Ngu Yên

 

 

Thứ Hai ngày 9 tháng 7 năm 2012

A short night

wakes me from a dream

that seemed so long

Tôi thật sự muốn viết đôi ḍng tưởng nhớ anh Nguyễn Mộng Giác nhưng ngày qua bốn ngày, vẫn không viết được ǵ. Nhớ rất nhiều chuyện. Nghĩ rất nhiều chuyện. Âm ỉ âm u.

Chợt mở sách. Một cuốn sách khá xưa t́m thấy. Trong tiệm sách Half Price Books ở Little Rock, Arkansas, lúc đó, anh Giác và tôi lựa mua vài cuốn sách on sale. Khi chia tay, anh bỏ quên lại. Hoặc anh đă đọc xong sau vài ngày thăm viếng chúng tôi ở một thành phố nhỏ vắng. Cuốn sách: Japanese Death Poems của Yoel Hoffmann. Tôi mở ra, đọc đúng ḍng thơ cuả Yayu, viết trước khi qua đời.

Đêm ngắn

gọi tôi thức giấc mơ

h́nh như quá dài

Có lẽ tôi bắt đầu từ đây.

Không hiểu tôi nợ anh Giác hay anh Giác nợ tôi. Tôi nợ anh Giác đă mở cánh cửa văn chương cho tôi bước vào và anh Giác nợ tôi những rối rắm của văn chương mà tôi phải mang cho đến hết như giấc mơ h́nh như quá dài.

Tôi không phải là người trời sinh thích văn chương. Tôi thích sáng tạo. Sáng tạo làm cho tôi sung sướng. bất cứ là việc ǵ, dù tầm thường đến đâu, nếu để sáng tạo vào, tự dưng sẽ thú vị. sáng tạo trong văn chương nghệ thuật tạo ra cái hay cái đẹp nhưng xa vời như trăng ở trên cao. Trăng đẹp hay ánh trăng đẹp? Trăng của của người, trăng của tôi, khác nhau vô cùng. Trong khi sáng tạo trong khoa học th́ như con voi. Cho dù mù vẫn rờ được. Cho dù nói sai vẫn là cái chổi, cái ống, cái quạt....Thử hỏi những người mù làm sao luận ánh trăng?

Vậy mà anh Giác đă đưa tôi vào chốn mơ hồ này, từ số 3 của tờ Văn Học Nghệ Thuật do anh và nhà văn Lê Tất Điều chủ trương từ Quân Cam California, thập niên 80. Từ đó tôi măi ngụp lăn cho đến nay.  Trong gần mười năm gần đây, tôi đă dụng công hầu hết khả năng sáng tạo vào việc sáng chế robots cho thị trường tiền tệ quốc tế. Nhưng vẫn không quên được cái nghiệp văn thơ sau những giờ căng thẳng của áp lực khoa học, tài chánh và người theo học. Dạy văn chương mà dở, học viên vẫn trở thành nhà văn nhà thơ. Dạy giao dịch tiền tệ mà sai, học viên sạt nghiệp. Nghệ thuật đă giúp tôi giải tỏa những áp lực của trách nhiệm và những thất bại của robots. Để vẫn tiếp tục có sung sướng khi sáng tạo các phương tŕnh điện tử. Ở đây, tôi phải thật ḷng cảm ơn anh Giác.

Chúng tôi ít có dịp gặp nhau. Chỉ liên lạc bằng điện thoại vào cuối tuần. Thỉnh thoảng về Cali, bù khú với các anh Nguyễn Mộng Giác, Nguyễn Bá Trạc, Vũ Huy Quang, Nguyễn Xuân Hoàng, Phạm Quốc Bảo, Khánh Trường, Nguyễn Mạnh Trinh, Bùi Vĩnh Phúc, Khế Iêm, Nguyễn Tất Nhiên, Phạm Công Thiện, Mai Thảo ..... c̣n nhiều nhưng vượt qua trí nhớ. Tôi sang Cali thường ngủ lại nhà của anh Giác, lúc đó có luôn cả thấy Từ Mẫn, (bây giờ là anh Vơ Thắng Tiết) và hai đứa con của anh.

Là một đêm trong cuối thập niên 80, tôi cùng Nguyễn Bá Trạc, Nguyễn Mộng Giác, Phạm Công Thiện, h́nh như có Nguyễn Xuân Hoàng... cùng nhau đến uống bia trong nhà đậu xe của anh Vũ Huy Quang. Trước là uống, sau là căi. Về mục này th́ anh Quang và Trạc là số một. Quá nửa đêm, trời về sáng, chúng tôi bắt đầu đóng tuồng, hát ḥ...Hội Nghị Diên Hồng. Anh Quang làm vua. Anh Trạc làm tướng. Tôi , anh Phạm Công Thiện và một anh nào nữa làm bô lăo. Chúng tôi diễn tuồng này rất hào hứng. Quyết chiến, quyết chiến, mấy anh văn thơ la lên và ḷng rất thoải mái.....Anh Nguyễn Mộng Giác như thường lệ, im im, cười cười, làm khán giả xem chúng tôi. Đêm đó vui. Nhớ hoài. Sáng hôm sau, đói meo. Xanh mướt v́ mất ngủ và mất sức. Phải len lén đi về v́ bà cụ của anh Vũ Huy Quang phải ra sân xối nước xối xả. Khai quá.

Anh Giác đến thăm vợ chồng chúng tôi và Little Rock trong những ngày cuối thu, năm chín mấy. lá vàng không c̣n nhiều. Trời xám đục suốt ngày. Thành phố nhỏ, không biết đi đâu. Anh em nằm nhà, uống trà, đấu hót. Anh Giác là người hiền hậu, trung thực, người B́nh Định gọi là thàng. Anh có thể hoạt bát, tranh luận qua nhân vật. Có thể hung hăng qua vai những người gian ác nhưng bên ngoài anh là người ít nói, tư duy và thâm trầm. Tôi không thích thàng nên hay tranh căi với anh. Lúc đó đời sống của đám di dân Việt ở Hoa Kỳ rất là tâm lư mặc cảm, cơm áo tranh đua, mưu kế phức tạp......thường là đối với người đồng hương. Tôi hỏi, nên chọn thái độ tử tế đối với hạng người này để chịu thiệt tḥi hay chọn thái độ khôn ngoan ra tay trước. Anh Giác trả lời không suy nghĩ ǵ: Tử tế. Tôi không được như vậy. Tôi chỉ có thể tử tế với người tử tế. Tinh thần thiện ác của ông Friedrich Nietzche thể hiện qua Hồng Thất Công, tàn sát một kẻ ác là cứu nhiều người khác. Nhường nhịn một kẻ ác là thiệt hại cho nhiều người lương thiện. Tôi nghĩ như vậy. Với tinh thần đó, anh Giác đă sống những ngày tháng chật vật với những người lợi dụng anh nhiều phương diện, kể cả phương diện văn chương. Cùng một lúc, anh lại có những anh em chia đắng xẻ bùi trong những tháng ngày cô đơn cho đến khi vợ anh, chị Chi sang Mỹ. Từ lúc đó, tôi cũng ít làm phiền anh. Để anh có thời giờ cho một gia đ́nh nối lại hạnh phúc muộn.



Ngọc Phụng, Ngu Yên, Nguyễn Mộng Giác, 1984


Mặc dù anh là người viết tiểu thuyết luận đề nhưng anh chia sẻ với tôi về những nhân vật trong các truyện của anh. Anh nói, nếu ḿnh không yêu thương nhân vật nào th́ đừng dựng nhân vật đó. Yêu thương ở đây có nghĩa tôn trọng và tử tế với nhân vật được dựng ra. Đôi lúc v́ tôn trọng nhân vật anh lại đi ra xa chủ đề mà anh muốn xúc tác. Nói thật ḷng, tôi không cho anh Giác là một chủ bút xuất sắc cho dù sự đời đă đưa đẩy anh làm chủ bút tờ Văn Học Nghệ Thuật rồi sang tờ Văn Học. Anh rất được những người nghiêm túc tin tưởng và kính trọng. Tuy nhiên v́ bản tính "thầy giáo" của anh và quan niệm văn chương có truyền thống của anh đă khiến cho nhiều sáng tác góc cạnh, bùng nổ của một số giới trẻ đă không lọt vào sân chơi Văn Học. Văn Học là một nội và h́nh nối dài của Bách Khoa. Nhiều đêm tôi ngồi coi anh đánh máy, sữa lỗi chính tả. Lúc đó người viết tay và đánh máy chữ, chưa có computer. Anh làm việc rất mực chăm chỉ, cần cù. Hút thuốc liên miên và ăn cơm ngụi chan nước mắm ớt.

Có một điều nơi anh Giác, tôi rất muốn học mà không học được, đó là sụ tôn trọng dư luân. Những nghệ sĩ đồng hương huynh trưởng nổi danh của tôi ở hải ngoại, có nhà văn Vơ Phiến và nhà văn Nguyễn Mộng Giác. Người B́nh Định, thật sự rất coi trọng mặc mũi. Ngày xưa dân xứ nẫu ít học nên xem việc khoa bảng là thanh danh. Mặc cảm không đủ văn hóa như các xứ khác, đă khiến cho người B́nh Định rất quan tâm về lễ nghĩa, bề mặt bên ngoài và rất sợ dư luận. Tranh cải th́ nhiều mà làm th́ sợ hậu quả cho dù biết hậu quả đó tốt.

Phải nói nhà văn Vơ Phiến là người rất e dè đối với dư luận nhưng ông có biệt tài là "lách" rất giỏi. Cứ đọc văn của ông là biết tài tránh né của ông đến mức Lăng Ba Vi Bộ. Ông không sợ dư luận nhưng xa lánh những phiền toái đó. Nhà văn Nguyễn Mộng Giác rất tôn trọng dư luận nhưng ông cũng không hề sợ dư luận. Khi cần thiết để đương đầu với những dư luận chính trị cực đoan, những đầu óc ẩn núp b́nh phong và những tâm t́nh bị giựt dây, anh Giác cũng không run tay. Những bài viết trả lời của anh sâu sắc và thú vị tuy thiếu sự phản công mà giới hạn đúng tôn chỉ "đỡ đ̣n". Tôi là người bất cần dư luận từ gia đ́nh, đời sống đến văn chương. Ḷng sợ hăi sẽ thui chột sáng tạo. Trí sợ sai sẽ ngập ngừng sáng tác. Nếu chỉ v́ sợ chi tiết nhỏ sai mà không dám viết một ư nghĩ lớn th́ cầm viết để lựa sạn hay sao? Tất cả những tác phẩm triết học to lớn đều có nhiều sai lầm sau khi thời gian chứng minh nhưng những tác phẩm đó vẫn để đời. Có tác phẩm nào, tác giả danh tiếng nào mà không có sai lầm trong tác phẩm của họ? Kể cả kinh thánh? kinh Phật? kinh Koran? Tuy nhiên, bất cần dư luận không phải là thái độ bên ngoài mà là một trạng thái tâm lư. Những ngày c̣n trẻ tôi đă mắc phải lỗi lầm bày tỏ sự bất cần. Bây giờ nghĩ lại, mới hiểu, tôn trọng dư luận không có nghĩa là sợ. Lắng nghe dư luận không có nghĩa là bị ảnh hưởng. Cám ơn anh Giác.

Để cám ơn anh một cách tích cực, anh đă từng nói với tôi, ḷng tử tế không chỉ nói cám ơn. Tôi sẽ "dịch" lại cuốn sách Japanese Death Poems. Những bài thơ cuối cùng của các nhà thơ, thiền sư, vương tôn .....viết trước khi qua đời. Người ta chết thường để lại di chúc hoặc lời trăn trối. Người Nhật trước khi vĩnh viển ra đi để lại bài thơ, vài câu thơ.

Nhà thơ Uko, nằm liệt trên giường bệnh lâu ngày. Rồi một hôm, chuẩn bị ra đi, ông viết:

The voice of the nightingale

makes me forget

my years

Tiếng hót Sơn ca

làm tôi quên

đời tôi

Những lời của Ngu Yên hôm nay cũng mong sẽ làm cho anh quên đi năm tháng gian trần để thức dậy sau một giấc mơ dài.

 

Ngu Yên

7.7.2012

 

http://www.gio-o.com/NguYen.html

 

© gio-o.com 2012