Quế Anh (Sáp màu trên giấy)Tháng Chín

Ngô Văn Tao

NGUYỄN KHẢI
nhà văn (1930-2008)(*)

 

Nguyễn Khải sinh năm 1930, mười sáu tuổi gia nhập quân đội nhân dân, làm y tá rồi làm báo cho báo Quân Đội Chiến khu, được kết nạp vào đảng cộng sản năm mười tám tuổi, tiếp tục làm báo và viết văn cho báo quân đội, làm đến cấp đại tá, sau chiến thắng Điện Biên Phủ  theo đội quân tiền phong, với tư cách nhà báo chứng kiến sự tiếp quản thủ đô Hà Nội, được tuyển vào ban biên tập của tạp chí Văn Nghệ Quân Đội, từng làm phó tổng thư kư hội Nhà Văn, đại biểu Quốc Hội của Củ Chi (Nam bộ). Đă được nhiều giải thưởng văn nghệ, đặc biệt năm 2000 được giải thưởng Hồ Chí Minh!

Mấy lời giới thiệu trên đủ chứng tỏ Nguyễn Khải thật là nhà báo, nhà văn chính thống, con đẻ của Cách mạng, của Xă Hội Chủ Nghĩa, của Đảng. Lời văn của Nguyễn Khải thuần thục trôi chảy, tiêu biểu của nhà văn xuất thân từ ḷ đúc Viết Văn của Đảng, của Quân Đội.

Tôi nhớ vào cuối những năm 80 và đầu những năm 90 của thế kỷ trước, tôi đă mua và cố đọc một số không nhỏ những tiểu thuyết của Nguyễn Khải, nhưng phải thú thật là tôi chỉ đọc được một số trang sách, mà không có can đảm đọc hết một quyển nào trừ quyển “Bữa Tiệc Cuối Năm” (xuất bản năm 1986). Chính với quyển truyện này mà tôi có kỷ niệm t́m được tiếp kiến đầu năm 2003 nhà văn Nguyễn Khải tại nhà riêng của nhà văn ở Khánh Hội ( đường Nguyễn Tất Thành, Sài G̣n). Một ngôi nhà khang trang, chắc chắn là khác hẳn với căn hộ 16 thước vuông, khu tập thể băi Phúc Xá – Hà Nội bên bờ sông Hồng mà trong tự truyện Thượng Đế Th́ Cười (2003) nhà văn nhắc nhở đă sống hơn hai mươi năm với vợ và ba con lớn nhỏ, ngôi nhà khang trang nhưng là một ngôi nhà lạnh nhạt của một cán bộ thành đạt công chức! Tôi t́m gặp nhà văn cốt để chỉ hỏi một câu, rằng gia đ́nh sang trọng của thời nước Cộng Ḥa Việt Nam trong truyện Bữa Tiệc Cuối Năm có phải là gia đ́nh của cựu Đại Sứ Việt Nam Cộng Ḥa vào năm 1970 ở Bonn ( Đức Quốc). Nhà văn xác nhận là đúng vậy; nhưng nhà văn và tôi v́ một lẽ riêng tư mỗi người không hỏi đáp thêm ǵ. Nay tôi đọc tự truyện Thượng Đế Th́ Cười  (tháng 9 năm 2009!), tôi thầm tiếc đă không hỏi han thêm để thật t́m hiểu về nhà văn.

 

Theo tự truyện, Nguyễn Khải là con rơi, con bà vợ lẽ -vợ lẽ theo ư nghĩa của thời phong kiến, là chỉ được để ở riêng một nơi và không có một gia phận ǵ- của một ông tham tá phủ Công Sứ chính quyền đế quốc Pháp ở Hà Nội. Năm 1945, chính quyền Pháp Quốc tan ră, bà vợ lẽ  và cả hai anh em Nguyễn Khải bị ông tham mất việc bỏ rơi. Bà mẹ buôn bán hàng rong để nuôi con; Nguyễn Khải đă biết ṭng quân đội Nhân Dân để tự nuôi ḿnh. Dù sao nhà văn vẫn là con trai của gia đ́nh vọng tộc, có gốc gác gia phả đến tận thời Nguyễn Gia Thiều (1741-1798) của một chi tộc khác ( Nguyễn Khải đă viết một hai trang sách tự truyện truy cứu diễn thuật về gia tộc ḿnh), một gia tộc xa gần vẫn c̣n danh phận ( bà cựu Đại Sứ Việt nam Cộng ḥa ở Đức Quốc trong truyện Bữa Tiệc Cuối Năm là trong gia tộc). Nên không ngạc nhiên ǵ, Nguyễn Khải ngay khi 16 tuổi – trong thời loạn lạc cốt yếu chỉ tự học – đă có tiềm năng, không phải là dân nghèo chân đất quốc ngữ không thông, thành phần của quân đội nhân dân. Năm 17 tuổi Nguyễn Khải đă làm báo, viết kư sự giúp cho bộ đội vừa đọc vừa học chữ. Cứ thế mà đi dần, tiến lên đến chức phó tổng thư kư Hội Nhà Văn, với giải thưởng Hồ Chí Minh cho toàn sự nghiệp văn chương lúc nhà văn 70 tuổi.

Nguyễn Khải thật cũng phải có biệt tài bẩm sinh. Có thể nói Nguyễn Khải là dư ảnh thời đột phá của Văn Học Việt nam, thời tiền chiến ngay trước cách mạng: Chế Lan Viên viết Điêu Tàn năm 16 tuổi,  Huy Cận đă có thơ đăng báo năm 17 tuổi, Vũ Trọng Phụng đă nổi danh năm 18 tuổi…Nhưng vấn đề -mà chính Nguyễn Khải nh́n lại và xác nhận trong  Thượng Đế Th́ Cười- là như một quân dân, một đảng viên, nghệ thuật của nhà văn không thể hồn nhiên tự do nẩy nở. Quân đội bao cấp cho ông bữa cơm hàng ngày, quư hóa bao nhiêu khi người ta sợ đói và hàng năm hàng tháng biết thế nào là thèm khát một cái ǵ giản dị như nắm xôi gấc, miếng thịt mỡ, một bát phở đầy gia vị…. Là đảng viên, tư tưởng của nhà văn phải luôn luôn được chỉnh huấn, mỗi tuần một buổi học tập và tự kiểm điểm, biết phê phán đối tượng xa gần tùy theo chỉ thị mật truyền của  cấp lănh đạo, hay tệ hơn nữa hùa theo đám đông (trong chi bộ đảng) với khái niệm chính thật là tiêu cực hư vô:ư chí của toàn thể quần chúng nhân dân”…

Hơn nữa, ngay năm 18 tuổi, được tuyển vào học chính trị và học viết văn  trong cái ḷ văn duy vật hiện thực Marxít của quân đội. Từ cái ḷ đúc đó, văn của Nguyễn Khải chỉ có thể là thuần thục trôi chảy, lạc quan cách mạng. Tôi nghĩ Nguyễn Khải phải viết hàng trăm trang giấy với ng̣i bút bi, hàng chữ thẳng tắp, không nguệch ngoạc, không xóa nḥa sửa chữa. Lời văn từng câu mạch lạc, từ ngữ ăn khớp; Nguyễn Khải không có cái dửng dưng bóng bẩy Tô Hoài của báo Cứu Quốc,  nhưng lại có cái chất tả chân tả thực  của nhà báo nhà văn xă hội chủ nghĩa đi khảo sát và t́m tài liệu tận nơi tận chốn của những sự kiện tân văn. Đó chính là sở trường viết văn của Nguyễn Khải. Chỉ trong một quyển truyện bao quát không nói tả ai hay đến một nhân vật bằng xương và bằng thịt nào :Bữa Tiệc Cuối Năm, mà tôi đọc thấy ra rất rơ bà Đại Sứ mà tôi đă t́nh cờ quen biết. Tất cả những truyện ngắn, những tiểu thuyết của Nguyễn Khải chắc phải như thế đó, những nhân vật hiển hiện trong những bức chân dung chính xác như trong một quyển album ảnh chụp. Người ta xem có thể chợt dừng lại rất lâu trên một bức ảnh v́ ôi! nhận ra đây một người quen biết và tự thầm hỏi con người đó chẳng biết bây giờ ra sao. Ra sao trong trạng thái vật chất thực tế của đời người th́ những trang sách văn của Nguyễn Khải tương đối nói ra, nhưng thật con người đó nghĩ ǵ, ước ao những ǵ, nhớ nhung ai, ta chỉ có thể ngậm ngùi hoang mang lưu luyến. Chính cái khía cạnh hiện thực giản đơn đó  làm tôi không đọc hết được nhiều quyển tiểu thuyết của Nguyễn Khải, mà thật mở quyển album, người ta chỉ lướt qua những bức ảnh chụp chân dung của những người mà ḿnh không liên quan và không quen biết.

Tuy nhiên, tôi nhớ có một nhà văn nói tôi: “ Nguyễn Khải là Balzac của văn học Việt Nam!”. Ví Nguyễn Khải với Balzac, tiểu thuyết gia lớn của văn học Pháp, có thể nói tương đối là đúng. Trong hàng trăm (?) tùy bút, truyện ngắn, tiểu thuyết của Nguyễn Khải, chắc chắn là hiển hiện bao nhiêu nhân vật, thiết thực ngoài đời. Những con người  ”b́nh thường!” trong một xă hội bao cấp, nghèo nàn, kỷ cương xiết chặt; họ chỉ thèm được đủ no cho mỗi bữa; làm xă trưởng, bí thư đảng ủy của một ấp, th́ quan liêu chi ly cặn kẽ với người dân, lấm lét với “ lănh đạo cấp trên”;  quản trị một nông xă, th́ không tránh được kín đáo giữ phần hơn cho vợ cho con….

Từng làm đại biểu quốc hội, phó tổng thư kư hội Nhà Văn, nhưng Nguyễn Khải tự nói “chỗ của hắn là quán trọ, bến phà, bến xe, sân phơi hợp tác xă, lán ở của công nhân nông trường, khu nhà tập thể của gia đ́nh quân nhân, ở bờ ở bụi, nghe đủ chuyện vui chuyện buồn, chuyện hay chuyện dở của thiên hạ…” Mà thật, theo tự truyện, Nguyễn Khải có chân “trong ban thường vụ của hội Nhà Văn” – một lănh đạo có chức phận – mà như trên tôi đă nói, vẫn vui vẻ an phận với căn hộ 16 thước vuông ở khu tập thể quân nhân băi Phúc Xá, bên bờ sông Hồng, mùa nước lớn phải t́m nhà bà con để tạm chú. Một sự b́nh thản bàng quan nhân bản trước những lệch lạc vật chất cũng như tâm trí trong đời sống xă hội.

Điển h́nh là ba tiểu chuyện sau đây, mà Nguyễn Khải nhắc nhở trong tự truyện, ẩn ư dĩ nhiên đây chỉ là ba chuyện trong hàng trăm chuyện đời dưới cái nhăn quan bao quát của nhà văn, tràn lan nhắc lại trong tự truyện. Chuyện thứ nhất là h́nh ảnh bà già, có hai con trai làm việc cho nhà nước, con rể làm phu xích lô; bà ở một thân một ḿnh, ngay ngày nhặt hoa đại phơi khô ra đầu đường đứng bán, bữa cơm của bà là một nắm bún trắng ăn với muối và một bát nước chín, ngồi ké quán nước chè xanh vỉa hè. Chuyện thứ hai là trung đội trưởng thủy quân, thuyền chở vũ khí tiếp lực cho biệt kích quân ở phía Nam bờ Hiền Lương, mười năm biệt tích; vợ ở nhà đảng thu xếp cho có đấng chồng mới. Trung đội trưởng bỗng trở về làng; người chồng mới chỉ lẳng lặng tức khắc lùi bước, khăn gói ra khỏi nhà. Chuyện thứ ba là chuyện của quân nhân chiến trận Điện Biên Phủ; chiến thắng, anh được cấp trên cho phép lấy một dân vận làm vợ, ăn ở năm sáu năm vợ mất. Trong những năm gia đ́nh chung sống, làm rẫy ở thượng du có được một đứa con gái và chắt chiu nuôi một con trâu nghé. Vợ chết, anh trở về làng, quê anh ở miền xuôi cách mấy trăm cây; anh đẩy xe trâu, trên có con gái năm tuổi và tiểu sành đựng bộ xương vợ; lộ tŕnh bữa no bữa đói nhờ những buổi dừng chân, với con trâu làm công cho nông dân bên đường. Những bức chân dung rất  đời, ám ảnh lưu trữ trong tâm độc giả, nếu trên những đường nhăn, trong ánh mắt…lóe sự ngậm ngùi an phận hay sự phản kháng âm thầm nhân bản trước những oan trái của một đời, hay trước sự mù quáng bất công của xă hội con người….

Nhà văn Tô Hoài viết dửng dưng như nhà báo, viết hàng chục trang giấy trong một ngày. Nhà văn Nguyễn Khải, chỉ trong tám năm 1980-1988, viết những 5 quyển tiểu thuyết mỗi quyển dầy hơn 200 trang, không kể những truyện ngắn, những tùy bút đăng hàng tuần, hàng tháng trên báo chí trong Nam và ngoài Bắc; Nguyễn Khải không dửng dưng viết báo, nhưng nhà văn không ngần ngại bỏ sau những hoang mang thách thức, những day dứt ám ảnh nhà văn chân chính trước những oan trái, trước những bất công trong đời thường cá nhân hay trong xă hội. Bỏ lại sau, để cho ḍng văn của hắn không ngừng trệ, trôi chảy trơn tru như một ḍng sông nhỏ kia, hai bên bờ là bụi tre, những cây sung mượt mà xanh tươi có chim đậu giữa trưa hè im ĺm nắng cháy. Tôi ẩn dụ đây – như chính Nguyễn Khải cuối đời chua chát tự nhận là hắn trong Thượng Đế Th́ Cười – rằng trong tiểu thuyết của Nguyễn Khải không thể có những nhân vật như Chí Phèo của Nam Cao, Xuân Tóc Đỏ của Vũ Trọng Phụng. Tài nghệ viết văn trôi chẩy của Nguyễn Khải có thua ǵ ai! Nhưng trong bức tranh nhân sinh của Nam Cao, Chí Phèo là sự phản kháng chống đối thân phận ḿnh, chống đối cái xă hội nhỏ bé  làng quê thôn xă, ch́m đắm trong nghèo nàn, cố hủ bám giữ tự bao che ích kỷ của mỗi người để tồn tại; trong thế giới đó, một kẻ cùng đinh như Chí Phèo không bao giờ được cho một cơ hội để tiến thân, mạt kiếp t́m ra đâu lối thoát  phận cùng đinh, dù chỉ một bát cháo hành của Thị Nở cũng đủ bừng sáng trăng thanh tràn trề thương yêu trong đầu óc nhân sinh tối tăm tận cùng, với những nốc rượu cặn bă để chửi đổng, chửi người hay chửi Phật. Xuân Tóc Đỏ là sự diễu cợt tố cáo một xă hội không thầy không tớ, giao thời đang mất căn bản với một sự đổi mới ơng ẹo me tây, tân thời tiền bạc. Tuy nhiên, bộ ba trong chuyện trung đội trưởng thủy quân đâu phải là người máy mà không có khắc khoải gặp gỡ chia ly, những dằn vặt nghi vấn t́nh người; rồi người cựu chiến binh Điện Biên Phủ đâu phải là người gỗ mà không tự hỏi ở cuối chân trời kia, quê nhà có ǵ chờ đợi hay chỉ là sự vô t́nh của một xă hội bao cấp, không t́nh không nghĩa chỉ biết hứa hẹn một địa đàng không tưởng. Lời văn của Nguyễn Khải lướt qua những mẩu chuyện, dù chỉ vui tùy bút viết nhắc qua đáng ra vẫn phải có nhưng mà lại không có cái rung động tiềm ẩn tất nhiên nếu Nguyễn Khải là Nam Cao hay Vũ Trọng Phụng.

 

Quá 70 tuổi, tự thấy gần đất xa trời, thẳng thắn nh́n nhận khiếm khuyết mà tôi nói trên trong sự nghiệp văn chương của ḿnh. Thầm tự kiểm điểm và tự t́m hiểu trong Thượng Đế Th́ Cười. Thượng Đế Th́ Cười vừa hồi kư vừa là tự truyện; tác giả không kể lại tuần tự những sự kiện của đời ḿnh, mà cốt yếu là nh́n lại chính ḿnh, mang nặng trên vai sự nghiệp văn chương đồ sộ được đảng và nhà nước tuyên dương. **(Nhưng Nguyễn Khải không phải là nhà văn hạng hai hay hạng ba, bốc đồng có được tác phẩm thời thượng nổi danh, đeo lên ngực những bảng khen xa gần, nay chỉ c̣n biết đóng tṛ thiền giả kiêu ngụy, bạo ngôn chê hầu hết những nhà thơ trong hội nhà Văn là tầm thường giả dối, khi chính ḿnh làm vè ba xu, và tệ hơn nữa lại c̣n tự đại tôn vinh một “bố già” bao cấp ăn chơi, “bố già” thi sĩ làm vè lục bát như thiên tài, không biết rằng như thế là lộ ra cái nông cạn bẩm sinh luồn lọt của chính ḿnh.)**  Đại tá quân đội, nhà văn nhà báo của báo quân đội, đại biểu quốc hội, từng là phó tổng thư kư hội Nhà Văn, giải thưởng Hồ Chí Minh, Nguyễn Khải chân thành khiêm tốn tự nhận chỉ là nghệ nhân trong làng văn chương. Chân chỉ sảng khoái, cặm cụi viết những đoạn văn tả cảnh và tả người; không bàn căi sâu xa sự đời, nh́n người nhưng không vướng vít bởi những câu hỏi siêu h́nh, bản ngă, vọng tưởng tôn giáo hay tự do cá nhân. “Lắm ngày, ngồi đọc lại hay nghĩ lại về những tác phẩm của ḿnh đă viết trong mấy chục năm, nhiều trang viết vẫn làm tôi hănh diện và có nhiều trang viết đă làm tôi xấu hổ và rất buồn. Những trang viết chủ quan, kiêu ngạo chỉ khẳng định một niềm tin, một lẽ sốngThế giới như nhỏ lại nhạt đi..” (trích từ Chuyện Nghề 1999).

Cả thời thơ ấu làm một đứa con bị cha ḿnh miệt thị và sau cùng ruồng bỏ, tới tuổi vị thành niên đúng vào thời loạn, chính ḿnh chứng kiến nạn đói, xác chết rải rác đầy ngơ phố, mẹ con nghèo nàn bữa no bữa đói, Nguyễn Khải gia nhập quân đội nhân dân năm 1946 “không phải v́ một lư tưởng cao siêu nào mà v́ đây là một lối thoát”. Được quân đội tiếp nhận, được cách mạng chỉ thị cho viết văn viết báo, c̣n được đảng rèn luyện thành một nghệ nhân viết văn có tay nghề.  Và như vậy, bản chất lại là con người chân phương trung trực, Nguyễn Khải là đảng viên không nghĩ đặt câu hỏi để có thể đi sai đường lối của cấp trên lănh đạo, làm cán bộ nhà báo nhà văn một tâm một ḷng công tác cho tṛn chức vụ, viết văn trong cái hệ hiện thực duy vật  xă hội chủ nghĩa lạc quan cách mạng.

Trong những buổi họp chi bộ đảng của hội nhà văn, Nguyễn Khải không bận tâm, vô tư như người máy sẵn sàng giơ tay biểu quyết khai trừ những ai mà lănh đạo đă chỉ định là phản bội cách mạng, lăng mạn tiểu tư sản, cá nhân chủ nghĩa…Nhà văn vô tư viết hùa những xă luận d́m xuống bùn đen những kẻ đó. Tất cả có ǵ đâu nếu không chỉ là những giọt dầu nhỏ nhoi rót thêm vào cái vạc dầu mà đảng đă dựng sẵn cho tội phạm. V́ sự vô tư đó, Nguyễn Khải không có cái khắc khoải như cái khắc khoải âm thầm dằn vặt của Tô Hoài với cái chết mờ ám của Nam Cao. Nguyễn Khải thản nhiên nhắc lại trong dịp sửa sai, rằng đă có lỗi và xin lỗi Vũ Bảo, văn sĩ bị khai trừ tan tành kiếp sống v́ tác phẩm Sắp cưới đă bị chỉ điểm là lệch lạc phản đảng, phản nhà nước, phản nhân dân. Một hàng chữ “Thôi im đi! Đồ giả dối”, mà Nguyễn Khải đă phải viết để khai trừ Vũ Bảo thật cũng chỉ là một lời hô hùa, trong cái chuyện nh́ nhằng khắt khe tàn bạo đen tối đó!

Những nhân vật tiểu thuyết cuả Nguyễn Khải là những nhân vật đời thường, nếu có lệch lạc phạm pháp, th́ cốt yếu là hoang mang đă làm sai chỉ thị của đảng, thu nhận không đến nơi đến chốn giáo huấn của lănh đạo, không sống trọn đạo đức cách mạng. C̣n những nhân vật có chiều dầy nhân bản, có dục vọng có t́nh yêu éo le, cơ sở của con người tràn đầy ước vọng, nặng những nghi vấn siêu h́nh (như chính Chí Phèo như có thể có trong tiềm thức), Nguyễn Khải né tránh, khiêm tốn nghĩ lấy đề tài trên những nhân vật đó là nằm ngoài khả năng và vốn văn học của ḿnh. Nhưng có lẽ hơn nữa là sợ nếu đụng đến sẽ trinh diễn tâm thức của chính ḿnh để rồi bị chụp mũ là lăng mạn, cá nhân chủ nghĩa. Hiện thực, duy vật biện chứng xă hội chủ nghĩa không cho phép lệch lạc đụng đến những chuyện nằm ngoài nếp sống cộng đồng;  nếp sống cộng đồng dưới mọi h́nh thức, con người sống là sống và thể hiện dù sai hay trái vẫn phải trong mẫu h́nh đại chúng!

 

Thượng đế th́ cười  là tác phẩm văn chương liên miên kể lể. Hắn (tác giả) nhắc lại chuyện đời thơ ấu của ḿnh, rồi cả đến khi gia nhập quân đội ở tuổi vị thành niên.  Chuyện công tác viết văn viết báo là chính, nhưng cũng không quên chuyện gia đ́nh. Bà vợ về già, phân liệt và rung liệt ( bệnh alzheimer và parkinsons), có những suy nghĩ bất thường, “ông chồng già ngày ngày vẫn ngồi đó, mà vẫn vu khống chồng ngoại t́nh”; câu chuyện nhắc đi nhắc lại -theo tôi- ám chỉ tâm tư của chính hắn, cả một đời hắn bị đè nén áp chế bởi không tưởng, một niềm tin, một lẽ sống,  công tác như cán bộ truân chiên của một đảng thần thánh và công tác nhân danh tương lai, địa đàng cộng sản của ngày mai.

Cái không tưởng đă đè nén hắn suốt cả một kiếp người, nay hắn can đảm xác nhận với chính ḿnh; nên tác phẩm tự truyện của Nguyễn Khải dù không thoát khỏi sự dài ḍng luẩn quẩn  -bản chất nghề nghiệp của những nhà văn đi ra từ ḷ đúc quân đội-  có một chút chua chát thất vọng, làm tôi nghĩ tới Sống Ṃn của Nam Cao, dù chân trời trong tự truyện của Nguyễn Khải th́ ngại ngùng eo hẹp, chân trời của Sống Ṃn là mênh mông phản kháng của sự bần cùng. Có thể Nguyễn Khải thầm tự bào chữa cùng thầm tự an ủi   rằng nếu không có sự đè nén ức chế đó, nhà văn đă đi đến tận cùng sứ mạng của nhà văn, viết về phận người trong cái nhân sinh quan không cùng huyền ảo của sự đời có t́nh yêu, có dục vọng…Nguyễn Khải tự nhận hắn là Thằng Hèn”. Lê Đạt th́ đáp ngay lại : “Nếu thật là Hèn, th́ là một thằng hèn đáng trọng”. Tôi th́ nghĩ đến ông giáo hèn, mà tôi nhắc tới trong tiểu luận :”Trí Thức và Nhân Dân”(**); một ông giáo trong thời bao cấp chỉ dám mang bức tranh sơn dầu nhỏ “Phố Phái” của Bùi Xuân Phái giấu diếm ra ngắm ban đêm, v́ sợ bị điểm chỉ chụp mũ là tiểu tư sản, thiếu tinh thần cách mạng.

Nguyễn Khải là một cán bộ hết ḷng làm tṛn chức vụ. Nhắm mắt trước những vấn đề đen tối oan trái của thời cuộc, cải cách ruộng đất, vụ án Nhân Văn Giải Phẩm, chuyện khai trừ những nhà văn nhà thơ, như Trần Dần, Tuân Nguyễn, Vũ Bảo…tuy là những người cùng lứa cùng thuyền với hắn. Tiếp quản thủ đô Hà Nội năm 1955, giải phóng miền Nam trong chiến thắng mùa xuân năm 1975, Nguyễn Khải là nhà báo trực tiếp theo quân đội từng bước, từng trận. Nhưng theo tôi được biết Nguyễn Khải không có tác phẩm văn chương nào để tả “cảnh người dân reo mừng mở rộng ṿng tay đón tiếp đoàn quân cách mạng”. Trái lại, Nguyễn Khải trong tự truyện, chân thật nhận xét ngay cả những người thân, ngay cả cha ḿnh ( đă chốn chạy vào Nam năm 1955) đều nh́n hắn, đại tá nhà báo quân nhân, trong những ngày giải phóng Sài G̣n, như một kẻ lạ, như một kẻ cướp. Nguyễn Khải lại viết cảnh cùng quân nhân tháng 3 năm 1975, khi vừa giải phóng cố đô Huế, quay quần nghe Trinh Công Sơn hát những bài du ca ( những bài du ca hiện nay vẫn không được lưu truyền??) của t́nh thương, của ḥa b́nh ( chương 27, Thượng Đế Th́ Cười ) Đây là một chuyện không thật, v́ Trịnh Công Sơn khi đó đă chốn chạy vào Sài G̣n. Một sự vô t́nh nhầm lẫn, viết ra gần ba mươi năm sau, chứng tỏ trong thâm tâm nhà văn ước ao bao nhiêu (trái với chỉ thị của Đảng) có một xă hội nhân ái, tương thân không chém giết, không thù hận….

Thượng Đế Th́ Cười  hé mở cho chúng ta thấy  bi kịch của  nhà văn. Giá trị là v́ bi kịch của hắn cũng là thảm kịch của dân tộc chúng ta! Một xă hội dựng trên cơ sở của không tưởng: có một đảng trị thần thánh, có một tương lai: địa đàng xă hội cộng sản! Những quy định chỉ có thể là tức thời “bản chất hữu hạn, tiềm ẩn mâu thuẩn” (theo nghĩa “ Biện chứng pháp Hegel” )(**). Mà một khi có mâu thuẫn, th́ mọi sự đều có thể: sai cũng đúng mà không sai cũng đúng. Dưới nhân sinh quan của Nguyễn Khải, chính là điều dẫn đến những dối trá (nói một đằng mà thật nghĩ một nẻo). Nguyễn Khải sau cùng dằn ḷng tố cáo sự h́nh thành của “một thứ ngôn ngữ chết, ngôn ngữ gỗ…Trả lời phỏng vấn…diễn văn, báo cáo của Đảng, của chính phủ, của quốc hội, tât cả đều dùng các từ rất mơ hồ, ít cá tính và ít trách nhiệm nhất…Và nói dối, nói dối hiển nhiên, không cần che đậy…Nói đủ thứ chuyện, nói về dân chủ và tự do, về tập trung và dân chủ, về nhân dân là chủ của đất nước, c̣n người cầm quyền chỉ là nô bộc của nhân dân. Rồi nói về cần kiệm liêm chính, về chí công vô tư, về lư tưởng và cả quyết tâm đưa đất nước đến chủ nghĩa cộng sản. Nói dối lem lém, nói dối ĺ lợm, nói không biết xấu hổ, không biết run sợ....Người (cầm quyền) nói nói trong cái trống không, người (nhân dân)nghe tuy có mặt đấy cũng chỉ nghe có tiếng vang của cái trống không…Người cầm quyền th́ biết nhân dân bất b́nh…Nhân dân th́ biết người cầm quyền đang nói dối….và ḿnh (nhân dân) cũng sẽ nói dối…” ( trích từ chương 18 của Đi T́m Cái Tôi Đă Mất)(*)

 

Thượng Đế Th́ Cười là tự truyện của nhà văn, cùng với Đi Tim Cái Tôi Đă Mất,  tùy bút Nguyễn Khải viết thêm để soi sáng tự truyện của ḿnh, có một giá trị nhân chứng, với bi kịch của chính ḿnh (ngay trong chuyện nhỏ nhoi gia đ́nh) một phần nào phản ảnh không tưởng đầy mâu thuẫn áp chế trên xă hội Việt nam thời đại này, đặc biệt trong đời sống văn nghệ xă hội chủ nghĩa.

Điển h́nh là Vương Trí Nhàn, tư tưởng gia, phê b́nh văn học có giải thưởng của hội nhà Văn, phó tổng thư kư hội nhà Văn, lên án Nguyễn Khải(***).Theo Vương Trí Nhàn, chúng ta không cần phải bàn luận Nguyễn Khải đă muốn nói ǵ, v́ hắn chỉ là con người giả dối, có hai mặt (sic); với hai văn bản trên, hắn lộ diện là một nhà văn thời cơ *( nghĩ tới tương lai suy tàn của văn nghệ xă hội chủ nghĩa, đă vội xếp hàng chen chân vào lớp những văn nghệ sĩ mệnh danh tranh đấu cho nhân bản)*. Vương Trí Nhàn tự nhận ḿnh là học giả tân tiến hiện đại, nhưng không muốn cảm nhận cái bi kịch ẩn dụ của một đảng viên suốt đời truân chiên v́ lư tưởng xă hội chủ nghĩa và v́ đảng, nhưng tiềm ẩn ôm mang từ lâu tâm tư siêu h́nh phản kháng cá nhân đ̣i quyền sống thật với bản thể hiện sinh con người. Theo tôi, Vương Trí Nhàn chối bỏ đối diện mọi nghi vấn và chỉ muốn được kết luận ngắn gọn bằng một lời cổ hủ:  Hắn là thằng Hèn, cắn bàn tay đă nuôi dưỡng ḿnh!”

 

Tháng 9. 2009

Ngô Văn Tao

 

(*) Nguyễn Khải:

Thượng Đế Th́ Cười (www.talawas.org )

http://www.anonasurf.com/default4.php?q=aHR0cDovL3d3dy50YWxhd2FzLm9yZy90YWxhREIvc2hvd0ZpbGUucGhwP3Jlcz00NzMmcmI9MDg%3D&hl=3ed

Đi T́m Cái Tôi Đă Mất 

 http://www.viet-studies.info/NguyenKhai_DiTimCaiToiDaMat.htm

Đây không phải là tùy bút chính trị. Trái với lời của Vương Trí Nhàn, không ai nghĩ với tiêu đề này Nguyễn Khải  “nói vọng” danh đề: “Đi t́m thời gian đă mất” ( A la recherche du temps perdu- Marcel Proust). Không! Đi t́m cái tôi đă mất là  “đi t́m hiểu ra những cái ǵ mà sống trong cái thời đại xă hội lệch lạc này, tôi đă phải mất: sự hồn nhiên ngay thẳng của tuổi trẻ khi vào đời, sự tin tưởng ở con người cách mạng chân thành và ngay thẳng, ở lănh đạo cần kiệm liêm chính…nhưng có lẽ đau ḷng nhất là cái ư chí đi đến tận cùng nghiệp nhà văn trong cái nghĩa cao cả của nó.”

(**) Ngô Văn Tao:

Thông Diễn Học

Biện Chứng Pháp Hegel

Trí Thức và Nhân Dân

www.gio-o.com/ngovantao    và   http://ngovantao.blogspot.com

(***) Vương Trí Nhàn

Về hai tác phẩm Nguyễn Khải viết để “tổng kết cuộc đời”

http://www.viet-studies.info/VTNhan/VTNhan_VeNguyenKhai.htm