NGU YÊN

 

Nơi Tôi Sinh Ra Trưởng Thành và Già Dần Với Con Chó câm

 

 

Nơi tôi sinh ra

người chung quanh mắc bệnh nan y

bệnh mắt

bệnh tai

căn bệnh cha truyền con nối.

 

Nhà tôi nuôi con chó

bẩm sinh bị câm

v́ chưa bao giờ nghe nó sủa

người này gọi con bê

người kia hỏi: Con ǵ thế?

về sau mọi người gọi "Bê Câm".

 

Phố tôi có ít thầy bói, nhiều thầy tu, ít thầy giáo, nhiều bia ôm, đủ hạng trộm cướp, vô số đàn ông đàn bà vô công rỗi nghề, ngồi lê nói mách.

Phố tôi có cô giáo Thảo, cậu Chó, chú Tư Cầu, trước khi họ nổi tiếng, trông cũng b́nh thường.

Phố tôi có ngổn ngang tượng anh hùng hảo hán, xây bằng xi-măng, nhưng bị rút ruột, nh́n thấy u uẩn.

Phố tôi có nhiều vỉa hè, thấy trẻ em hút thuốc uống bia. Những con hẻm vẳng tiếng kêu la khoái lạc của người và mèo hoang.

Phố tôi có nhiều phong b́ không gửi bưu điện, trao tay thầm th́, người nhận ṿng bụng càng ngày càng gia tăng, càng gia tốc càng muốn phong b́ nặng.

Phố tôi có nhiều ông nội, ông ngoại, không bận tâm chỉnh trang phố chợ. Ứng cử tranh phiếu; xé rách cờ, mướn người ngồi vá, chụp h́nh đăng báo: Vá Lại Cơ Đồ.

Ông nội ông ngoại tranh nhau con cháu, không v́ yêu thương, v́ cần người trẻ phục vụ. Ôi tháng tư, tháng tám tháng mười tháng mười một, tháng nào chẳng có chuyện đấu tranh. V́ sao người già kêu gọi người trẻ nhiều hơn người trẻ kêu gọi người già?

Đôi khi mẹ dặn ḍ con cái, mẹ già không phải chuối ba hương, không phải xôi nếp một, không phải đường mía lau. V́ sao mẹ chỉ là món ăn? Ba nói:- Dân ta tham ăn, "Ăn cỗ đi trước..."

Đôi khi thấy người thợ sơn viết chữ quảng cáo, ngừng lại, hỏi kẻ qua đường: Chữ này đánh vần ra sao?

Đôi khi thấy ông Alexander de Rohdes lang thang tra hỏi dấu "nặng" tiếng Huế, vần "ầu" B́nh Định, âm "̣a" Quảng Nam, rồi lẩm bẩm ghi chép.

- Nghe nói, chính ông sáng chế chữ quốc ngữ?

- Không, tôi nghiên cứu làm chữ giảng đạo.

- Sao mấy thần tăng không làm chữ truyền kinh?

- V́ tiếng Hán dễ hơn tiếng Nôm.

Đôi khi gặp các thầy đồ hiện đại, ra chợ hỏi người bán cá:

- "Ngư" là Việt Hán hay "Ngán" là Việt hư?

- 50 ngàn con nhỏ. 100 ngàn con lớn.

Đám cá chết dở, khiếp đảm, hóa ươn, mắt đục ngầu.

Đôi khi nghe người nghi ngờ phê phán bà Triệu Ẩu quấn vú ra trận. Lịch sử trả lời: Phúc cho kẻ nào không thấy mà tin. Về sau khảo cổ đào mồ, thấy toàn Âu Cơ, Lạc Long Quân, Phù Đổng Thiên Vương, Bố Cái........ Đặc biệt là trống đồng.

Đôi khi thấy ḍng họ Kim vất vả đánh trống chiêu hồn dân tộc. Ḷng nghi ngờ quá lớn bịt cả hai tai, bịt luôn miệng. Chưa nghe hết trống, làm sao biết không hay, làm sao biết trống không phải?

Đôi khi thấy Alexis Zorba dạo phố Sài G̣n. Chuyện này thú vị. Không biết tiếng Việt, ông nhảy ra giữa đường, nằm lăn vỉa hè, trồng chuối, dùng nhảy múa bày tỏ tâm t́nh. Tự nhiên tự do tự động như lá bay trong gió, như mây nổi trên trời, như đứa bé chưa biết nói, như con Bê câm. Cuối cùng ông biến mất trong hẻm mèo kêu hoan hỉ, khiến nhiều người ganh tị.

 

Nơi tôi sinh ra rồi trưởng thành

người chung quanh mắc bệnh nan y

bệnh mắt thấy sai

bệnh tai nghe lầm

căn bệnh cha truyền con nối

 

Mắt họ sáng như sao, sắc như kiếm, lanh như chớp, nhưng chỉ  thấy vật chất, h́nh thể bên ngoài, những thứ trừu tượng, đều thấy sai hoặc không thấy.

Tai họ thính, nghe rất xa, nghe cả trong lúc ngủ, nhưng thường nghe lầm. Những lời tốt, thiếu tự tin, đàm tiếu thành xấu. Những lời hay, cảm thấy xúc phạm, để tâm nghi ngờ.

Đối với họ "bác ái" và "từ bi" giống nhau. Là hành vi mua cứu rổi.

" Tự do, độc lập, dân chủ, nhân quyền và nhiều chữ đồng dạng đồng tính... đều đúng nghĩa tự điển. Không mang chất sống.

Họ gắn bó "t́nh yêu" với "lăng mạn". Tuổi nào cũng yêu vội sống cuồng. Lăng mạn là chủ nhân của đam mê nhưng là kẻ thù của chung thủy.

Căn bệnh nan y di truyền từ lúc nào, không ai biết. Chỉ biết càng về sau, tai càng xa nhĩ, mắt càng lạc tṛng.

Lang y mấy đời đồng ư, bệnh nhập tam kinh ngũ  huyệt, khó chữa. Phải gặp cơ duyên.

Bác sĩ tây khám thử cho rằng, năo bộ quá lớn nhưng lỏng. Như bao tử ḅ, bốn mùa không đủ cỏ. Đói lâu ngày, tưởng đă no.

Thầy cúng quả quyết do lời trù Mă Viện.

 

Nhà tôi nuôi con chó

cho ăn no mỗi ngày

nhưng năo chó cần ǵ phải lớn !

Những khi trăng sáng, chó nằm ngoài sân rên ư ử, không chừng đau bụng. Tôi thử tưởng tượng, bị câm bực bội biết bao. Buồn phiền biết bao.

May mắn, bệnh người không truyền nhiễm chó.

 

Nơi tôi sinh ra, trưởng thành rồi già dần

người chung quanh mắc bệnh nan y

thấy những thứ vô ích

nghe những lời không cần

căn bệnh cha truyền con nối.

Một  ít người không bệnh, họ bị cách ly

sống câm lặng như Bê

nhẹ nhàng đừng gây chú ư

lủi trong bóng tối, đừng ra ánh sáng, tập cúi đầu.

Dân phố tôi không ưa họ.

 

Dân phố tôi làm thơ rất nhiều, đọc thơ rất ít; toàn dân yêu thơ, toàn dân không mua thơ.

Dân phố tôi giỏi nghề đục đẽo. Đục chữ lên đá, lên hoa cương. Lưng c̣ng v́ nh́n xuống.

Dân phố tôi rành nghề sửa chữa. Tỉ mỉ tủn mủn qua kính lúp, sửa chỗ hư. Lập nên tên tuổi cơ nghiệp như công ty sửa xe đạp, như tài hoa chữa nóc nhà dột, tráng lại nền đất, vá vách tường mục. Xem kính lúp không thể thấy ngọn cây, nói chi đến đỉnh lầu.

V́ bệnh mắt thấy sai, dân phố tôi thường xuyên bàn tán nhiều hơn làm. Mỗi người thấy mỗi khác, làm sao đoàn kết. Có thể khẳng định, Hội Nghị Diên Hồng là thuở chưa vướng bệnh nan y.

V́ bệnh tai nghe lầm, dân phố tôi thường xuyên nghe ngóng hơn tự ḿnh t́m hiểu. Nghe đường một chiều, nói thành ngả sáu bùng binh. Nghe quốc gia thành cộng sản. Nghe cộng sản tưởng quốc gia. Nghe đạo đức giả, tin thật. Nghe lầm nhiều lần, về sau phải nghe người khác. Và người khác vẫn tiếp tục nghe lầm.

V́ thấy sai nghe lầm, dân phố tôi trở thành đặc biệt:

Thấy ông Bùi Giáng dẫn bầy chó đi chơi, dân phố tôi ca ngợi hành vi yêu súc vật. Rồi bắt chó làm thịt ăn. Treo bán đầy ngả bảy ngả năm.

Nghe Thúy Kiều bán thân trả nợ cho cha, dân phố tôi bán thân xuất ngoại, trả nợ cho ai?

Thấy anh hùng trong sử sách ngợi ca, dân phố tôi đi làm cách mạnh. Khi trở về sợ hăi các cách mạng anh hùng.

Nghe thế giới chê bai người Trung Quốc khạc nhổ dơ dáy, rồi dân phố tôi xả rác khắp nơi, từ bên ngoài dơ tận bên trong.

Dân phố tôi sống bằng tâm t́nh làm trí tuệ, cảm súc làm lư lẽ. Kết luận bằng nhạy cảm.

Một hôm, ngồi đọc sách dưới nắng mặt trời, không phải ánh trăng, không phải ánh đèn, mới biết đọc sai quá nhiều. Nhờ người khác đọc, mới biết nghe lầm quá sâu đậm.

Bệnh nan y không biết bao giờ mới hết.

Có lẽ sau khi con Bê chết

Có lẽ sau khi tôi chết

Có lẽ sau nhiều thế hệ chết

 

Tôi già dần, thấy dân phố tôi có những người mẹ yêu con vô tận. Có những người cha hy sinh suốt đời, lót đường cho con lớn khôn. Như cây Đa giăng tàng lá rộng, ngăn cỏ mọc cho hạt nẩy mầm. Như cá lội ngược ḍng gian khổ, sinh cá con dẫn lại trùng khơi.

Tôi già dần, thấy dân phố tôi có những người chị sớm tối nhọc nhằn thay mẹ nuôi em. Có những người anh chết ngoài sa trường, tự nhiên như lá rụng về cội, mục bón rễ sâu.

Tôi già dần, thấy dân phố tôi có những người vợ vô cùng xuất sắc. Họ bẩm sinh đă biết rơ "nghĩa yêu". Nếu thế gian có điều ǵ đáng kể, đó là điều ư thức nghĩa t́nh.

Tôi già dần, mới hiểu câu thơ Lục Bát. Nhịp chẳn đều đều như tiếng vơng đưa, như nhịp tim tự động. Nhiều âm bằng êm ả như âm ru, như êm đềm t́nh tự. Tính yên b́nh của dân tộc canh nông.

Tôi già dần, con Bê cũng già theo

càng ngày càng lặng lẽ, dửng dưng nh́n người qua lại. Đuôi xụi lơ. Không c̣n vẻ đợi chờ. Gọi "Bê ơi", không thèm tới. Như không c̣n biết nó là ai.

Người hàng xóm vẫn hỏi: Con ǵ thế?

Có lẽ như vậy. cả phố chẳng ai gọi đúng tên tôi. "Ông Chó" đâu phải là tên thật.

Con Bê chưa già đến độ bỏ ăn.

gần đây thấy nó như Tô Đông Pha, đày ra Hải Nam, ngồi chồm hỗm hút nắng.

Lâu quá, tôi quên mất tên thật của Bê.

- Chị, con Bê tên ǵ?

- Để coi. Không nhớ. Gọi Bê đi.

- Nó có tên mà.

- Gọi Chó đi. Nó là chó.

- Chó, Chó, Chó, lại đây.

Con bê chồm dậy

vẩy đuôi

chạy nhảy

sinh động

mừng rỡ

sủa vang suốt ngày.

 

 

Ngu Yên

 

http://www.gio-o.com/NguYen.html

 

 

© gio-o.com 2014