kư họa Quế Anh (acrylic trên giấy)   
     

Kỳ Vọng Thi Ca của Bùi Giáng

tản mạn của Ngô Văn Tao

 

Vĩnh biệt nhà thơ

Anh đă đến từ vô cùng, từ đất khổ, mang cho ta thông điệp của mặt trời, của những v́ sao lấp lánh, với t́nh thương bất tận với vết đau của tội ác, những sự thật của thế giới đầy gian trá, những lời mật ngọt với chiếc thân kiều diễm của mối t́nh vụng trộm vẫn ước thầm trung thủy…

Nhưng rồi anh cũng phải đi. Trở về cơi chết, để lại cho ta vết thương không thể hàn gắn.

Chỉ c̣n sự im lặng, sự im lặng vô thường trụ.

Im lặng hoang mang giữa lâu đài đổ vỡ,  dư âm ḥa điệu của sự trỗi dậy, tiếng nhạc huyền ẩn của cây dương cầm đă găy…

Anh ra đi, cũng là chấp nhận ”sự hững hờ êm dềm man mác của cuộc đời”*. Nhưng chúng tôi cảm nhận bao nhiêu là mất mát v́ anh đă bỏ chúng tôi ở lại đơn côi trong “ḍng lịch sử cuồng nộ dị h́nh”*..

Bùi Giáng 1965  (nguyên bản Pháp Văn : Adieu Au Poète).

Ngô văn tao phỏng dịch ra Việt ngữ ( bấm vào đây đọc nguyên bản tiếng Pháp của Bùi Giáng)

Trên đây là mấy câu văn, trích từ bức thư ngỏ của Bùi Giáng gửi cho nhà thơ người Pháp René Char, đăng trong tập Dialogue (chủ biên thiền gia Thích Nhất Hạnh, nhà xuất bản Lá Bối, Sài G̣n 1965). Những câu văn mà Bùi Giáng đă từng viết lại tặng tôi (1993), thật đúng là một bài thơ tưởng niệm Albert Camus, nhà văn người Pháp mà Bùi Giáng đă từng dịch nhiều tác phẩm.

Tuy là một bài thơ rất ngắn, nhưng cũng đủ cho ta thấy khả năng Bùi Giáng, hoàn toàn tự học, am hiểu ngôn ngữ ngoại quốc (tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Đức, Trung Văn…). Chỉ vài từ ngữ táo bạo :  “mensonges d’un corps qui se glisse long d’un amour fictif qui se veut fidèle” (lời mật ngọt với chiếc thân kiều diễm của cuộc t́nh vụng trộm vẫn ước thầm trung thủy), “écho d’une insurrection harmonieuse” (dư âm ḥa điệu của một cuộc trỗi dậy)…, mà tôi bắt buộc phải diễn giải khi dịch ra Việt ngữ, đủ cho chúng ta cảm nhận chiều sâu thi ư của Bùi Giáng, như ở đây để nói đến A.Camus, tác giả của những tác phẩm nổi danh: “L’homme révolté” (Con người phản kháng), “L’étranger” (Người dưng)….A.Camus là nhà văn mà đề tài chính là “con người” với những khát vọng và những yếu hèn trong xă hội nhân sinh bản thể đầy mâu thuẫn. Một cách nhẹ nhàng nghệ thuật đó, Bùi Giáng cho chúng ta biết tiếc thương và sẽ không quên t́m hiểu thông điệp tư tưởng của nhà văn người Pháp này.

Tŕnh diễn lại mấy câu thơ của Bùi Giáng, đưa ra mấy nhận định trên, tôi thật ước mong rằng rồi đây có những công tŕnh nghiên cứu chính đáng cho ta biết rơ những cống hiến của Bùi Giáng trong ngôn ngữ (sâu xa hơn chuyện thanh điệu của tiếng Việt) và trong lư tưởng thi ca  cho nền văn học Việt Nam.

Một cách ẩn dụ với tầm quan trọng không nhỏ, bài thơ trên có thể phá bỏ những thành kiến nông cạn thông thường đặt Bùi Giáng lên tượng đài “thi nhân cuồng sĩ” hay tệ hơn nữa “ thi sĩ tẩu hỏa nhập ma xa vời trần thế”…Cái điều tôi muốn nhấn mạnh Bùi Giáng chính là một nhà thơ “tư tưởng” về bản thể thi ca của “con người”. Bùi Giáng chính đă gặp triết gia M.Heidegger ở lư tưởng này. Theo  bài thơ tiếng Pháp, Bùi Giáng khẳng định thi sĩ ( như Albert Camus) là chúng ta,  là bạn đồng hành của mọi người. Thi sĩ cảm nhận những hoài băo và những không tưởng, t́nh yêu với tội lỗi yếu hèn, những mâu thuẫn của chính ḿnh và của xă hội cùng những quật khởi triển vọng giải thoát, sau cùng giữa “ḍng cuồng nộ của lịch sử” ( thời tao loạn vừa qua của lịch sử Việt Nam!) biết từ bỏ những thành kiến ư đồ đầy hiểm họa để ôm giữ t́nh thương bất tận. Chúng ta hăy là thi sĩ với kỳ vọng tuyệt đối của nghệ thuật (nghe ra tiếng nhạc huyền ẩn của cây dương cầm đă găy)!

4.5.2009

NVT

http://ngovantao.blogspot.com