tiếu Sinh: Anh gặp em ở một đụn rơm. Chỉ có áo trên người và cọng rơm trên môi, gần một xe ngựa cũ.

 

Bà Thúy: Lúc đó anh mạnh và can đảm làm sao. Anh đã chiến đấu với gã công nhân Đường Sắt để cứu em khi hắn cố sờ soạng em. Em đã lau khuôn mặt đầy máu của anh với cái váy lót của em. (Đàn ngưng)  “ Phượng “ ngưng “Cầu Hoàng” rồi!

 

Tiếu Sinh: Cám ơn những tràng hoa đẹp phủ trên quan tài ở Nghinh Phong Lữ Quán. Giờ phải đi thôi. Đây là lần chót mình được ngồi bên nhau nghe chim hót, gió vang. Họ sẽ tuyên án anh cho đến chết. Và một số người trong số họ sẽ giết anh. Đó là ai, giết cách nào, ở đâu, anh không biết, chỉ biết rằng cuộc đời vô nghĩa của anh sẽ dứt.

 

Bà Thúy: Em sẽ mang anh về mũi Hảo Vọng. Em đã xây sẵn ở đó một lăng mộ, nằm giữa một công viên, tựa một cung điện mùa hè của em. Sẽ có những tùng bách thông che mát   anh như ở đây. Ngó ra biển cả mênh mông, trên một mõm đá.

 

Tiếu Sinh: Anh có được ngó qua những bức ảnh về vùng đó.

 

Bà Thúy: Đất trời xanh thẳm. Một toàn cảnh vĩ đại. Anh sẽ được giữ ở đó vĩnh viễn. Trái tim của anh đã bị chết cách đây nhiều năm nhưng tình yêu của em thì không thể chết. Mà nó cũng không thể sống. Nó trở nên một thứ quái quỷ, như em, như loại nấm xanh độc hại trong rừng này, như những sinh vật méo mó mù lòa, tăng trưởng nhanh bởi vàng của em, sẽ thò vòi đi săn lùng anh để lấy đi cuộc sống. Bởi vì cuộc đời anh đã thuộc về em, vĩnh viễn. Anh sẽ chẳng được gì ngoại trừ cái chết. Tình yêu trong ký ức em sẽ là bóng ma hoang dã dịu dàng.

(Chồng thứ chín trở lại)

 

Chồng 9: Mọi phế tích đã bị chôm chĩa...

 

Bà Thúy: Mình về cho kịp. Chào, Tiếu Sinh. Ta sẽ còn gặp lại ít ra một lần trong buổi họp.

(Chiếc kiệu được mang đi. Tiếu Sinh ngồi bất động nhưng mọi thứ người vật quanh anh chuyển động để trở thành buổi họp mặt ở Nghinh Phong Lữ Quán. Người người nhộn nhịp, Đặc biệt là phóng viên các báo, đài)

 

Phóng viên: Thưa quý ông, quý bà... Chúng ta đang tiến hành đến giây phút long trọng của chuyến trở về của bà Vương Nữ dành cho quê nhà bé nhỏ thân thương của bà. Chúng ta đang ở Nghinh Phong Lữ Quán, nơi mà Thánh Cam Địa đã đến và khúc “Phượng cầu Hoàng” đã sáng tác nơi đây. Thời sự truyền thanh của chúng tôi có thể thấy rất nhiều đồng nghiệp tới từ nhiều nơi trên thế giới để thu tiếng, thu hình. Và đây là phát biểu của Trưởng Thôn.

 

Trưởng Thôn: (Đang đứng ở vị thế trung tâm. Những người Tiểu Khê đứng quanh ông hình bán nguyệt) Rất mừng được chào đón qúy vị ở đây. Tôi tuyên bố khai mạc buổi họp mặt này. Và trong chương trình,ù phần đặc sắc nhất là phần công bố của bà Vương Nữ Kiều Thúy- con gái của một Kiến trúc sư nổi tiếng nơi đây-  Bà sẽ tặng một triệu đô: năm trăm ngàn đô cho Tiểu Khê và năm trăm ngàn đô cho mỗi hô..

 

(Im lặng.)

 

Phóng viên: Thưa quý thính giả, đang là một sự im lặng nhẹt thở. Bỗng nhiên trở thành những người giàu có, cư dân nơi đây tràn đầy kinh sợ như bom rơi trước mắt ho....

 

Trưởng Thôn: Tôi xin  nhường lời cho nhà đại sư phạm, trưởng các tràng học ở đâỵ

 

aerieri: Hỡi những con dân Tiểu Khê, tôi cần dẫn giải rõ ràng mục đích của bà Vương Nữ khi cúng dường nhiêu đó tiền cho xứ ta. Đâu phải bà muốn rót tiền xuống đầu chúng ta khơi khơi! Đâu phải bà muốn sở hữu ruộng đất công xưởng hoang phế của chúng ta. Các bạn dư biết mục đích của bà quan trọng hơn nhiều. Bà muốn tinh thần của cộng đồng nơi đây phải đặt nặng vấn đề công lý. Trước đó, thử rà lại, có bao giờ chúng ta sống đúng với tinh thần công lý đó hay chưả.

 

Dân  Thủy: Chưa bao giờ.

 

Dân Hỏa: Chúng ta cổ vũ một tội ác.

 

Dân Đạo: Mình đã xét xử sai lầm.

 

Dân Tặc:  Khai man trước Tòa

 

Dân Thủy: Một tên côn đồ!.

 

Tất cả: Đúng rồi! Hay lắm.

 

Tràng Trưởng: Vâng, sự thật đắng cay là mình đã làm ngơ trước một bất công trong quá khứ. Cần xác định là không phải vì một triệu đô-la chúng ta mới mở lại hồ sơ vụ án. Rõ ràng là sự nghèo khổ lớn lao lâu nay đã là nguồn căn cho cái ác nhưng các bạn có đồng ý với tôi không là thế giới này không được lay chuyển bởi đồng tiền. (Vỗ tay vang dội)

 

 Không bị lay chuyển bởi tham vọng. Chúng ta phục hồi công lý bởi vì ông bà ta đã sống chiến đấu và hy sinh cho lý tưởng này và bởi bản thân công lý là giá trị của thế giới ta đang sống. (Vỗ tay)

 

 Ta không chấp nhận những người coi khinh lý tưởng của tình huynh đệ, không tuân theo những đòi hỏi cứu giúp kẻ yếu, phụ rẩy lời thề chung sống, đánh lừa tòa án và đẩy những người mẹ trẻ vào bước đường cùng để tự do phải bị lâm nguy. Giøờ đây, nhân danh Thượng Đế, mình phải giữ lý tưởng của mình nghiêm chỉnh, ngay cả khi phải chết. (Vỗ tay vang dội)

 

Hỡi các con dân Tiểu Khê, nếu các bạn tiếp tục tha thứ sự bất công, đồng lõa im lặng trước cái ác, thì liệu các bạn có dám đưa tay nhận tiền từ bà mệnh phụ đáng quý kia không? (Vỗ tay vang dội)

 

Phóng viên: Vừa rồi, ông Trưởng Tràng, nhà đạo đức lớn ở đây đã can đảm đọc lời vạch trần tố cáo sự bất công, sai trái ở vùng này và cũng là lời cảnh báo cho toàn thế giớị

 

Thôn Trưởng: Tiếu Sinh! Tôi cần hỏi anh một câu

 

(Thanh Tra Cảnh Sát xô Tiếu Sinh tàn bạo)

 

Phóng viên: Ngài Thôn Trưởng vừa chiếm diễn đàn. (Tiếu Sinh vẫn đứng) Giờ đây ta hãy nghe lời phát biểu của Tiếu Sinh, bạn ấu thời của bà mệnh phụ hào phóng Vương Nữ, người đã gợi ý cho bạn xưa lập quỹ bảo trợ, đầu tư tái thiết cố hương

 

Thôn Trưởng: Nhờ anh, chúng tôi được tặng một triệu đô-la, anh thấy không?

 

(Tiếu Sinh trả lời nhưng ồn áo không ai nghe)

 

Phóng viên: Ngài Tiếu Sinh thân mến, vì các thính giả thân yêu, hãy nói lớn hơn một chút.

 

Tiếu Sinh: Tôi sẽ cố!.

 

Thôn Trưởng: Anh có tôn trọng quyết định của chúng tôi khi nhận hay từ chối tiền cúng dường của bà Vương Nữ?.

 

Tiếu Sinh: Tôi tôn trọng.

 

Thôn Trưởng: Có câu hỏi nào cho Tiếu Sinh không? (Im lặng) Vậy thì với tất cả sự trong trắng trong trái tim mỗi người, ai là người trong quý vị có khát vọng mong công lý được thi hành?.

 

(Trừ Tiếu Sinh, tất cả đều giơ tay)

 

Phóng viên: Thưa các thính giả. Lại một sự im lặng lớn, chỉ có tiếng động nhẹ của cánh tay giơ cao. Tất cả, chỉ trừ một ông già ngồi bất động. Ông ta đã vượt trên cả sự vui mừng vì sự hào hiệp của người bạn thuở ấu thơ. Món tiền cúng dường vậy là đã được tin tưởng, đảm bảo nhất trí nhận không phải vì lợi ích của đồng tiền.

 

Trưởng Thôn: Nhận không phải vì lợi ích của đồng tiền!.

 

Tất cả:  Nhận không phải vì lợi ích của đồng tiền!.

 

Trưởng Thôn: Nhưng cho công lý!.                       

 

(Tất cả lập lại)

 

Trưởng Thôn: Và vì lợi ích của lương tâm!.

 

(Tất cả lập lại)

 

Trưởng Thôn: Vì chúng ta không thể đồng lõa với tội ác!.  

 

(Tất cả lập lại)

 

Trưởng Thôn: Hãy để chúng ta nhổ sạch những người phạm pháp!.

 

(Tất cả lập lại)

 

Trưởng Thôn: Và cứu vớt linh hồn chúng ta thoát khỏi bọn  quỷ dữ    ma!. 

 

(Tất cả lập lại)

 

Tiếu Sinh: (Gào lên) Trời ơi!.

 

(Tất cả im)

 

Phóng viên: Thưa quý vị, xui quá, đúng lúc này máy quay lại bị trục trặc. Có lẽ như họ đang bố trí quay lại. Dây đèn bị hụt.

 

Thôn Trưởng:  Xin làm lại một lần nữa để quay lại vì hụt dây đèn.

 

Quay phim: Cho film thời sự mà.

 

Thôn Trưởng: Dạ, chúng tôi biết.

 

Quay phim: Đèn OK. chưa.

 

Tiếng bên ngoài: OK.

 

Quay phim: Chơi!.

 

Thôn Trưởng: (Sửa lại tư thế như khi nãy) Nhận không phải vì lợi ích của đồng tiền!.

 

Tất cả:       Nhận không phải vì lợi ích của đồng tiền!.

 

Trưởng Thôn: Nhưng cho công lý!.                       

 

(Tất cả lập lại)

 

Trưởng Thôn: Và vì lợi ích của lương tâm!.

 

(Tất cả lập lại)

 

Trưởng Thôn: Vì chúng ta không thể đồng lõa với tội ác!.  

 

(Tất cả lập lại)

 

Trưởng Thôn: Hãy để chúng ta nhổ sạch những người phạm pháp!.

 

(Tất cả lập lại)

 

Trưởng Thôn: Và cứu vớt linh hồn chúng ta từ quỷ!.

 

(Tất cả lập lại)

 

Phóng viên: Kìa, Tiếu Sinh, lập lại đi. (Im lặng, thất vọng)  Ông ta nghẹn ngào không thốt nổi nên lời. Rất tiếc là họ không đẩy ông  gào lên như lần đầu. Hai chữ “Trời ơi!” đó khá ấn tượng. Nó chứng tỏ ông đã chạm được vào giấc mơ của đời mình: đóng góp điều gì đó cho quê hương xứ sở.

 

Thôn trưởng: Và bây giờ mời toàn bộ phóng viên các báo đài, các quan khách bước qua phòng bên để dự một cuộc chiêu đãi nhỏ. Miễn phí. Còn phần của quý bà thì ngoài bãi cỏ kia

 

(Tiếu Sinh đứng dậy, định đi)

 

Thanh Tra: Không, anh ở lại

 

(Thanh Tra đẩy Tiếu Sinh xuống ghế)

 

Tiếu Sinh: Bộ làm chuyện đó đúng giờ này sao.

 

Thanh Tra: Dĩ nhiên!.

 

Tiếu Sinh: Về nhà tôi chắc tốt hơn.

 

Thanh Tra: Phải ở đâỵ

 

Thôn Trưởng: Đừng ai rời phòng.

 

(Dân Thủy  và Dân Hỏa  ra ngoài xem xét rồi vào báo: “Không còn ai lạ”)

 

Thôn Trưởng: Đừng để ai vô, Khóa cửa lại

 

(Dân Đạo và Dân Tặc khóa cửa lại : “Xong”)

 

Thôn Trưởng: Tắt đèn! (Ánh trăng rọi vào, tất cả chỉ còn là bóng) Tạo lối đi!.

 

(Mọi người chừa một lối đi cho Tu sĩ đi chậm đến ngồi cạnh Tiếu Sinh)

 

Tu sĩ : Giờ khó nhất của con đã tới

 

Tiếu Sinh: Cho tôi một điếu thuốc.

 

Thôn Trưởng: (Đưa thuốc cho Tu Sĩ) Dĩ nhiên là thứ ngon nhất.

 

(Tiếu Sinh hút)

 

Tu sĩ : Con sợ hả?.

 

Tiếu Sinh: Không nhiều. Chút thôị

 

Tu sĩ : Ta giúp gì cho con?.

 

Tiếu Sinh: Hãy cầu nguyện cho  quê hương Tiểu Khê

 

Tu sĩ : Các đấng thiêng liêng sẽ ban hồng phước cho chúng sanh.

 

(Tu sĩ  chậm chạp trở lại chỗ cũ)

 

Thôn Trưởng: Đứng lên đi Tiếu Sinh!.

 

(Tiếu Sinh do dự)

 

Thanh Tra: Làm đi, đồ thúi tha!.

 

(Thanh Tra xô Tiếu Sinh xuống chân hắn)

 

Thôn Trưởng: Hãy tự kềm chế, ngài Thanh Tra à.

 

Thanh Tra: Xin lỗi, tôi vừa bị mất quân bình.

 

Thôn Trưởng: Tới đây, Tiếu Sinh! (Tiếu Sinh liệng thuốc, đạp tàn, đi bộ tớùi trung tâm sân khấu,

quay lưng lại khán giả) Đi vào con đường đó.

 

(Tiếu Sinh do dự)

 

Thanh Tra: Đi đi!.

 

(Tiếu Sinh đi chậm tới cuối đường, nhìn quanh. Tất cả im, tiến đến gần ông một cách tàn nhẩn. Ông quỵ xuống. Họ trở thành một khối, phình to lên rồi xẹp lại. Ánh sáng trở lại)

 

Phóng viên: (Vào) Có gì ở đây vậy.

 

(Khối người mở rộng, tan loãng khắp nơi, chỉ có Thầy Lang ở lại, quỳ cạnh một thân thể nằm xoài ra, nghe bằng ống nghe)

 

Thầy Lang: Nhồi máu cơ tim.

 

Trưởng Thôn: Chết vì vui quá!.

 

Tất cả: Chết vì vui!

 

Phóng viên: Chính cuộc đời đã viết nên những  pho truyên đẹp nhất.

 

(Mọi người ào vào. Bà Thúy thấy xác, ngừng lại)

 

Bà Thúy: Mang ông ta tới đây. (Họ cáng ông đặt dưới chân bà, phủ vải) Mở ra! (Quản gia mở vải che mặt) Giờ ông ấy mới giống hệt ông ấy của ngày xưa: yêu dấu báo đen ơi! Phủ lại! (Quản gia phủ vải) Mang ông ta vào quan tài. Rồi mang tôi về phòng. Chuẩn bị lên đường về Mũi Hảo Vọng. (Quản gia dìu bà. Đến giữa sân khấu bà ngừng) Thôn Trưởng! (Thôn Trưởng từ những người Tiểu Khê lật đật chạy lại. Bà đưa tờ giấy) Đó là ngân phiếu. Chào luôn, tôi đị

 

Thôn Trưởng: Mong bà sống mãi

 

Tất cả: Bà mang một trao đổi rất có giá trị.

 

(Bà Thúy rời đi)

 

Tu sĩ: Giờ chúng ta hãy cầu nguyện.

 

Tất cả: Để bảo vệ tất cả chúng ta

 

Thôn Trưởng: Và cho sự thịnh vượng bùng nổ nơi đâỵ

 

Tất cả  diễn viên của đoàn trong bài hát cuối:

 

Thủy, Hỏa, Đạo, Tặc..dìm triệu ức Người vào cõi chết.

 

Người bị hủy rã trong nước, lửa hung tàn cuả Thiên tai, Chiến tranh, lòng Tham và cái Ác.

 

Nhưng khủng khiếp trên tất cả vẫn là

 

Triền miên trong bóng tối của Dốt và Nghèo

 

Phồn- Vinh- Không- Gỉa - Tạo, Tự Do, Áo Cơm, Hòa Bình..

 

Xin là những gì chạm được vào và gìn giữ được,  

 

Trẻ được học,

 

Học xong được xử dụng,

 

Để quê mẹ sau khi Hồi sinh sẽ không bao giờ trở lại ác mộng

 

Nhân gian Thất cách, Người chẳng vì Người

 

Vừa hát, họ vừa thay đổi phục trang và cảnh trí để thấy sự thay đổi lớn lao, bắt được nhịp chung của toàn cầu của Tiểu Khê sau chuyến về thăm của nàng Thúy cùng cái chết vỡ tim  của người yêu cũ, Tiếu Sinh.

 

Ở một góc, một nhạc sĩ  gảy đàn kể chuyện :

 

“Chúng tôi là một gánh hát nghèo. Sống trong một thị trấn phồn- vinh- không- giả- tạo. Tiểu Khê Thôn xưa là một thôn xóm tiêu điều.   Nay họ giữ chúng tôi lại như giữ lương tâm trong sáng ngày xưa của họ. Và để thuật lại cho bà con nghe câu chuyện “Nàng Thúy trở về”.

 

Thúy xưa có tên là Tí, bạn ấu thời của nàng là Tèo, tự Tiếu Sinh. Mối tình của họ vô cùng thơ mộng. Suối Mộng, rừng Mơ của Tiểu Khê Thôn chứng kiến những lời thề đầu bạc răng long... Sau gần nửa thế kỷ, nàng đi nhiều vòøng trái đất để gặp lại tình xưa...”.

 

Nguyễn Thị Minh Ngọc

© 2006 gio-o 

ảnh: Philip Jones Griffiths