5

 

Đọc Thơ Cùng Ngu Yên

kỳ 1, kỳ 2, kỳ 3, kỳ 4, kỳ 5,

 

 

 Ghi chú cho k ỳ trước:

 Số 1, trích trong bài "Cho một người tuổi trăng" của Nguyễn Thanh văn. Nguồn www.vanviet.info

 Đoạn thơ thứ 2, trích trong bài "Có một ngày dài hơn những ngày khác" của Nguyễn Đức Tùng.

 Nguồn www.damau.org

Bài thơ tuyển “Conversion Table” của Đinh Linh. Nguồn: Poetry Foundation.  

 

 
 

 

 

 

 

 

 

 

 


       

 

Tôi đến chơi với bầy mèo của Hemingway suốt một ngày. Những con mèo không cần bắt chuột, được nuôi nấng tử tế, mập tṛn, lười biếng, di chuyển chậm chạp và đa số nằm ngủ trong bóng mát. Căn nhà là một loại bảo tàng viện bỏ túi với phong cách dân gian. Trên tường vô số h́nh ảnh của Hemingway và bằng hữu. Tôi đi ngang và dừng lại trước nhà thơ T.S.Eliot. Chợt nhớ câu chuyện Eliot đưa bài thơ The wast Land, Đất Hoang, nguyên bản cho nhà thơ Ezra Pound xem. Pound đă cắt đi vài đoạn dài, và Đất Hoang đă nổi tiếng trong văn học Hoa Kỳ và thế giới cho đến nay. Khi trả lại bài The Wast Land cho Eliot, Pond nói:" Sẽ chẳng có công dụng ǵ khi cố gắng viết những ǵ mà người khác đă viết, cũng như có thể viết. Hăy viết những thứ khác hơn." Eliot nh́n ra từ tấm ảnh trắng đen cũ rích, phai nhiều chỗ màu vàng "forget-me-not". Ánh mắt ông theo dơi những người qua lại, theo dơi tôi đến ngồi một góc pḥng. Mở điện thoại vào interrnet, đọc email, người bạn ở New York gửi một bài thơ hay, t́m thấy trên mạng.

1.

Những đám mây trắng đôi khi trôi vào căn pḥng. Đôi khi những đám mây đen. Nhưng thường xuyên hơn. Lượn lờ. Là những đám mây xám.

 

Đó không là một sáng tạo. Cũng không có công thức rành mạch rơ ràng. Cay đắng. Giễu cười. Đơn giản. Đó. Sự cẩu thả cợt đùa đau đớn của số phận. Những đám mây màu trắng và những đám mây màu đen trong lúc muốn thoát ra, muốn đổi chỗ cho nhau, đă va vào nhau.

 

Và tan vào nhau.

Và bất lực trói buộc nhau trong cơi xám xịt loay hoay chán ngắt.

...

Cho đến một ngày căn pḥng sũng nước.

 

Chữ nghĩa, ư tưởng, bài thơ ngắn, đơn giản, dễ hiểu mà sâu sắc, mà cảm động. Không có ai chết, không có ai mất ai, không có ly biệt, vậy mà cảm thấy hiu hắt, cảm thấy cô đơn.

Mây trôi là lẽ b́nh thường của phù phiếm, của tang điền bể dâu. Tứ rất xưa, nhưng rất mới khi mây pha màu. Đen pha trắng thành xám. Mỗi đời người là đen pha trắng. Mỗi chuyện đời là trắng pha đen. Mỗi suy nghĩ là xám lợt. Mỗi cảm t́nh là xám đậm. Những đám mây màu trắng và những đám mây mày đen trong lúc muốn thoát ra, muốn đổi chỗ cho nhau, đă va vào nhau: cơi xám. 

Một bài thơ b́nh dị, xây dựng từ tứ thơ "Mây" . Đúng /sai; thiện/ác; đẹp/xấu; trắng/đen đều bất lực trói buộc nhau trong cơi xám xịt loay hoay chán ngắt.

Một bài thơ xuôi, nhẹ nhàng, ám ảnh. Trần trụi mà phiêu diêu. Bài thơ đeo đuổi tôi đến chiều. Khi bước ra khỏi bảo tàng dân gian, từ giă hơi hám Hemingway, bài thơ chỉ c̣n lại trong tôi:

Sự cẩu thả cợt đùa đau đớn của số phận.

va vào nhau

sũng ướt.

và những con mèo mắt ma xanh, nằm ở những nơi ánh sáng và bóng tối pha màu. Xám.

 

 

2.

Chiều tháng Ba ở Key West, gió thổi mát hơi nóng. Thả bộ. T́m một quán bia. T.S.Eliot là một trong những nhà thơ tôi ngưỡng mộ. Ông nói: "Không bao giờ có một thi sĩ chân thật nào có thể cảm thấy khá chắc chắn về giá trị vĩnh cửu của những ǵ họ đă viết. Họ có thể đă lăng phí thời gian và gây xáo trộn đời sống của họ, một cách vô ích."

Nói cho đúng đắn, chẳng có ai đi qua trần gian này mà không lăng phí thời gian và tự ḿnh làm hư hao đời sống của ḿnh? Kể cả Phật và Chúa.

Từ cửa sổ quán bia Joe, nơi chiều chiều đi săn cá lớn về, Hemingway đến đây làm vài cốc bia với các bạn, cũng có khi một ḿnh. Không hiểu ông thường ngồi ở đâu. Có lẽ cái bàn này, kín đáo. Nh́n ra bến cảng. Nước xanh trong bóng chiều xuống, thành màu đậm tội nghiệp.

 

tiếng nói run những vỉa hè ṃn

chiếc ghế dài như đêm đổi màu khi đói

tôi phóng to vẻ cô đơn

những tầng mái rực đèn

các bức tường đúc bằng bóng tối

 

trở về vùng nước sâu

tôi như con chim tắt tiếng trong ánh chiều mờ nhạt

chàng thiên sứ sau mưa

chuông nhà thờ đổ đầy khoang hành lư

 

trên quảng trường các dấu thánh

tôi đi t́m kiếm vẻ đẹp bất tử

của một vị thần

gió quất mặt đất sưng lên

giống như bong bóng thổi

 

giờ chết lấp đầy chúng ta

mùi của rễ cây đè nặng

tôi là con nhện giăng tơ lúc hừng đông

hay linh hồn mắc lưới

 

những tối mùa đông dài

biển lạnh như kim loại

tôi đổ vào thế giới bên kia

một gói đường đắng ngắt

Những bài thơ dày chữ nghĩa như thế này, trên mạng rất nhiều, nhưng hiếm bài hay. Những h́nh ảnh lạ trong bài thơ sẽ không có giá trị ǵ, nếu không mang theo tâm tư và kinh nghiệm của người viết. Đóng cửa ngồi trong nhà tưởng tượng, ráp ư, dễ tạo ra những câu thơ bắt mắt, nhưng h́nh tứ không tan vào nhau, cầm lên như chiếc bánh dẻo chưa đủ cân lượng, chưa đủ nấu chín, đă bể ra nhiều mảnh. Sự mới lạ chỉ có thể gọi là sáng tạo khi nó có sức sống. Tôi đọc đi đọc lại những đoạn thơ này, thấy được sinh lực của h́nh ảnh trổi lên từ ngôn ngữ. Tôi gạch đít những h́nh ảnh đó.

 

Những cụm từ, những câu gạch dưới, là một cách nói theo quan niệm thẩm mỹ riêng của tác giả, một văn phong. Không đậm đặc suy tư nhưng tạo ra vẻ đẹp. Đặc điểm của những đoạn thơ này là sức tưởng tượng phong phú nhưng không rỗng. Khả năng tưởng tượng là khả năng phải có của sáng tác. "chuông nhà thờ đổ đầy khoang hành lư", khiến tôi nhớ đến sự tưởng tượng của nhà thơ Basho, khi ông ngửi được tiếng chuông trong mùi thơm bông hoa. "gió quất mặt đất sưng lên", h́nh ảnh này tôi thấy được trong cơn gió Nam ở miền trung. Quét sát đất để cuộn tung cát bụi lên cao. Rồi tôi thấy trong phim chiếu về sa mạc, những cơn gió lớn di dời những cồn cát. Mặt đất sưng lên là hư tưởng nhưng cho người đọc cảm giác không may của người đi t́m vẻ đẹp bất tử. Sau cùng, "đổ vào thế giới bên kia, một gói đường đắng ngắt"; thế giới bên kia đắng, đổ gói đường vào, vẫn c̣n đắng; hay gói đường tuy ngọt nhưng đối với tác giả lại đắng ngắt, chỉ có thể đổ vào bên kia, v́ bên này không ai dùng đường đắng? Đúng như ông Pound đă nói, hăy viết những ǵ khác hơn.

 

 

3.

Mày không là......cớ sao. Mày đâu phải.....cớ sao. Mày chưa đủ....cớ sao. Mày không là ǵ.

Một lư luận chua chát nhưng thú vị. Thông thường thơ Việt ít có luận lư; thừa cảm súc, nhẹ trí tuệ.

Bút pháp của bài thơ, lăo luyện. Thơ vần không phải là thơ cũ. Cách gieo vần của nhiều bài thơ hiện nay, cũ. Theo lề lối truyền thống, không có nổ lực sáng tạo. Làm thơ không chỉ có sáng tạo nội dung, c̣n phải sáng tạo h́nh thức. Cũng như làm thơ tự do không phải là sáng tạo, nếu cứ viết theo đường lối đă định, không có gia công nh́n từ một khía cạnh khác. Cách gieo vần của bài thơ này và cách phối hợp giữa câu vần và câu không vần, cho thấy tác giả có dụng tâm, biến chuyển h́nh thể bài thơ.

Đặc điểm của bài này là nhịp điệu, không đều, nhiều khi chỏi, nhưng lập lại. Nhịp được điều khiển bởi ư tưởng qua từng khúc ngôn từ, "mày....cớ sao." Để chuyển sang nhân vật "tôi", một người cảm nhận đất trời, cuộc sống như Hàn Mặc Tử đă từng cảm nhận. "Tôi rùng ḿnh ớn lạnh trước vô biên." Với tôi, Hàn mặc Tử là nhà thơ lớn nhất của Việt Nam trong thời hiện đại (modern).

 

... Mày hẳn nhiên không là con chó dại

Cớ sao mày tru khản cơi sao băng

Cớ sao mày ngổ ngáo đ̣i đái ngập cả vầng trăng

Mày cũng đâu phải ánh rằm

Cớ sao hoài treo bóng rét căm căm

Và măi cứ chong mắt soi t́m ǵ trong vắng lặng

Mày không là giống mèo hoang

Cớ sao mày cào xước mặt trời khuya tứa máu

Rồi lại càng không là biển mặn

Cớ sao mày thét gào hụp lặn giữa vịnh đêm

Mày chưa đủ cho một que diêm hay đốm ma trơi lửa xanh rờn rợn

Cớ sao mày nhào lộn suốt mùa đông...

 

Mày không là ǵ. mày không là kẻ tội đồ

Tại sao mày tự nhốt ḿnh chung thân cô quạnh

Mày chưa đủ phẩm hàm để hiển thánh

Ngày ngày mày tự tách ḿnh như mảnh ghép thừa sai

Mày cũng chưa thuộc về chốn mênh mang

Sao mày ngày đêm chớp loé khắp non ngàn biến hiện?...

 

Vâng. tôi không là ǵ. tôi thấy tôi không có thật

Không có thật h́nh đáy gương phản chiếu

Tôi mơ hồ cụm mây thất tán

Tôi con giông lập loè cơn dại chữ

Tôi bầm ḿnh vết ngh́n năm ngụy ngữ

Nuôi trong tim vết chém vô h́nh!...

(Đêm nằm nghe gió rấp rinh đầu ngơ

Tḥ tay vào phủ dụ một tràng kinh...)

“Tôi rùng ḿnh ớn lạnh trước vô biên”

Tôi bay măi. cơi trời xanh. cô biệt...

 

 

4.

Nhà thơ Charles Simic, trong bài phỏng vấn với tạp chí Paris Review số 90, để lại một câu trả lời về thơ là ǵ: " Theo quan điểm của tôi, thơ là sự bảo vệ của cá nhân chống lại tất cả các quyền lực dàn trận tấn công họ. Mọi tôn giáo, mọi chủ nghĩa, mọi chính nghĩa của tư tưởng và cách thức muốn cải tạo tâm trí của họ và biến họ thành một thứ ǵ khác."  Làm thơ trở thành ư thức bảo vệ bản thân trước sự xâm lăng của đời sống muôn mặt, của quyền lực kinh tế, chính trị, xă hội, tôn giáo, gia đ́nh, thậm chí kể cả t́nh yêu. T́nh là đối tượng của thơ. Yêu là động cơ làm thơ. Nhưng quyền lực của t́nh yêu là kẻ thù, giết chết thơ một cách nhẹ nhàng và hợp lư.

 

Tiếng nói khỏi thanh quản 
Cái nh́n khỏi hốc mắt 
Mùi hương khỏi khe ngực kư ức 
Vị nhớ khỏi nút lưỡi 
Rúng động guồng khỏi da thịt 
Màu trời khỏi ṿm cao

Vết cắt gọn, gắt khỏi dao 
Nàng khỏi năm tháng 
H́nh dung một đoá hoa khỏi khu vườn 
Cuốn sách bung gáy khỏi buổi chiều 
Hơi khói khỏi họng lửa 
Username khỏi facebook 
Vắng mặt khỏi lỗ chỗ huyệt khống

 

Bài thơ này bắt đầu từ chữ "khỏi" và chấm dút lưng chừng bằng chữ "khỏi", để lại người đọc vô số cái "khỏi" cần thiết để phải khỏi.

Mỗi câu thơ đều có một chữ "khỏi". đứng giữa, chia ĺa hai thứ gần gũi, gắn bó, quen thuộc. Những thứ trói buộc, bóp cổ, treo nặng đời người. Từ những thứ ngàn đời sẵn có: màu trời bị sơn ở ṿm cao, tiếng nói được nghe qua thanh quản; qua những thứ do con người tạo nghiệp nhiêu khê: vị nhớ khỏi nút lưỡi, hơi khói khỏi họng lửa...; cho đến những văn minh tân thời: usename khỏi facebook.

 

Sự xây dựng bài thơ hết sức đơn giản; công thức sườn là những mệnh đề cân bằng qua từ "khỏi"; tứ thơ chỉ là những h́nh ảnh b́nh thường nhưng tạo được sự mâu thuẫn, khiến cho liên tưởng hoạt động. Thơ, bản chất là gợi ư. Từ "khỏi" là từ trọng yếu trong bài thơ và là từ gợi ư cho những thứ "khỏi" khác, không có trong thơ. Danh sách những thứ "khỏi" vắng mặt này, dài gấp ngàn lần bài thơ. Tâm tư cứ như thế, lan man, từ cái khỏi này sang cái khỏi khác. Key West đầy đêm lúc nào không biết.

Tôi tiếp tục đọc bài phỏng vấn qua màn ảnh nhỏ của Iphone, nhưng lời của Charles Simic th́ lớn: "Tôi muốn một điều ǵ đó, dường như không cần mỹ thuật và không cần lư thú để gây bất ngờ  cho độc giả, bằng cách truyền đạt [thơ] nhiều hơn nữa. Nói cách khác, tôi muốn làm bài thơ mà con chó cũng hiểu. Vẫn như vậy, tôi thích lời lẻ khác thường, h́nh ảnh mới lạ, ẩn dụ đáng ngạc nhiên, và ngôn từ phong phú. V́ vậy, tôi như một tu sĩ trong động gái, gặm nhấm những khúc bánh ḿ khô giữa khi các cô uống sâm-banh và biểu diễn mặc đồ lót đẹp có ren."

 

Quán bia Joe nổi tiếng, thành thử du khách tràn vào thăm viếng. Họ uống thử bia Joe, quảng cáo: đă từng là loại bia mà Hemingway cùng bằng hữu uống say lúy túy. Tội không tin ông Hem say v́ bia. Rượu mạnh uống như nước, bia ăn thua ǵ. Tôi không tin ông tự vận, người ta hoa ḥe tài hoa văn chương như điển tích vậy thôi. Khi lau súng, sẩy tay, cướp c̣. Chuyện thường. Lở chết như vậy, uổng phí. Cần phải trở thành một bài học sáng tác: Khám phá con đường bế tắc. Nhân loại vốn thích huyền thoại.

Một du khách, nh́n biết là sắc dân Nam Mỹ, tay cầm cốc bia lớn, đi t́m chỗ ngồi. Tôi chỉ chiếc ghế duy nhất đối diện, c̣n trống. Ông ngồi xuống. Nói cảm ơn, bằng giọng Anh lai X́. Giới thiệu tên Sérgio. Khuôn mặt ông trông rất quen. Qua tua bia tiếp theo, tôi hỏi, có phải tên họ của ông là Sant'Anna. Ông trả lời, phải. Tôi chồm qua, bắt tay và nói: Hân hạnh được gặp ông. Tôi đă đọc truyện ngắn và tiểu thuyết của ông, khi giới thiệu văn chương Latin American. Ông hỏi tôi là ai. Tôi trả lời. Ông rất lấy làm ái ngại:" Thành thật xin lỗi, tôi chưa được biết anh và chưa có cơ hội nào đọc tác phẩm của anh." Chúng tôi uống qua tua bia thứ năm, rồi chia tay.

 

Bài thơ tuyển.

 

Đèn đỏ

Tôi đứng trước một ngă tư
Đèn đỏ ngăn tôi lại
Những ḍng người ra đi tất bật
Gió mát sau lưng họ
Chúng tôi, nhiều thế hệ
Bị giữ lại bởi đèn đỏ
Chúng tôi không cất bước được
Chúng tôi không bay lên được
Giao lộ  khắp nơi
Không ai có thể vượt qua màu đỏ
Chúng tôi đứng trước ngă tư
Nhiều thế hệ
Chỉ một con đường đầy bụi đỏ trước mắt

Bài thơ này xây dựng từ cơ bản màu "đỏ". Màu đỏ quản lư đường "đứng trước ngă tư đèn đỏ". Màu đỏ ngăn chặn, không cho vượt qua, bay lên, "không ai có thể vượt qua màu đỏ". Màu đỏ là bụi bặm, là ô nhiễm. "con đường đầy bụi đỏ" dẫn đưa tương lai.

Một bài thơ phản kháng. Trực tiếp là phản kháng chế độ. Gián tiếp là phản kháng "máu", khát máu, thèm máu, hút máu, đổ máu, bán máu, mua máu và lăng phí máu.

Bài thơ chỉ có 13 câu. Tạo ra một sinh hoạt đi đường, đi bộ, của nhiều thế hệ. Một sinh hoạt tượng trưng cho sinh mệnh của những người trẻ trong một quê hương chậm tiến và nhà lănh đạo không đủ khả năng xây dựng cho tương lai.

Không bao lâu trước, cũng máu "đỏ", Trần Dần cũng đi giữa phố phường, lúc đó chưa có đèn đường, không bị ngăn chặn nhưng gặp phải mưa. Mưa ăn thua ǵ, ướt ăn thua ǵ, cứ đi, dù chẳng thấy tương lai, chỉ thấy cờ:

Tôi bước đi

Không thấy phố

           không thấy nhà

Chỉ thấy mưa sa

trên màu cờ đỏ.

Nhà văn George Orwell xác nhận:"Người ta không thiết lập chế độ độc tài để bảo vệ cách mạng; người ta làm cách mạng để thiết lập chế độ độc tài."

Thơ phản kháng là loại thơ khó chuyển đạt. Nếu diễn tả khó khăn, mù mờ, sẽ ngăn cản sự lănh hội của người đọc, nhất là người đọc đối tượng chính của bài thơ, nhiều khi không có khả năng thẩm thấu thơ cao kỳ. Nếu sử dụng văn vẻ b́nh dân, th́ thơ trở thành tuyên truyền, tuyên ngôn, tuyên cáo. Giữ được nghệ thuật thơ mà truyền đạt thấu  người đọc, không phải là chuyện dễ làm.

Bài thơ này giản dị, h́nh ảnh sống động, quan trọng là truyền tải được ư định, quan trọng hơn nữa là chạm tới, liên kết được với người đọc. Như một ca sĩ đứng hát trên sân khấu: ai nghe cũng nghe được lời và hiểu họ hát về điều ǵ; ai nghe cũng nghe được nhạc và thưởng thức được âm nhạc. Nhưng thành công hay không, đạt được nghệ thuật hay không, ở chỗ hồn nhạc và hồn nghe có bắt được tay nhau. Nghệ thuật thơ cũng vậy, từ bài này, hồn thơ bắt được tay hồn nghe. Chia sẻ không phải là chia ư nghĩa, chia nhau ngôn từ, v́ bất cứ ai đọc được Việt ngữ, cũng sẽ hiểu, không nhiều th́ ít. Nếu bài thơ đóng cửa, bài thơ bận rộn trang điểm, bài thơ thao thao thuyết phục, bài thơ đại diện cho sự hănh tiến của chủ nhân, làm sao mà bắt tay. Vừa nói xong là giă biệt.

 

 

Thân ái

Một ngày vui với thơ

 

Ngu Yên.

 

http://www.gio-o.com/NguYen.html

 

© gio-o.com 2016