Quế Anh   oil pastel on paper   10. 2010

 

Yves Bonnefoy

Chúng ta t́m ǵ với thi ca?
Chúng ta muốn giải cấu những chủ nghĩa!

 

Ce que cherche la poésie, c’est à déconstruire les idéologies, et celles-ci sont actives autant qu’elles sont nocives dans toutes les relations humaines…

Reconnaître dans la parole cet événement qui l’institua, le besoin d’établir avec d’autres êtres, ainsi reconnus des proches, un champ de projets et de partages.

Je crois que la poésie n’est que la préservation de ce sentiment de présence de tout à tout, qui faisait le bonheur aussi l’angoisse des “journées enfantes”. La mémoire de ce fait, aussi fondamental qu’oublié en ce siècle de technologie, épris de savoirs quantifiables, que nous ne vivons pas parmi des choses mais des êtres.

Yves Bonnefoy ( journal Le monde ,vendredi 12 Novembre 2020)

Dưới đây là bản dịch của mấy câu phỏng vấn nhà thơ Yves Bonnefoy, cựu giáo sư  “Ghế thi ca Valéry” ở Collège De France-Paris  (báo Le Monde, Vendredi 12 Novembre 2010-Paris)

 

Có ranh giới ǵ giữa những bài thơ và những tiểu luận văn học đă được phát hành của ông?

Ranh giới hay phân cách? Hỏi vậy, tôi sợ chính là phản bội thi ca! Công tŕnh cuả thi ca là tả tác (écriture) và cũng là suy tư (pensée). Tả tác là vượt khỏi sự cảm nhận vật thể khái quát cùng ư niệm, nhưng suy tư lại là nhận định sự kiện , để t́m ra trong không gian đó những con đường dẫn đi giữa những biểu tượng lệch lạc và những hiện thể mơ hồ, hư hư thực thực. Trong cái ư này, bài thơ là tự sự, tuy nhiên luôn luôn với thu nhận riêng tư mà ta t́m ra và thực định cái phổ quát.

Thi ca là tư duy. Không phải bởi những thục ngữ trong văn bản mà chính v́ thi nhân suy tư khi sáng tác. Chúng ta phải t́m hiểu thi sĩ suy tư ǵ qua những tác phẩm. Tôi có bàn tới Giacometti, tới Goya, và nhiều nghệ sĩ khác, chính v́ tôi muốn t́m qua những nghệ sĩ đó -những thi nhân- thi ca đặt ra những vấn đề ǵ.

Chúng ta không thoát khỏi lănh vực của thi ca! Trái lại, nên hiểu rằng mọi suy nghĩ mà xă hội cần có là nằm trong thi ca, những hội thảo khoa học cũng như các cuộc bàn căi chính trị. Chúng ta t́m ǵ với thi ca? Chúng ta giải cấu những chủ nghĩa, tiềm tàng và tác hại trong thế giới hiện tại.

Với “tư duy hiện đại” (modernité), “thực tại” là “vô lư” (le réel fut du côté de l’impossible- G.Bataille), hay nói cách khác chúng ta phải t́m đến “siêu thực” (surréalisme); ông trái lại nghĩ  thi ca phải là của mọi người. Tại sao?

Đối với những nghệ sĩ siêu thực, tôi thật có thiện cảm với G.Bataille; như Goya đă cho ta thấy qua nhũng “bức tranh đen”,G.Bataille cảm nhận thật mănh liệt, ngoài thế giới nhân t́nh, đêm sâu của những cuộc đời chém giết lẫn nhau, cái vực thẳm của vật chất, cái “hư vô” (le néant). Nhưng có phải thật sự, thổ lộ hoảng sợ trước sự lạc lơng ấy hay như khi tưởng nhận ra chính ḿnh hay cái ǵ ḿnh có thể là, cũng chỉ là biểu lộ bằng những từ ngữ, trong cái bản năng của lời nói mà biến tất cả thành những “mật ngữ” (enigmes)? Hăy nhận ra trong lời nói cái chân sự kiện, thực định cần phải chia sẻ cùng tha nhân, những đồng bạn, một dự án một khế ước. Trên con thuyền trong gió băo, không phải lúc lo sợ sóng lớn, mà là lo duy tŕ con thuyền, bản thể của chính ḿnh. Nghệ sĩ siêu thực! Có lẽ chỉ nên đáng kể đến André Breton; tôi hơi ngạc nhiên là anh đă nói chúng ta phải vội t́m đến siêu thực. Nhưng A.Breton không ngừng tham gia tranh đấu trong sự hiện thành của xă hội. Ngay trong môi trường chính trị, và rất sáng suốt khi tất cả đang ch́m đắm trong ảo tưởng. A.Breton công khai nghĩ chúng ta sẽ đi đến thảm họa nếu không nghĩ đến yếu tố của đời sống con người, mà chúng ta không màng tới mà chỉ lo tới cái biết (le savoir) khái quát và lư thức.

Thi nhân làm sao vẫn giữ được cái nh́n non trẻ?

Đó chính là câu hỏi nằm trong những điều tôi vừa nói ra,  nh́n vào sự thể như đối tượng, chính là cái nh́n của đứa bé, trước khi nó bị người lớn dạy dỗ tha hóa và nh́n thế giới ngoại tại thụ động và có thể chuyển hóa,  thực thể và không sinh động. Thi ca, theo tôi nghĩ, bảo tồn cảm thức hiện diện của mọi đối tượng, sự hiện diện mang đến hạnh phúc cũng như khắc khoải của “những ngày xưa non trẻ” (les journées enfantes). Kư ức của chuyện ấy, mà chúng ta như lăng quên trong cái thế kỷ kỹ thuật này, say đắm với cái biết “lượng tử” (quantifiable), rằng chúng ta không sống với những vật thể mà với những “hiện thể” (les êtres).

Làm sao duy tŕ bản sinh đó, có lẽ là, hay đúng hơn theo tôi nghĩ tuyệt đối phải là cảm nhận tiếng của mỗi lời, tiếng vang của ư nghĩa mà tư duy có căn cơ che đậy một sự có mặt trong lời thổ lộ. Tiếng vang trong lời nói của sự đồng nhất “hiện là”, mà ta cũng nhận thức bằng lư tính qua nhịp điệu đến từ bản thân, tức là khao khát, không phải chiếm đoạt mà là “hiện tồn”;  như lời ca mà nhân loại đă hiện thành khi bước đầu tiên “biết nói”. Lời ca tái lập ngôn ngữ, và sẽ như tôi mong đợi không bao giờ ngừng bặt, không bao giờ ngừng vang trong những thời quán hoang mang của những quyết định nhân sinh hệ trọng.

Ngô văn Tao phỏng dịch.

http://ngovantao.blogspot.com