Cao Tôn

Trần Dần, Thi Sĩ

(1926-1997)

 

 

Nhà thơ Pháp René Char  từng nói: “Tôi giương cánh cung, bàng quan trước lịch sử” . Nguyễn Du, nhà thơ của chúng ta, sống qua bước ngoặt của ba triều đại : Lê- Nguyễn Tây Sơn- Nguyễn ( Gia Long), một giai đoạn lịch sử Việt Nam đầy biến cố , nhưng trong tất cả tác phẩm thi ca của Nguyễn Du tôi chỉ biết được có ba câu:

 

Thành quách suy di nhân sự cải

Kỷ độ tang điền biến thương hải

Tây Sơn cơ nghiệp nhất đán tận tiêu vong (Long thành cầm giả ca)

 

nhà thơ nói tới sự thăng trầm lịch sử, mà nhà thơ cùng những người thân đă phải sống qua với nước mắt, hoang mang và mất mát. Gần đây nhất, nhà thơ Bùi Giáng (1926-1998), cùng thời với Trần Dần, sống tận cùng hơn nửa thế kỷ tàn bạo chiến tranh, cách mạng lịch sử, lại cũng ngạo nghễ b́nh thản vô tư ngao du bước qua thời đại. Sự nghiệp vĩ đại của hai nhà thơ một phần nào giúp tôi thông diễn ư thâm sâu của René Char.

 

Lịch sử có thể huy hoàng lớn lao (chiến thắng Đống Đa, chiến thắng Điện Biên) nhưng cũng thường tàn bạo với những chém giết tương tàn khốc liệt. Người ta giết nhau v́ những ảo tưởng phi lư, người ta coi kẻ thù ngay cả những người dửng dưng ngoài cuộc phê phán ư đồ của ḿnh như những tế sinh vật phải giết để dâng lên bàn thờ lư tưởng ư thức hệ của ḿnh. Bàn thờ của những không tưởng, của những “vinh quang muôn năm” mà ánh sáng sự thật sẽ “đẩy vào bùn đen vạn kiếp”. Người thi sĩ đi t́m nhân bản, đi t́m t́nh yêu, sự thông cảm tuyệt vời giữa những trái tim; người thi sĩ đi t́m cái ǵ có thể không bao giờ thật có, cái ǵ như chân lư nằm ở tận xa kia, phía chân trời trong sáng của hy vọng. Người thi sĩ vậy làm sao dấn thân vào lịch sử được, đảm nhận sự thù hằn, tội ác dù chỉ đối với  một con người. Người thi sĩ cùng lắm chỉ có thể nói với người chiến sĩ anh hùng lư tưởng:

 

Khi thanh b́nh trở lại

Khi chiến tranh đă hết

Chúng ta trầm tư nghĩ lại

Thương cho kẻ thắng trận

Khóc cho người bại trận

Ôi! Ông hoàng ơi

Mái đầu ông tóc trắng

“Hăy  treo trên tia nắng

Chiếc gươm thần vô dụng” (Thành Tựu của binh đao, thơ của Ngô văn Tao)

 

Bàng quan trước lịch sử! Nhưng lịch sử tàn bạo chiến tranh, sáng lập những triều đại, cách mạng áp đặt giáo điều tư tưởng là cơn xoáy lốc:

 

Chiến trận tràn lan người người khốn khổ

Bèo hoa  trôi dạt măi về đâu? (Ngô Văn Tao)

 

Có thể Nguyễn Du giữa tao loạn thời đại của ḿnh đă biết ẩn thân làm liệp hộ trên Hồng Lĩnh Sơn. Bùi Giáng th́ từ bỏ mọi nghi thức xă hội bao gồm sự kiếm ăn, hệ luỵ gia đ́nh, tiền tài và danh vọng; Bùi Giáng làm ẩn giả khổ hạnh giữa đô thị, làm người điên, người cuồng lạc lơng trên những ngơ bụi của Sài thành…nên ngay cả những năm sau ngày 30 tháng 4-1975, Bùi Giáng vẫn ung dung như một ông ăn mày tựa gốc cây viết những bài  thơ vô vi.  Làm người cuồng, người điên bàng quan trước lịch sử chính là cái lẽ mà nhà thơ đă sống được qua nửa thế kỷ 1945-1995, cái thời biến loạn dữ dội chưa từng có trước trong lịch sử Việt Nam. Cái thời của chiến tranh chống ngoại bang, của tiễu trừ giai cấp, đời sống nông thôn cải biến đến tận gốc, đô thị xoay vần qua ba bốn kỳ thay h́nh đổi dạng, bất cứ ai có một chút cơ ngơi đều bị coi là tư bản bóc lột nhân dân, người trí thức có thể một sớm một chiều bị coi là phản động vọng ngoại, một câu nói, một trang nhật kư bỗng bị tịch thu đưa ra làm chứng cớ cho đại tội bất phục ṭng đối với đảng, đối với nhà nước nhân dân…Tất cả những ǵ mà người ta gọi là bánh xe lăn của lịch sử, mà những nhà văn nhà thơ là nạn nhân nằm dài không kể hết được trên con đường của lịch sử! Khái Hưng bị xử bắn ở Yên Bái (1946), Nam Cao bị giết trên đường “vào tề” thăm gia đ́nh (1953), Ngô Kha bị thủ tiêu v́ kêu gọi cho hoà b́nh nhân bản (1973), Vũ Hoàng Chương ngoài 60 tuổi, hấp hối như một tội phạm trong trại cải tạo v́ đă quá lăng mạn, quá tự do trong nghệ thuật (1976)….Ngoài số đó, dưới một h́nh thức đặc biệt khác Trần Dần thi sĩ - sống tṛn 71 tuổi - là nạn nhân điển h́nh của thời đại!

 

Ngay sau cách mạng tháng 8-1945, cuộc tổng động viên 1946 kháng chiến  chống Pháp bùng nổ. Tất cả những ai nam hay nữ trên 16,17 tuổi đều t́nh nguyện hay bị huy động tham gia kháng chiến. Trên toàn nước tràn lan một bầu không khí động viên vô cùng lăng mạn, với bối cảnh chập chùng Hà Nội trong lửa cháy (tháng 11-1946), những làng những con phố tỉnh lỵ tự phóng hoả - tiêu thổ kháng chiến - làm một ṿng đai trắng xung quanh Hà Nội, theo dọc đường Quốc lộ 1….Nhưng cách mạng tháng 8-1945 không phải là cách mạng xă hội của toàn dân, mà là cuộc đoạt chính quyền của đảng Cộng Sản Việt Nam. Ngay khi đoàn quân Đồng Minh giải ngũ hàng quân Nhật Bản trên miền bắc Đông Dương, đội quân Trung Hoa của tướng Lư Hán làm tṛn nhiệm vụ trở giáp về Trung Quốc (đầu năm 1946), chính quyền trong tay của đảng Cộng Sản chỉ trong một đêm và trong đen tối tiêu diệt đến tận gốc mọi chính đảng dân chủ khác (ngay cả những nhân sĩ, những đoàn thể cấp tiến  công khai phủ nhận xă hội chủ nghĩa Marx-Lênin, dù có t́nh nguyện góp sức với đảng cầm quyền để thực hiện cái khẩu hiệu “toàn dân kháng chiến” của  Hồ Chí Minh). Cuộc toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp mang sẵn rồi những mâu thuẫn đầy hiểm hoạ. Dân quân du kích kháng chiến, dưới sự lănh đạo chuyên chế của đảng cộng sản, dần dần bị cải tổ thành đội quân binh cách mạng vô sản,  xă hội chủ nghĩa Marx-Lênin. Với kỷ luật khắt khe của quân đội, mọi binh đội phải mỗi ngày học tập xă hội chủ nghĩa, từng đợt tới tấp chỉnh huấn cải tạo. Những kẻ nào không biết tiếp thu, không biết cải tạo ḿnh, từ người nông dân chất phác gia giáo, từ người thanh niên trí thức hồn nhiên t́nh người thành chiến sĩ vô sản xung phong diễu trừ “cường hào phong kiến”, “bán nước tư sản”…, những người đó tức khắc bị sa thải một cách này hay cách khác như con sâu độc hại có thể làm rầu nồi canh. Vào những năm 1949-1950, chiến sự ở Đông Dương, sau khi đảng Cộng Sản Trung Hoa chiến thắng trên Trung Quốc lục địa, biến dạng không c̣n là một cuộc chiến tranh thực dân xâm lược nữa mà là cuộc chiến tranh giữa tư bản chủ nghĩa và xă hội chủ nghĩa, số người đào ngũ mặt trận nhân dân cách mạng càng ngày càng đông (Vũ Bằng, Phạm Duy, Mai Thảo,…có lẽ chính cả Nam Cao), lũ lượt theo nhau vào “tề”, trở về chấp nhận sống với chính quyền của những người  thân Tây, thân Mỹ. Tất cả đưa đến sự phân chia nước Việt Nam ra thành hai miền Nam và Bắc, cho cuộc chiến tranh Việt Nam thêm một khía cạnh nội chiến tương tàn.

           

Trần Dần thi sĩ năm 1945, mới vừa 19 tuổi, có tú tài toàn phần. Những tú tài thời đó đều thông hiểu sâu rộng Pháp văn; Trần Dần hiếu học luôn luôn đến thư viện đọc những sách văn học tây phương (nguyên văn tiếng Pháp). Với cái hồn nhiên tự kiêu tuyệt vời của tuổi trẻ, nhập bọn với những đàn anh: Trần Mai Châu, Đinh Hùng, Vũ Hoàng Địch, Vũ Hoàng Chương thành lập nhóm “Thi sĩ Tượng Trưng”, phát hành tạp chí Dạ Đài( số 1) vào ngày 16-11-1946, đúng vào những ngày cuộc “toàn dân tiêu thổ kháng chiến” chống Pháp bùng nổ! Trong số tạp chí đó, Trần Dần, Trần Mai Châu, Vũ Hoàng Địch đă đưa lên bản tuyên ngôn của “Thi sĩ Tượng Trưng”:

 

“Chúng tôi - một đoàn thất thố - đă đầu thai nhằm lúc sao mờ...

Chúng tôi đă sống, sống hết cả những h́nh thức dương trần, đă đau khổ hết cả những mối sầu vui nhân loại (sic)

Thế cho nên chúng tôi -  thi sĩ tượng trưng – chúng tôi có nói cũng chỉ là nói cái tâm trạng của thời nhân, của những thời nhân đă có ngày CÔ ĐỘC…

 

Trần Dần với nhóm “Thi sĩ Tượng Trưng”  có sự tin tưởng ở khả năng nhân bản của nghệ thuật, hành tŕnh đơn độc của nghệ sĩ,  âm thầm trong thế giới riêng tư nội tâm, đi t́m giải tŕnh cái nguyên căn hư hư thực thực của con người (trong cái nghĩa này, những thi sĩ tượng trưng có thể nói đúng thật là dụng ư làm thơ “siêu thực”). Con người bao dung, rộng lượng, tràn đầy t́nh thương và sâu xa thiện mỹ thức. Trần Dần “bàng quan” trước thế sự, không phải rằng thi sĩ không sống và không thấy sự khốn khổ của dân tộc ( sự thiếu thốn của mọi người trong thế chiến thứ 2, hai triệu người dân chết đói khắp nơi trên Trung, Bắc bộ), ḷng hoang mang của người dân với cách mạng tháng tám, và mưu đồ thực dân của người Pháp muốn chiếm lại Đông Dương. Nhưng Trần Dần chọn làm thi sĩ với tất cả sự hăng say của thanh niên vào đời, chỉ có thể đưa ra những hàng chữ trên những trang giấy mỏng làm sao chống đỡ được cho một ai trong cái tao loạn của thế sự. Không phải rằng thi sĩ yếm thế, không phải rằng thi sĩ vô tâm trước đau thương của đồng bào, trước nguy nan của tổ quốc; Trần Dần nghĩ thi sĩ thiên phú có một sứ mạng khác, tự đặt ḿnh trong một “tháp ngà”  riêng tư góp phần xây dựng lâu đài văn học của tiếng mẹ đẻ. Nhưng cơn xoáy lốc của lịch sử , “toàn dân đồng ḷng tiêu thổ kháng chiến”, cuốn trôi toàn dân, cả thi sĩ nữa; chỉ một túp lều tranh bé nhỏ để thi sĩ an nhiên tự tại cũng không thể có! Trần Dần gia nhập đội ngũ dân quân kháng chiến; với hành trang học vấn, thi sĩ được nhận vào “pḥng Văn nghệ của quân đội”, nhưng trước hết phải nhận lời mời, tự nguyện kết nạp vào Đảng! Một lời mời mà không một ai trong đội ngũ dân quân có quyền lựa chọn, khả năng suy tư bác bỏ, ngay dù có biết vào đảng cộng sản là tuyên thệ sống theo chỉ thị của đảng, một sức mạnh không h́nh hài với giáo điều mệnh danh khoa học, mệnh danh chân lư tuyệt đối xă hội! Trở nên một đảng viên, nằm trong đội sáng tác văn nghệ, tuyên huấn của quân đội, đó là bước ngoặt mở đầu những năm tháng ngậm ngùi tù túng, mai một tài năng, “người bay không có chân trời”.

           

Vào quân đội cách mạng vô sản, là sống với chiến tranh, chống ngoại xâm, chống phản động, chống những kẻ thù nằm ngay trong chúng ta. Một đảng viên là luôn luôn học tập nghị quyết của đảng, hằng ngày tự kiểm thảo và kiểm thảo lẫn nhau từng lời, từng bước đi với các đồng chí cùng một tổ . Trần Dần tự nhủ:

 

“…Trong chiến tranh, người ta ít có thời giờ để mà ngẫm cho sâu…Anh văn công vừa nghe chính uỷ đả thông , vừa làm một bài thơ, một câu ḥ, thậm chí một bài hát phổ lời chỉ thị…

Ban sớm tôi họp. Ban trưa tôi về viết chỉ thị. Gặp anh hay gặp chị để đả thông nhau. Ban chiều tôi họp phổ biến… Xẩm tối, tôi tự phê b́nh trong tổ 3…Ban đêm tôi c̣n họp…Cuối tuần tôi tự phê b́nh: chưa tranh thủ lắm…. Kém đi sâu! Cái lỗi ngàn lần tự phê, ngàn lần không sửa nổi…”.  (Trần Dần ghi  16-17.1954)

 

Trong gần chín năm ở chiến khu Việt bắc, Trần Dần chắc phải làm thơ, viết văn, tô điểm các kiến nghị, các chỉ thị của đảng! Có để lại dấu ấn ǵ không? Một số bài thơ viết ra như khẩu hiệu đăng trên báo của quân đội:

 

Châu Mường La

đốt đuốc

TRONG

bao nhiêu hồi trống

Đêm

muôn tiếng hô

đó là đêm

MƯỜNG LA KHỞI NGHĨA

Không có đêm nào như đêm nay

12 GIỜ

Chúng ta

đánh Mường La

 

Một bài thơ dài: Tiếng trống tương lai, hoàn tất tại Bắc Kinh tháng 10.1954, nghe có nhưng không được đưa vào tuyển tập Thơ Trần Dần. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ (ngày 7.5.1954), giữa tiếng khải hoàn ca của quân đội, Trần Dần viết xong vào tháng 9.1954 truyện dài : Người người lớp lớp. Theo Hoàng Cầm, đó là một quyển truyện rất được hoan nghênh, có những trang  đầy nhiệt huyết, có những nhân vật có xương có thịt, nữ diễn viên văn công tươi đẹp, anh dũng rạng rỡ t́nh người, những anh hùng liệt sĩ  Điện Biên,  có thể  xuất  thân từ  cặn bă  xă  hội, khắc khoải với những éo le, nghi vấn… Theo chính lời của Trần Dần (Hoàng Cầm nhớ lại), “đấy không phải  là những nhân vật với h́nh ảnh trống rỗng, thùng rỗng kêu to như thường có trong văn chương cách mạng, kháng chiến khói lửa mịt mù, chỉ thấy súng nổ lửa bốc, uỳnh oàng lổn nhổn những bộ máy lắp đi lắp lại với một lô danh từ…”. Phủ nhận văn chương cách mạng thô thiển lạc quan hiện thực, Trần  Dần đă bị đặt vấn đề. Vấn đề trong nội bộ  đảng là sau gần chín năm học tập chính trị, hoạt động kháng chiến, thi sĩ gần 30 tuổi vẫn c̣n lăng mạn trí thức tiểu tư sản, nhất là vẫn c̣n hăng say dấn thân cho nghệ thuật, nghệ thuật thi ca trong cái nghĩa “siêu thực” của phận người không hoàn toàn vật chất mà dung hoà vô định giữa  mộng mơ và thực tại!

           

Tràn đầy hy vọng gặp lại người thân, sống trong hoà b́nh để hết tâm trí cho thi ca cho nghệ thuật, Trần Dần người chiến sĩ cùng đồng đội khải hoàn ca về tiếp quản thủ đô Hà Nội. Nhưng tiếng reo vui đón đoàn quân giải phóng của người dân không phải là tiếng reo vui mà thi sĩ chờ đợi. Có một cái ǵ hoang mang rạn vỡ, thủ đô vắng vẻ: “Những cơn gió ảo năo. Tôi chạy ra ngoài nhà hát lớn. Phố vắng tanh. Trời rét. Một vài ánh đèn ngả trên đường nhựa. Sao mà buồn vậy.” (Trần Dần ghi 16.1.1955).  Nhiều người đă bỏ chạy vô nam, kẻ ở lại tự hỏi thế nào là ngày mai, bừng mắt tự thấy không c̣n là công dân của đất nước, lai lịch bị kiểm tra, tài sản bị tịch thu. Có người con gái chưa tới đôi mươi côi cút, gia đ́nh di nam bỏ lại cô một ḿnh, bổn phận coi giữ tài sản ( nhận uỷ quyền coi giữ một hai căn nhà cho thuê), nay cô là con người bị xă hội ruồng bỏ, bị cách ly như thành phần tư bản hút máu, như gián điệp mà kẻ thù cài lại. Dù sao hoà b́nh (được ba bốn năm, trước khi cuộc chiến chống Mỹ và  thống nhất Việt Nam dội lên khốc liệt) đă lại, trước mắt là thực tế xă hội cần phải cải thiện thăng hoa, Trần Dần tiên phong đ̣i tự do tư tuởng, tự do bàn luận về những vấn nan xă hội. Thi sĩ tích cực tham gia bàn tṛn phê phán tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu, qua những khuyết điểm tôn sùng lănh tụ, lạc quan hiện thực xă hội chủ nghĩa méo mó dựng đứng một thế giới phẳng hai chiều, những đoạn thơ chải chuốt rập khuôn không có chút ǵ là trái tim, t́nh cảm thật của thi sĩ. Phê phán với thâm ư là đ̣i trả lại sự chân thành trong sáng tác, quyền nói thẳng ra những ǵ ḿnh thật nghĩ, bỏ đi những mặt nạ và t́m lại niềm vui lăng mạn rạng rỡ của toàn dân trong buổi đầu kháng chiến. Hơn nữa Trần Dần cùng Từ Phác, Đỗ Nhuận, Hoàng Cầm, Trúc Lâm, Hoàng Trúc Linh và rất đông anh em công tác văn nghệ trong bộ đội dự thảo ra bản “Đề nghị chính sách văn nghệ” đưa lên lănh đạo của đảng: “ Giả văn nghệ cho anh em văn nghệ sĩ! Phân rơ ranh giới giữa cán bộ chính trị và văn nghệ sĩ”, đề nghị đó bị bác bỏ ngay bằng một câu quật lại: “ Tinh thần của bản đề nghị này, chính là một thứ tư tưởng tự do của tư sản. Nó chứng tỏ tư tưởng tư sản đă bắt đâu tấn công vào các đồng chí”. Và như thế ngay trong năm đó 1955,  đă có một hố sâu không cách ǵ lấp đi được, những mâu thuẫn giữa thi sĩ với chính sách ngu muội, ư thức hệ, tư tưởng chính thống một chiều của đảng mà Trần Dần trong thâm tâm chỉ là một đảng viên miễn cưỡng và “không thể nào dám công khai thoát ly.”

 

Nhưng không tuân theo lời khuyên răn kiểm thảo của tổ đảng, lời cảnh cáo của lănh đạo, lời can của những người bạn cùng chí hướng nhưng tức thời, Trần Dần rủ t́nh thương, rồi đến t́nh yêu cho cô gái bơ vơ ,”thành phần của giai cấp tư sản xấu xa, gián điệp mà địch cài lại”. Người con gái, mà mọi người né tránh, buổi nào với chiếc áo dài kiêu sa nay chỉ  mang măi một cái áo ngắn không màu lạc lơng tiều tuỵ giữa đám đông xa lạ, người con gái mỏng manh đó đă rung động trái tim của thi sĩ, cô nhắc nhở một xă hội mà thi sĩ đă từng biết những năm xa xưa trước chiến tranh, hay có lẽ chia cùng thi sĩ sự hận đời lư thuyết không đâu, chỉ có những con chiên và những kẻ thù…Mù quáng và cay nghiệt, đảng bộ như một bà mẹ già đạo đức cổ hủ ra lệnh giam lỏng thi sĩ ba tháng trời không được ra khỏi một căn buồng:

 

Mặt bốn bức tường

                        trơ trẽn

                                    mặt tôi

Năm cái mặt

nḥm nhau

khó chịu!

Trời ơi!

Cuộc đời tôi

tôi đă tội t́nh ǵ?

Sao lại bị

cuộc đời

giam hăm hử?” (Bốn mặt tường – Bài Thơ gửi Lê Đạt, 1955)

 

Nhưng thi sĩ vẫn trở về với người yêu, ở bên người yêu khi đẻ  đứa con gái đầu ḷng. Tất cả chỉ một thoáng qua, thi sĩ lại bị lệnh đi  thực tế học tập, công tác về  quê  “cải cách ruộng đất”. Cuối tháng 1-1956, trong khi Trần Dần đang công tác ở Bắc Ninh, Hoàng Cầm cho đăng bài thơ “Nhất định thắng” của thi sĩ trong Giai Phẩm Mùa Xuân. Tháng 2 , Trần Dần bị triệu về Hà Nội., để nghe hội nghị của Hội Văn Nghệ, 150 văn nghệ sĩ đồng thanh phê b́nh gay gắt. Rồi ngay trong những ngày Tết (1956), Trần Dần bị bắt, vứt vào nhà tù Hoả Ḷ! Trong nhà giam, thi sĩ đă tự cắt cổ tự tử, nhưng được cứu. Cầm tù ba tháng, theo Hoàng Cầm, đảng ta học tập nghị quyết của Đại hội lần thứ 20 của Đảng bạn, Đảng Cộng Sản Liên Xô ( tổng bí thư Nikita Khrouchtchev), cũng lung lay lập trường, phóng thích thi sĩ. Đảng cộng sản không tuyên bố khai trừ thi sĩ, nhưng thi sĩ từ đây chỉ là kư sinh vật của xă hội không được làm một việc ǵ! Thế chưa đủ, thi sĩ và hầu hết tất cả các văn nghệ sĩ, những giáo sư trí thức liên quan đến Nhân Văn ( tham gia Giai Phẩm Mùa Xuân và đứa em, tờ báo  Nhân Văn) bị điều động vào trại lao động cải tạo như những phạm nhân đen tối của xă hội: “Tôi nhớ nhà nhiều. Nói kiểu Trung Quốc, tôi đang gặp kỳ tứ khổ: 1- khổ lao động nặng. 2- khổ đối xử. 3- khổ nhớ. 4- khổ nắng mưa bất nhất, đùng đùng đến đùng đùng đi.” (Nhật kư Trần Dần: Thái Nguyên 20-7-1960).

               

Tháng 8-1960, ốm nặng (sai cột xương sống?) thi sĩ được thả về. Từ đó Trần Dần nhất định làm đạo sĩ ngồi yên hàng năm hàng tháng trong một căn pḥng đen tối, xám khói bụi đường. Có thể hầu như không bao giờ ra khỏi căn pḥng, nếu không chỉ một lần vào Huế và vô Nam,chính trị quốc gia  nhà nước vào thời kỳ đổi mới 1988, rồi sau đó trong chín năm hoàn toàn im lặng và vẫn cô đơn với bản thân ḿnh cho đến chết 1997:

 

Tôi vẫn thế! Vết nhăn bổ dọc trán…

Tôi có ǵ đau?

Đau có v́ ǵ?

Ai bảo tôi cách nào thoát khỏi chấn song tôi?....

Lậy tất cả! Tha cho tôi

Cả những lỗi tôi làm

Cả những lỗi người khác phạm

Tha cho tôi. Tôi không đánh vỡ ǵ cả

Tôi chỉ đánh vỡ của mọi người một mảnh sống: đời tôi

(Đường  Cùng - Tập thơ Cổng Tỉnh viết xong 1960)

 

Ốm nặng,  v́ hàng ngày hàng tháng 1 giờ phải gánh 12 gánh mỗi gánh 30 cân, mỗi buổi sáng 5 giờ: “Tôi mệt. Lưng, hen, buốt óc. Các thứ bệnh nhè vào cái lúc mệt, 3 giờ đêm rét, ngồi ôm ngực thở suyễn.” (Nhật kư: Thái nguyên ngày 7.8.1960). Tập thơ Cổng tỉnh hoàn thành xong ở trại lao động cải tạo, được tha về. Nhưng một cái ǵ đă đổ vỡ rồi trong thi sĩ! Con giun bị xéo măi có quằn lên không? (Hoàng Cầm) Không! Con đại bàng bị chặt cánh cũng không làm sao bay được đến chân trời! “Hăy khóc cho chân trời không có người bay!” Trong tất cả những thời gian về sau cho đến 1988, thi sĩ vẫn làm thơ: nhưng không c̣n nhiệt huyết nữa, không lấp lánh cái chí sáng tác mang nhân loại cùng leo thang đi tới một giai tầng nghệ thuật khác. Trong bóng tối, hệ luỵ chán chường giữa cuộc sống, xă hội vứt bỏ ngoài xa cánh cửa, một ḿnh với cái bóng của ḿnh, thi sĩ làm thơ “Biến tấu chữ, biến tấu âm”, làm thơ “Cấu Trúc”, làm thơ “Lời và không lời”,  viết “Sổ bụi và Vở bụi”, rồi sau cùng hết trong năm 1987 làm “Thơ Mini” ( theo lời của thi sĩ: thuốc mất ngủ thượng căn trị xơ tim-óc, xơ hồn!).

                                               

                                               

Hoàng Cầm, nhà thơ không thuộc về trường phái “siêu thực”, “trân trọng và quư mến những cái t́m ṭi của Trần Dần trong thơ”. Tuy nhiên Hoàng Cầm đă có lần hỏi Trần Dần :

 

“Sao cậu lại bắt chước Mai-a? Bắt chước th́ không thể nào độc đáo được.”

Trần Dần nói:

“Tâm hồn có giống nhau th́ mới ảnh hưởng sâu sắc được chứ! Ḿnh bị ảnh hưởng Mai-a thực…”.

 

Thật ra, ngay khi khởi đầu dấn thân vào nghệ thuật 1945-46, Trần Dần 19 tuổi đă công khai với bản tuyên ngôn “Thi sĩ Tượng Trưng” trong tạp chí Dạ Đài là thuộc về trường phái của nhóm Dada  (đa đa hay dạ đài) (Âu Châu,1916-1920).   Maiakovski (1893-1930), tức Mai-a năm 1914 đă viết trường ca : “Bóng mây mặc quần” (A cloud in trousers). Một bài thơ, theo giới phê b́nh văn học Việt nam một bài thơ “leo thang”, hoàn toàn nằm trong nghiệm thức nghệ thuật của nhóm Dada. Tự do tràn lan, đột phá trong ngôn ngữ, leo thang từ giai tầng này sang giai tầng khác, ẩn dụ tạp hợp nhiều nguồn thi tứ như sự sống động của cuộc đời, luôn luôn trôi chảy và biến dạng…Cốt yếu nữa là “siêu thực”, nh́n thẳng vào sự vật ngay cả t́nh cảm của chính ḿnh dưới tia sáng của nội tâm pha lẫn mộng mơ cùng trần tục, để tất cả lấp lánh với một h́nh hài mới, siêu việt cái thẩm mỹ quan cổ hủ mấy ngàn năm “giờ phải mục nát” của  chúng ta. Một bóng mây mặc quần! Một cái bồn tiểu tiện cũng có thể như thế hiện lên như một tác phẩm mỹ thuật! ( tác phẩm: La Fontaine của Marcel Duchamp-1917).

           

Cũng như nhóm Dada, cũng như Maiakovski, “Thi sĩ Tượng Trưng” với Trần Dần có cái hoài băo đại ngôn: mang đến cho con người (cho dân tộc Việt Nam) cả một nguồn thiện mỹ thức mới. Cái hoài băo đại ngôn thật ra “Xuân Thu Nhă Tập” ( Hà-nội,1940-45) đă từng bạo ngôn nói lên rồi:

 

“Nghệ sĩ ngày nay phải chịu trách nhiệm tạo thành những mỹ cảm ngày sau, những xúc động sau, những tuổi sau, những vĩnh viễn ngày mai” (Bài thơ:”Ta mơ”, Nguyễn Xuân Sanh trong Xuân Thu Nhă Tập).

 

Nhóm Dada hoạt động chỉ trong bốn năm 1916-1920, nhưng những nghệ sĩ âu mỹ nằm trong trường phái tiếp tục sáng tác, thể hiện cái nguồn sinh lực “hậu hiện đại” trong văn nghệ thuật hiện tại. Maiakovski tự tử năm 1930 ở tuổi 37, nhưng đă có đủ một quăng thời gian để thực hiện những tác phẩm chính yếu, thi ca, kịch bản, duy tŕ tên tuổi của ḿnh cho thế hệ mai sau. Cái bất hạnh của “Xuân Thu Nhă Tập”, của “Thi sĩ Tượng Trưng”  là lịch sử Việt nam ngay năm 1945 đă đi vào thời kỳ vô cùng tao loạn. Văn nghệ sĩ việt nam “siêu thực”, “Mai-a” (khuynh hướng Maiakovski) không có cơ hội để thực hiện cái ước mơ to lớn, dù chỉ một vài tác phẩm tiền phong triển khai sự không tưởng mà họ ôm mang trong tâm hồn. Khi chiến tranh chống Pháp kết thúc 1954, đất nước chia đôi sống tạm trong mấy năm ḥa b́nh, những văn nghệ sĩ đó manh nha hoạt động: Trần Dần ở Hà Nội, Thanh Tâm Tuyền (1935- 2005) ở Sài G̣n với tập thơ “Tôi không c̣n cô độc”(Sài G̣n -1955).

           

Với nền tảng văn nghệ truyền thống của Việt Nam, trong bối cảnh xă hội, chính trị và lịch sử của thời đại, cái trào lưu “siêu thực” và ngay cả hiện nay (2008) “hậu hiện đại” của chúng ta làm sao có thể sâu rộng, dù chỉ nh́n trên lớp bóng bẩy thời thượng cũng quá phiến diện, thiếu cái bông lơi, khí thế cách mạng lạc quan của Dada, của Maiakovski tin ở sức mạnh nghệ thuật thức tỉnh bọn trưởng giả, bọn con buôn, bọn đầu cơ chính trị….Riêng bàn về Trần Dần, từ năm 1954 cho đến 1960, thi sĩ làm thơ “Mai-a”. Nhưng không thể nói, theo những nhà phê b́nh nông cạn, đó là những trang thơ “cách mạng”, của  “lănh  tụ trong bóng  tối t́m ṭi cách tân chữ nghĩa”, mà phải nhận thức như  Phạm Xuân Nguyên đă viết:

 

“Chúng ta bây giờ đă ít nhiều biết về Trần Dần măn hạn làm người với đầy đủ đau thương thế nào. Tất cả những đau thương đó ông đă nén vào thơ. Âm thầm lầm lũi tháng ngày. Viết, viết, và viết…Những con chữ quánh lại. Những trang viết dày lên. Một năm, hai năm…” (in trên phụ b́a tuyển tập: Thơ Trần Dần”.

 

Ngay cả trường ca “Đây Việt Bắc”(1957), nhẹ nhàng lăng mạn nhất của thi sĩ bắt đầu bằng mấy câu cổ điển:

 

“Đây! Việt Bắc!

Sông Lô

             nước xanh

             tṛng trành mảnh nguyệt

B́nh Ca

            sương xuống

                        lạc

                          con đ̣!

Đáy dạ thời gian

            c̣n đọng

                        những tên

Như

   Nà Phạc

            Phủ Thông

                        Đèo Thùng

                                    Khau Vác” 

không đột phá siêu thực và b́nh dị trong từ ngữ, tự sự hồi tưởng những kỷ niệm đẹp của những ngày gian khổ trong chiến khu Việt Bắc, sau cùng hết vẫn là lời gào thét phẫn nộ ngồi trong nhà tù, giam giữ thi sĩ không cho cất cánh bay:

 

“Tôi ngồi

            hoá đá

                        giữa giao thừa

một pho tượng

            đục bằng đau khổ…..

Hăy thù ghét

            mọi ao tù

                        nơi thân ta rữa mục

mọi thói quen nếp-nghĩ mù loà!

Hăy sống như

            những con tàu

                        phải ḷng

                                    muôn hải lư

mỗi ngày

            bỏ

            sau lưng

                        ngh́n hải-cảng-mưa-buồn!”

 

Đọc trên đây đoạn kết của “Đây Việt Bắc” , người đọc nên nhớ là chính trong đêm giao thừa và  những ngày tết Bính Thân (1956), thi sĩ đă hồi hộp chờ đợi và đă bị bắt và tống giam trong nhà tù Hoả Ḷ! Rồi ngay cả bài thơ nổi tiếng “Nhất định thắng”, in trong Giai Phẩm Mùa Xuân, nhiều phê b́nh gia coi như là bài thơ “leo thang” tiêu biểu của Trần Dần, không biết họ có thấy ra không, đấy không phải là một bài thơ “siêu thực” mà là một bài thơ có hai mạch tư tưởng đan kết. Một là những câu thơ “gượng gạo” chính trị rập khuôn, đặc biệt đoạn cuối viết ra theo lời khuyên của Hoàng Cầm, những câu thơ thời sự cốt đẹp ḷng ban tuyên huấn của đảng, nhưng rút cục không giấu nổi sự hoang mang, nuối tiếc của thi sĩ trước sự di tản vô Nam của bao nhiêu người chạy trước bước  chân rầm  rộ tiến tới của “đoàn quân giải phóng, cách mạng xă hội chủ nghiă”. Hai là những câu thơ tự sự của thi sĩ đau ḷng, u uất không biết ngày mai thi sĩ với người yêu sẽ tồn tại sao trong xă hội đen tối khắc nghiệt, quan cảnh và dị biệt; dưới đây thật là một bài thơ tự sự bi cảm gồm những đoạn nguyên văn ghép lại:

 

Những ngày ấy bao nhiêu thương sót

(trích từ :Nhất định thắng, bài thơ “leo thang” dài gần 300 câu)

 

Em đi t́m việc

Mỗi ngày đi lại cúi đầu về

         - Anh ạ,

           họ vẫn bảo chờ…

Tôi không gặng hỏi, nói ǵ ư?

Trời mưa, trời mưa

Ba tháng rồi

Em đợi

Sống bằng tương lai

Ngày và đêm như lũ trẻ mồ côi

Lũ lượt dắt nhau đi buồn bă…

Em đi

      trong mưa

                     cúi đầu

                              nghiêng vai

Người con gái mới mười chín tuổi

 

Em cúi đầu đi, mưa rơi

Những ngày ấy bao nhiêu thương  xót

Tôi bước đi

           không thấy phố

                            không  thấy nhà

Chỉ thấy mưa sa

                 trên màu cờ đỏ

 

Trời mưa to lụt cả căn nhà

Em tất tả che mưa cản gió

Con chó mực nghe mưa là rú

Tiếng nó lâu nay như khàn, em à

Thương nó nhỉ - nó gầy – lông xấu quá

Nó thiếu ăn – Hay là giết đi ư?

Nó đỡ khổ - Cả em đỡ khổ

 

Những ngày ấy bao nhiêu thương xót

Tôi bước đi

              không thấy phố

                            không thấy nhà

Chỉ thấy mưa sa

                      trên màu cờ đỏ

           

           

Maiakovski năm 15 tuổi gia nhập đội ngũ  bôn-sê-vít của cách mạng Liên Xô, thành tâm sáng tác (thơ văn, hội họa, ca nhạc)  phụng sự cách mạng. Lênine chết năm 1924, Staline đoạt chính quyền. Từ năm 1927 cách mạng Liên Xô rơi dần vào thảm trạng tàn bạo độc đoán, tôn sùng lănh tụ, Maiakovski tự cảm thấy bị đe doạ ngột ngạt. Một ngày tháng 4-1930, không chờ nghe thấy bước chân của mật vụ, nhà thơ của “tương lai chủ nghĩa” ( futurisme, như Maiakovski thường tự nhận) tự bắn vào ḿnh một phát súng để tự tử. Theo truyền thuyết, trước khi chết, nhà thơ đă thốt lên những câu sau cùng:

 

“Tôi xin vĩnh biệt ra đi! Các đồng chí không cần phải lên súng bắn”.

 

C̣n trên bia mộ ḿnh, nhà thơ đă viết trước:

Chiếc thuyền t́nh tôi đă đắm ch́m trong sóng gió của sự đời! Không c̣n ǵ để bàn căi”. Tôi chợt nghĩ nếu Trần Dần ốm chết trong trại khổ sai lao động cải tạo Thái Nguyên (1960), thi sĩ sẽ nói ǵ? Chắc thi sĩ cũng có một câu sau cùng:

 

Xin vĩnh biệt! Tôi bay tới chân trời khác, các ngài không c̣n giam giữ tôi được nữa.” Và có lẽ thi sĩ cũng cho khắc trên bia mộ ḿnh mấy hàng chữ:

 

Bữa tiệc đời đắng cay, cơm bo bo muối mặn, tôi đă ăn đủ phần ḿnh. Xin kính chào vĩnh biệt!”.

           

Một tâm hồn ngang tàng, quyết sinh lăng mạn, ôm mang bao nhiêu lư tưởng về xă hội về con người đă bị chôn vùi bởi một chế độ tàn bạo giáo điều, ư thức hệ mờ ám! Trần Dần là thi sĩ tài hoa thiên phú. Những bài thơ thĩ sĩ đă viết để lại cho chúng ta trong những năm 1955-1960, dù chỉ là những bài tự sự bi cảm thống thiết, không có ư bay bổng nguyện đưa chúng ta đến  một giai tầng nghệ thuật cao siêu nào, vẫn là những tác phẩm cho chúng ta cảm nhận  cái nh́n nghệ thuật  thi vị hoá thực tế của thi nhân, những cột đèn trong sương, những góc phố dưới trời mưa…Và trước hết là sự thấu triệt thi tính của ngôn ngữ Việt Nam, giản dị cô đọng của ngôn từ và khả năng hoán dụ (la métonymie) của chữ nghĩa.

           

Lịch sử văn học Việt Nam sẽ măi măi ghi nhận Trần Dần là một trong những thành phần đặc trưng nhất trong nhóm văn nghệ sĩ trí thức của “Giai Phẩm Mùa Xuân”  và của “Nhân Văn”. Những người đă đứng lên đ̣i tự do tư tưởng, tự do sáng tác và một xă hội “nhân văn”. Những người đó đă tức khắc bị chà đạp, cô lập, tống giam hay bị đầy đi khổ sai lao động cải tạo. Họ c̣n bị “vĩnh viễn” kết án không được nói, không được nghĩ, một lời nói  một hàng chữ trong nhật kư có thể bị công khai mang ra tố tội phản động, tay sai của kẻ thù nhân dân…Trong những văn nghệ sĩ đó, không ít người dần dần đi đến bị trầm uất. Trần Đức Thảo luôn luôn sợ có người đến mang ông ra hỏi tội. Đặng Đ́nh Hưng trước khi chết viết “Ô Mai”, một tác phẩm bộc lộ sự cô đơn, lạc lơng giữa thế gian, khao khát không ǵ cả nếu không chỉ một nụ cười nhân hậu. Trần Dần từ 1960 đến 1987 đóng cửa tự nhốt ḿnh trong căn pḥng tối đen thiếu ánh sáng, làm thơ như chơi ô chữ, dù có những khi lộ ra thi lực của một thiên tài, nhưng thực tế  là trong trạng thái trầm uất, tách rời nhân thế.

           

Tuy nhiên trong sự trầm lặng u uất đè nặng trên xă hội, những quán cà phê chui bốn năm người ngồi không động đậy, không tiếng nói trước chén cạn, những đường phố không người, trẻ con không cười không hát, những chiều tối đêm xuống vội le lói chỉ một vài ánh đèn, Hà Nội của thời bao cấp (1960-88)! Đặng Đ́nh Hưng, Trần Dần, Lê Đạt… vẫn để lại đâu đó cho chúng ta một nguồn sinh lực thầm lặng của sáng tạo, của thi ca. Một sự có mặt siêu h́nh! Tất cả như thể hiện ở những nét vẽ của ba hoạ sĩ đại tài : Nguyễn Sáng, Nguyễn Tư Nghiêm, Bùi Xuân Phái, những hoạ sĩ đồng hành với Trần Dần, Đặng H́nh Hưng, Lê Đạt…qua những ngơ, những phố cổ của Hà thành. Đặc biệt với Nguyễn Tư Nghiêm, tôi muốn nghĩ tới sự tĩnh lặng của hội hoạ. Với sự tĩnh lặng đó, Nguyễn Tư nghiêm đă nói lên được hết không phải che dấu  cái nh́n nhân bản siêu h́nh của nghệ thuật. Những bức tranh bột màu trên giấy, đám trẻ vui vẻ an b́nh không có bóng cờ, lănh tụ, biển ngữ cách mạng, những con vật biểu tượng sự tuần hoàn của thời gian qua những can chi, ba người đàn bà áo dài màu sắc kiêu sa bên hồ Tây đúng kết như tượng gỗ chống đối sự thăng trầm không đâu của tuế nguyệt….

           

Bàn về thi sĩ Trần Dần, tôi cảm thấy giận đời và giận định mệnh. Ngay cả đến năm cuối cùng của sáng tạo (sổ bụi 1988), làm thơ Mini, thi sĩ không có được sự”TĨNH”, để thoát khỏi cái gông cùm oan khiên làm đổ vỡ đời ḿnh. Thi sĩ làm thơ Mini ,”thơ đang tự định nghĩa, đang tự h́nh thành…., nó không muốn giống thơ hai-ku..” (sổ bụi 1988). Với thơ Mini, thi sĩ vật lộn với tṛ chơi ô chữ, mỗi ngày như “một liều thuốc ngủ”. Thi sĩ đă không nghĩ tới cái “thiền quan” của hai-ku: trời, đất và người, bên bờ hồ sen dưới trời xanh, con người là con chuồn chuồn chợt đậu trên một cánh hoa…Thi sĩ đă thốt lên:

 

“Cổ lai - từ sống - mấy ai về”.

 

Tôi không muốn nghĩ là thi sĩ chơi tṛ hoán chữ ( chết thành sống); mà đây thật là  một lời gào thét. Sống là sống hết ḷng, tận cùng cho đến chết; nhưng ai đă lấy đi cuộc đời để thi sĩ tiêu hao héo hắt trong cơi bụi bặm này. Rồi đây sẽ có một ai không? Biết đứng lên thay mặt cho tất cả tập đoàn đảng  trị này, xin lỗi nhân dân, xin lỗi hương hồn Trần Dần đă làm tan nát cuộc đời của thi nhân, mai một một nhân tài!

 

17.3.2008

Cao Tôn

 

 

Tài liệu tham khảo

 

1)      Trần Dần – THƠ

Tuyển tập dầy 490 trang

Nhà Xuất Bản Nhă Nam – Đà Nẵng 2007 (đă bị nhà nước Việt Nam kiểm duyệt thu hồi)

 

2)      Hoàng Cầm :Tiến tới xét lại vụ án văn học: Con người Trần Dần

Báo Nhân Văn số 1, ra ngày 20 tháng 9 – 1956

Có thể xem trên www.talawas.org

 

3)      Trần Dần : Ghi 1954-55

www.talawas.org/diemnong/dn69.html

                       


Phụ Lục

 

Vladimir Maiakovski 
( A Cloud in trousers)

Bóng Mây Mặc Quần ( phần I gồm gần 30 đoạn)

Lili Brik* (gồm 4 đoạn thơ ghép lại)

 

Rồi lại rồi

nhiễu mũi vào trời mưa

áp trán vào màn mưa lốm đốm

anh đợi

bọt sóng đô thành dội đẫm ướt thân anh

 

Em rầm rập tới

- chỉ là thế, là vậy thế thôi -

quẳng găng tay da nhung

em nói:

“Anh biết không,

em đi lấy chồng!”

 

Em nhớ chứ

em vẫn nói rất nhiều:

Jack London

nào tiền nào bạc

cùng t́nh yêu

và đắm đuối.

Nhưng anh chỉ nh́n thấy có em

tố nữ danh hoạ của loài người**

mà người ta đă cướp đi.

 

Trong t́nh trường, anh không ĺa canh bạc

vừng lông mày hừng hực cháy.

Nhưng mà sao?

Kẻ thất thế không nhà không cửa

t́m ra chốn trọ giữa đống than

một góc nhà sau hoả hoạn.

 

 

*Lili Brik: người yêu, mà V.Maiakovski nghĩ tới và ghi tên trong di chúc trước khi tự tử để đi vào cơi vĩnh hằng. Brik là tên chồng của Lili. Lili là em gái của Elsa Triolet, văn sĩ có tiếng, có chồng là thi sĩ  tài danh người pháp Louis Aragon.

** Gioconda: mỹ nhân (với nụ cười huyền bí) trong bức danh hoạ của Leonardo do Vinci(1452-1519)( bảo tàng Louvre – Paris)

 

 

 

© 2008 gio-o