giới thiệu sách mới:

Ư Thức Về Dịch Thuật

Ngu Yên

 

sách dày 580 trang

 

Giới thiệu hầu hết những lư thuyết, chiến lược, phương pháp, kỹ thuật mới về dịch thuật  trên thế giới, từ giữa thế kỷ 20 cho đến thế kỷ 21. Những áp dụng thực tiễn để dịch  truyện, tiểu thuyết và dịch thơ. Đặc biệt, phần ba, giới thiệu giả thuyết dịch Việt ngữ sang ngoại ngữ hoặc dịch ngoại ngữ sang Việt ngữ.

 

Mời đọc và cổ động.

Sách bán trên Amazon:

http://www.amazon.com/Y-Thuc-Ve-Dich-Thuat-Vietnamese/NguYen

 

 

Ngu Yên

Dịch Thơ:

Đường Xa Muôn Lối

 

( Trích chương 27 trong Ư Thức Về Dịch Thuật. Ngu Yên)

 

Thơ khó dịch hơn tất cả mọi loại văn bản khác, hầu hết, ai cũng công nhận điều này. Khó dịch, không phải hoàn toàn v́ ngôn ngữ tinh vi, v́ kỹ thuật chưa đạt, v́ văn hóa khác biệt vô hạn, mà khó v́ bản thân của thơ, chính thơ là một sự khó hiểu.

Hơn nữa, chính thi sĩ là người sáng tạo bài thơ, những bài thơ cao kỳ, thường cũng không hiểu rơ, hiểu hết những ǵ đă viết, nhất là những chữ nghĩa xuất hiện trong trạng thái vắng mặt trí tuệ. Nếu tác giả c̣n không hiểu hết, th́ ai có thể hiểu? Không hiểu hết, làm sao dịch? Cố dịch, tức là liều lĩnh. V́ vậy phải có ḷng tự tin.

Bài giảng của Jorge Luis Borges tại đại học Havard năm 1967 được giới văn học chú trọng, đă xuất bản trong tiếng Ư, " L'invenzione della poesia," nói về bài thơ này là kiểu mẫu của bài thơ kia trong dịch thuật. Nói một cách khác, dịch là một tác phẩm mới được tạo ra từ một kiểu mẫu sẵn có. Câu hỏi: sự khác biệt giữa bản gốc và bản dịch là ǵ?  Nếu những khác biệt không quan trọng, có phải những điều giống nhau là quan trọng hơn? Cả hai, bản gốc và bản dịch, đều là nguyên bản, dù cùng một cốt lơi. Cả hai độc lập dù có sự liên kết với nhau,  và sự liên hệ từ bản dịch đến bản gốc là sự phụ thuộc đơn phương. Luôn luôn, bản dịch sẽ là bản dịch, không thể khác hơn. Phải chăng, các nhà tư tưởng văn học đang tiếp cận quan niệm, chấp nhận sự khác biệt để phát triển những điểm giống nhau giữa hai văn bản? Phải chăng, chấp nhận sự sai lầm để phát triển sự đúng đắn?

 

Về dịch thuật, Bantas và Croitoru đề nghị ba giả thuyết:

1- Thứ Nhất: Dịch Đồng Nghĩa (synonymy). Thơ trở thành một tập hợp mẫu, tạo ra những "mă hiệu nguyên" (initial code), phải được giữ lại trong bản dịch. Mă hiệu nguyên đề cập đến những ẩn dụ [những tượng trưng hay biểu tượng], đến những "mă hiệu làm thơ" (prosodic code) của mỗi thi sĩ dùng vào sáng tác. Giả thuyết thứ nhất được điều nguyên bởi quy tắc:"không thêm, không bớt."

Theo giả thuyết này, dịch giả, đă thật sự biết dịch thuật là tái tạo một bài thơ nào đó, phân tích tất cả cấu trúc và mô h́nh t́m thấy trong bản gốc, và dốc tâm chuyển sang bài thơ dịch. Không có nghĩa vụ thêm bớt ǵ cả.

Lư thuyết này khá thực tế, nhưng các khía cạnh và yếu tố nêu trên, phụ thuộc vào sự chọn lựa của người dịch. Họ có thể gạn lọc tất cả mô h́nh qua sở thích riêng, qua bản lănh thi ca. Tuy nhiên, dù chọn lựa khách quan hay chủ quan, vẫn phải giữ được những ǵ gọi là "cốt lơi bất biến" (invariant core) của bài thơ gốc.

Ví dụ: Bài You Fit Into Me của Margaret Atwood.

You fit into me

like a hook into an eye

A fish hook

An open eye.

Bài thơ ngắn này có ba mă hiệu không thể thay đổi: fit into, hook và eye. Ba mă hiệu nguyên này phải có trong bản dịch,

Dịch song song:

Em ḥa hợp vào tôi

như lưỡi câu móc vào con mắt

Một lưỡi câu

Một con mắt mở

Dịch tương xứng văn hóa:

Em và tôi tâm đầu ư hợp     (dịch tương xứng)

như lưỡi câu móc vào con mắt   (dịch sát)

Một lưỡi câu     (dịch sát.)

Một con mắt mở     (dịch sát)

2. Thứ Hai: Dịch Thông Tri (communication). Roger T. khẳng định rằng những người truyền đạt thông tri là một loại dịch giả. Họ cảm nhận được thông điệp,  đă được ghi mă hiệu (code) trong một hệ thống thông tri mới, khác với hệ thống thông tri của riêng họ. Họ phải giải mă tỉ mỉ rồi ráp mă theo hệ thống mă hiệu của họ hoặc của bản xứ. Đó là quá tŕnh chuyển dịch.

Dịch là một sinh hoạt thông tri giữa hai ngôn ngữ mà Bantas gọi là "đồng nghĩa song ngữ" (bilingual synonymy), những h́nh thái đồng nghĩa của văn phạm từ vựng trong hai ngôn ngữ.

Trong những liên hệ đồng nghĩa giữa hai ngôn ngữ, có điểm quan trọng:

T́m từ ngữ đồng nghĩa sát nhất (tùy vào ngữ cảnh) để tránh những sai lầm có thể xảy ra v́ liên quan đến văn phạm cũng như từ vựng.

 Đồng nghĩa là một trong ba loại liên hệ giữa các khái niệm, trung gian cho hai thái cực: một đầu là  từ ngữ "trái nghịch nghĩa" và đầu kia la từ ngữ "thượng hạ vị" [nghĩa là từ ngữ hoặc cụm từ nằm giữa từ tổng quát và từ xác định, ví dụ: Màu xanh biếc là màu nằm giữa 'sắc màu' và 'màu xanh'. Từ Thượng Hạ Vị 'con cọp' bao gồm cọp cái, cọp đực, cọp vằn, cọp Phi Châu...] Tuy nhiên 'đồng nghĩa' trong thi ca có vấn đề của bản chất v́ không bao giờ có hai từ đồng nghĩa tuyệt đối trong hai ngôn ngữ. Điều đó cũng đúng cho hai từ trái nghịch nghĩa. V́ vậy, người dịch phải chọn theo một trật tự chung hoặc một trật tự đặc biệt hữu lư nào đó. Ví dụ, chọn dịch nhạc điệu, chọn thi phong, chọn thể thơ, chọn vần, hoặc chọn dịch tổng thể ..... Ở điểm này, nói lên tài năng của người dịch.

Điểm quan yếu nhất trong lúc dịch là thi phong (phong cách của thơ) tạo thẩm mỹ. Mỗi dân tộc có truyền thống tích lũy tạo ra thi phong về thẩm mỹ riêng. Mỗi tác giả cũng có thi phong riêng tạo thẩm mỹ đặc biệt. Mỗi bài thơ, được ngẫu hứng hoặc cố ư, mang một phần thi phong riêng để sáng tạo thẩm mỹ riêng cho bài thơ. Để dịch toàn vẹn cả thi phong trước sau và thẩm mỹ nhiều tầng lớp, là việc bất khả. V́ vậy dịch luôn luôn là một bản đồng dạng không toàn vẹn đối với bản chính. Ví dụ:

Exhaustion at Sunset của Mark Strand

The empty heart comes home from a busy day at the office.  And what is the empty heart to do but empty itself of emptiness.  Sweeping out the unsweepable takes an effort of mind, the fruitless exertion of faculties already burdened.  Poor empty heart, old before its time, how it struggles to do what the mind tells it to do.  But the struggle comes to nothing.  The empty heart cannot do what the mind commands.  It sits in the dark, daydreams, and the emptiness grows.

Mỏi Ṃn Giữa Hoàng Hôn

Trái tim trống rỗng trở về nhà sau một ngày bận rộn làm việc văn pḥng. Và trái tim trống rỗng có thể làm được ǵ ngoài trừ tự ḿnh dọn trống sự trống rỗng. Quét sạch những ǵ không thể quét cần nỗ lực của tâm trí, những cố gắng không kết quả của tài năng đă trở thành gánh nặng. Thương thay trái tim trống rỗng, già trước tuổi, vất vả làm sao khi thi hành những ǵ trí tuệ sai khiến. Nhưng những vất vả đó chẳng đạt được ǵ. Trái tim trống rỗng không thể tuân theo mệnh lệnh trí óc. Tim ẩn ḿnh trong bóng tối, hoang tưởng, và sự trống rỗng càng gia tăng.

Dịch song song và cân xứng sẽ làm cho bài dịch mang vẻ ngoại quốc, không quen thuộc, đọc lên nghe trúc trắc. Dịch Thông tri, tức là chọn những từ ngữ trong một mẫu ngữ rộng hơn, từ hạ vị đến thượng vị và thay đổi vị trí pháp ngữ theo lề lối thông dụng của tiếng Việt.

Trở về nhà, trái tim trống rỗng, sau một ngày bận rộn trong văn pḥng. Nhưng trái tim trống rỗng không thể làm ǵ hơn là tự ḿnh dọn sự trống rỗng cho trống trải. Cần có nỗ lực của ư chí để quét sạch những ǵ không thể quét, dù cố gắng, tài năng không mang đến kết quả ǵ, chỉ mang thêm áp lực. Thương thay trái tim trống rỗng, già trước tuổi, quá sức vất vả khi bị trí tuệ sai khiến làm những việc, không hiệu quả. Trái tim trống rỗng không thể tuân theo đ̣i hỏi của trí óc. Tim ẩn ḿnh vào bóng tối, mơ ṃng, và càng trống rỗng thêm.

 3- Thứ Ba: Dịch Phân Tích (analysis).  Muốn thực hiện một bản dịch gần đúng, người dịch phải phân tích kỹ lưỡng bài thơ gốc. Việc này được thực hiện đúng đắn cho những người dịch có kiến thức hiểu biết cả hai ngôn ngữ, hai văn hóa và có khả năng văn chương. Kiểu dịch này đầy phức tạp và khó khăn, v́ người dịch trở thành nhà nghiên cứu gần như chuyên nghiệp để có thể phân tích, mổ xẻ bài thơ tận tụy trước khi chuyển dịch. Việc này, đ̣i hỏi phải có học thuật và kỹ thuật văn học. Không chỉ trông cậy vào cảm nhận và kinh nghiệm, sống lâu lên lăo làng. Những giai đoạn phân tích theo thứ tự cho người dịch những kinh nghiệm và cảm thấu ư tứ tâm tư của tác giả, nhờ tiếp cận chi tiết và suy nghĩ về những khó khăn hoặc trở ngại.

Ngoài ra, người dịch khi trở thành nhà nghiên cứu văn học, phải có kiến thức về các phương tiện có thể sử dụng, để t́m hiểu. Ví dụ cần phải biết tiểu sử, đời sống, những hoàn cảnh đặc biệt, văn nghiệp của tác giả. Phải t́m hiểu hoàn cảnh của tác giả, khi làm bài thơ, hoặc làm bài thơ trong giai đoạn nào của đời người. Tâm lư nào, tư tưởng nào ảnh hưởng ..v..v.. Tóm lại, phải biết càng nhiều càng tốt về tác giả và tác phẩm, th́ sự phân tích càng mang nhiều thẩm thấu. Chính sự thẩm thấu sâu rộng này sẽ giúp dịch giả sử dụng chữ nghĩa , tứ ảnh, thi phong tiếp cận thẩm mỹ của tác giả.

Cuối cùng, dịch thơ không thể làm cho bài thơ dịch khó hiểu, khó cảm hơn bài thơ chính; nếu gặp mâu thuẫn, thậm chí không cần hoa mỹ để giúp tác giả làm hay hơn, chỉ cần dịch sao cho dễ hiểu theo bản gốc. Đây là quy tắc:"Không thêm, không bớt." (Trích: Translating Poetry. Contemporary Theories and Hypothese. Ovidiu Matiu. Lucian Blaga University, Sibiu.)

Ví dụ bài thơ Wietnam của Wislawa Syzmborska, nguyên bản tiếng Ba lan với bản dịch Anh ngữ và bản dịch tiếng Việt của nhà thơ Diễm Châu.

Nhà thơ Diễm Châu đă chuyển sang tiếng địa phương, dường như ông cho rằng, câu chuyện này xảy ra ở vùng quê miền trung, (Quảng Trị?) Hoặc đây là cách thẩm mỹ hóa của một người dịch tài hoa như ông.

Wietnam

Kobierto, jak sie nazwasz? – Nie wiem.

Kiedy sie urodzilas, skad porchodzisz? – Nie wiem.

Diaczego wykopalas sobie nore w ziemi? – Nie wiem.

Odkad sie tu ukrywasz? – Nie wiem.

Czemu ugryzlas mnie w serdeczny palec? – Nie wiem.

Czy wiesz, ze nie zrobimy ci nic zlego? – Nie wiem.

Po czyjej jestes stronie? – Nie wiem.

Teraz jest wojna, musisz wybrac. – Nie wiem.

Czy twoja wies jeszcze istnieje? – Nie wiem.

Czy to sa twoje dzieci? – Tak.

Bản dịch Anh ngữ của Clare Cavanagh and Stanislaw Baranczak.

"Woman, what's your name?"  "I don't know."
"How old are you?  Where are you from?"  "I don't know."
"Why did you dig that burrow?"  "I don't know."
"How long have you been hiding?"  "I don't know."
"Why did you bite my finger?"  "I don't know."
"Don't you know that we won't hurt you?"  "I don't know."
"Whose side are you on?"  "I don't know."
"This is war, you've got to choose."  "I don't know."
"Does your village still exist?"  "I don't know."
"Are those your children?"  "Yes."

Bản dịch Việt ngữ của Diễm Châu (từ bản Anh ngữ):

Này mụ, mụ tên chi? – Tui nỏ biết.

Mụ sanh năm nào, mụ từ đâu tới? – Tui nỏ biết.

Tại sao mụ lại đào hầm dưới đất? – Tui nỏ biết.

Mụ trốn ở đây bao lâu rồi? – Tui nỏ biết.

Tại sao mụ lại bội nghịch với kẻ tới giúp đỡ? – Tui nỏ biết.

Mụ lại không biết rằng chúng ta chẳng có ư làm hại mụ sao? – Tui nỏ biết.

Mụ theo bên nào? – Tui nỏ biết.

Đang lúc chiến tranh mụ phải chọn lựa chứ? – Tui nỏ biết.

Thế làng mụ có c̣n không? – Tui nỏ biết.

Xấp nhỏ này là con mụ? – Già.

Dịch ra văn xuôi, dạng phân tích: - Này bà, bà tên ǵ? Tôi không biết.- Bà sinh năm nào, từ đâu đến? tôi không biết.- Tại sao bà đào hầm ở đây?Tôi không biết.- Bà trốn ở đây bao lâu rồi? Tôi không biết,- Tại sao bà cắn ngón tay của tôi? Tôi không biết.- Bà có biết bà không làm điều ǵ sai trái không? Tôi không biết.- Bà theo phe nào? Tôi không biết.- Đây là chiến tranh, bà phải chọn lựa một bên? Tôi không biết.- Làng xóm của bà c̣n không? Tôi không biết.- Đám trẻ này là con của bà? Dạ.    

Câu thứ 5: Czemu ugryzlas mnie w serdeczny palec? / Why did you bite my finger? ông Diễm Châu dịch thoát ư, tức là dịch theo lối Thông Tri: Tại sao mụ lại bội nghịch với kẻ tới giúp đỡ? Thay v́ dịch theo lối Đồng Nghĩa: Tại sao bà cắn ngón tay tôi? Có nghĩa người đàn bà đă chống cự bằng cách cắn tay người định kéo bà lên khỏi hầm. Hoặc dịch tương xứng, Tại sao bà chống cự chúng tôi?

Câu thứ 6: Czy wiesz, ze nie zrobimy ci nic zlego? Bản tiếng Anh dịch thoát Don't you know that we won't hurt you? Đưa đến việc ông Diễm Châu dịch: Mụ lại chẳng biết rằng chúng ta chẳng có ư làm hại mụ sao? Theo ư riêng, từ "chúng ta" phải là "chúng tôi" và câu này dịch Đồng Nghĩa sẽ là: Bà có hiểu  bà không làm ǵ sai trái không?

Tóm lại, bài thơ Wietnam là bài thơ dùng câu hỏi trong thể thơ xuôi. Ư nghĩa khá rơ ràng theo nghĩa đen. Khi tổng kết toàn bộ câu thơ, sẽ thấy ra sự ám chỉ bản chất mẹ của người Việt. Không cần biết trời sập, đất sụp, chỉ biết bảo vệ, yêu thương con ḿnh. Bà mẹ Việt Nam cao cả v́ như vậy. Bài này, chỉ cần dịch sát ư, theo câu, mới giữ được văn phong. và ví dụ này cho thấy, dịch từ bản chính (Ba Lan) và dịch từ bản dịch (Anh ngữ), có nhiều điểm khác nhau.

Ezra Pound và ba loại ngôn ngữ thơ.

Về ngôn ngữ thơ, Ezra Pound (1885-1972) phân định thành ba loại: Phanopoeia [chủ về h́nh ảnh], Melopoeia [chủ về âm điệu] và Logopoeia [chủ về sinh hoạt của h́nh và âm]. Dịch thuật phải giải quyết mỗi loại ngôn từ hoặc mỗi loại thơ bằng mỗi cách khác nhau.  Những từ ngữ này gốc Hy Lạp, do ông đưa vào thi ca, trở thành những ư niệm phân tích thơ..

·                                                                                                                    Phanopoeia là thuật ngữ để diễn tả một bài thơ hoặc ngôn từ "đưa những h́nh ảnh của kinh nghiệm thị giác vào nhận thức." Pound dùng từ ngữ tượng h́nh của Trung Hoa để dẫn chứng Phanopoeia. Như "Thị tại môn tiền náo." Nhà thơ Allan Ginsberg gọi là "đưa h́nh ảnh vào mắt trí tuệ." Nói tóm lại, thơ Phanopoeia tạo ra những h́nh ảnh tỉ mỉ sống động trong kinh nghiệm thị giác của trí năo. Ngôn từ Phanopoeia có thể chuyển dịch khá dễ dàng.

    Thơ từ thời Hiện Đại đến hôm nay, chú trọng đến  h́nh ảnh. Việc dịch một mệnh đề hoặc một câu thơ bằng từ ngữ hoặc ngữ pháp, đôi lúc không thể thực hiện một cách hữu lư hoặc theo văn hóa dịch, nên dịch bằng h́nh ảnh tương đương hoặc sinh hoạt của h́nh ảnh tương đương. Ví dụ: Bài Introduction to Poetry của Billy Collins.

[...]

I want them to waterski
across the surface of a poem
waving at the author's name on the shore.

But all they want to do
is tie the poem to a chair with a rope
and torture a confession out of it.

They begin beating it with a hose
to find out what it really means.

Tôi muốn họ [độc giả] vui chơi trượt sóng

lướt ngang mặt bài thơ

vẫy tay chào tên thi sĩ trên băi.

 

Nhưng họ chỉ muốn

dùng dây thừng trói thơ vào ghế ngồi

rồi tra khảo lấy khẩu cung

 

Họ bắt đầu đánh ép thơ thú nhận

để truy tầm ư nghĩa thật là ǵ.

·     Melopoeia là loại thơ hoặc ngôn từ về giai điệu, khi ngôn từ vượt sâu vào ư nghĩa bởi âm điệu cưu mang trong chữ. Pound cho rằng, Melopoeia bao gồm 'mối tương quan cảm xúc bởi âm thanh và nhịp điệu của ngôn ngữ'. Có thể xác nhận rơ ràng khi đọc lớn tiếng hoặc hát lên. Một khía cạnh khác để kinh nghiệm, đây là loại thơ dễ phổ thành nhạc. Nhưng thường vấp khó khăn khi chuyển dịch.

·     Logopoeia của Pound tŕnh bày trong How to Read, Polite Essay, 1937: " Logopoeia, 'điệu nhảy của trí tuệ giữa ngôn ngữ', có nghĩa, việc sử dụng chữ không chỉ chú trọng ư nghĩa trực tiếp, nhưng c̣n bao gồm những đặc tính trong thói quen sử dụng, trong bối cảnh có thể biết được, khi từ ngữ xuất hiện, thông thường xảy ra trong lúc viết, có thể chấp nhận, và có thể bị châm chọc. Logopoeia cưu mang nội dung thẩm mỹ trong lănh vực riêng biệt khi tŕnh bày bằng lời lẽ,  không thể bị nhốt đựng trong tạo h́nh hoặc âm điệu, Logopoeia đến mới nhất và có lẽ là lề lối phức tạp và không biết rơ. ...[...]... Logopoeia không thể dịch được, nhưng quan điểm của ư định có thể tŕnh bày thông qua những giải thích. Người ta có thể nói, không thể dịch được [Logopoeia] qua tiếng bản xứ, nhưng khi đă xác định rơ trạng thái ư định của tác giả, người dịch, có khi được, có khi không, t́m ra một diễn giải hoặc một điều tương đương.." .

    Logopoeia là loại thơ hoặc ngôn từ, trong đó, cả Phanopoeia và Melopoeia bị kích thích bởi trí năng và cảm năng để ngôn ngữ thơ tiêu biểu cho cả hai được đón nhận vào ư thức. Allan Ginsberg gọi là tính chất tinh tế trừu tượng của thi ca. Ông đưa ra giả thiết, Pound hí mắt lại để nh́n chăm chú, thấy rơ sự vật; lắng nghe những giai điệu đang xảy ra; và để tâm trí phát hiện thành lời.

Tóm lại ông Pound chú trọng vào thể loại ngôn ngữ trên chức năng diễn đạt, Và đề nghị những cách dịch khác nhau cho mỗi loại ngôn ngữ. Ví dụ, ngôn ngữ gốc diễn đạt bằng h́nh ảnh, nên dịch mô tả, dịch đồng ảnh, dịch đồng nghĩa, dịch tương đương. Trong khi ngôn ngữ gốc diễn đạt chú trọng về nhạc điệu, nên tái tạo âm nhạc theo văn hóa bản xứ, dịch tương xứng. Cuối cùng, khi ngôn ngữ gốc diễn đạt bằng h́nh ảnh và nhịp điệu, nên dịch theo lối Phân Tích rồi sửa lại bằng dịch Thông Tri.

Hatim và Mason đề nghị  ba loại chuyển dịch:

-      Lấy tác giả làm trọng tâm.

-      Lấy văn bản làm trọng tâm.

-      Lấy độc giả làm trọng tâm.

Sáng tạo của dịch dựa trên ư nghĩa của bản chính, nên giữ trung thực với tinh thần bản chính. Do đó, người dịch sẽ phải làm hết những quyết định, v́ vậy, người dịch trở thành trọng tâm. Theo hai ông, người dịch giỏi thường là người ḥa điệu với tác giả, để tŕnh bày thần sắc của bản gốc, như chính là của bản thân.

Bản chất của thơ là gợi ư, hầu như không cần phải hoàn tất ư định tŕnh bày ư nghĩa, độc giả được khêu gợi, dẫn dắt để tự ḿnh t́m ra những ǵ nhà thơ muốn chia sẻ. Dịch sẽ phải đối phó với gợi ư. Không thể bộc bạch tŕnh bày ư tứ cặn kẽ. Có nghĩa, dịch cũng phải giữ được những ẩn ư, những báo hiệu, những ngụ nghĩa....của thơ trong bản chính, khiến cho bản dịch sẽ mù mờ, khó hiểu. Hiệu quả này thường làm cho người đọc bản dịch cảm thấy tối tăm hoặc xa lạ.

 

Ngu Yên

 

http://www.gio-o.com/NguYen.html

 

© gio-o.com 2016