Quế Anh (oil pastel on paper) Kim Cương của tâm hồn

 

 

   Mến tặng Bùi Giáng           

   Hữu nhân cao viễn lai

   Thiên thai xuất xứ vong quy lộ

    Náo thị đàm thi tứ        1993-Ngô Văn Tao

    Bạn từ vô tận tới đây

             Lối về cố quốc thiên thai quên rồi

             Đem thơ bàn giữa chợ đời     1994-Bùi Giáng

 

 

Ngô Văn Tao

 

Mt vài cm nghĩ v thi ca

hay là thi ca trong cái nh́n ca Bùi Giáng

 

Con người sinh ra đời có lư tính, biết phân biệt phải trái. Cogito ergo sum! Biết suy tư tức là làm người. Nhưng nếu nh́n con người chỉ với lư thức, người ta đi đến đạo đức của khế ước (provisional Ethics). Nguy hại hơn nữa, người ta có thể quan niệm xă hội – thế giới và con người – như một tổng hợp hạn hẹp và liên tưởng rằng ḿnh đă có những ư niệm tuyệt trù. Có phải v́ vậy không? Có những lănh tụ độc tài, tàn bạo mệnh danh một ư thức hệ khoa học xă hội phù hợp với lịch sử, khoa học kinh tế phù hợp với thị trường nhân sinh! Con người sinh ra đời có lư thức, nhưng c̣n có một thiên phú tiền nghiệm khác: nghệ thuật thi ca. Nghệ thuật thi ca? Có thể nói như Đức Phật đó là nhân duyên của tiền kiếp. Có thể nói như Bùi Giáng, đó là hoài niệm về một cố quận. Cũng có thể định nghĩa rơ hơn như là một linh năng hồi ức tất cả quá tŕnh ḿnh đă qua, để thức tỉnh trong một sát na của Hiện Tại.

 

Người thi sĩ là người biết sống cái thức tỉnh đó (hay nói như S.Kierkegaard: “the poet lives poetically the Moment!”). Sự thức tỉnh đó chợt đến như một hiện sự: từ căn nhà đen tối, cánh cửa bỗng mở rộng ra trước bầu trời xanh thẳm, với nắng vàng với chim hót. Nó là giây ngộ nhập siêu thoát ra khỏi cái ṿng luẩn quẩn của cuộc đời. Người ta có thể gọi đó là thi hứng, cái lóe sáng của tâm hồn. Nhưng sống và ư thức được cái lóe sáng đó, ngưới ta phải chuẩn bị tâm hồn như sau 49 ngày nhập định, như sau bao nhiêu khắc khoải, suy tư và nuối tiếc. V́ vậy, tôi tạm gọi nó là nghệ thuật thi ca. Để nhắc lại ư của S.Kierkegaard, nghệ thuật thi ca là linh năng sống tràn đầy, sống tận cùng cùng muôn vật giây phút diệu huệ, dù giây phút diệu huệ đó có thể chỉ thu gọn trong cái thoáng hiện của một hiện tượng rất tầm thường, như một nụ cười, như một bông hoa hay một điệu nhạc.

 

Cái lóe sáng của tâm hồn chính là “nơi đây và giờ này” (hic et nunc), là Hiện Tại cái móc dấu giữa quá khứ và tương lai. Triết gia hay đúng hơn khoa học gia có thể hiểu thế nào là tương lai, ư thức rơ những quy định tất yếu tiến triển trong thời gian (the determinism), như người ta thường nói: “chiếc hỏa tiễn đó ba ngay sau sẽ tới cung trăng”. Nhưng khi ta bàn đến nghệ thuật thi ca, là chúng ta bàn tới linh năng của con người nằm ngoài ṿng của lư thức. Vậy thế nào là tương lai, khi chúng ta không có quy luật tất yếu để tiến triển trong thời gian? Người thi sĩ không có tương lai chỉ có quá khứ. Và quá khứ là những ấn tượng trên bàn thạch cao của tâm hồn, những ấn tượng của những giây phút sống của hiện tại, Nên nói đến nghệ thuật thi ca là chỉ nói đến linh năng hồi ức quá tŕnh đă sống của con người. Người thi sĩ tàng giữ trong tiềm thức những lóe sáng, những sát na hiện tại. Tàng giữ trong tiềm thức những kỷ niệm mơ hồ, những sự kiện đă cảm nhận, hiện hữu hay chỉ là huyễn tượng.

 

Triết học Âu Tây từng nói khoa học khởi đầu bằng Triết học sau cùng đi đến nghệ thuật. Tôi muốn nói: “đi đến nghệ thuật Thi Ca”. Đi đến tận cùng của lư thức, người ta bắt buộc phải xa xa gần gần tiếp cận ngưỡng cửa của cái cửa mở ra ṿng ngoài của thế giới hiện hữu. Nghĩa là có thể nói linh thức cái KHÔNG theo nghĩa của Đức Phật. F.Hegel cũng đă ư thức đến sự Có và sự Không ( Being and Nothingness), ư thức sự sống và sự chết…Người nghệ sĩ đi gần với Đạo Phật hơn, tiếp nhận nghệ thuật Thi Ca,  như một linh năng tiên nghiệm, cái linh năng sống Sát Na của Hiện tại, ch́m đắm trong thuần thanh lô hỏa, quên hết tất cả sự hiện hữu, hiện hữu của bản thân và hiện hữu của muôn vật. Đạo Phật muốn con người biết diên tŕ cái Sát Na Hiện Tại đó, để tự giải độ ra khỏi ṿng luân hồi A Tăng Kỳ Kiếp của bể khổ. Nhưng người thi sĩ vẫn trở về với trần gian, ở lại trong “bể khổ” nhưng mang nặng trong tâm hồn ấn tượng của “tia lóe sáng”, như một hoài niệm về Cố Quận, dư điệu của nhớ thương, của nuối tiếc…Trong tất cả những bức tranh, đụng chạm được trái tim của người xem, trong tất cả những điệu nhạc quyến dũ được người nghe, đều phải có một điểm mạnh mầu nhiệm nhắc nhở cái tia sáng ấy của tiềm thức. Người nghệ sĩ trước hết phải là thi sĩ.

 

Nghệ thuật là sự trầm lắng của tâm hồn, đón đợi một tia sáng bất ngờ, một linh cảm để nh́n đời dưới chiều sâu thứ năm hay thứ sáu. Bàn đến thế nào là thơ, thế nào là mỹ học, chúng ta hăy nghĩ đến cái linh năng tiên nghiệm: nghệ thuật thi ca. Hiểu được linh năng đó là biết đặt một bông hồng trên bàn tiệc, những bàn tiệc ô trọc của cuộc đời. Cái linh năng đó thuộc về bản thức h́nh nhi thượng của con người. Nó đến như một ḷng tin Đức Chúa của con người sùng đạo được hiển ngộ; ḷng tin Đạo Phật, tin ở huệ năng tự giải độ con người. Nếu không có bản thức h́nh nhi thượng, con người chỉ là con người phiến diện, một bộ máy tính kế toán, biết vẽ đồ pháp, và tàng giữ trong trí óc ngàn ngàn con số.

 

Phải là ông đồ gàn, hương nguyện đạo đức giả mới nói một câu : thi ca là đồi trụy, lăng mạn hăo huyền. Phải là triết gia cực đoan, quá khích trong biện chứng khoa học xă hội duy vật mới nói một câu: tôn giáo là thuốc phiện của dân. Trong thi ca có một ḷng tin, tin ở sự sống ở con người. Trong ḷng tin đạo, cũng có thi ca, nếu hiểu thi ca như một hiển ngộ, như một huệ năng bừng lóe trong tâm hồn. Không phải những lư luận khoa học, lư trí, không phải những tiện nghi kỹ thuật có thể cho cuộc đời một lư nghĩa. Nên nghĩ như Đức Phật, chúng ta chỉ sống được cái bể khổ trần gian này, khi chúng ta linh thức được cái ngưỡng cửa mở ra ṿng ngoài của cuộc sống tầm thường và bi đát.

 

Một bông hoa nở rộ bên vườn. Một nhà tu đi thực khất, mảnh cà sa để trật bên vai. H́nh ảnh của thi ca cũng là h́nh ảnh một cậu bé tóc dựng ngược, mắt lim dim, nằm ngủ thiêm thiếp bên bờ suối (F.Nietzsche). V́ thi ca là thực tại sống vu vơ, bông lơi và phi lư. Như bức tranh Bùi Xuân Phái treo trên tường không sưởi ấm được căn pḥng qua mùa đông. Như Đức Phật không dạy cho ai tranh đấu để tồn tại, cải thiện vật chất cuộc đời trên trái đất. Nhưng tất cả đều mang đến cho con người một đường tơ đạo lư. Người thi sĩ biết tôn trọng tha nhân và mỗi một cuộc đời, v́ tự biết chính trong ḷng ḿnh đây, nhỏ nhoi, hạt bụi có cả một vũ trụ. Người thi sĩ hiểu hơn ai hết cái tự do cao cả của con người, cái quyền tự do bẩm sinh của mỗi người – nếu muốn th́ làm, mở cái cửa để đi vào  thế giới t́nh yêu, vị tha và bác ái…Nghệ thuật thi ca là hoài băo siêu việt cuộc đời. Một bài thơ dù lăng mạn, dù chỉ nói niềm u uất riêng tư, vẫn là bản tuyên nguyên ca ngợi con người, ca ngợi cuộc đời, khẳng định tự do của nhân loại, cái tự do cho đời ḿnh một ư nghĩa, mà những nhà tù, những khổ ải không tha hóa được. Người thi sĩ có thể nằm trong nhà khám của một chính thể độc tài tàn bạo vẫn biết tiếp nhận tia sáng thi ca của ḷng ḿnh, tỏa dịu trên ḿnh trên tha nhân trên xă hội một làn sóng an ủi thăng hoa. Khi chúng ta mải miết lư luận, khi chúng ta cuồng nhiệt khai thác tài nguyên khoa học kỹ thuật th́ tương lai của con người, tôi muốn nói là ở sự tiếp nhận nghệ thuật thi ca trong ḷng của mọi người.

 

Trong một bài thơ, chúng ta không nên chờ đợi một âm tín. Câu hỏi nghệ thuật vị nhân sinh hay nghệ thuật vị nghệ thuật chỉ có thể là một câu hỏi phi lư. Nếu t́m giải phóng vật chất cho loài người, th́ khoa học và kỹ thuật có thể đáp ứng. Nếu t́m đạo pháp xă hội nhân sinh, th́ vấn đề nan giải này là vấn đề của triết gia, và chúng ta cũng quá biết rồi cái tai hại của ư thức hệ. Nếu chúng ta muốn, thi ca có thể là lương tri thâm trầm của thời đại; chúng  ta học nh́n vào đời với đôi mắt hồn nhiên của thi nhân, với một ḷng chân thành, vị tha và thẩm mỹ.

 

Thơ phải là vu vơ lăng mạn trữ t́nh. Thơ phải là bông lơi lai láng không ḱm giữ, thâm ư vô cùng mở rộng. Người thi sĩ mang quá nhiều hoài vọng, nuối tiếc nên thơ không thể xây dựng được ǵ cho cuộc sống. Thơ mông lung ẩn dụ. Trong cái mông lung của thi ca, một bài thơ có thể chỉ là một khoảng im, một từ ngữ…:

 

Bông hồng

 

Chiếc lá…

 

Chiếc lá lửng lơ trên vai áo, đó là lời tỏ t́nh bất tận. Bông hồng thầm đặt trên tay người yêu là nặng cả một ân t́nh mà trần gain không có lời để diễn tả. Tôi muốn nói tất cả những ǵ cũng có thể là thơ. Thơ nằm trong ḷng của thi nhân. Lời thơ lai láng trữ t́nh, nhưng cũng có thể lai láng cô đọng trong sự im lặng. V́ thi ca có quá nhiều ám tín, v́ thi sĩ là người cô đơn lạc lơng với cái cửa sổ nhỏ bé riêng tư, nên sự im lặng trong ḷng thi nhân có thể vang vọng hơn cả bài thơ ngh́n chữ.

 

Trong thi đàn Việt nam, Bùi Giáng nhà thơ là người hiểu tận cùng cái bí ẩn của thi ca. Bùi Giáng không ngừng làm thơ và muốn đẩy tất cả cái huyện nhiệm của thi ca vào đời. Thi sĩ làm thơ giữa chợ, múa may trên đường phố, cửi áo mặc cho hài nhi, dâng hoa cho gái đêm. Tất cả v́ Bùi Giáng muốn vũ trụ, cuộc đời ch́m đắm trong một bài thơ. Một bài thơ mà thi sĩ viết măi từng giờ từng phút, để nói lên hết những ǵ ḿnh cảm nhận, nói lên những khát vọng, những linh thức của trái tim. Phải chăng đó mới thật là thi ca? Là cái huyền diệu, cái bí phẫn của nhà thơ? Một bài thơ là lời thổ lộ cuối cùng. Một bài thơ là bản tuyệt bút.

 

1996

Ngô Văn Tao

 

 

http://www.ngovantao.blogspot.com/