ảnh Nguyễn Thị Lệ Liễu

Ngu  Yên

NGHỆ THUẬT,
(THƠ) VÀ SỐNG

Cá. Độc giả và tác giả.

Câu chuyện những gia đình nghèo trong những bữa cơm không có cá ăn, đã dùng cá gỗ kho với nước màu để chấm rau luộc khiến tôi cứ mãi thắc mắc rằng họ dùng cá giả ăn cho đỡ thèm hoặc họ dùng cá giả để khoe trương với hàng xóm? Nếu giả vì thèm thì cá thật là điều họ ước muốn. Nếu giả vì mặc cảm nghèo hay vì ý khoe khoang, điều họ muốn là một chút danh hời không phải cá. Người thường vì một chút hư danh mà quên đi thực chất. Có ăn cá thật mới biết cá ngon. Có ăn cá tươi mới biết cá ngọt. Vì bất cứ một lý do gì, ăn cá giả thì chỉ biết cá giả chẳng ích lợi gì cho đời sống.

Nghệ thuật không có giả hay thật nhưng người tìm đến nghệ thuật có kẻ sáng tác hay thưởng thức như người ăn cá thật, có kẻ chỉ vì một mớ tên tuổi kiến thức hảo huyền. Có bao giờ ta và bạn tự hỏi mình thuộc vào nhóm nào chăng? A person becomes a poet three years before his readers think he does, and about seven years after he thinks he does. (Nhái Lewis B.Hershey).

Nghệ thuật dùng để sống hoặc để chơi. Để chơi thì lấy vui làm đầu, lấy giải trí làm thái độ. Vui thời đến, hết vui thời về. Đạt thì khoái chí, không đạt thì chí khoái. Có vậy thời xưa mới có các cao nhân như Đào Tiềm, thời nay mới có các vị như Bùi Giáng.

Để sống, người vào nghệ thuật ở nhiều tần độ khác nhau: cảm thụ được cái đẹp cái hay như ăn những miếng cá ngon, chép chép trong mơ hồ những sự thật như đã đời chắp chắp nước ngọt từ miếng cá tươi. Ở bậc khác, nhiều người đã tìm ra những giá trị hoặc ý nghĩa riêng tư cho họ; người tìm trong tiến trình cấu tạo của nghệ thuật những nguyên lý sống; người sử dụng được phương tiện của nghệ thuật là sáng tạo vào trong những việc bình thường khiến đời sống hay đẹp hơn; Creativity can solve almost any problem. The creative act, the defeat of habit by originality, overcomes everything. (George Lois). Có kẻ tâm, luận rằng, tận cùng của nghê thuật là đạo. Riêng tôi bằng những kinh nghiệm nhỏ nhoi của mình, tôi cho rằng càng đi sâu vào nghệ thuật càng thấy rõ cảm thật con người của chính mình nhiều hơn. Đời không có gì chán bằng sống mà tự tưởng lầmvề mình. (Không phải không biết mình là ai). Often people attempt to live their lives backwards; they try to have more things, or more money, in order to do more of what they want, so they will be happier. The way it actually works is the reserse. You must first be who you really are, then do what you need to do, in order to have what you want.(Margaret Young). Tìm hiểu bản ngã là một hành trình suốt cả đời người. Một công trình lớn hơn làm triệu phú, làm thiên tài, làm hoa hậu. Nếu hỏi một trăm người về mục đích của đời sống tôi tin rằng đa số sẽ trả lời: Sống, hạnh phúc là quan trọng. Tất nhiên là đúng nhưng hạnh phúc không phải là mục đích vì vậy xưa nay ít người tìm thấy. Hạnh phúc là thái độ sống. Happiness is not having what you want, but wanting what you have. (Rabbi Hyman Schachte). Càng biết rõ về mình thì thái độ càng an nhiên tự tại, vui vẻ không cầu cũng đến. Thơ và những nghệ thuật khác như một tấm gương phản chiếu từ những bình thường cho đến những bí mật của nhân loại (và Thượng Đế). Không phải tự nhiên mà cái tôi của người này thích thơ lãng mạn, cái tôi của người kia yêu thơ siêu thực, cái tôi của người khác khoái thơ tình dục. Không phải tự dưng mà chia xẻ được cái trăm năm hiu quạnh trong thơ Tô Thùy Yên, cái ngắn ngủi cảm thán trong thơ Cung Trầm Tưởng, cái bật cười khoái trá trong thơ Nguyễn Hoàng Nam. Mirrors should refect a little before throwing back images. ( Jean Cocteau). Cái tôi thích tác gỉa này, yêu loại văn kia, cảm xúc được trước những hình lập thể thay vì hình ấn tượng là vì cái tôi ấy có chỗ đồng dạng. Cứ đi sâu qua những bề mặt của những loại nghệ thuật, những tác giả, những tác phẩm, những bài thơ mà một người ưa thích tất sẽ thấy được những mơ hồ (có khi kỳ dị) của mình. Độc giả soi mình vào nghệ thuật càng nhiều càng gần càng lâu càng thấy mình rõ hơn. Tác giả càng soi mình rồi in mình vào nghệ thuật càng sâu càng lâu càng kiên nhẫn càng thu hút được những qualities (chữ phẩm chất hay phẩm cách dùng cũng không tỏ). Từ vật chất đến tinh thần, từ hoá chất năng lượng đến tâm lý, qualities là cấp bậc bên ngoài và bản lãnh bên trong của mổi đời sống. Thử hỏi có mấy thứ trên đời có thể giúp ta và bạn tự thấu được mình một cách thích thú, không nhức đầu như triết lý, không khó khăn như tu hành? Kẻ không thật với nghệ thuậát thì không thể thụ hưởng được nghệ thuật, không thụ hưởng thì không thể yêu nghệ thuật thật lòng, như ăn cá giả tất chỉ biết cá cứng, cắn muốn gãy răng, mút trầy lưỡi, mùi toàn xì dầu nước mắm. Thưởng thức nghệ thuật lấy có, sáng tác nghệ thuật lấy có chỉ lảng phí thời gian vô ích. Điều tai hại nhất cho những người sống vì hư danh là họ luôn luôn mơ màng ráng tưởng lầm về họ.


Thật. Sáng tác và thưởng ngoạn.

Trong các loại nghệ thuật hiện hành, thơ là một nghệ thuật khó làm lấy có, giả danh nhất vì thơ dụng ngôn ngữ làm hình thể mà ngôn ngữ là một phương tiện quen thuộc nằm lòng nhất của con người. Độc giả có trình độ thường nhìn ra ngay, ta và bạn làm thơ vì thích ăn cá thật hay cá gỗ, thưởng ngoạn thơ vì phẩm chất hay vì chút kiến văn lòe loẹt. Điều thông thường hay bị bỏ quên là hễ có đức có nhân thời có danh thánh hiền; hễ có tài có tâm thời có danh sĩ tướng. Danh đến như lẽ tự nhiên như có làm viêïc là có lãnh lợi tức. Không làm mà lãnh tiền thời không được lâu dài, tự tâm thường mặc cảm, tự sự hay lấp ló giả đò, sống giả như vậy rồi tự thán tìm không ra hạnh phúc cũng không lấy làm lạ.

Thi ca (nghệ thuật) tự nó có những giá trị lợi ích như thực phẩm nuôi cơ thể, như nguyên tử vận động điện tử, như hóa chất tạo nên đời sống. Một người không tìm đến nghệ thuật một cách chân tình là người đã tự có lỗi với đời sống tâm linh nghèo nàn khô héo của mình và có lỗi với những người liên hệ.


Anh có phải là một thi sĩ hay không?

Có phải vì anh có thơ đăng báo? Có phải vì anh đã in tập thơ có bài tựa viết bỡi một nhà văn có tên tuổi? Có phải vì bằng hữu gọi anh như vậy? Có phải vì độc giả mến chuộng anh? Nôm na làm thi sĩ như vậy thật dễ dàng. Nhưng tôi tin rằng chính người làm thơ, đa số, mỗi người, nhiều lần đã hay sẽ tự hỏi: Tôi có thật là thi sĩ không? Người mới làm thơ thường chóng thõa mãn và hay yêu danh. Có đôi bài lên báo thường hồ hỡi sung sướng. Có người khen tặng, thôi thì không tả hết nỗi lòng lên mây về gió. Có người tên tuổi trong giới văn chương nhắc đến, xem như chức vị thi sĩ đã muôn năm. In ra tập thơ, tập một, tập hai, tập ba…xem như cử nhân, tiến sĩ đệ nhất, đệ nhị, đệ tam cấp…  Có thật là thi sĩ không? lại là một chuyện khác. Vì một lần bị chê bai, vì đôi lần bị từ chối không cho bài lên báo, vì bị nhà phê bình ruồng bỏ, người làm thơ mới chợt thấy thơ mình không hay hoặc có vấn đề. Tôi có thật là một thi sĩ không? Người ấy tự hỏi mình và thông thường ở trong một tình trạng bi quan. Ngưng làm thơ. Bị bế tắt. Làm thơ cầm chừng giữ vững giang san. Trở thành nhà văn. Viết nghiên cứu phê bình. Lai vãng vào cõi thơ như một phó thi sĩ.

Có những thi sĩ bản lãnh khác sau một thời gian quay cuồng sáng tác, tiếp tục thành công (với mình hoặc với độc giả), đi sâu vào thế giới thơ đụng ngộ nhiều minh lý của nghệ thuật, sẽ có một hôm tự hỏi mình,
một thi sĩ chân chính là thi sĩ như thế nào? Có lợi ích thực tiễn nào không khi sống trong nghệ thuật? Sáng tác của tôi có vượt qua được sáng tác của quá khứ và sáng tác hôm nay không? Phẩm chất của thơ tôi ở mức độ nào?

Không ai có thẩm quyền ban phát hoặc tước bỏ tên tuổi một thi sĩ, hoặc người ấy được người khác (đám đông hay văn giới) công nhận, hoặc người ấy bị lảng quên dần dần theo thời gian. Trong cõi nghệ thuật ở mức liêm sỉ, chỉ có tác giả mới đủ quyền tự xác định vị trí của mình. Chỉ có ta và bạn mới tự biết lòng mình tại sao thích làm thơ. Ăn cá thật hay giả là tuỳ vào sự chọn lựa giữa phẩm chất, phẩm cách và hình tượng.

Sự tưởng lầm về mình vẫn là chuyện thường xảy ra. Những hoang tưởng về mình lâu ngày hóa ra niềm tin có thật là chuyện ai cũng có lần kinh nghiệm. Có làm thơ rồi tin mình là thi sĩ, chuyện thường. Có tác phẩm nghệ thuật tự tin mình là nghệ sĩ, chuyện không phải quấy quá. Nhưng thứ gì trên trần thế cũng có cá-tính-loại của nó. Một bác sĩ thật không phải chỉ có bằng cấp và phòng mạch, phải có những cá tính tối thiểu của loại bác sĩ. Sự khác biệt giữa một công chức và một nhà kinh doanh không phải chỉ khác nhau về chỗ và giờ làm việc, họ khác nhau từ cách suy nghĩ cách ứng phó trước vấn đề nan giải cho đến cách dạy dỗ con cái. Nam nữ không chỉ khác nhau ở thân xác lồi lõm mà khác nhau ra sao ta và bạn đều biết. Thi sĩ cũng không ngoại lệ. Đã là thi sĩ thường phải có những cá tính.

Sáng tạo: Ai cũng biết đã là nghệ sĩ phải có sáng tạo. Sự nghiệp của một nghệ sĩ lớn hay nhỏ thông thường tuỳ thuộc vào sức sáng tạo mạnh hay yếu, dài hay ngắn. Nhưng sáng tạo là gì thiên hạ vẫn còn lung khởi lắm. Ai chẳng biết sáng tạo là làm cái cũ thành mới nhưng mơ hồ vẫn cảm ra chỗ thiếu sót. Nhưng tôi tin rằng mỗi nghệ sĩ đều có cảm nghiệm riêng về sáng tạo, họ đều biết sáng tạo là gì, tuy nói ra không thể bao gồm mọi trường hợp trong một định nghĩa dù định nghĩa rất dài, dài như một cuốn sách cũng không đủ. Biết tại sao không? Vì nếu đã định được sáng tạo là gì thì sáng tạo không còn là sáng tạo nữa. Sáng tạo tự nó là ý không chấm dứt, nghĩa là không có chỗ cùng, nó thay đổi theo thời gian và quan niệm sáng tác. Cứ chấp nhận sáng tạo là sáng tạo thì sáng tạo sẽ là hóa động cấu tạo nên tác phẩm. Sáng tạo từ nghệ thuật và về nghệ thuật là tiềm năng, là nhãn hiệu căn bản nhất của nghệ sĩ.

Có sáng tạo không chưa đủ, nuôi dưỡng sáng tạo, bộc phát sáng tạo, mài dủa sáng tạo là một khả năng đặt biệt của nghệ sĩ. Ví như người làm kinh doanh không phải chỉ gom góp vốn liếng mở tiệm, treo bảng hiệu khai trương một cơ sở thương mại mà ngày ngày tháng tháng năm năm phải giữ cho được sự vận hành lời lãi, phát triển doanh trường cũng như doanh trí doanh tâm thì mới đạt được chữ doanh nhân chi sĩ. Có lắm nghệ sĩ xuất hiện rầm rộ rồi một thoáng tan vào quá khứ để lại những tác phẩm hay nhưng tiếc thay sự ngắn ngủi. Sáng bùng lên ai càng thấy rõ tài năng nhưng sáng vội vã tàn, bóng tối trùm lên.

Không có sáng thì tạo không nên thể thống gì. Trong bóng đen có thấy gì đâu mà tạo với tác?

Nuôi sáng tạo cũng như thổi lửa. Hễ lửa đã sáng thì sẽ tàn. Nhóm lên rồi thổi rồi quạt, hết đợt cháy phừng phải châm thêm củi, thêm nhiên liệu mới lại phải quạt phải thổi, phải biết ủ than để giữ cho tâm nồng, cứ như thế quanh quanh một vòng tròn , liên hồi lửa cháy dù lúc mạnh lúc yếu dù lúc củi ước củi khô dù lúc tưởng chừng như kiệt sức.  Creative activity could be described as a type of learning process where teacher and pupil are located in the same individua. (Arthur Koestler). Chữ học nghe nặng mùi giáo khoa nhưng tự học tự lãnh hội từ kinh nghiệm, kiến thức và thực hành nghệ thuật là cách thực tế để nuôi dưỡng sáng tạo. Sáng tạo nuôi sáng tạo (từ độc giả góp lửa thành tác giả), (từ tác giả trở về vị trí độc giả), tác giả nào cũng tự học được nhiều điều quan trọng trong chính tác phẩm của mình nếu có thể đứng tách rời ra như một độc giả. Giá trị nghệ thuật khi đã vào trong một tác phẩm hoàn toàn là một giá trị chết, giá trị đã định dù đã hay chưa được khám phá. Giá trị nghệ thuật của tác phẩm ấy trong tác gỉa và thưởng gỉa là giá trị sống, sẽ còn nẩy nở biến hóa đa dạng.

Có nhiều lúc tôi cảm rằng nghệ thuật không phải là làm nên nghệ thuật mà là làm nên một nnghệ sĩ thật trong lúc hắn sáng tác. Nghệ thuật thơ không phải là bài thơ mà là sáng tạo một thi sĩ thật trong lúc hắn làm thơ. Hoặc gỉa hắn chính là cái nghệ thuật tạo nên nghệ thuật ((đến đây tôi rất đỗi hoang mang. Angels fly because they take themselves lightly .(G.K Chesterton). A man does not have to be an angle in order to be a saint. (Albert Schweitzer). Không cần phải làm thánh mới có thể làm thi sĩ. Cứ làm thơ đọc sách đi, cái biết tự nhiên tới. Có lẽ như thế...))

Sáng tạo không phải là một đối tượng hay phương tiện cho nghệ sĩ mà là cá tính. Người nghệ sĩ thật, sống, suy nghĩ, đồng tình, xúc cảm, hành động bằng sáng tạo. Sáng tạo không chỉ để dùng trong những lãnh vực nghệ thuật nhân văn mà sáng tạo được sử dụng trong những tầm thường việc hàng ngày, nói văn vẻ hơn là nghệ thuật sống. An activity becomes creative when the doer cares about doing in right or better. (John Updike). Mua xe, chưng bày trong nhà, dọn vườn, dạy con, yêu vợ, thương chồng, giải quyết tài chánh, đùa chơi với bằng hữu…Những thứ bình thường ấy sẽ được sáng hơn một chút, mới hơn một chút, vui hơn một chút, hay hơn một chút, đẹp hơn một chút…Ta và bạn đều có thể tự biết mình có tràn đầy sáng tạo hay không? Cái sung sướng của một nghệ sĩ là sử dụng được những thứ bình thường, tầm thường làm cho đời sống lý thú hơn. Đem cái không giá trị làm thành có giá trị. Một cái vuốt tóc tình tự không cần thiết trở thành lãng mạng vui vui. Một tâm lý không đâu trở nên thú vị. Những sự việc quan trọng định hướng đời sống nhưng chính những việc nhỏ nhặt linh tinh hàng ngày dẫn đưa cuộc sống về gần ánh sáng hay bóng tối, vui nhiều hơn buồn hoặc buồn nhiều hơn vui. Thunder is good, thunder is empressive; but it is lighting that does the works. (Mark Twain). Đạt được điểm này, sáng tạo là cá tính riêng của nghệ sĩ.

Nghệ sĩ là người nhìn ra được sự cần thiết của nghệ thuật cho đời sống riêng và cho đời sống chung. Bạn có bao giờ nhìn thấy lạnh lẽo trong một gia đình không tha thiết với nghệ thuật chưa? Họ năm người mười người quây quần mà héo hắt niềm vui. Bạn có từng quan sát một tâm hồn công chức thờ phượng qui tắc chưa? Ông ấy như người  máy. Bạn có từng kinh ngjiệm khi tâm tu khô héo phiền muộn bỗng thảnh thơi nhẹ nhàn khi bạn lắng nghe một bài nhạc ưa thích? Có nhiều kẻ giàu có tiền của mà đời sống tâm linh thật nghèo nàn, chồng vợ cha con anh chị em tan rã. Có nhiều kẻ trí thức cao mà ngày tháng tẻ nhạt vô vị. Nghệ thuật ví như rau cỏ tuy thấy tầm thường mọc lang chạ bên đường nhưng không thể thiếu trong bữa cơm tinh thần, càng không thể thiếu trong các toa thuốc chữa bệnh sầu đời. Nghệ thuật lớn đủ để cứu rổi nhân sinh nhưng cũng nhỏ đủ để tặng cho mỗi người những niềm vui hàng ngày.

Như cô ca sĩ yêu hát, bất cứ lúc nào cũng có thể lầm thầm vài câu đắc ý, nhạc luôn luôn tình tang trong hồn. Thi sĩ yêu làm thơ. Đặt tính của thơ là bất chợt, đến khơng có hẹn giờ không cần chốùn gặp. Đối với thứ nghệ thuật phiêu hốt như vậy, thi sĩ lúc nào cũng phải sẵn sàng. If you can actually count your poems then you are not really a great poet. (Nhái J.Paul Getty). Ta và bạn đếu có thể tự biết lòng nôn nao, sự trọng vọng khi chợt thấy thơ. Có thể gát hết những chuyện khác qua một bên để đi với thơ một chút không? Có thể lén lén ghi vội vài hàng hoặc thì thầm học thuộc lòng trước sự dòm ngó của người khác không? Sự tha thiết với nghệ thuật sẽ được trả lại bằng những cần thiết cho đời người. Bạn nghĩ rằng tôi nói qua lời chăng?
Don’t stay in bed…unless you’re writing a poem. (Nhái George Burns).

Người nghệ sĩ chân chính được trang bị với lòng can đảm, không phải để làm anh hùng, không phải để hăng tiết nhân danh tập thể, ý hệ, tôn lý rồi thế thiên hành đạo, không phải để tuyên bố những lời không sợ mất lòng ai. Can đãm, nghệ sĩ dùng trước hết để chấp nhận những thứ không hay, thiếu đẹp của mình. Can đãm rứt bỏ được những qui tắc văn học chắc ăn đã định trong quá khứ, những tín điều mà các bật trưởng thượng đang chiếu theo để ấn dấu giá trị trên sáng tác đàn em hôm nay (và ngày mai). Cam đãm nghi ngờ mọi giá trị hằng hữu trong văn chương cũng như đời sống (kể cả Thượng Đế). Can đãm khai phá cái mới, tìm tòi những quan niệm đang còn trứng non, chọn lựa đường đi bằng tất cả phẩm chất của con người mình lúc đó. Can đãm như André Breton, salvador Dali, Paul Eluard, Federico Garcia Lorca…1920 – 1930 từ tâm lý học S.Freud giấc mơ và thực tại, khai phá trường phái Siêu Thực. Can đãm chịu làm kẻ Rừng Mắm (Bình Nguyên Lộc), chịu thí nghiệm, chịu nhận lỗi lầm, chịu quay đầu trở lại khi chứng được điều đã tin hôm qua đến nay không còn đúng nữa. Genius is an infinite capacity for taking pains. (Janice Elice Hopkins). Hơn ai hết những nghệ sĩ, ý chí dễ vỡ, lòng mềm, tình cảm thường là nạn nhân của sự sợ hãi. Nghệ sỉ nhút nhát. Nghệ sĩ hiền khô. Nghệ sĩ thường hay ngại ngùng. Sợ làm phiền lòng người khác. Sợ phải chống trả lại những niềm tin xã hội.. Sợ vợ con không theo phe mình. Sợ hàng xóm, bằng hữu cho mình????. Sợ nghèo. Sợ sáng tác không hay. Sợ thất bại. Sợ và sợ và sợ. Ta và bạn đều biết rằng cứ sợ mãi như thế thì chỉ còn theo đuôi các bậc hào quang là ăn chắc. Tôi làm thơ trong không khí lụùc bát của Nguyễn Du, ai dám rầy rà? Tôi nối đuôi theo thơ năm 1975, các anh chắc là thích rồi. Everyone has talent. What is rare is the courage to follow the talent to the dark place where it leads. (Erica Jong). Hãy cho chúng ta một ít tự hào là thơ của thời đại chúng ta. Sợ là bản chất chung của nhân loại. Nếu không vì sợ con người không cần đến tôn giáo. (giả như con người có đủ can đãm không cần về nơi sung sướng trên trời hoặc viên mãn vô vô như Phật thì tôn giáo sẽ có sắc thái trung thật hơn). Sợ là chưóng ngại vật cho sự tiến bộ của nhân loại và tâm hồn. Sợ làm con người từ chối sự thử thách. Sợ làm con người kiêu căng. Sợ làm con người giả hình. Xưa nay thường có hai hạng người hay vượt qua sự sợ hãi và có sức sáng tạo mãnh liệt để đem sự tiến bộ cho nhân sinh: bác học và nghệ sĩ. Bác học là nghệ sĩ trong lãnh vực khoa học. Nghệ sĩ là bác học rong lãnh vực nghệ thuật.

Thi sĩ khác với các loại nghệ sĩ khác ở chỗ nghệ thuật ngôn ngữ. Sở trường của thi sĩ là ngôn ngữ. Ta và bạn đều biết nghệ thuật chỉ có một. Người nghệ sĩ nung nấu bỡi chất sáng tạo trong tâm và trong năng lực của hóa chất trong cơ thể cho đến một hôm anh ấy đưa chất sáng tạo ra thành tác phẩm. Họa sĩ dùng nghệ thuật màu sắc sơn cọ, nhạc sĩ dùng âm nhạc, ca sĩ dùng tiếng hát…Ngôn ngữ là một phưong tiện ngắn, có sẵn, thông dụng và quen thuộc và vì chỗ quá dễ nên nó lại là khó. Khó hơn viết văn, thơ không phải vì vần, không phải vì xuôi mà vì thi vị. Dễ trở thành thi sĩ mà khó nên thi sĩ thật. Ngoại trừ dùng phương tiện khác nhau để sáng tác, các nghệ sĩ đều chung vào một hướng đi: Nghệ thuật. Nghệ thuật đem lại cho tâm linh sự giàu có. Tiền bạc đem lại cho vật chất giàu sang. Thức ăn uống đem lại cho cơ thể sức khỏe. When one door of happiness closes, another opens; but often we look so long at the closed dor that we do not see the one that has been opend for us. (Helen Keller). Nếu không thể đạt cả ba thì ta và bạn chỉ nên chọn cái nào phù hợp với mục đích rồi tiến lên, thứ còn lại vừa kéo vừa đỡ. Làm thơ lấy có, mất thì giờ, buồn bã và héo. Làm tiền lấy có thì ngheo hoặc dễ bị mặc cảm. Ăn uống lấy có, bệnh. Vậy chỉ nên làm thật hay đừng làm, không nên làm lấy có.

Man always travels along precipies. His trust obligation is to keep his balance. (José Ortegay Gasset).
Có cách nào làm thật cả ba không?

Có chứ. Sáng tạo. Cách thường cách cũ không đượïc thì cách mới. Tôi đã có nói làm nghệ sĩ có lợi hơn làm những thứ khác.

Ngu Yên

Đọc lại bài xưa. Bật khóc
Ta cũ đẹp vô tri
Tóc bạc vì dơ cặn bã
Ta ơi, biết có ích gì !