4

 

Đọc Thơ Cùng Ngu Yên

kỳ 1, kỳ 2, kỳ 3, kỳ 4,

 

 

Ghi chú cho kỳ trước:

Đoạn thơ số 1, trích trong bài "Ngày cuối cùng của vận hạn nguyền rủa" của Khương Hà. Nguồn www.tienve.org.

Đoạn thơ thứ 2, trích trong bài "Suối Trầm" của Đoàn Minh Đạo. Nguồn www.gio-o.com.

Đoạn thơ thứ 3, trích trong bài "Chùm thơ về những người đàn bà" của Như Quỳnh de Prelle. Nguồn www.damau.org.

Bài thơ tuyển "Chờ Đợi" của Phan Nhiên Hạo.

 

 
 

 

 

 

 

 

 


Cuối năm đọc thơ, bùi ngùi: cảm giác quen thuộc ngày ba mươi. Đầu năm đọc thơ, bùi ngùi: cảm giác quen thuộc. Cây hoa ba mươi nở tiếp sang mồng một, mồng hai…. Đă mồng mười một rồi, vẫn nở. Làm ǵ có mồng mười một! Mọi chuyện đă bắt đầu b́nh thường, cho một năm mới, vẫn nở hoa ba mươi.

Sớm đạp đất, bói thơ. Bấm đại một bài thơ trên mạng. Bấm nữa rồi bấm nữa. Bấm nữa….

Làm thơ mới, có cảm tưởng bắt chước tiền phong. Làm thơ cũ, cảm thấy e dè, dường như tụt hậu. Làm thơ bất cần thay đổi, không màng trào lưu, cảm giác như không ai đọc. Ôi, tự dưng lại làm khổ lấy ḿnh. Đời rối rắm, chưa đủ chuyện bận tâm hay sao?

Người nấu ăn, sẽ muốn thức ăn ngon. Người chơi đàn, sẽ muốn đánh đàn giỏi. Dĩ nhiên, người làm thơ, muốn làm thơ hay. Thơ thế nào gọi là hay? Câu trả lời an toàn nhất là: không thể bàn luận được, bất khả luận. Nhưng hàng ngày người trên thế giới, khắp nơi, vẫn bàn luận thơ hay, ở mọi cấp bậc làm thơ, đọc thơ.

Thơ hay, chữ hay sẽ gây tranh căi. Thơ đẹp, chữ đẹp, ít người tranh luận v́ hầu như ít ai thấy thơ đẹp, hoặc hiểu thơ đẹp, tại sao đẹp và đẹp làm sao! Đôi khi hiểu lầm, thơ đẹp là thơ bóng bẩy, chữ nghĩa lộng lẫy; cú pháp du dương….Cũng như, hiểu lầm, phụ nữ đẹp là người có dung nhan đẹp, thân h́nh hấp lực, v́ vậy, chị em cùng nhau sửa chữa thẩm mỹ, một cách tưng bừng.

Đẹp đứng chung trên đỉnh cao: Chân, Thiện, Mỹ. Không thấy Hay ở đây. Mỹ nằm sau chót v́ Chân được trí tuệ ủng hộ, những nhà tư tưởng, triết gia luôn luôn dẫn đầu nhân loại, xoay chiều thế giới. C̣n Thiện do tôn giáo và đạo hạnh ủng hộ, giải thưởng đời sau. Mỹ lẻ loi, làm sao lên tận nơi cao? Ai ủng hộ? Cũng như Phúc, Lộc, Thọ, tuy Thọ đứng sau nhưng hết thọ th́ phúc lộc cũng chấm dứt. Có thọ mới có phúc có lộc. Hăy nghĩ lại thử xem, phải chăng có Mỹ mới có Chân, có Thiện?

Ai cũng muốn lấy vợ đẹp, ai thấy mỹ nhân cũng ngưỡng mộ, ai cũng muốn ăn diện đẹp, ở nhà đẹp, sống đời đẹp….. V́ sao đi t́m cách làm đẹp lại mang cảm tưởng bắt chước tiền phong?

Ai cũng muốn lấy chồng tốt, ai cũng muốn làm điều tốt, ai muốn hưởng phước đời sau, đời này phải làm việc thiện…V́ sao đi t́m cách làm thiện lại cảm thấy e dè, dường như tụt hậu?

Đi t́m cách làm thơ hay, thơ hay hoặc không hay, thời nay, không mấy ai đọc. Thậm chí, không chừng, bài thơ đưa lên mạng, in ra, chẳng có ai đọc ngoại trừ tác giả; người yêu dấu chưa chắc đă đọc. Nếu không tin, hăy tự hỏi ḿnh, có đọc thơ người khác chăng? Nếu có, đọc được bao nhiêu bài? Lúc đọc, trong ḷng có khó chịu không?....” ít người đọc thơ” là mệnh đề đúng, ngắn gọn và đầy đủ ư nghĩa. Vậy th́ tại sao quan tâm hoặc khao khát có nhiều người đọc thơ của ḿnh?

Thơ Tuyển Trên Mạng

Nếu có mặt đẹp, thường quyến rủ những người tham sắc.

Nếu có thân h́nh đẹp, thường quyến rủ những người tham dâm.

Nếu có tính tính đẹp, thường quyến rủ những người tử tế.

Nếu có tâm hồn đẹp, thường bị lợi dụng, luôn luôn khổ tâm, cho đến khi thấy bị lợi dụng là niềm vui. Lúc đó, mới thật đẹp.

Thơ đẹp v́ có tư tưởng, ư nghĩa đẹp, nhưng chưa đủ.

Thơ đẹp v́ có cảm xúc, tâm tư đẹp, nhưng chưa đủ.

Thơ đẹp v́ có tứ, h́nh ảnh đẹp, nhưng chưa đủ.

Thơ đẹp v́ ngôn ngữ phong phú và văn phạm thần kỳ, nhưng chưa đủ.

Thơ đẹp v́ hội tụ những phần tinh anh của những điều kể bên trên. Đó là ư nghĩ lư tưởng. Làm ǵ có một người vừa đẹp từ dung mạo, thân h́nh đến tận tâm hồn?

Đẹp là cảm nhận từ trực giác được rèn luyện lâu ngày trong kinh nghiệm, được kiến thức tu bổ liên tục, và đến từ tấm ḷng thanh thản như một người biết bị lợi dụng mà vẫn vui sướng.

Thơ đẹp:

1.

Em dừng lại tuổi rằm trên góc bàn thờ nho nhỏ

Đôi mắt lánh đen vẫn rụt rè cười

Không thèm hỏi ai bắn tôi, ai lấy mất mạng sống của tôi

Những kẻ sát nhân đi mất rồi

Bọn giết người không quen lắng nghe người chết

Nghe chúng c̣n đâu đó: Tây Á, Lybie, Đông Phi, Iraq…

Những nơi c̣n nhiều, c̣n rất nhiều thiếu nữ mười lăm

Và … đang lên kế hoạch bắn trăng rằm tháng tới!

Ư thơ đẹp. C̣n có ǵ mất mát lớn hơn khi vừa mới biết cuộc đời th́ đă mất cuộc đời? Trẻ quá, chết chưa biết ǵ. Già, chết là thường. Chết lưng chừng, không ít th́ nhiều đă hưởng vui buồn cuộc sống. Tuổi 15, tuổi trăng rằm, tuổi sự sống bắt đầu nở hoa, bắt đầu mộng mơ hạnh phúc. Đùng, chấm dứt. Đùng, lên bàn thờ. Đùng, chôn xuống đất….Tác giả kết tội kẻ sát nhân. Kẻ ấy là ai?

Kẻ ấy có thể là một người, có thể là tập đoàn, có thể là quốc gia, có thể là chế độ, có thể là cả thế giới. Nghe rằng chúng sát nhân c̣n hoành hành ở nhiều nơi, Tây Á, Lybie, Đông Phi, Irag… không thấy Việt Nam, có lẽ v́ khuynh hướng chính trị, hoặc v́ e ngại quyền uy.

Rụt rè cười,” h́nh ảnh sống động và gợi lên cảm giác tội nghiệp cho cô bé gái; diễn đạt sự ngây thơ, trong trắng để tiếp theo “ không thèm hỏi ai bắn tôi, ai lấy mất mạng sống của tôi.” Và như một cầu thủ lừa banh, dẫn lên, lên cao, gần đến khung thành, bất chợt phá lưới: “Bọn giết người không quen lắng nghe người chết,” là câu thơ thấu, chạm vào kinh nghiệm chung của người đọc, nói lên sự vô cảm, tàn nhẫn, ác tâm.

“ Và… đang lên kế hoạch bắn trăng rằm tháng tới!” Câu kết, một câu thơ hay v́ đă mang lại sự thú vị một cách thi vị cho người đọc. Một người, đôi khi, chỉ cần đôi mắt đẹp, hoặc một đôi môi Brigitte Bardot, đă thành mỹ nhân. Câu thơ kết đă làm toàn thể bài thơ đẹp hơn.

2.

Đă có tuổi ô mai, phải có tuổi nhà quàng. Ở thời điểm mà nhiều người nghệ sĩ sinh hoạt văn học và nghệ thuật ở hải ngoại lần lượt qua đời. Dấy lên phong trào thơ văn tưởng niệm. Tưởng niệm một người b́nh thường , đến nhà quàng, thăm nhau lần cuối; hoặc gọi điện thoại chia buồn cùng gia đ́nh; hoặc gửi ermail bày tỏ sự chia sẻ. Tưởng niệm một người quen thân, một nghệ sĩ, viết đôi lời kể kỹ niệm xưa, nhắc lại vài nét văn chương nghệ thuật một cách chân thành có liên quan đến nhau. Xúc động và thương mến:

“Bác Dương thôi đă thôi rồi, nước mây tan tác ngậm ngùi ḷng ta. […]  Tôi tuy thương, lấy nhớ làm thương, tuổi già hạt lệ như sương, hơi đâu ép lấy hai hàng chứa chan?” (Khóc Bạn. Nguyễn Khuyến.)

Trong lịch sử văn học thế giới cũng ít có bài thơ tưởng niệm hay, có giá trị văn chương. Đa số những bài thơ nhớ, hoặc khóc người qua đời, được truyền tụng, thông thường liên hệ giữa nhà thơ và người chết là một loại liên hệ cật ruột hoặc t́nh ái: Chồng khóc vợ, con khóc mẹ, người yêu khóc nhau…..Bằng hữu tuy có nhưng ít. Chủ yếu ở đây là mối thâm t́nh, và cách diễn đạt thành thật, tha thiết làm xúc động người đọc. Nếu không phải thật, mà hư cấu, làm sao cảm thán được ḷng người.

Tưởng niệm một nhà nghệ sĩ thật sự tài hoa, thật sự có những tác phẩm giá trị, tưởng niệm này thuộc về văn học. Thông thường là những bài viết mang tầm nh́n đứng đắn, phê b́nh khách quan và ca ngợi đúng chỗ. Nếu tưởng niệm ca ngợi một người không đủ tầm vóc, không có tác phẩm giá trị, thường khi là gây hại cho người đó. Không ích lợi ǵ cho người được viết cũng như người viết.

Đọc những tưởng niệm “phúng điếu” không cảm xúc, không liên hệ thân t́nh, không văn chương, chỉ v́ mục đích nào khác, kể cả mục đích lên mạng, e rằng đa số người đọc cảm thấy lạ lẫm, tuy ngại ngùng không muốn nói ra. Và lạ lùng hơn, tại sao chủ biên, chủ bút lại thấy những bài này cần thiết?

Đọc đến đây, không thể không nghĩ rằng, nếu mai mốt tôi chết đi, chắc chẳng có ai viết điều ǵ để nhớ tôi. Cho đáng đời “nhiều chuyện”.

Thật ra, tôi đang dẫn các bạn ra khỏi cơi quan tâm về những lời phúng điếu góp mặt. Chuyện này b́nh thường, có bao lần chúng ta đến nhà quàng với tâm tư thật sự cảm xúc, chia sẻ buồn đau, hoặc kính cẩn trước cuộc đời công nghiệp của người nằm xuống? Đa số là biểu diễn một khuôn mặt ưu tư, đốt nhang khấn vái, th́ thầm và nghĩ thầm khác nhau. Việc b́nh thường, tầm thường phải có, phải xảy ra, trong ngày trong xă hội, nhiều không đếm hết. Chẳng nên bận tâm. Chuyện nên quan tâm là làm sao làm thơ tưởng niệm cho hay, để người chết, nếu có thể ngồi dậy, sẽ nói lời cảm ơn chân thật.

Viết văn tưởng niệm đă khó, làm thơ tưởng niệm c̣ khó hơn. Cảm động quá sinh nghẹn ngào, bộc bạch như thơ trung học, hoặc đặc san trường. T́nh tự, kể lể quá, thơ hóa thường, có viết cũng như không. Sơ sài th́ lợt lạt. Nhẹ nhàng th́ thiếu kư. Làm thơ tưởng niệm khó hơn làm những loại thơ khác. 39 năm làm thơ, tôi đă làm bài thơ tưởng niệm, bài nào cũng kém. Nhưng điều đó không có nghĩa là không thể thực hiện. Đ̣i hỏi một cách nh́n khác, không quen thuộc. Đ̣i hỏi một kỹ thuật để diễn đạt. Nhất là đ̣i hỏi tâm t́nh đúng mức giữa nhà thơ và người chết. Nếu không đủ tâm t́nh, đừng viết. Khóc hay không khóc, nhớ hay không nhớ, mượn hay không mượn, không thể giấu người đọc, nhất là người đọc trong tương lai. Nhưng…

 

Có một ngày dài hơn những ngày khác 
Khi anh trở lại 
Đừng để anh nghe được 
Tiếng nói của em, êm đềm

 

Có một đêm tối hơn những đêm khác 
Khi anh từ biệt 
Đừng để anh nh́n thấy 
Khuôn mặt em, cửa sổ ánh đèn hồng

 

Anh sẽ đứng dậy 
Và sống lại một cuộc đời khác
 
Một cuộc đời dài hơn, rực rỡ hơn, khổ đau hơn cuộc đời của chúng ta

 

Hai đoạn đầu thơ tưởng niệm, tiễn đưa họa sĩ Đinh Cường, đơn giản mà cảm động, thấy được giữa nhà thơ và họa sĩ chỉ sơ giao, t́nh cảm không sâu đậm, nhưng cảm nhận sâu sắc. Bài thơ ngắn, đă đủ.

Nội dung về cái mất mà ai cũng có kinh nghiệm, ai cũng đă nhiều lần chứng kiến kinh nghiệm. Đọc xong, cảm nhận được nỗi buồn mất mát của người ở lại, một cách tự nhiên.

Tác giả dùng kỹ thuật, hoán vị, thay đổi nhân vật chính trong bài. Tác giả mặc lên người cảm xúc , ư tưởng của người chết. Nói lên tâm sự từ bên kia thế giới. Nhưng chính ra, là tâm sự mong muốn của người thân, người vợ, của trí tưởng tượng khi thực tế không làm sao có được.

Đoạn kết cho người đọc một cảm nghĩ, cứ thử tưởng trượng, nếu chúng ta có người thân qua đời, bổng dưng họ sống lại, nỗi mừng vui to lớn biết là bao! Cần ǵ t́m đâu xa, Ai chẳng có lần nằm mơ thấy ḿnh chết, giật ḿnh thức dậy, phải chăng rất mừng rỡ dù toát mồ hôi.

Đem được  những kinh nghiệm trực tiếp và gián tiếp vào thơ, tự dưng thơ có sinh khí và được cảm nhận một cách tự động. Ở đây, “Một ít tài năng là điều cần có nếu bạn muốn trở thành nhà văn. Nhưng sự đ̣i hỏi duy nhất là khả năng nhớ lại từng vết thẹo.” Stephen King; cho thấy, không có gốc rễ kinh nghiệm, không thể có cây cành nghệ thuật; nếu cố trồng lên, chỉ là cây giả. Ở đây, tứ thơ và ư thơ chia làm hai loại: Một loại đến từ ư nghĩ, suy tư, rồi hư cấu. Một loại đến từ kinh nghiệm sống rồi hư cầu hoặc tường thuật. Loại đầu dành cho khoa học giả tưởng. Loại sau dành cho sáng tác nghệ thuật và văn thơ.

Có một lần, tôi về dự đám tang của người bác họ, ngoài miền Trung, ở một làng quê xa thị trấn. Đến gần đầu ngơ, đă nghe tiếng khóc than thảm thiết, mũi ḷng. Vào đến sân, linh cửu của bác đặt trên thềm cao, con cháu qú bên dưới sụt sùi. Đám người khóc lóc to tiếng nhất lại là đám khóc mướn. Họ chia làm hai nhóm, thay phiên nhau khóc. Khóc có bài bản và có cả vũ điệu vật vă. Nhóm nào nghỉ, kéo nhau ra phía sau hiên nhà, ăn uống, cười vui. Khi vừa đến phiên, thoắt một cái, nhóm người này rên rĩ, khóc từ sau hiên ra đến sân trước, lăn lộn trước quan tài. Khiến đa số khách tham dụ, bùi ngùi, khóc theo.

Ông anh cả làm việc ở Sài G̣n, đi xe đ̣ bất kể ngày đêm. Vừa chạy vào sân nhà, đă ḅ tới linh cửu cha, ôm lấy quan tài, khóc tức tưởi, kềm nén, âm thanh nghe như nghẹt tiếng, đứt hơi.  Tôi chợt nhớ ngày mẹ tôi qua đời, anh Hai tôi cũng khóc như vậy, khóc suốt cả đêm, trước ngày đưa ra mẹ đi chôn ở nghĩa địa Đèo Son, Qui Nhơn. Bấy giờ, tôi không c̣n cách nào cầm được ḍng nước mắt.

Bài Thơ Tuyển.

Kư này, tôi được giới thiệu cùng bạn đọc bài thơ của một tác giả người Việt nhưng sáng tác bằng Anh ngữ. Trước hết, tôi xin ghi lại toàn bài thơ cho bạn đọc có thể xem nguyên tác. Sau đó, tôi xin chuyển dịch qua tiếng Việt. Dịch không ít th́ nhiều sẽ làm mất đi một số ư nghĩa. Khó mà tái tạo văn phong của bản gốc. Chỉ nên xem bản dịch là một giải thích theo cách nh́n của một cá nhân. Dù sao, cũng cần thiết để theo dơi bài thơ. Những bạn đọc có khả năng Anh ngữ, xin lượng thứ. Và dĩ nhiên tác giả, vẫn thường tự dịch thơ ḿnh sang tiếng Việt, v́ không ai có thể dịch như tác giả và mỗi người dịch là một cơi dịch đặc thù, nên luôn luôn bản dịch khác nhau; xin lượng thứ. Tác giả làm thơ tiếng Việt thường sử dụng luồng ngôn ngữ sát thực tế, tôi xin giữ những ngôn từ thường tục như “lỗ đít” thay v́ “hậu môn”, “đái” thay v́ “tiểu tiện.”

Conversion Table

 

A stick of carrot is equal to a gillyflower.

A gillyflower is equal to a drum of gasoline.

A drum of gasoline is equal to a stick of carrot.

“For the sake of my offspring, I think I’ll marry an outsider.”

 

Tamerlane has been sighted in Northern Italy.

Jesus has broken out in Inner Mongolia.

They like to kiss outside and piss inside.

We like to kiss inside and piss outside.

 

A mosquito has a mouth but no asshole.

After three drops of blood, he falls asleep.

He only gets up to bite another mosquito.

He sucks and he sucks.

Inside this balloon are ten thousand mosquitoes.

 

In my left fist is a fossil of the first butterfly.

In my right fist is a theory of why blood trickles down men’s legs.

 

A man gains a drop of blood per day from eating.

Each night, he gets up to slash himself

Across the face and wrist.

He must be bitten by ten thousand mosquitoes.

He sucks and he sucks.

Where would all that blood go otherwise?

 

Once a month, a woman drops a teacup on the floor,

A fine teacup with bones inside it.

 

Vietnamese and Germans now speak the same language.

Prussians and Bavarians cannot understand each other.

 

Bảng Hoán Đổi

(1)

Một củ cà rốt bằng cành hoa Đinh Hương.

Cành hoa Đinh Hương bằng một thùng xăng.

Một thùng xăng lại bằng củ cà rốt.

“V́ ḍng giống, tôi toan tính cưới người xứ ngoài."

(2)

Đại đế Tamerlane xuất hiện ở bắc Ư.

Chúa Jesus hiện thân ở Nội Mông.

Họ thích hôn bên ngoài và đái bên trong.

Chúng ta thích hôn bên trong và đái bên ngoài.

(3)

Con muỗi có miệng nhưng không có lỗ đít.

Hút ba giọt máu, lăn ra ngủ mê.

Chỉ thức dậy để chích con muỗi khác.

Nó hút và hút say sưa.

Bong bóng này chứa mười ngàn con muỗi.

(4)

Tay trái tôi nắm con bướm đầu tiên hóa thạch.

Tay phải nắm nguyên lư v́ sao máu dồn giữa chân đàn ông.

(5)

Một người ăn uống mỗi ngày tăng thêm một giọt máu.

Mỗi đêm thức dậy tự cắt ḿnh

cứa cổ tay và rạch mặt.

Ông mút và mút say sưa.

Ông phải bị mười ngàn con muỗi cắn.

Nếu không tất cả máu biến đi đâu?

(6)

Mỗi tháng một lần, bà đánh rơi tách trà xuống đất,

Tách trà đẹp chứa những mảnh xương.

(7)

Người Việt, người Đức nói chung một ngôn ngữ.

Người Phổ, người Bavaria không thể hiểu nhau.

 

Đây là loại thơ chú trọng về lời, ư và tứ  thay v́ diễn tiến theo truyện, hoặc mang tính truyện. Những câu thơ và những đoạn thơ chủ yếu diễn đạt những ư nghĩ, không nhất thiết phải nhất quán. Thủ thuật tài hoa trong loại thơ này nằm nơi tứ thơ do h́nh ảnh hoặc sinh hoạt của h́nh ảnh tạo ra. V́ vậy, có thể xem loại thơ này là thơ chủ tứ.

Tứ thơ được xây dựng bằng h́nh ảnh và sự sinh hoạt của các h́nh ảnh. Tứ thơ hoặc mô tả ư tưởng/sự việc, hoặc giải thích ư tưởng/sự việc, hoặc ám chỉ ư tưởng/sự việc. Kỹ thuật của tác giả thấy rơ nơi h́nh ảnh và sinh hoạt h́nh ảnh rất sinh động và bắt mắt. “It is better to show the reader than to merely tell him” (Nên tŕnh bày cho độc giả thấy tốt hơn là đơn thuần kể lại.) Ví dụ, “ hôn bên ngoài đái bên trong”; “hôn bên trong đái bên ngoài”; muỗi có miệng không có lỗ đít”; “bong bóng chứa mười ngàn con muỗi”; ..v…v… Những sinh hoạt của h́nh ảnh tạo thành tứ gây sự chú ư, ví dụ, “ nguyên lư…máu chảy giữa chân người đàn ông”; “mỗi đêm thức dậy tự cắt ḿnh..cứa cổ tay và rạch mặt…”; đàn bà đánh rơi tách trà đựng xương..”; …v…v…Trong Poetic Device, phần The Images of Words của California Federation of Chaparral Poets, Inc. viết rằng: “Việc sử dụng ngôn ngữ sống động để tạo ra các ư tưởng và/hoặc gợi lên những h́nh ảnh trong tâm trí, không chỉ là ư nghĩa của thị giác, nhưng c̣n có cảm giác và cảm xúc kèm theo. C̣n cách dùng phổ thông nhất để ám chỉ trong ngôn ngữ tượng h́nh là h́nh ảnh có thể áp dụng vào bất kỳ thành phần nào trong một bài thơ, mục đích gợi lên kinh nghiệm của giác quan, phản ứng của cảm xúc, và cũng thích hợp đưa những ǵ cụ thể vào trí tuệ. Sinh hoạt thơ như có ma thuật trong cách sử dụng ngữ cảnh gợi những h́nh ảnh cưu mang chiều sâu của ư nghĩa. Ấn tượng được mô tả cẩn trọng bời nhà thơ về kinh nghiệm của thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác và cảm giác, sẽ có thể được chuyển tiếp đến độc giả thâm trầm qua hiệu dụng của trí tưởng tượng và  sự phối hợp của ngôn từ.”       

Loại thơ này không chủ ở cấu trúc sườn, không chủ ở câu chính câu phụ, mà chủ yếu để sáng tạo phát triển tự nhiên dẫn đưa ư tứ thơ. Bài thơ có thể bắt đầu th́ thầm với tác giả từ một tứ thơ nào đó, ví dụ như “con muỗi không có lỗ đít,” hoặc “củ cà rốt bằng cành Đinh Hương,” hoặc “nguyên lư máu chảy xuống giữa chân..”  Khi bắt đầu viết, những ư nghĩ lồng trong tứ thơ, sẽ tiếp tục kéo đến. Thông thường đi từ thấp, rồi theo cảm xúc lên cao dần, đến một đỉnh nào đó th́ giảm xuống và chấm dứt. Quan trọng là năng lựợng tồn đọng trông chữ, trong câu thơ ở đỉnh cao. Trong khi h́nh ảnh và ư tứ thơ thuyết phục người đọc, th́ năng lương này làm cho người đọc thích thú, có khi bàng hoàng, có khi kinh ngạc, có khi thán phục.

Bài thơ Conversion Table gồm có 7 đoạn. Mỗi đoạn là một bài thơ ngắn. Năng lực tập trung vào đoạn 5:

Ngày ngày ăn uống góp thêm giọt máu.

Đêm đêm thức giấc hành hạ bản thân

Tự cắt cổ tay, rạch lên khuôn mặt.

Ông mút đi mút lại rất say sưa.

Có lẽ mười ngàn con muỗi hút ông hết máu

Nếu không, tất cả máu chảy về đâu?

Mỗi đoạn thơ mang một ư nghĩa ám chỉ riêng, không thấy sự liên hệ. Mỗi đoạn đầy dẫy những ẩn dụ và tượng trưng, kết hợp với nhau để ám chỉ ư nghĩa khác. Những ư ám chỉ này không mạch lạc, không luận lư, chỉ tŕnh bày như một bức tranh lớn có rất nhiều những cụm tranh nhỏ, vẽ không theo thứ tự mà theo cảm xúc sáng tác.

Đoạn 1: Nói về sự hoán đổi giá trị rất nghịch lư nhưng trong thực tế được xem là hữu lư. Đâu thể nào củ cà rốt có thể bằng thùng xăng? Có chứ. Hoa kỳ đưa “cà rốt” ra, Irag đổi lấy bằng dầu. Nếu không, sẽ bị “cây gậy” đánh đập. Chính sách cây gậy và củ cà rốt, phải không?

Tất cả những sự việc trao đổi, hoán vị giá trị hàng ngày, hoặc hợp lư một cách vô lư, hoặc vô lư một cách hợp lư. Những hoán đổi bất b́nh này xảy ra trong ḍng tộc quê hương. Không biết làm sao để giải quyết. Tác giả nghĩ đến việc thay đổi tính di truyền bằng cách: “V́ lợi ích ḍng giống, tôi nghĩ đến việc kết hôn với người ngoại quốc.”

Đoạn 2: Nói về hai nhân vật thượng hạng của lịch sử nhân loại nhưng không theo lịch sử. Tứ thơ cho thấy sự cố ư ám chỉ điều ǵ khác. Chúa Jesus hiện ra ở Nội Mông Cổ; Đại đế Tamerlane được nh́n thấy ở miền bắc nước Ư. “Họ” là ai? Mà đái bên trong, hôn bên ngoài? Ngược với chúng ta, đái bên ngoài mà hôn bên trong? Họ là Tamerlane và Jesus hoặc họ là Italy và Mongolia? Đái và hôn là biểu tượng ǵ?  Điều khó nhất để giải thích ẩn dụ và biểu tương là sự giải thích có thể vượt qua cả những ǵ tác giả muốn nói. V́ vậy, đôi khi, nên ngừng giải thích để cảm giác của mỗi người đọc, tự cảm nhận ư định của bài thơ, không nhất thiết là ư của tác giả.

Đoạn 3: Con muỗi có hậu môn, thường sử dụng để thải giọt máu đầu tiên khi hút vào, gọi là preurination. Việc này làm giảm nhiệt độ trong máu hút, ở vài động vật, có thể lên đến 104 độ F. Dĩ nhiên, nó c̣n dùng hậu môn cho những việc khác. Con muỗi trong bài thơ, không có hậu môn, mà hút máu. Ăn mà không nhả. V́ vậy cắn lẫn nhau, cắn say sưa. Trong quả bóng, ám chỉ một xă hội bọc kín, mười ngàn con muỗi trong quả bóng nhỏ, cắn nhau là phải. Ư tác giả ám chỉ điều ǵ, chắc bạn đọc đă rơ.

Đoạn 4: Nguyên lư máu chảy xuống giữa chân đàn ông, dễ hiểu và đương nhiên, phải chích như muỗi để hút vào sức sống và lư do để sống, không phải vậy sao?

Đoạn 5: Nơi cao độ nhất của phi lư. Chính con người tạo ra máu để sống, tạo ra lư do để sống. Rồi chính con người tự hủy hoại nó. Nhân vật Ông trong đoạn thơ, biểu tượng sự tự hủy với “đam mê” tự hủy diệt. Câu hỏi về muỗi cắn, gợi lên thao thức, tất cả cái gọi là sức sống, đă theo thời gian, thế kỷ, đi về đâu? Hoặc đă lăng phí cho muỗi hút.

Đoạn 6: Nhân vật đàn bà xuất hiện. Có cặp vợ chồng nào sống vui vẻ với nhau suốt một tháng không? Có lẽ không nhiều hơn có. Trong một tháng, ít nhất cũng một hoặc nhiều lần, đánh rơi tách trà, ly bia, nồi cơm, …hoặc cái ǵ đó, được như vậy vẫn gọi là hạnh phúc. Trong bài thơ, đến lúc này, tác giả nhắc nhở vai tṛ của người đàn bà, đặc biệt là tách trà không đựng trà lài trà cúc mà đựng xương, khó nuốt trôi. May thay, bà đă đánh rơi. Ám chỉ này là kinh nghiệm riêng của tác giả, chúng ta chia sẻ bằng một kinh nghiệm chung: Hạnh phúc căn bản của gia đ́nh nắm trong tay đàn bà. Hạnh phúc “cách mạng” biểu lộ nơi hành động của đàn ông.

Cuối cùng đoạn 7: Sự ngược ngạo, khác tộc khác giống, như Việt và Đức, lại có thể hiểu nhau. C̣n cùng chung lịch sử dựng nước như Phổ và Bavarian lại không hiểu nhau. Chỉ là biểu tượng cho sự nghịch lư của thông cảm và không thông cảm; cho sự khôi hài của mâu thuẫn giữa trí năng và t́nh cảm của con người.

Nếu bây giờ, đọc lại bài thơ, cảm tưởng những đoạn thơ này xuất hiện không liên tục, rời rạc, không liên hệ với nhau. Đọc lại lần nữa đi, có thể chúng ta lầm lẫn. Bảy đoạn thơ này liên hệ với nhau. Ở chỗ nào?

Ở tựa đề: Conversion Table, Bảng Hoán Đổi. tác giả tŕnh bày 7 điều hoán đổi, được ám chỉ bởi ẩn dụ , biểu tượng và tượng trưng. Mỗi điều là mỗi khía cạnh khác nhau của đời sống, của tư duy và kinh nghiệm mà tác giả trải qua. Từ siêu h́nh, đoạn 2, cho đến tâm lư, xă hội và sau cùng chính là dân tộc. Nếu có thể thấy rơ con voi trong sương mù th́ đâu c̣n ǵ để suy nghĩ. Chính v́ sương mù khiến h́nh dạng con voi ẩn hiện, khiến cho trí ṭ ṃ khơi động, khiến cho suy tư muốn khám phá…Chẳng phải đó là nhiệm vụ của thơ, sao? Chẳng phải cần có một tài thơ tŕnh độ, mới sáng tác bài thơ tŕnh độ, sao?

Henry Thomas Buckle đă có lần viết rằng, “Great minds discuss ideas, Average minds discuss events. Small minds discuss people.” (Trí tuệ lớn thảo luận về ư tưởng. Trí tuệ trung b́nh thảo luận về sự kiện. Trí tuệ nhỏ thảo luận về con người.)

Bài thơ này, có thảo luận điều ǵ chăng?

 

Thân ái,

Chúc một ngày vui với thơ.

 

Ngu Yên.

 

http://www.gio-o.com/NguYen.html

 

© gio-o.com 2016