Tranh: "Màn Kịch"
,Ngô Quế Anh, 2008

 

NGÔ VĂN TAO

 

MỘT NGÀY CỦA THẦY ĐỨC

 

Kịch bản một cảnh ba màn

 

 

 

 

 

 

Nham huyệt chi sĩ xu xả hữu thời

Nhược thử loại danh mai diệt nhi bất xưng

Bi phù!

 

Lư hạng chi nhân dục hành lập danh giả

Phi ḥa phong vận chi số

Ô năng thi  ư hậu thế ta !

 

Tư Mă Thiên  (Sử Kư)

 

Kẻ sĩ trong hang trong núi, chờ thời mà dấn thân,

mai một không lập được danh, đáng buồn thay !

 

Kẻ bần xóm ngơ, mài giũa đức hạnh, phong vận

nghịch thời, làm sao thi tài được cho hậu thế

 

S’interdire les ombres portées, ne pas permettre que la bouée d’une haleine s’étale sur le tain du  miroir, prendre seulement ce qu’il y a de plus durable, de plus essentiel en nous dans les émotions des sens ou dans les opérations de l’esprit comme point de contact avec ces hommes, qui comme nous croquèrent des olives, burent du vin, s’engluèrent les doigts de miel, luttèrent contre le vent aigre et la pluie aveuglante, et cherchèrent en été l’ombre d’un platane, et jouirent, et pensèrent , et vieillirent, et moururent.

.

Marguerite Yourcenar: Notes sur Mémoires d’Hadrien

 

Không để những bóng ma trở về ám ảnh tâm hồn.

 

Không để hơi thở của chính ḿnh làm mờ nhoà đài gương.

 

Chỉ với sự chân thành sâu lắng nhất của trái tim và lư trí t́m hiểu : những  người -như chúng ta-  cắn quả đào, uống rượu nho, tay lấm đầy mật ngọt, lao ḿnh trong gió lạnh và mưa rào xối xả, ngày hè tới tự tại dưới bóng cây bàng, an nhiên, suy tưởng, rồi già và rồi chết.

 

Những người phong vận nghịch thời, chí hướng không đạt, hoài băo không thành, trong đêm cùng tuyệt vọng vẫn nhận ra  ánh sáng của ḷng ḿnh, và  hé mở thấy lại cái huyền diệu linh thiêng của cuộc đời.      

 

Tháng 9- 2001

Ngô văn Tao

 

 

 

Một ngày của thầy Đức

 

 

Cảnh : Căn pḥng trong một chung cư ở Hà Nội.

     Pḥng nhỏ sơ sài.

     Một cái giường tre.

     Một cái bàn và một cái ghế.

     Dưới đất một đống báo.

    

Pḥng có một cửa ra vào, đưa ra trước sân khấu, tức là cửa mở ra hành lang  từng gác nhà chung cư.

Sau pḥng, có ngơ không cửa, người ta có thể tưởng tượng đó là lối vào một pḥng nhỏ vừa là nhà tắm, vừa là nhà bếp của căn pḥng cư trú.

 

Nhân vật :

Giáo sư Đức, thạc sĩ triết học, tốt nghiệp ở Đại học Paris. Khoảng 64 tuổi.

Ngoài ra c̣n có bóng con chó Tim…

Có bà Cả, cô Lyn, hai cán bộ đảng ủy, bốn người mộng một hoà thượng và ba thanh niên, tất cả lần lượt ngắn ngủi hiện trên sân khấu.

 

Một vở kịch huyễn tượng, một câu chuyện không đầu không đuôi…Thầy Đức, một nhân vật tưởng tượng, không ám chỉ đến một ai thật đă sống hay đang sống ngoài  đời.

 

 

 

 

Màn Một

 

 

Khi màn cảnh kéo lên, trong tranh tối tranh sáng, thầy Đức đi qua sân khấu với con Tim thật. Thầy vừa đi vừa lẩm bẩm vuốt ve con Tim và con Tim sủa không ngừng..

 

Màn cảnh bỗng ch́m vào đêm tối. Khi ánh sáng bật lên, chỉ có một ḿnh thầy Đức đang ngồi  bàn giấy, một tờ báo cũ mở trước mặt, tay cầm cây bút ch́ như đang suy nghĩ để viết một cái ǵ.

     Thời gian lúc đó phải là 9 giờ sáng.

     Thầy Đức bỗng đứng lên, đến bên góc pḥng nhặt bát cơm.

 

Thầy Đức: Tim! Bát cơm tao để phần mày tối hôm qua, mày lại chả ăn ǵ.

    

     Để bát cơm trên mặt bàn, thầy Đức vào  pḥng sau, rồi đi ra với  một ly nước lạnh.

     Ngồi lại chỗ cũ, thầy  rắc muối tiêu trên bát cơm, t́m lấy ra từ ngăn kéo một đôi đũa và chậm rải ăn.

 

Ngoài hành  lang  có tiếng vang.

 

-   Cô muốn gặp giáo sư Đức hở?

 

Thầy Đức vội chạy ra, ghé tai vào cánh cửa ra vào.

 

Thầy Đức: Tim! Cấm, không được sủa. Không được sủa. Chui ngay xuống gậm giường cho tao!

 

Đi vào hành lang là cô Lyn và bà Cả. Hai người đều mặc quần đen, áo cánh, cô Lyn áo trắng, bà Cả áo vá nâu bạc màu.

    

Cô Lyn:    Dạ, cháu là Lyn ạ! Bố cháu là bác sĩ  Thiệp, bạn học của bác Đức khi bác với bố cháu cùng du học bên Pháp.

 

Bà Cả: Vậy sao? Chắc cô phải biết thầy giáo Đức nhiều.

 

Cô Lyn:    Cháu chỉ nhớ gặp bác khi cháu c̣n nhỏ và khi mẹ cháu c̣n sống.

 

Bà Cả: Cô trắng trẻo, trông như là cô lai vậy?

 

Cô Lyn:    Dạ, mẹ cháu là người Pháp. Thấm thoát đă hơn hai mươi năm rồi, khi bố mẹ cháu và bác Đức cùng rủ nhau từ Pháp về Hà nội. Buổi đầu, bác Đức hay đến nhà bố mẹ cháu bàn căi cả ngày, cháu nhớ  nhiều khi cháu được đứng bên nghe và đôi khi xen vào hỏi chuyện nọ chuyện kia.Mỗi khi có bác tới là bố mẹ cháu mừng lắm, v́ bác nhắc nhở tới thành phố Paris, cháu đẻ ở đấy và sống ở đấy đến năm lên sáu. Rồi chỉ ba năm sau là mẹ cháu mất và cháu cũng không c̣n gặp lại bác Đức nữa.

 

Bà Cả: Cô giờ muốn gặp giáo sư Đức, có chuyện ǵ?

 

Cô Lyn: Thưa cô, ngày mai bố cháu và cháu sẽ đi Pháp. Bố cháu đi để chữa bệnh, cháu đi để làm lễ cưới với anh Paul và sẽ ở hẳn bên Pháp. Mấy hôm trước, em trai cháu, cùng cha khác mẹ, theo mẹ nó ở Saigon, vừa ra Hà Nội để tiễn bố cháu và cháu. Nó có mang biếu bố cháu mấy cân gạo và một chai nước mắm Phan Thiết. Bố cháu nhất định muốn cháu lại chào bác Đức và biếu bác hai cân gạo cùng chai nước mắm.

 

Bà Cả: Đây rồi cô, pḥng của thầy Đức. Sáng nào, khoảng sáu giờ, thầy Đức cũng thơ thẩn ngoài sân dưới nhà. Sáng nay, tôi không nhớ thấy thầy. Và thường, ông ấy chẳng chịu tiếp đón ai! Nhưng dù sao, cô để tôi gọi.

 

Ông Đức! Có cô Lyn, con bác sĩ Thiệp muốn lại chào ông.

Ông  Đức! Cô Lyn muốn lại biếu ông gạo và nước mắm này…. 

 

Thầy giáo Đức vẫn ép tai vào cửa không trả lời.

 

Bà Cả: Ông Đức!…ông Đức!…

 

Thầy Đức: Ông Đức đi vắng rồi….

 

Cô Lyn:    Cháu là Lyn đây muốn gặp bác.

 

Thầy Đức: Bác Đức đi vắng rồi….

 

Bà Cả và cô Lyn đứng tần ngần hồi lâu.

 

Cô Lyn: Làm sao bây giờ? ….Chắc bố cháu sẽ buồn lắm….Cháu xin để gạo và nước mắm nhờ cô đưa cho bác Đức hộ cháu sau.

 

Bà Cả: Cô cứ để đấy, cô không phải lo. Tôi vẫn làm việc giúp thầy giáo Đức, lấy phiếu đi lĩnh gạo, xếp hàng mua rau mua thịt….Mỗi ngày, tôi đều mang lên cho ông ấy ba bát cơm, khi có rau th́ tôi cũng luộc cho ông, khi có thịt th́ tôi cũng kho muối cho ông ấy…. Nay có nước mắm cô biếu, tôi sẽ làm cho thầy một hũ nước mắm  chưng….thầy Đức sẽ mừng lắm…

 

Bà Cả và cô Lyn đi ra khỏi hành lang vào trong hậu trường. Thầy giáo Đức một hồi sau cũng rời cánh cửa. Ông vừa đi vừa xoa tay ra đến bên bàn.

 

Thầy Đức: Tại sao, người ta cứ phải sống trong quá khứ nhỉ? Tại sao, người ta cứ phải bận ḷng v́ những t́nh cảm xa xưa lỗi thời nhỉ?

 

Thầy Đức nghĩ sao, đi ra nhặt một tờ báo xếp tư. Thầy mang về, ngồi gác chân, đọc ngược tờ báo cầm trên tay. Một hồi lâu…

 

Thầy Đức: Ô! Tim, thôi ra đây…Tội mày quá, tao quên cả mày, cứ để mày nằm măi dưới gậm giường…. 

 

Thầy Đức đứng dậy, cúi vuốt ve con Tim (chỉ là cái bóng trong ảo tưởng của thầy). Rồi lại cầm hai chân con Tim, hai thầy tṛ nhảy tưng tưng quanh pḥng (như theo một nhạc điệu trẻ trung nào, mà thầy đă từng nghe khi ở Pháp…).

 

Một lúc sau, thầy nằm lăn ra nhà với con Tim ở trên ngực…Thầy vừa vuốt ve nó, vừa cười ha hả…

 

Thầy Đức: Tim! Mày phải biết tưởng tượng nhé. Chúng ta đang sống ở trại 101 đây. Chúng ta đang đi dọc theo bờ sông Đà, mày chạy trước, tao đi sau, rồi tao đi trước, mày tung tăng giữa bụi hoa, bụi cỏ…Lông mày dài vàng óng, cái đuôi phe phẩy trong nắng. Tao lững thững trầm tư suy nghĩ những điều tao phải nói, những điều tao không được nói…

Thế đấy, tất cả vấn đề là chúng ta không được nuối tiếc, không được than thở muốn trở về quá khứ để sống lại cuộc đời mà phải biết sống hiện tại…dù hiện tại chỉ là ảo mộng.

 

Thầy Đức ngồi dậy, đi ra bàn, ngồi lên ghế. Con Tim tung tăng chạy theo như quẩn chân thầy. Ngồi trên ghế, hai chân gác lên nhau, tay phải thầy vuốt  ve con Tim….

 

Thầy Đức: Không nuối tiếc nhưng không phải không biết nhớ…

 

Thầy Đức cúi xuống nh́n thẳng mặt con Tim…

 

Thầy Đức: Tim, mặt mày đẹp thật à! Mày có cặp lông mày đen và rậm, mặt mày nhăn nheo này, đôi mắt trong trầm tư hay vô tư, đố ai biết…..Mặt của A La Hán ở chùa Tây Phương…Mặt của lăo thánh hiền của thời Chiến Quốc….

 

Tao c̣n nhớ, giữa đêm được lệnh phải khăn gói đi ngay ra nông trường 101 bên bờ sông Đà lao động học tập…Mấy đồng chí thật tốt, họ giúp tao gói đống áo quần, chiếc chăn bông và cả nồi đất, chảo sắt… rồi đưa thẳng tao tới trại 101…

     Đi xe nhà binh bao nhiêu lâu tao nào có biết, chỉ biết khi mặt trời đă xế chiều, tao được dẫn đến một túp lều tranh. Một đồng chí rất từ tốn nói cho tao biết rằng đây là lều của tao với thửa vườn hoang trước lều để tao tự lo trồng  rau mà ăn…Nông trại sẽ cấp cho tao đủ gạo, nhưng tao phải ra tŕnh diện với đồng chí trại trưởng để nhận bổn phận học tập lao động.

 

     Như thế đấy, nhưng nào ai biết, những năm những tháng ở nông trường 101 là những năm tháng đẹp nhất trong đời…Tao trồng mướp, trồng đậu, trồng hành và rau xanh…Sáng ra đi phá rừng, các anh em nông trại đâu có bắt tao làm việc ǵ, ai cũng nói :

 

Bác là trí thức, đi học bên tây bên tầu về, làm sao lao động được như chúng em…Cứ để đấy, chúng em sẽ làm thay bác…

 

     Như thế đấy, Tim ạ, mỗi ngày ăn cơm khoai độn cùng mướp cùng rau cải luộc  muối tiêu.., tao cứ tưởng tao là thánh hiền thời xưa từ quan lên núi nhặt rau má, đào củ mài, ung dung tự tại, bàng quan nh́n đời, thấy kẻ kia kẻ nọ tranh giành danh vọng, xây lăng xây tẩm để chỉ làm tṛ cười cho thiên hạ….

 

     Nhưng rồi một buổi chiều, tao đi lao động về, tắm nước sông Đà, ăn xong bát cơm nguội và nằm trên vơng, tao bỗng thấy một bà già, một bà thật là già, mày ạ ! Bà đi nặng nhọc, mang trên tay một con chó nhỏ…bà nói:

 

Ông giáo! Ông là người đọc sách, đi tây đi tầu, về đây lao động như bần cố nông. Sách th́ không có, cô đơn lạnh lẽo trong túp lều tranh giữa rừng hoang, nghĩ đến phải thấy thương…Tháng trước, con chó cái nhà tôi đẻ một bầy sáu con… tôi mang xin biếu ông con đực này…tôi nghĩ  rồi nó sẽ biết làm bạn  giúp ông qua ngày

 

     Tao nửa tỉnh nửa mê chưa kịp trả lời…bà già đă đi mất tiêu…Tao nh́n lại mày, Tim ạ, sao mày xấu xí, lông th́ không có, đuôi th́ dài như đuôi chuột ..Làm sao bây giờ?...Tao đành nuôi mày…bát cơm độn chia đôi…miếng thịt chuột đồng cũng san xẻ…Đi đâu mày cũng chạy theo…tao phá rừng, mày đứng chờ, tao tắm sông Đà, mày cũng nhảy lội theo...tao nằm trên vơng, mày nằm yên dưới vơng…

 

     Ăn ngô ăn khoai thế mà mày lớn, lông xù như sư tử …bộ mặt già nua hiền triết như thánh nhân…

 

     Nếu tao là hoạ sĩ, tao sẽ vẽ một thiên thần hộ trợ. Tao sẽ vẽ ǵ? Mày biết không? Tao vẽ mày, Tim ạ! với đôi cánh nhỏ măi măi đứng bên tao, chia xẻ cùng tao những niềm vui, hộ trợ tao khi tao buồn, chúng ta sẽ sống cùng nhau những ảo mộng, chúng ta sẽ sống cùng nhau những tang thương khổ năo cơi trần gian.

 

Bỗng có tiếng đập cửa th́nh th́nh….

 

Bà Cả: Gần mười hai giờ rồi, thầy Đức, tôi mang  cho ông hai bát cơm đầy để ăn trưa và ăn chiều. Hôm nay, cơm thật trắng!… gạo của bác sĩ Thiệp, cô Lyn mang lại gửi biếu ông…

     Ồ! C̣n thêm đây bát nước mắm chưng…để ông dùng thay muối tiêu…Cô Lyn cũng mang biếu ông một chai nước mắm đấy…

 

Thầy Đức: Cám ơn bà Cả! Bà cứ để đấy, tôi sẽ ra lấy.

 

Bà Cả để mấy cái bát bên cửa…Nhưng vừa đi ra, bà đă quay lại đập cửa th́nh th́nh…

 

Bà Cả: Này thầy Đức, ngày mai là mồng một tháng tư …Ông nhớ ra đảng ủy của Đại Học Xă Hội Chính Trị mà lĩnh tiền tháng…Nghe nói, ngày mai, với phiếu thực phẩm của ông, ta có quyền lĩnh ba cân gạo và mua hai lạng thịt mỡ…

 

     Ông nhớ nhé!…khi về đưa tiền cho tôi…có thịt mỡ, tôi sẽ kho mặn cho ông, cũng là đủ chất đạm cho cả tháng …

 

Vừa nghe tiếng đập cửa lần này, thầy Đức đă đứng áp tai vào cửa…

 

Thầy Đức:           Tôi nghe rồi…Bà đừng lo, tôi sẽ làm..

 

Hồi lâu, khi bà Cả đă đi ra khỏi hành lang…thầy Đức mới  vội  hé cửa lấy hai  bát vào….

Thầy Đức để tất cả trên mặt  bàn…không, thầy vẫn giữ một bát cơm để mang  vào  pḥng sau…

Quay ra lại, thầy đứng nghiêm chỉnh xẻ nửa bát cơm kia ra cái bát không vẫn ở trên bàn…, thầy mang ra đặt ở góc pḥng.

 

Thầy Đức: Cơm trưa của mày có rồi đó…Tim!

 

Đi trở về bàn, thầy Đức vẫn đứng, cúi xuống vuốt ve con Tim…

 

Thầy Đức: Chúng ta đang nói chuyện ǵ?…

 

     À…nói mày là thiên thần hộ trợ của tao….

 

     Thế mà…nuôi mày ở nông trại chưa được hai năm, một buổi sáng mở mắt ra không thấy có mày nữa…Mày biết không? Tao cuống cuồng ra vườn, vào rừng, lên núi, đến bờ sông… nào tao chạy, nào tao gọi :

 

Tim!…Tim!…

 

     Tao gọi ngày, tao gọi đêm…

 

     Anh em nông trường phải thương hại.

 

     Có người nói :

 

Bác phải biết chứ, giữa rừng hoang, chắc vào đêm có con thú nào bắt con Tim của Bác rồi…Bác mất con chó này th́ lại nuôi con khác...sao bác phải mất thần như vậy..

 

     Có  người  nói : 

 

Chó nó khôn lắm…Có lẽ con Tim nó ốm, nó biết nó sắp chết nên tự lủi thủi đi t́m riêng một chỗ để  chết.

 

     Rồi cũng có đứa ác mồm nói:

 

Trong trại này là dân tứ xứ, ai biết ai là ai…Chắc một bọn côn đồ nào đă bắt con Tim về làm thịt…Bác càng buồn…chúng nó càng thich thú…

 

     Nhưng tao nào có thèm nghe, tao biết mày đă là thiên thần của tao, làm sao có thể bỏ tao như vậy được..

 

     Mà đúng vậy, mấy tháng sau, lại cái xe nhà binh đó với mấy đồng chí đảng uỷ một buổi sáng tinh sương đến đưa tao về cư xá cũ ở Hà Nội.

 

     Bà Cả vừa mở cửa pḥng, tao đă thấy mày phe phẩy cái đuôi dưới gậm giường.Bà Cả không thấy, mấy đồng chí đảng uỷ hộ tống cũng không thấy.

 

     Tao nghe bà Cả nói như trong mộng:

 

Ông giáo đi học tập được về rồi…Xin mừng cho ông…Mấy năm ông đi vắng, tôi vẫn lo lên pḥng ông đuổi chuột, quét nhện…Ngay hôm qua, được tin ông về, tôi cũng đă vội lên quét bụi, đặt lại cái bàn cái ghế, xếp lại cái giường cho ông đấy..Dù sao, để ông khỏi tủi thân khi về cái pḥng trống…Bà Nhị th́  đă đi lấy chồng khác rồi, chắc ông cũng biết….

 

     Một anh đảng ủy th́ nói:

 

Đảng bao giờ cũng để tâm tới nhu cầu của đồng chí…Đảng biết đồng chí đă quyết tâm lao động học tập …Nay đưa đồng chí về cư xá....Đồng chí cứ an tâm tiếp tục làm việc nghiên cứu cho chính bản thân…Đảng sẽ cung cấp cho đồng chí không thiếu thốn một cái ǵ…Nếu đồng chí chưa được cấp giấy và  bút để viết những điều đồng chí suy tư, th́ chúng ta cũng nên thông cảm … Toàn dân chúng ta c̣n phải thiếu thốn nhiều, chiến đấu gian khổ để đuổi bọn đế quốc Mỹ và diệt bọn tay sai phản động Ngụy miền nam…Cuộc chiến đấu này c̣n gian khổ hơn mấy trăm lần cuộc chiến đấu của nhân dân ta chống thực  dân Pháp…

 

     Rồi sau có ngày nào, đồng chí tỉnh ngộ, cảm nhận đường lối chính đáng và vô cùng khoan hồng của trung ương lănh đạo…đồng chí có thể viết bài tự kiểm điểm và tŕnh cho đảng uỷ của Đại Học Chính Trị Xă Hội, các anh em ở đó có khi nghĩ lại và tiếp  nhận đồng chí trở về  công tác ở Đại Học…

 

     Chúng tôi xin mừng đồng chí trở lại cư xá xưa và xin chúc đồng chí yên tâm tĩnh dưỡng.

 

Như thế đấy, họ nói ǵ tao chỉ nghe như tỉnh như mơ, tao chỉ nghe với một tai bịt chặt…Tao chỉ sợ mày bỗng nhẩy ra…th́ thật  là phiền toái…

 

Tim, mày  phải nhớ ở  chung cư này tuyệt đối không một ai được quyền nuôi chó hay mèo…

     Mày là thiên thần hộ trợ, mày cứ nằm im không sủa, không động đậy…

 

     Như thế đấy, vĩnh viễn chỉ có tao và mày biết cái chuyện ly kỳ, cái chuyện thần tiên huyền thoại: sự có mặt của mày măi măi bên tao  ...

 

Im lặng.

 

Thầy Đức ngồi lại bên bàn, cầm đôi đũa sửa soạn ăn bát cơm trưa với nước mắm chưng..

Màn cảnh từ từ hạ xuống, bản Giao hưởng  số 5 của Beethoven vang lên….Đó là một  bản nhạc, thầy Đức thường nghe khi ở Pháp.

 

Màn hai

 

     Khi màn cảnh kéo lên, thầy Đức đang ngồi vươn vai trên cái giường tre. Thầy vừa ngủ trưa dậy. Vươn vai xong, thầy quay lại vuốt ve con Tim cũng đang ngồi bên thầy trên giường tre.

 

     Nghĩ sao, thầy Đức đứng dậy, đi ra bàn mang cái ghế về bên giường. Con Tim lúc nào cũng chạy theo làm quẩn chân thầy. Thầy bế nó để ngồi lại trên giường, c̣n thầy th́ ngồi trên ghế nh́n thẳng mặt con Tim….

 

 

Thầy Đức: Người ta nói mày là chó, nên không có ngă thức…Nhưng nào ai có biết, Tim, cái ngă thức của mày cũng lớn lao như cái ngă thức của tao đây, chúng ta cùng biết đẩy mọi hiện tượng hiện sinh của chúng ta vào  thế giới bản ngă riêng tư…Chúng ta biết hờn, biết ghét …Chúng ta  chọn lọc và làm méo mó những nhận thức….ăn ngon hay dở, nóng hay lạnh…Tuy nhiên chúng ta sẵn sàng hồn nhiên tiếp nhận mọi hiện tượng v́ chúng ta đây đều muốn sống tràn đầy những giây khắc hiện tại….; nhưng làm sao chúng ta thoát được bản ngă…

 

     Khác nhau là bản ngă! Mày cũng ngă chấp như tao, mày cũng đẩy toàn thể vũ trụ vật chất vào thế giới tâm tư..Nhưng khác nhau là bản ngă của mày hoàn toàn trong sáng…Mày đâu có muốn bắt mọi người phải sống theo quy luật của mày…Mày đâu có nghĩ rằng mày có một sứ mạng, mang đến cho mọi sinh vật  trên quả hành tinh này hạnh phúc của trần gian…Cái ta của mày là cái ta từ bi, không phê phán, không đ̣i hỏi, và biết chấp nhận…

 

     Chính v́ cái tao tầm thường nặng đầy ngă chấp: ngă ái, ngă mạn…, tao vẫn c̣n san sân si nên tao măi măi phải là thằng tao, thằng Đức, và mày Tim ạ, trong cái tâm thức tầm thường của tao, mày  là con chó của tao.

 

Chỉ khi nào…khi nào, tao đạt được đến cái ngă tâm của mày an b́nh, tự tại, vô vi…, chiếu toả trên trời đất tấm ḷng thanh thản từ bi…phải chỉ khi đó mày mới thật là thiên thần hộ trợ của tao …và tao thật mới  biết làm thằng cuồng tiêu dao miền trần thế, dưới cái bóng bao dung của mày…

 

Bắt đầu từ ngày mai, tao sẽ theo dơi từng giờ nh́n cách mày sống, nh́n cách mày nh́n tao, khi có người lạ th́ phe phẩy cái đuôi chui nằm dưới gậm giường….  Tao sẽ học hỏi t́m hiểu cái ngă thức của mày, đạt tới cơi vô vi làm sao, với cái bản ngă thanh b́nh, không vướng dây oan nghiệp khổ, không  nặng lụy trần  gian ngă chấp ….

 

Rồi biết đâu v́  học hỏi qua mày, tâm tao cũng đạt được tới cơi không không, và tao sẽ là thằng người biết  ngẩng đầu lên nh́n mày với đôi mắt  hiền hậu vô tư, với đôi mắt trong sáng trung thành…

 

Có tiếng ồn ào ở ngoài hành lang.

 

-(tiếng bà Cả) Đây là từng lầu hai rồi.Căn pḥng của thầy Đức ở từng này.

 

     Thầy Đức vội đẩy con Tim xuống gậm giường và chạy ra áp tai vào cánh cửa ra vào.

     Đi vào hành lang là bà Cả và hai cán bộ đảng, ông Số Một béo và lùn, thuộc đảng ủy thành phố, ông Số Hai gầy và cao, bí thư chi bộ của chung cư.

 

Bà Cả: Căn pḥng của giáo sư Đức đây! Thầy Đức càng ngày càng thế nào ấy…Sáng nay Cô Lyn, con của bác sĩ Thiệp, bạn học với thầy từ bên Pháp, đến chào thầy, biếu thầy gạo và nước mắm… ông ta cũng không chịu tiếp.

 

Cán bộ số một: Đây rồi hả! Được bà cứ xuống đi, để chúng tôi…

 

Bà Cả: Xin chào hai bác…

 

Dạ…nếu các bác có gặp thầy Đức, xin nhắc thầy hộ tôi là ngày mai, mồng một tháng tư, phải đi lĩnh tiền trợ cấp, rồi mang phiếu đưa tôi đi lĩnh ba cân gạo và mua hai lạng thịt mỡ…

 

Cán bộ số hai: Được, bà cứ xuống đi.

 

     Bà Cả đi ra, c̣n lại hai ông..Cán bộ Số Một kéo cán bộ Số Hai đi xa căn pḥng của thầy Đức…

 

Cán bộ số một:    Hừ! (nh́n đồng hồ tay) gần bốn giờ chiều rồi, mới tháng ba mà trời Hà nội nóng hanh. (Ông cầm tờ báo gấp tư phe phẩy)  Đồng chí chắc đă biết. Có ông Roger Godet, ủy viên trung ương đảng Cộng Sản Pháp, sang thăm hữu nghị đảng ta. Đồng chí Roger nói có người đồng chí là thạc sĩ  Đức, bạn học thời sinh viên, cũng là đồng chí hoạt động trong một tổ của đảng cộng sản Pháp ở miền Nam nước Pháp trong thời kỳ chiến tranh chống phát xít Đức. Đồng chí Roger nhất định đ̣i gặp bạn cũ…Đồng chí Roger đề nghị muốn được phép với Ủy ban thành phố, với phủ thủ tướng…rồi  đến cả lănh đạo trung ương đảng ta. Cấp trên đưa xuống…Tôi được lệnh Ủy  ban của thành phố phải khẩn trương điều tra và  tổ chức ngay thật chu đáo cho đồng chí Roger gặp đồng chí Đức…

 

Cán bộ số hai: Tôi đă tŕnh lên Ủy ban thành phố cho biết đó là một chuyện gay đó….Đồng chí Đức càng ngày càng kỳ quái…có khi để râu tóc dài như ma, áo quần có khi rách rưới trông không ra cái ǵ… Hôm nào cũng vậy cứ năm sáu giờ sáng, thầy lủi thủi một ḿnh ở dưới sân, đang đi bỗng đứng lại, cúi xuống như vuốt ve cái ǵ, nói lẩm bẩm không ra tiếng một ḿnh…Ai hỏi cũng không trả lời, ai đến thăm cũng không tiếp….

 

     C̣n có điều này, xin thưa với đồng chí…Chung cư này hàng năm rồi không tu bổ…chuyện đó th́ cũng dễ hiểu thôi, chúng ta chỉ mới vừa thắng lợi thống nhất đất nước, lại phải đấu tranh với bọn tầu…nhưng để người ngoại quốc qua đây th́ tôi sợ không ổn…

 

Cán bộ số một: Điều  này, đồng chí không lo. Nếu cần ngay ngày mai có người lại quét  sơn cho cái hành lang này, tu bổ sạch sẽ cái cầu thang đi lên đây; ngay  cả cửa chính ra vào số 2, cùng thửa vườn truớc cửa này của chung cư cũng sẽ hoàn tất đẹp đẽ lại. Căn pḥng của đồng chí Đức! tôi cũng sẽ tạo điều kiện để trang trí sạch sẽ đúng tiêu chuẩn ngoại quốc. Cả đồng chí Đức nữa, chúng ta cũng sẽ lo sao râu tóc tươm tất, áo quần đủ nghi thức để tiếp một  ủy viên trung ương đảng cộng sản Tây Âu  bạn…

 

     Vấn đề, tôi đến hôm nay, vấn đề chính yếu là đồng chí Đức nghĩ ǵ, có hợp tác với chúng ta không? Đó mới thật là vấn đề…

 

     Thôi chúng ta hăy đi t́m bàn chuyện với đồng chí Đức rồi tính sau..

 

Hai cán bộ cùng đi đến cửa pḥng của thầy Đức.Cán bộ Số Một đập cửa th́nh th́nh…

 

Cán bộ số một: Đồng chí Đức ! Chúng tôi thay mặt Ủy ban nhân dân thành phố xin gặp đồng  chí…

Đồng chí Đức!…

 

Im lặng

 

Cán bộ số một: Đông chí Đức! Ủy   ban nhân dân thành phố  có việc xin gặp đồng chí…

 

Thầy Đức: Đồng chí Đức đi vắng rồi.

 

Cán bộ Số Một nh́n cán bộ Số Hai như muốn hỏi ư kiến để làm sao đây…Cán bộ Số Hai lắc đầu lia lịa…

 

Cán bộ số một: Đồng chí Đức! Nhân dịp mùa xuân, Ủy  ban nhân dân thành phố  cử chúng tôi đến đây trao đồng chí một ít tiền của nhân dân đài thọ….

 

Thầy Đức : Thật quư hoá, cám ơn các đồng chí…Các đồng chí  cứ đưa cho bà Cả giữ hộ…Tôi xin cảm tạ Ủy ban nhân dân…

 

Hai cán bộ nh́n  nhau ngẩn ngơ…

 

Cán bộ số một:    Đồng chí Đức! Đồng chí có nhớ đồng chí Roger Godet ở Pháp không? Bạn học, đồng nghiệp và hoạt động trong cùng một tổ đảng Cộng Sản Pháp thời xưa với đồng chí đấy! Đồng chí Roger Godet, ủy viên trung ương đảng cộng sản Pháp, muốn được gặp lại đồng chí để ôn lại t́nh  xưa…. Chính trung ương lănh đạo đảng ta cũng đồng ư và c̣n muốn đề nghị đồng chí cố để chút th́ giờ ra tiếp đồng chí Roger cho trọn t́nh hữu nghị…

 

Im lặng…

 

Cán bộ số một:    Đồng chí Đức, đồng chí nghe rơ không?

 

Im lặng…

 

Thầy Đức: Tôi nghe rơ.Các đồng chí chờ tôi một chút…

 

Thầy Đức đang áp tai vào cửa…bây giờ thầy đi xa ra, mang cái ghế đến bên bàn..Ngồi xuống lục ngăn kéo hồi lâu, mới t́m được ra một nửa trang giấy trắng…Thầy lại lục t́m cái bút ch́ …Thầy ngồi cặm cụi viết…Đọc đi đọc lại hai ba lần…thầy mang manh giấy lùa sang bên kia khe cửa..

 

     Trong khi đó, hai cán bộ cứ tần ngần nửa muốn nói nửa muốn không…Bỗng thấy mảnh giấy…cán bộ Số Một vội nhặt lên…, và dẫn cán bộ Số Hai  đi hẳn ra xa cái cửa pḥng thầy Đức.

 

Cán bộ  Số Một cầm mảnh giấy trong tay, giơ ra ánh sáng trĩnh trạc đọc…

 

Cán bộ số một: (chậm răi)

 

Mon cher Roger

 

Je suis vraiment  touché par le rappel de notre amitié.

 

Mais pour te revoir! Je n’en aurai plus le temps. Un travail très important me retient. L’étude ontologique et phénoménologique de l’homme, celui pour qui le passé, le présent et le futur se trouvent confondus sur la  roue aléatoire du temps, celui pour qui l’imaginaire et le réel forment un tout, la vie et la mort sont indissociées dans le Dasein…

 

Tu comprends que ce travail implique un engagement personnel, total et permanent..

 

     Je te salue, mon cher Roger

 

     Adieu!

 

Đức

 

Cán bộ Số Hai đứng ngẩn người không hiểu ǵ…Cán bộ Số Một suy tư, bỗng chợt như tỉnh ngộ…

 

Cán bộ số một: Thôi thế là được rồi…Để tôi dịch lại cho đồng chí :

 

Roger thân mến

 

Tôi rất cảm động nhớ lại t́nh bạn xưa của chúng ta.

 

Nhưng để chúng ta có dịp gặp lại nhau, nhắc nhở chuyện xưa! ..Tôi không c̣n thời gian nữa. Tôi đương ch́m đắm trong một công tŕnh…T́m hiểu sự hiện hữu (theo bản thể học, theo hiện tượng luận) của con người mà quá khứ, hiện tại và tương lai ḥa tan trên cái bánh xe bấp bênh của thời gian, của con người mà thực tại và mộng mơ cũng chỉ là một, sống và chết từng giờ từng khắc cùng trong một hiện tồn…

 

Anh thừa hiểu một công tŕnh như vậy đ̣i hỏi bao nhiêu sự dấn thân của bản ngă, toàn diện và liên tục…

 

     Roger, tôi xin chào anh.

 

     Xin vĩnh biệt chào anh.

 

Kư tên: Đức

 

Im lặng…

 

Cán bộ số một:    Thôi thế là được rồi…Với bức thư này, có chữ kư hẳn hoi…chúng ta đă làm tṛn nhiệm vụ .…Ông Roger Godet cũng đành chịu thôi.

 

Hai cán bộ ra khỏi hành lang..…

 

Thầy Đức đứng sau cửa hồi lâu, thấy ngoài không c̣n tiếng động. Thầy đi ra, ngồi bệt trên sàn nhà, ṿng hai chân chữ bát. Con Tim nằm duỗi bốn chân trước mặt thầy, cái đuôi phe phẩy.

 

Thầy Đức: Tao đương sống mà thật tao đă chết, mày h́nh như đă chết mà vẫn sống bên tao…Vậy th́ sống hay chết là cái ǵ trong tâm thức của chúng ta?

 

Mỗi khi tao nhắm mắt và mở mắt ra, th́ như tao ném một đồng tiền.

 

Nếu đồng tiền quay tít, th́ là chúng ta đang sống trong sát na hiện tại với thịt với xương, với cái bàn cái ghế….có con chim bay ngang chợt hót trên bầu trời.

 

Đồng tiền mà úp…chúng ta sống rồi trong vị lai…Hai thầy tṛ già nua ốm yếu…Hai thầy tṛ đă chết rồi, linh hồn bay bổng trong khoảng trời cực lạc…

 

Đồng tiền nằm ngửa, chúng ta cùng sống đây trong quá khứ…Quá khứ của những đường phố, của những rừng cây hiển hiện trong màu sắc huy hoàng lập thể…Của những  người xưa chợt trở về linh động, như có ai vẽ lên  trong  bức tranh, vệt cọ sơn dầu đơn thuần rơ từng nét…

 

Thầy đứng lên ra bàn, t́m một đồng tiền. Thầy trở về ngồi lại như cũ….

 

Thầy đưa tay trái vuốt ve con Tim. Thầy nhắm mắt và

 

ném đồng tiền lên không…

 

Thầy mở mắt nh́n đồng tiền.

 

Thầy Đức: Này Tim, bao giờ cũng như là chúng ta không có hiện tại và vị lai…Đồng tiền chưa kịp quay, đă nằm ngửa….

 

Thầy Đức quay lưng lại phía con Tim. Thầy có cử chỉ của người chèo thuyền”kayak”…

 

Thầy Đức: Tim, ngồi sau yên nhé…Chúng ta đang chèo theo ḍng sông Hérault đây. Chỗ này, nước chảy như suối mạnh đó…

 

Đây, tao cho thuyền vào bờ, bơi lên bờ đi…

 

Thầy Đức có dáng của người đẩy thuyền vào bờ, rồi buộc thuyền lại…Thầy ngồi dựa lưng vào bàn…như thầy dựa lưng vào thân cây…Tay phải vuốt ve con Tim bên thầy…

 

Thầy Đức: Chúng ta đang ở Cévennes đây…Chốn này là cấm khu của biệt động quân Pháp chống giặc Đức…Tao ở trong một tiểu đội biệt động của đảng Cộng Sản Pháp.

 

Trong tiểu đội, ai cũng sẵn sàng hy sinh tính mạng nếu giết được một thằng giặc Đức…Nhưng mày biết không, giặc Đức dă man lắm, chỉ một người lính Đức mà bị ám sát ở một khu phố hay ở một làng nào, th́ khu phố hay làng đó sẽ bị khủng bố và chúng nó đem ra xử tử ngay tại chỗ năm con tin… Nên chúng tao, cả tiểu đội đành chờ thời, chờ giặc Đức  bại chiến, chúng tao sẽ tiếp tay giải phóng nước Pháp và cùng một lúc làm cuộc cách mạng vô sản…

 

Này Tim, hơn ba tháng trước cũng ven bờ sông này, nước  như cạn, mày tung tăng chạy trước, Simone….Simone Lehman… , cùng tiểu đội biệt kích Karl số 11, tiễn đưa chúng ta một dặm  đường…Trên đường về  Teyran, tới chính khúc sông này, Simone bỗng cầm tay tao đặt lên vai cô và ngửa mặt hôn tao nồng nhiệt….Rồi từ ngày đó nhỉ, chúng ta, ba người, cùng sống những ngày thần tiên hạnh phúc…Mày nhớ không, Tim? Có những ngày, Simone và tao t́m mượn được xe đạp; mày tung tăng chạy trước, chúng ta cùng đi ra Palavas, Carnon…qua băi sậy Camargues..rồi dến tận Sainte Marie sur Mer…Đạp trở về Carnon, ẩn ḿnh dưới đồi cát, tắm trần truồng  trong biển xanh, quấn nhau như hoa hướng dương, ngửa mặt  nh́n đàn hải âu trắng bay liệng trên trời, vẩn một đám mây đen ẩn hiện thoáng lấp mảnh mặt trời thiêu cháy.

 

Nhưng mười hôm trước thôi, đi họp tiểu đội, không thấy Simone…Ra về, tao vội qua nhà nàng, bà chủ nhà ra trả lời… “Anh không biết sao, cũng ngày này ba tháng trước, Simone được tin bố mẹ và các em, người gốc do thái, đă chạy thoát giặc Đức và đă tới New York …Cô vẫn nghĩ ở đây tay vách mạch rừng, luôn luôn sợ  bị lọt vào tay tụi Pháp gian, bọn phản dộng này hùa theo phát xít Đức bắt bớ người do thái…..Tuần trước cô đă t́m được mối đưa cô sang Bắc Phi, liệu đường chạy sang Mỹ với gia đ́nh “.

Cái ngày Simone được tin của gia đ́nh là cái ngày cô đă ngửa mặt hôn tao, Tim ạ…Chỉ hơn ba tháng trước nhỉ…Và đây bức thư tao viết mà không gửi (thầy Đức làm như móc từ túi ra một manh giấy và đọc to):

 

Simone yêu dấu

 

Khi tất cả xung quanh đang sụp đổ, khi thế giới điêu linh dưới gót chân của bọn thú dữ, ch́m đắm trong chiến tranh bom đạn của hận thù.., em đă vào đời anh như thiên thần rồi lẳng lặng ra đi như nàng tiên trong mộng..

 

Em đă cho anh sống ba tháng tràn đầy hạnh phúc.. Em đă nh́n anh với đôi mắt dịu dàng bao dung, trên môi nụ cười vô tư đôn hậu, khi chính em phải là người cần được che trở và cần được an ủi đùm bọc…

 

Anh xin chúc em măi măi trẻ đẹp như anh được biết ...Anh xin chúc em an b́nh và hạnh phúc trên cơi đời…. Rồi đây anh sẽ già, anh sẽ cô đơn, nhưng măi măi anh vẫn biết trở về quá khứ, t́m lại những đồi cát với biển xanh.., t́m lại những thửa vườn nho với đàn quạ đen lượn xà trong nắng quái…Anh sống măi những ngày được sống bên em…

 

Đức

 

Thầy Đức đứng dậy vào pḥng sau lấy ra bát cơm, thầy xẻ một phần cho bát của con Tim vẫn để ở góc pḥng. Ngồi lại trên bàn, thầy từ tốn ăn.

 

Thầy Đức: Phần cơm tối của mày đó…ăn đi, Tim! Này Tim, đố mày biết cái ǵ  đi nhanh nhất….Mày định nói hở?  Không phải đâu, có một thứ nhanh hơn cả ánh sáng….Đó là con người khi ta sống trong hạnh phúc..

 

(Màn cảnh từ từ hạ, vang lên bản Concerto Vĩ Cầm của Beethoven, bản nhạc thầy Đức thường nghe khi ở Pháp).

 

Màn Ba

 

     Màn cảnh kéo lên, căn pḥng mờ mờ tối. Thầy Đức mang ngọn đèn dầu, từ pḥng sau đi ra.

 

Thầy Đức: Vào đêm là pḥng ta bị tắt điện…

 

Này Tim, mày ngủ sao…Người già th́ cứ giữa đêm phải loay hoay tỉnh dậy, đi ra đi vào…

C̣n Tim, mày cứ ngủ…tao nói chuyện với ai bây giờ?

 

     Thầy ngồi xuống bên bàn, mang một tờ báo ra cầm sát ngọn đèn như để đọc…Tối quá, thầy không đọc, thầy ngồi dụi mắt…Con Tim bỗng chồm dậy, chạy đến bên thầy Đức. Thầy cúi xuống vuốt ve nó…

 

Thầy Đức: Tao biết mà, thế nào mày cũng dậy, thức cùng tao.

 

     Này Tim, mày có biết đâu là ranh giới giữa hư và thực…Khi tao mộng, tao nghĩ là thực. Khi tao sống thực th́ tao lại nghĩ là tao đang mơ….Có nhiều lúc cả hai ta đều không biết thế nào là mơ, thế nào là thực..Theo tao nghĩ, tất cả là nằm trong ngă thức của chúng ta…

 

     Như đến bây giờ, chuyện này chính tao biết tao đă sống, mà chính tao cứ muốn là tao đă mơ…

 

     Mà thật có lẽ là tao đă mơ….một buổi sáng như hôm qua, tao lên khoa chính trị lịch sử…Lên bục giảng, tao nói hôm nay bài giảng là:

 

Nh́n lại sự diệt chủng của dân tộc Chàm dưới ánh sáng biện chứng của khoa học xă hội chủ nghĩa.

 

Tao vừa nói hết th́ cả lớp mấy chục sinh viên đều đứng dậy, một anh đứng riêng ra lớn tiếng tuyên bố:

Chúng tôi không thể nào theo học Xă Hội Chủ Nghĩa với một ông thầy mồm th́ nói duy vật mà trí th́ lại duy tâm, với một ông thầy phản động mặt ngoài th́ đạo đức v́ đảng, v́ dân, v́ tổ quốc, nhưng trong tâm th́ thật theo cá nhân chủ nghĩa, hư vô chủ nghĩa, vô chính phủ chủ nghĩa…

 

Tao chỉ biết lẳng lặng đi ra khỏi pḥng, chưa đến cửa quay lại th́ đă thấy tập bài giảng để quên trên bàn đă bị các sinh viên xé nát ném tung lên trời….

 

Vừa về đến nhà, nửa tỉnh nửa mơ, bà Nhị nói:

 

Tôi đă biết chuyện của ông rồi….Ông không phải lên khoa giảng nữa…Ngay ngày mai, đảng sẽ cấp cho ông riêng một căn pḥng ở chung cư Kim liên để ông thoải mái ở nhà tiếp tục công tŕnh khoả cứu triết học của ông…Không c̣n một ai làm bận rộn ông nữa, tôi chắc rồi ông sẽ để lại một công tŕnh lư luận xứng đáng với tài học của ông…Tôi xin chúc ông thành công trong sự nghiệp…

 

     Đó là chuyện thật hay chuyện mơ, đố ai biết…Chỉ biết đêm nay thôi, tao đưa mày, Tim ạ, xuống sân nhà th́ vừa xuống đă thấy  bà Nhị. Bà Nhị định chào chúng ta, th́ mày cứ sủa ầm…để bà Nhị chạy mất…Tao nói, mày có nhớ không:

 

Tim mày lạ thật, sao mày dám sủa bà Nhị…Mày không biết bà Nhị sao..Người đă lo khăn gối một hai năm cho tao đó…

 

Khi tao c̣n ở trại nông trường bên sông Đà, có đồng chí đảng ủy đến thăm tao nói bà Nhị muốn tái giá, tao vội kư mọi giấy tờ chính thức ly hôn và hơn nữa tao c̣n viết một bức thư: “ Xin cầu chúc Nhị t́m ra  hạnh phúc, mà tôi bất hạnh không giúp được Nhị”.

 

     Nói xong, thầy Đức đứng dậy, loạng choạng đi vào pḥng sau….Thầy đi ra với một ly nước…ngồi lại bên bàn, thầy uống ừng ực…

 

Thầy Đức: Sáng nay, không biết sao, trời chưa sáng, mày cứ lôi tao đi như chạy…Chúng ta đi qua công viên Thống Nhất…, qua bên hồ Thuyền Quang. Đến hồ Tây, đường Cổ Ngư, chúng ta cứ lại đi nữa….cứ thế mà đi về phía  Ba V́….Mặt trời lên cao đúng ngọ…., xa Hà Nội phải là hàng chục cây số….chúng ta theo con đường đất to qua một dinh thự, chiếc xe Citroen đen đỗ trong sân….Chủ nhân ông không tới bốn chục tuổi, mang bộ âu  phục đũi trắng, áo để trên tay trái, sơ  mi cộc, cổ đeo cravate đen, tay phải phe phảy cái quạt đồi mồi…,ông ta đứng trước dinh thự, vừa thấy chúng ta đă vội nói :

 

     Kính chào giáo sư! Tôi biết giáo sư và con Tim thế nào cũng qua đây, nên đă chờ sẵn để mời giáo sư dẫn con Tim vào tệ xá…., trời đă đúng 12 giờ trưa rồi, xin mời giáo sư dùng cơm trưa luôn…

 

Chúng ta cùng vào dinh thự, nhà tây, trần cao có quạt máy, bàn ăn đă để sẵn, khăn trắng là lượt, bát đĩa bằng sứ limoges, th́a dao nĩa bạc…Chỉ có chủ nhân ông và tao đối diện ngồi bàn, c̣n mày nằm dưới chân tao…Uống cạn hai ly rượu Château de Rothchild 1930, ăn hết một đĩa súp khoai tây, sắp sửa vào đĩa chính thịt ḅ Beefsteak với đậu xanh…chủ nhân ông nói:

 

     Thưa giáo sư, tôi là Nhân, kỹ sư canh nông chuyên về khai thác và bảo vệ rừng, xuất cảng gỗ lim sang các nước…Chắc giáo sư cũng biết, nội các chính phủ Pháp hiện tại là nội các của đảng Xă Hội…nên chính phủ Pháp có chính sách tiến bộ với các thuộc địa…Đặc biệt ở nước ta, bọn nó đă giải phóng một số chính trị phạm và sẵn sàng hợp tác với chúng ta để khai thác năng lượng ở Đông Dương và duy tŕ an ninh xă hội…Chúng ta phải lợi dụng thời cơ, buộc họ phải hợp tác với chúng ta trên phương diện b́nh đẳng, thật sự chứ không phải nói suông…Dù sao muốn b́nh đẳng, không để thằng nào bóc lột ḿnh, th́ việc đầu tiên phải làm sao cho dân tộc ta trở nên một dân tộc văn minh, cường mạnh…Đó là vấn đề mà tôi muốn được hợp tác cùng giáo sư..Tôi muốn ra tờ báo: Người Xă Hội. Dựa trên tờ báo đó, chúng ta sẽ phổ thông chữ Quốc Ngữ, trừ bỏ nạn mù chữ, đưa toàn dân đến tŕnh độ văn hoá ngang hàng với thế giới văn minh, như biết vệ sinh để các con em lớn mạnh, như biết thế nào là luật lệ xă hội để mỗi người đều biết tự trọng. C̣n vấn đề lịch sử nữa chứ, không dân tộc nào có thể lớn mạnh mà không biết rơ sự đóng góp của tiền nhân…chúng ta phải nêu lên những anh hùng dân tộc như Hai bà Trưng, Trần Hưng Đạo,…không phủ nhận công lao tiến Nam của triều Nguyễn, nhưng phải biết tới Nguyễn Huệ Quang Trung và gần đây nữa như Đề Thám,Nguyễn Thái Học…đặc biệt Nguyễn Thái Học, gíao sư ạ, nhà cách mạng lăng mạn đầu tiên của chúng ta, v́ đă thất bại nên càng tiêu biểu huyền thọai hơn nữa. Giáo sư, người đi học đây đó, tŕnh độ hiểu biết đến tầm thế giới, giáo sư phải giúp tôi….

 

     Nhà kỹ sư canh nông Nhân thao thao bất tuyệt, tao lẳng lặng nghe…Tao để tai muốn nghe nữa th́ đă thấy ḿnh lại ở trên đường đất, mày lôi tao xềnh xệch…trong chiều hè…qua những thửa ruộng thơm mùi lúa chín…, theo dọc hồ sen…, những ao cá có bầy trẻ nô đùa tắm trâu đen…Khi mặt trời sắp lặn sau rặng tre, chúng ta đi qua một mái nhà tranh, nằm dưới hàng ba bốn cây cau trĩu quả…, chúng ta mải miết đi…, th́ từ nhà tranh một bà già chạy theo, gọi lên inh ỏi:

 

Thầy Đức! Thầy Đức!…Xin rồng vào nhà tôm…Trời đă về chiều rồi….., xin thầy nghỉ bước…Sáng nay, thằng cháu nội nhà tôi bắt được con cá chép nhưng không nghĩ thầy sẽ đi qua nên trót ăn mất…chỉ c̣n cái đầu cái đuôi định nghiền cho lợn nhưng đem trộn  cơm th́ chắc con Tim cũng ăn được…C̣n thầy, xin thầy nghỉ chân, tôi gọi cháu thổi nồi cơm mới gạo thơm, luộc chút rau hoa bí để thầy dùng với mắm tép….

 

Tao chưa kịp trả lời th́ mày đă nhẩy tót vào nhà tranh rồi. Nhà tranh sạch sẽ, tươm tất, tao ngồi lên phản ăn cơm trắng với mắm tép…Bà già đứng bên không chịu ngồi, bà nói:

 

     Ông nhà tôi mất rồi, tôi ở đây với vợ chồng thằng con trai và thằng cháu nội mười tuổi.. ..Chúng nó sợ, chỉ đứng ngoài vườn không dám lên chào thầy…Thằng con trai đi làm công cho ông Bá làng trên…Nhà cũng có ba sào ruộng…Những năm được mùa, gia đ́nh cũng dư dả đủ ăn…Tôi bao giờ cũng dặn chúng nó phải tích trữ trong nhà luôn luôn một tạ gạo pḥng những khi mất mùa..Khi reo xong mạ, th́ phải lo ngay thóc giống cho mùa sau…

 

Ông trời phù hộ gia đ́nh êm thấm…Tôi vẫn bảo chúng nó người ta có thế nọ thế kia, kẻ giầu người nghèo, trước sau ăn cũng ngày hai bữa, chết không mang ǵ theo…Cốt là ăn ở sao cho có đạo, sống sao cho trọn phận ḿnh…

 

Nghe bà già nói, chưa kịp cám ơn bà cho ăn bữa cơm rau, chúng ta đă đi trên đường núi…Trăng lưỡi liềm sáng vằng vặc…Đi hồi lâu, leo lên gần đỉnh núi, lửng lơ bên vách núi, dưới mấy cây tùng lá rừơm rà, th́ thấy một ngôi chùa hoang nhỏ….Chưa kịp nghĩ sao đă thấy mày chạy tút vào trong chùa…Tao vội vàng chạy vào theo t́m mày..

 

     Thầy Đức đứng dậy đi lục dưới gậm bàn, dưới gậm giường như phải t́m con Tim…Nhưng bỗng nhiên, thầy lại ngả đầu ngủ thiếp trên mặt bàn…

 

Lúc đó phải là ba giờ sáng…Ngày nào như ngày nào, cứ vào giờ này là thầy lại ngủ thêm một giấc cho đến sáu giờ sáng, tức là lúc thầy sẽ mang con Tim đi tha thẩn dưới sân nhà…Trong giấc ngủ sau này, thầy ngủ nhẹ nhàng thôi và hay nằm mơ…Dưới đây là hai giấc mộng của thầy Đức trong khi thầy ngủ gục trên bàn:

 

 

Giấc mộng thứ nhất

 

     Thầy đứng lên dụi mắt, lục lọi đi t́m con Tim. Bỗng ngẩng đầu lên, trước mặt thầy là một ḥa thượng đang ngồi trên giường tre của thầy.

 

Hoà Thượng: Thí chủ và con vàng đi đâu vậy?

 

Thầy Đức: Kính thưa hoà thượng, chúng tôi không biết đi sao lạc lối tới đây. Xin hoà thượng tha thứ, lỡ để con Tim chạy vào chùa, chỉ sợ làm ô uế cửa thiền.

 

Hoà Thượng:  Không sao…không sao….Con vàng này duyên số nó lớn lắm mới được đi theo thí chủ từng bước!

 

     Đây là Tĩnh Tâm Tự, ở đỉnh Vô Nhiễm Sơn…cách tỉnh Sơn Tây phải bốn năm chục dặm, núi cao đến ngàn thước, trên núi không có cư dân…Không có ai lạc lối tới đây cả, chỉ có những hành giả nguyện tâm trèo lên ngọn núi này để thỉnh lễ nhà chùa…

 

     Thí chủ một ḷng đến đây, để cầu ǵ?

 

Thầy Đức: Dạ dạ…chúng tôi một ḷng nguyện tới đây…Nhưng để t́m hay cầu ǵ…., thưa hoà thượng, thật chúng tôi không biết ạ!

 

Hoà Thượng: Thí chủ là người đọc sách, biết lư luận theo duy vật biện chứng pháp…Nhưng thật,thí chủ lại có cái đầu duy tâm..Tất cả vấn đề là ở chỗ đó!

 

Thầy Đức: Dạ, thưa hoà thượng, vậy sao?

 

 

Hoà Thượng: Bần tăng sẽ nói thí chủ đang muốn t́m ǵ ! Thí chủ muốn t́m ra tâm linh của cái thế giới khoa học vật chất này.

 

     Giờ đây, loài người có phi thuyền lên cung trăng. Có đầu óc cơ chế để viết cho thí chủ những bài thơ, những bản nhạc. Loài người sống trong những ngôi nhà bằng nhựa đầy tiện nghi. Ai cũng thông minh hiểu biết như người máy. Trong một nháy mắt, có thể xây cho thí chủ một thánh đường bằng đá ép to như quả núi …

 

     Nhưng thí chủ cứ muốn t́m đến ngôi chùa hoang nhỏ bé này…, v́ thí chủ trong tiềm thức biết rằng phảng phất đâu đây trên mỗi viên gạch vỡ của chùa có linh hồn của mấy đời hoà thượng trụ tŕ…

 

     Nhưng bần tăng xin nói, những điều thí chủ muốn t́m, thật không phải là thế đâu….Những điều thí chủ t́m kiếm chỉ có thể nằm trong chính tâm linh riêng rẽ của thí chủ…

 

     Không có ǵ giúp thí chủ đi đến đất Phật. Chỉ có thí chủ tự đốn ngộ để tự biết ḿnh hăy c̣n hay không phàm phu tục lụy!

 

Thầy Đức:           Khó khăn vậy sao? Huyền ảo vậy sao?

 

Thưa hoà thượng, xin hoà thượng dẫn độ một đoạn đường!

 

Hoà Thượng: Thí chủ cứ hồn nhiên sống đi…Rồi đây nếu có duyên, chúng ta sẽ gặp lại nhau…

 

     Nói xong, ḥa thượng nhẹ nhàng đi ra khỏi sân khấu.Thầy Đức trở về ngủ gục lại trên bàn.

 

Giấc mộng thứ hai

    

Vang vang đâu đó, nhạc tấu cổ điển…Bỗng cửa pḥng của thầy Đức mở tung, ba thanh niên ăn mặc chải chuốt, quần tây đen, áo sơ-mi trắng, hai anh khiêng vào đặt giữa sân khấu  một cái bàn, người thứ ba vội phủ lên bàn  khăn ăn trắng. Rồi ba người lại chạy ra mang vào ba cái ghế, ba ly rượu cùng chai rượu Rémy Martin XO. Họ ngồi thoải mái bên bàn, nói chuyện huyên thuyên…

 

Thanh niên số một: Thầy Đức!…thầy Đức!…thầy có tội ǵ với đảng, với nhân dân ?

 

     Thầy Đức ngơ ngác mang cái ghế của ḿnh ra xa xa trước bàn của ba thanh niên, thầy ngồi ngay ngắn nh́n thẳng ra phía khán giả..Con Tim cũng vội chạy theo, ngồi dưới chân thầy. Thầy Đức cúi xuống vuốt ve vỗ về  con Tim..

 

Thanh niên số hai: Thầy có con chó vàng đẹp quá!

 

Thanh niên số ba:Trông thầy thật khổ. Thầy đă làm tội ǵ ?

 

Thầy Đức: Thưa các đồng chí! Tôi ngạo mạn, theo cá nhân chủ nghĩa…Tôi là thằng đảng viên cơ hội thừa dịp đảng kêu gọi “Trăm hoa phải đua nở”,  hùa theo tụi phản động, hợp tác với báo “Người”, công khai đề nghị những ư kiến sai lệch, có ngụ ư chỉ trích lănh đạo….

 

     Thưa các đồng chí, tôi điếc nên không nghe rơ tư tưởng của lănh tụ, chỉ thị của trung ương..

 

     Tôi mù nên không nh́n rơ lối đi của đảng, con đường tranh đấu của nhân dân…

 

     Trưa hè, nắng chói chang, tôi mang ra giữa chợ một ngọn nến v́ tôi mù, và gào to  v́ tôi điếc: Tự Do, B́nh Đẳng, Bác Ai.

 

     Ngây ngô, tôi cứ tưởng “Cách mạng xă hội là một lâu đài mà ai cũng có quyền chọn một mảnh tường để tô điểm, vẽ một bức tranh trừu tượng hay phi nhân lập thể…”.

 

     Không! Cách mạng là hồng thủy cuốn trôi những rác rưởi cùng những kư trùng, để lại trên vườn ruộng một lớp phù sa màu mỡ…Tha hồ cho cây dại tranh nhau mọc, tha hồ cho hoa rừng tranh nhau nở, nhưng tất cả chỉ để chờ lưỡi cầy sắc bén của người nông dân…

 

Thanh niên số một: Ha!..Ha!…Thầy nói hay quá. Thầy không phải theo cá nhân chủ nghĩa; thầy với chúng cháu, chúng ta đều là thi nhân.

 

Thanh niên số hai: Tổ quốc Việt Nam chúng ta có tên vàng trong lịch sử thế giới. Dân tộc chúng ta đă đánh qụy thực dân Pháp, đánh bại cường quốc tài phiệt mạnh nhất từ xưa nay: cái thằng Mỹ…Chúng cháu tiếc không được trực tiếp đóng góp mồ hôi nước mắt, nhưng bố mẹ chúng cháu, cô bác chúng cháu đă đổ máu cho đất nước này.

 

Thanh niên số ba: Nước nhà nay đă thống nhất, không c̣n chiến tranh với Mỹ với Tàu…, lại cải cách đổi mới, chúng ta  mở cửa cho ngoại quốc đầu tư và mở rộng hai tay làm bạn với tư sản thế giới…, tổ quốc ta có nhiều năng lượng, dân ta khéo chân khéo tay, chúng ta rồi đây đều có công ăn việc làm, kẻ nào giàu kẻ nào sang, không quan hệ, chúng ta biết th́  nói thầm với nhau thôi…Trước sau ǵ, làm công cho ngoại quốc và mại bản hợp tay với bọn tư bản, toàn dân cùng giàu, cùng hưởng thụ….Như chúng cháu đây, đi trước thời đại….

 

Thầy Đức:    Mọi chuyện đi nhanh quá như ngựa phi qua cửa sổ.

 

Thưa các đồng chí, hai mươi năm rồi -hai mươi năm qua nhanh thật- tôi cứ định viết một bài tự kiểm điểm để đưa lên tổ. Nhưng buổi sáng tôi định viết th́ loa truyền thanh đă oang oang nói có cái đen trước nay đă là hồng rồi…Buổi chiều, tôi định viết th́ lại nghe ra cái đỏ nay đă hơi đen…

 

Thưa các đồng chí, tôi là người ăn bám xă hội. Ngày ăn hai bữa, mấy chục năm ngồi không, an nghỉ với con Tim trong một cái pḥng này nhờ sự bao dung của đảng, nhờ sự chiêu đăi của nhân dân. Nhiều khi tôi cũng muốn đóng góp cho sự nghiệp của tổ quốc; nhưng đóng góp th́ phải theo kịp thời cuộc….Tôi cũng có lấy sách báo về đọc. Nhưng đọc xuôi th́ tôi chẳng hiểu ǵ, đọc ngược th́ tôi trăn trở gặp lại cái hư vô của ḷng ḿnh…

 

     Tôi là thằng khốn nạn, theo hư vô chủ nghĩa…

 

Thanh niên số một: Sao thầy măi bận tâm vậy! Thời đại của chúng cháu không có chủ nghĩa. Thời đại của chúng cháu là thời đại của thực tiễn…Cốt là mở cái đầu và cái bụng để tận ḿnh nhập theo cái văn minh kỹ thuật giàu có tiện nghi của thế giới..

 

Thanh niên số hai: Thầy Đức! Thầy với con Tim bỗng ở trên trời rơi xuống. Thầy ngồi trước mặt chúng cháu ở khách sạn Métropole, sang nhất thành phố Hà Nội…, chỉ tiếc thầy chỉ là cái bóng, không sao mời được thầy lại bàn để uống với chúng cháu một ly rượu…

 

Thanh niên số ba: Nay thầy đă ở đây rồi, thầy hăy cho chúng cháu một bài học triết lư…Thế giới của chúng cháu, không c̣n ai nói chuyện viển vông triết lư .

 

Thầy Đức: Thưa các đồng chí!  Khi tôi t́nh nguyện trở về nước để góp sức xây dựng tổ quốc…không ai chờ đợi tôi cả. Đảng ta c̣n phải lo củng cố chính quyền, duy tŕ những thành tựu cách mạng. Công nông ta c̣n phải chống đối những đế quốc tư bản. Nhân dân ta c̣n phải trường kỳ tranh đấu để giải phóng toàn thể đất nước. Khi tôi về, vấn đề không phải là cần có một cái đầu để suy tư mà là để biết văn hoa nhắc nhở những tư tưởng ẩn dụ của lănh tụ. Vấn đề là nên hiểu thâm ư chỉ thị của trung ương. Chúng tôi phải nhập ngũ để cầm súng. Chúng tôi phải nhịp bước cùng đoàn thể để khỏi phải lạc đội, nhận phần cơm canh và ăn cùng với tập thể.

 

     Mọi cuộc cách mạng đều mang đến cho lịch sử một hệ thống tư tưởng xă hội. Nhưng thưa các đồng chí, không có hệ thống tư tưởng nào, duy vật thực tiễn, mà măi măi tồn tại với lịch sử…Biện chứng lịch sử xă hội cho chúng ta biết vậy…Nhưng một hai ư thức của nhân loại vẫn ở lại với thời gian…., như lời của Phật, câu kinh của Chúa…, nó thuộc về ngă thức tâm linh của con người.

 

Chúng ta không phải ai cũng là anh hùng để đảo ngược thời thế…Chúng ta không phải là thằng rồ hủy thân ḿnh nhất định đ̣i sống ngoài khả thể của thân phận. Chúng ta hăy sống tận cùng hiện hữu của chúng ta, sống không suy tư ḱm hăm những giây phút sinh nghiệm thượng thăng ..Chúng ta hăy hồn nhiên chấp nhận cái phi lư vô thường của cuộc đời. Chúng ta hăy là thi nhân cho cuộc sống của chính ḿnh.

 

Một nhà lănh tụ cao cả đang cầm quyền cũng phải một lúc nào biết thoái vị, thoai vị trước dân tộc, trước lịch sử. Một người đang sống cũng phải ngang nhiên nh́n thần chết, hồn nhiên đi vào cơi hư không.Thưa các đồng chí! Tôi đă chân thành chấp nhận tất cả những ǵ đă đến trong đời tôi. Tôi đă khước từ thế giới bên ngoài, tự đóng ḿnh trong tháp ngà tiêu cực…

 

(Thầy Đức đứng lên ôm con Tim trong hai tay)

Xin các đồng chí thông cảm và nh́n lại tôi với đôi mắt bao dung…

 

Màn cảnh từ từ hạ. Vang vang “An Lạc giai điệu”, đoạn hợp xướng trong giao hưởng Beethoven số 9, bản nhạc thầy Đức thường nghe khi ở Pháp.

 

                            

 

Hết

    

NGÔ VĂN TAO

 

 

 

http://www.gio-o.com/ngovantao

 

 

 

© 2008 gio-o