http://2.bp.blogspot.com/-bw6ph1kVbIE/TwpHovC7nGI/AAAAAAAAAhY/kF51eDj81JQ/s320/IMG_0044.jpg

Quế Anh acrylic on canvas 55x70cm

 

NGÔ VĂN TAO

TRẦN  DẦN  và  BÙI  GIÁNG

 

tản mạn văn học

 

Trần Dần (1926-1997), Bùi Giáng (1926-1998) là hai "hiện tượng văn học" của hạ bán thế kỷ thứ 20. Hai nhà thơ! Đối với Bùi Giáng thi ca là căn bản để đi đến triết lư nhân sinh và nghệ thuật; Trần Dần là thi sĩ "tượng trưng chủ nghĩa" có hoài băo với lời thơ tác động tới con người và xă hội. Nhưng nếu Bùi Giáng để lại một sự nghiệp đồ sộ văn thơ và triết học. Trần Dần với cuộc đời đầy trắc ẩn không gần xa đạt được hoài băo của ḿnh, toàn khối văn thơ của Trần Dần đă có thể tŕnh bày qua Trần Trọng Vũ, trưởng nam của nhà thơ, chỉ trong một tuyển tập " TRẦN DẦN : THƠ " (1).

 

Tất nhiên đă có nhiều văn nghệ sĩ giới thiệu và luận bàn về Bùi Giáng (2), nhưng phải tiếc rằng thường chỉ là những bài ngắn gọn báo chí thông tin về con người và sáng tác thi ca, không diễn giải đến cái nh́n triết lư sắc bén về thơ như một khái niệm bản thể của lư tính cùng về sự nghiệp của Bùi Giáng trong quá tŕnh thông diễn giải thơ văn Âu Á và những tư tưởng triết học cận đại. Về Trần Dần, nhà thơ của trường phái tượng trưng chủ nghĩa Dạ Đài (3): "Hăy đem tất cả linh hồn, hăy mở tất cả cửa ngách của tâm tư mà lĩnh hội!" (1946), càng hăng say bao nhiêu càng rơi vào ngơ cụt, bị khai trừ khỏi đảng cách mạng xă hội chủ nghĩa, khỏi hội Nhà Văn, bị đầy ra trại lao động cải tạo (1956-60), măi đến cuối đời (circa 1985)  mới được hồi tịch hội Nhà Văn (tức là mới có phép một phần nào phổ biến văn thơ của ḿnh), nên chỉ có một số ít người bàn luận đến hiện tượng Trần Dần và bằng những lời đắn đo, thêu dệt pha màu.

 

 

Tuy nhiên dù muộn màng (2006), ta có những lời bàn rất "văn học" của Trần Trọng Vũ về văn thơ của thân phụ, nhà thơ Trần Dần (4). Đặc biệt hơn văn sĩ nào hết, đă nói đến Trần Dần là phải nói theo Trần Trọng Vũ đến nhan đề "Chữ và Nghĩa", nói chung là bàn luận đến ngôn ngữ của nhà thơ. Sau Heidegger, Bùi Giáng đă từng nói: "Hữu Thể về trong ngôn ngữ. Lời ca điệu hát là ngôi nhà của Hữu Thể. Con người xin ở đó suốt đời." Chỉ trong ngôi nhà đó, mà những con chữ (hay màu sắc, nét vẽ, nốt nhạc) là khung cửa để nh́n vào đời. Những sự đời, những cảnh vật cảm nhận trong t́nh yêu, trong thiện mỹ thức phải được diễn giải trong ngôn ngữ hay nói một cách khác phải được khắc dấu thu nhận một cách này hay cách khác mới tác rộng tới sự hiện thành sinh động của mỗi người. Đối với hai nhà thơ Trần Dần và Bùi Giáng, những con chữ nhiều khi chính là những biểu tượng của suy tư hay cảm thức. Bùi Giáng có câu thơ:

 

Em về mấy thế kỷ sau   

Nh́n trăng trăng có nguyên màu ấy không.

 

Trăng và màu phải là biểu tượng mông lung cho một khung cảnh thiết tha lăng mạn, của t́nh yêu hay nữa của dịu dàng hiền mẫu...Cũng về trăng, Trần Dần có câu thơ:

 

Trăng mới tự bên Lào - Ai thắp xứ chiêm bao? 

 

Trăng và chiêm bao ở đây lại là biểu tượng cô đọng, không cho người đọc miên man suy tư; nó là biểu tượng một chốn than ôi rất xa vời mà ở đó người ta c̣n biết mơ mộng. Cốt yếu theo Trần Trọng Vũ, đọc thơ của Trần Dần là tiếp thu như vậy những con chữ, biểu tượng hay tượng trưng một cái ǵ (tư tưởng, suy tư hay cảm thức) một cách cô đọng và như thế mănh liệt đập vào trí thức của chúng ta:

 

"Sống, eo ôi, từ sống mấy ai về",  chữ "sống" ở đây tôi mạn nghĩ tượng trưng thu gọn, đối xứng sự chết, cả một kiếp người vào trong một quăng đời bất hạnh vô nghĩa.

 

Miền trong là hai câu lục bát bay bổng lai láng, ngoài ra là những chữ cô đọng người đọc phải cố lắng nghe, cả một thế giới phân chia người nam kẻ bắc. Trần Dần sinh trước Bùi Giáng một hai tháng, nhưng đă chết hơn một năm trước Bùi Giáng. Trần Dần năm 19 tuổi đă có bằng tú tài toàn phần trường trung học Pháp văn, Bùi Giáng năm 1950 hăy c̣n lang thang thi tú tài trường phổ thông việt nam ở liên khu 5, chiến khu do Đảng Cộng Sản việt nam đặc quyền hành trị. Nhưng sự khác biệt của hai nhà thơ là ở số mệnh khác nhau trong ḍng lịch sử tao loạn tàn bạo vừa qua của đất nước (lịch sử Việt nam 1946-1975).

 

Những năm học hỏi ở liên khu 5, Bùi Giáng chắc có tiếp cận trong thực tế với chủ nghĩa duy vật Marx-Engel nên đă vội từ bỏ chiến khu để về quê nhà (Quảng Nam) làm thường dân và hằng năm tự học (gồm hán văn và ngoại ngữ). Bàng quang với thời sự, ở quê nhà và sau tự do ngao du bay bổng ở Sài thành, miệt mài làm thơ và suy tư thông diễn giải triết lư cận đại, từ năm 1962 không ngừng sáng tác và phát hành những tập thơ, những công tŕnh dịch thuật văn học Âu Mỹ và b́nh luận triết lư. Cả một sự nghiệp dich thuật, văn thơ và triết lư, hạ bút là câu thơ, mở rộng tâm hồn thảo luận với chính ḿnh là thơ của Tô Đông Pha, Holderlin, là triết lư của Nietzsche, Heidegger...

 

Trần Dần ngược lại mười sáu mười bảy tuổi đă làm thơ h́nh tượng, mười chín tuổi đă thân quen những bậc tiền bối văn nhân của Hà thành, như Vũ Hoàng Chương, Đoàn Phú Tứ, Hoàng Cầm...Đặc biệt năm 1946, cùng mấy văn nhân khác như Vũ Hoàng Chương, Dinh Hùng (hai nhà thơ có tiếng đương thời) hội lập trường phái Dạ Đài, thi ca tượng trưng, với bản tuyên ngôn mà Trần Dần là chủ lực từng biên soạn:

 

"Chúng tôi - một đoàn thất thố - đă đầu thai nhầm lúc sao mờ....Thế cho nên chúng tôi - thi sĩ tượng trưng - chúng tôi sẽ nói lên và chỉ nói lên bằng h́nh tượng, thứ ngôn ngữ tân kỳ, ngôn ngữ của những thế giới yêu ma, của những thế giới thần nhân mà cũng là của cáí thế giới âu sầu đây nữa.... Để cho muôn ngàn kư ức chất chồng lên kư ức chúng ta, cái kư ức bi thương, cái kư ức đơn nghèo đă lượm thâu bằng những giác quan trần tục."

 

Bản tuyên ngôn mang sẵn rồi triệu chứng bất hạnh của những tâm hồn khát khao ảo tưởng lạc loài trong sóng gió của lịch sử. Sự thật là bản tuyên ngôn chưa được phổ biến, trường phái Dạ Đài đă tan ră v́ chiến tranh bùng nổ ở Hà thành, bắt đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Trần Dần nghe tiếng gọi của tổ quốc, t́nh nguyện theo dân quân kháng chiến, nhưng sự đời đưa đẩy phải gia nhập đảng cộng sản toàn trị. Sống với chiến tranh, luôn luôn học tập nghị quyết của đảng, hằng ngày tự kiểm thảo và kiểm thảo lẫn nhau từng lời từng bước:

 

"Ban sớm tôi họp. Ban trưa tôi viết chỉ thị. Gặp anh gặp chị để đả thông nhau. Buổi chiều tôi họp phổ biến..Xẩm tối tôi c̣n họp...Cuối tuần tôi tự phê b́nh, chưa tranh thủ lắm...Kém đi sâu! Cái lỗi ngàn lần không sửa nổi..." (Trần Dần ghi chú).

 

Trở nên một đảng viên, nằm trong đội sáng tác văn nghệ, tuyên huấn của quân đội, đó là bước ngoặt mở đầu những năm tháng ngậm ngùi tù túng, mai một tài năng, người bay không có chân trời!.

 

Mai một nhà thơ? Với tuyển tập: "TRẦN DẦN: THƠ", Trần Dần chứng tỏ luôn luôn thật là một nhà thơ, như Hàn Mạc Tử, như Bùi Giáng, chứ không phải v́ là hội viên của hội nhà văn, có thơ tuyên dương trên đài phát thanh, hay có thơ đăng trên báo của đảng. Làm dân quân ở chiến khu, rập khuôn theo chỉ thị của bề trên, làm thơ viết văn tuyên truyền cổ vũ, vào năm 1955 với ḥa b́nh và tiếp quản Hà nội, Trần Dần đă tưởng t́m lại được chân trời của thời xưa, có thân hữu văn thơ, có tự do bay bổng sáng tác. Nhưng sự việc đầu tiên là Trần Dần bị chi bộ đảng quản thúc, kiềm tỏa cô lập hàng tháng để biết từ bỏ ư định chung sống với một thiếu nữ tiểu tư sản, gia đ́nh đă di tản vô nam. Trần Dần nhất định sống theo ư muốn, xây dựng một tiểu gia đ́nh trong khó khăn và nghèo khổ. "Nhất định thắng"(1956), bài thơ dầu tiên viết sau chín năm chiến khu, bài thơ leo thang mănh liệt tràn trề ray rứt tả hết cái thời éo le, dù có đoạn cuối dài vớt vát nhưng không che nổi cái nh́n thâm sâu phản bác lạc quan chủ nghĩa vô thực của đảng và của nhà nước xă hội chủ nghĩa. Hơn nữa bài thơ đăng trên Báo Nhân Văn và Trần Dần cùng lúc công khai phê phán thơ Tố Hữu, nguồn thơ chính thống của đảng. Trần Dần bị liệt vào phe phản động Nhân Văn chống đối đảng và nhà nước xă hội chủ nghĩa, loại trừ ra khỏi đảng, khỏi hội nhà văn, bị bỏ vào tù và đầy đi trại lao động cải tạo.

 

Nhưng dù phải vật lộn với cuộc sống và trong lao tù với "tứ khổ: 1-khổ lao động nặng 2-khổ đối xử 3-khổ nhớ 4-khổ nắng mưa bất nhất" , Trần Dần ghi chú rằng ta vẫn có : 1-khoái làm thơ 2-khoái thu tài liệu 3-khoái dự định viết 4-khoái nh́n nghe ngẫm nghĩ và hy vọng. Trong những năm tháng đó 1956-1960, Trần Dần say mê t́m lại nguồn thơ, sáng tác thơ trữ t́nh, đặc biệt những bài thơ hầm hập leo thang, như muốn nói hết những ước mơ và kư ức của ḿnh từ tuổi học tṛ đến thời lang thang hàng phố cô đơn và khao khát t́nh thương. Nói hết như sợ sẽ không c̣n tâm can đối phó với sự đời và không có dịp tiếp tục sống với nàng thơ :

 

Hăy để tôi hoàn thành "Cổng tỉnh"! Óc nhé, chịu khó chịu đựng, gắng gỏi lên, một ít ngày giờ! Sau đó, dây thép thần kinh có đứt th́ cứ đứt tha hồ"

 

Sự đời không phụ lời cầu mong của Trần Dần, tập thơ Cổng tỉnh đă được sáng tác và hoàn chỉnh ngay trong trại lao động cải tạo, đúng trước khi Trần Dần v́ lao công bại liệt được thả về.

 

Tập thơ Cổng Tỉnh, không dầy lắm, có thể nói là kiệt tác, cùng những bài thơ khác trong những năm 1956-60, tràn trề leo thang từ ngữ và h́nh tượng cho người đọc cảm nhận cái hăng say phải đă từng có khi Trần Dần hợp tác biên soạn bản tuyên ngôn của Dạ Đài. Đó là thơ của tuổi trẻ, say đắm với hứa hẹn của ngày mai và khát vọng một đất trời huyền hoặc nào xa lạ:

 

"Hăy thù ghét mọi ao tù nơi thân ta rữa mục, mọi thói quen nếp nghĩ mù ḷa. Hăy sống như những con tàu phải ḷng muôn hải lư, mỗi ngày bỏ sau lưng ngh́n hải cảng mưa buồn".

 

Tất cả là tuyệt đối tin tưởng ở sự sâu xa tác động của lời thơ. Nếu có cô đơn hay phiêu bồng lang thang một ḿnh lẻ loi trong vũ trụ, th́ cũng chính là để với nàng thơ có t́nh thương và lăng mạn dùi dắt ôm ấp. Thật ngược lại với Bùi Giáng. Bùi Giáng cũng có những bài thơ dài nhưng không leo thang, dù cũng để thi hứng tràn trề theo từ ngữ, vần điệu, theo sự bay bổng của h́nh tượng, người đọc thường giữ lại những phiến bản (des fragments), những đoạn hai ba câu thơ xuất thần huyền bí:

 

"Nhân danh thôn dă phố phường

Chúng tôi biết điệu buông tuồng chịu chơi

Với thần thánh đất tiên đời

Với thần mộng mị với đời thần tiên"

 

Bùi Giáng làm thơ như hiền giả, t́m thấy thơ v́ thơ sẵn ở mọi nơi, ở mọi phận đời, ở ngay trong những bất tất của sự đời. Làm thơ tức là ngộ ra cái huyền linh ở mọi con người, ở trong thiên nhiên vũ trụ:

 

"Xích Lô - đệm ấm giường êm

Giờ này anh kéo tôi lên

Chiếc xe vô lượng thần tiên đi về

Đưa nhau về phía bên kia

Một trùng dương rộng xẻ chia một trời".

 

Triết lư đối với Bùi Giáng trước hết là thấu hiểu tiền đề (the a-priori) cận đại, lư tính con người gồm có : Khoa học, Triết lư và Nghệ thuật. Khái niệm khoa học tất nhiên rất thông thường. Triết lư là suy luận xa gần tới cái Đạo của nhân gian và vũ trụ. Đối với Bùi Giáng, nghệ thuật cũng là Thơ, trong lư tính con người nói tới nghệ thuật cũng là sự cảm nhận Thơ, mà Thơ không khác ǵ sự sống, mênh mang mọi nơi, ngay như trong vô cùng vũ trụ có sự sống và chết của những v́ sao. Chỉ một h́nh dáng, một tiếng ca, là tất cả có thể tràn gập ư thơ, ngơ cụt này đây trong cảm thức Thơ của chúng ta cũng sán lạn dưới "mặt trời muôn thuở mới":

 

Em thêu dệt đời hồng, anh nói ít lời hoa

Em ca lừng cho bốn phía sinh ca

Đem dâng tặng mặt trời muôn thuở mới.

 

Đối với Trần Dần th́ trái lại, thơ kết tạo từ bản ngă. Thơ của Trần Dần hăng say duy ngă; cái thằng tôi ước ao, thăng trầm t́m ư nghĩa của bản thân sống trong một thế giới vô nghĩa, có thơ trong tâm hồn như một sứ mệnh thăng hoa bản ngă, và cũng có thể đưa những người thân cùng đi một chuyến tàu tới bờ bên kia lư tưởng. Đó là cứu cánh của tượng trưng chủ nghĩa trường phái Dạ Đài, tuy nhiên ở Trần Dần một phần nữa cũng là sự phản kháng tự nhiên đối với xă hội đang cầm tù thi nhân, một xă hội duy vật, vô thần và b́nh dân túy:

 

Tôi không có đủ t́nh yêu

yêu cái trái đất lục đục thế này

Lạy tất cả! Tha cho tôi

cả những lỗi tôi làm

cả những lỗi người khác làm

Tha cho tôi. Tôi chưa đánh vỡ ǵ cả

Tôi chỉ đánh vỡ của mọi người một mảnh sống: đời tôi

 

Qua những lời van xin đó, chúng ta có thể nghe ra sự ngang nhiên đ̣i quyền sống; cuộc đời là của riêng bản ngă, chứ không phải thuộc về cuộc sống mà xă hội khắt khe xếp đặt, mà tôi không biết làm sao bảo quản.

 

Năm 1960 sau mấy tháng lao động học tập cải tạo, Trần Dần bị suy dinh dưỡng bị trật cột sống, đảng đành phải thả về. Từ đó, nhà thơ sống cô lập, ngày ngày ngồi in bóng ḿnh trên một mảnh tường. Trần Dần tiếp tục lặng lẽ làm thơ, nhưng không c̣n leo thang và hăng say t́m chữ, ư niệm về thơ là sự chán chường trước sự thật hiển nhiên rằng thơ sau cùng hết không có tác động ǵ có thể cứu văn con người. Người ta ch́m đắm trong thế giới không thơ, nhưng mỗi ngày người ta vẫn đọc trên báo chí những bài thơ và nghe thanh loa đường phố ngâm vang những câu thơ. Từ 1963 đến khi bắt đầu viết Sổ thơ và Sổ bụi (1973), thơ của Trần Dần hầu như tất cả là "phản thơ", thơ chơi chữ, thơ không lời (thơ h́nh thức, thơ cấu trúc, thơ ư niệm theo những lời bàn sau của một vài người). Rồi kịch thơ không phải là thơ. Tôi nghĩ có lẽ tất cả để phản thơ, nhạo nàng thơ và nhạo thi nhân chính ḿnh, hay nữa như Đặng Đ́nh Ân viết: "JỜ JOẠCX" (thơ tiểu thuyết 1963) là lời nhạo báng thẳng thừng tất cả cái ǵ được gọi là trí thức (hay nhà thơ) dỏm đương thời

 

mọi người cười hồn hột đồ đạc chẳng chú í lịc jịc cơn mưa to b́nh minh tiến tŕnh.

juy có vài người không thông minh để í nhiều tới í ngiax triết lí thẩm mĩ địa lí sử kí li tay-chân li của cái tát hữu ix bé tix.(Đặng Đ́nh Ân trích từ jờ joạcx, mọi người chỉ những nhà trí thức trong tiểu thuyết).

 

Bùi Giáng vào đầu thập kỷ 1960 ch́m đắm trong triết học, phát hành hai tập khảo luận: "Tư tưởng hiện đại" (1962) và "Heidegger và tư tưởng hiện đại"(1963), và đăng trên báo không những thơ mà nhiều bài triết luận. Trong khi xă hội ở Sài thành thời đó chỉ lo vui lo sống, chỉ muốn làm sao quên sự rối ren bất tất chính trị và thời cuộc, Bùi Giáng dần dần phải tự thấy cô đơn, ăn nói ở chỗ không người, đi t́m niềm vui duy nhất là lang thang chân đất các chùa các ngơ của Sài thành, và sự an b́nh với những ly rượu đế uống nợ ở góc chợ. Bùi Giáng luôn luôn tự nói chuyện với chinh minh bằng những câu thơ. Có những câu thơ xuất thần ẩn dụ huyền bí đạo người và thiên nhiên vũ trụ, nhưng không thể nói là những bài thơ hay được viết khi nửa say nửa tỉnh. Nhừng bài thơ có thể không khác ǵ với "Mùa sạch" hay "Jờ Joạcx" của Trần Dần, những bài thơ ly khai nàng thơ, nhưng Bùi Giáng không khắc khoải mà vẫn vấn vương vần lục bát b́nh dân của thơ việt.

 

Trần Dần hăng say tham vọng, khí phách phản kháng, nhạo đời, nhạo nàng thơ và cả chính ḿnh. Rồi sau cùng đến lúc (1973) tự nhủ:

 

Tôi - một người chuyên thích

những gió lên

những cánh buồm bát ngát

bây giờ tôi nằm liệt nửa người

bất động như sắp kề miệng hố

trước cửa nhà tôi

gió thối dạt d́u

 

Nhà thơ bắt đầu tự viết những "Sổ bụi", "le journal sauvage" hay "nhật kư anti-tự-sự" theo định nghĩa của nhà thơ. Những "trang nhật kư anti-tự-sự" vượt khỏi mọi giới hạn của tự sự, và như thế theo như Trần Trọng Vũ luận bàn, đó là những trang Văn Học. Những câu văn, những câu thơ của Trần Dần, con người lưu đầy bao nhiêu năm nay trở về ngôi nhà cũ, ngôi nhà của Chữ và Nghĩa. Trong ngôi nhà cũ, có những trang viết thừa, có bụi đóng dầy mọi nơi:

(Ô! này đây) thơ tôi ba mươi năm đóng chai... Nó có thể chờ.

 

Và bụi được quét tung lên, những chữ ghép nghĩa được nhặt ghi thành Sổ bụi. Sổ của những phiến bản thơ, những câu thơ, những bài thơ mini:

 

Thi pháp bài thơ, tôi muốn đoạn tuyệt.

Nghiêng về thi pháp Câu thơ - cửa sổ hé vào vĩnh viễn.

 

Mà nhặt ghi như ghi nhật kư tự-sự nhưng không phải là tự sự (anti-tự-sự), v́ người xưng "Tôi" hạ bút ghi không chắc ǵ là Trần Dần mà cũng thể như Trần Trọng Vũ nhận xét, là cái bóng của nhà thơ Trần Dần. Những cái bóng mà người lưu đầy trở về nhà cũ thường nh́n thấy ở từng góc nhà, ở trên những mảnh tường không....., những cái bóng của chính ḿnh, thực hơn chính ḿnh v́ mang theo kư ức, hay t́nh cảm nổi dậy từ một chiếc ảnh c̣n xót lại trên cái bàn không...Sổ bụi có thể là sự ghi nhận một cuộc đối thoại của nhà thơ với một khách thơ, cái bóng ḿnh; tất cả tạo thành một tác phẩm văn học, kiệt tác với một đề tài duy nhất bản ngă, "cái thằng Tôi". Tôi nghĩ người đọc nên thu xếp cuộc đối thoại đó, gom nhặt không theo thời gian mà theo nhận thức của ḿnh để thành những đoạn có đề tài minh bạch, như một tập với nhan đề: "Cho Tôi", trong "cái vô lư mà tôi không thể hiểu, cái không thể mà tôi khao khát, những t́nh thể mà tôi không thấy lối ra" (Trần Trọng Vũ), hay một tập: "Chân trời không người bay", một khoảng trời bên kia, xa cái trời đất tù túng này mà ở đó ai ai cũng đều vất vưởng không hồn...Riêng tôi cũng đă c̣n từng nghĩ, thu tuyển một ít câu thơ, một it thơ mini để tạo dựng một màn kịch phản nghệ thuật Samuel Beckett: "Ngơ Đợi", nhà thơ đối thoại với bóng ḿnh, chờ đợi không ǵ hết trong một thế giới trống rỗng với những câu nói vô nghĩa, hay có nghĩa th́ chỉ loé hiện để tan biến vào hư không.

 

Tám năm trước khi ĺa cơi đời, Trần Dần không viết ǵ nữa. Tổng kết, Trần Dần đă để lại cho văn học Việt nam cả một kho tàng Chữ và Nghĩa, cô đọng sắc bén; xă hội đă hắt hủi nhà thơ, lời thơ của Trần Dần đơn côi thống thiết, quyết liệt khát khao chân trời xa, đập phá những tù túng bỏ lại sau những nhà ga khói xám, những góc phố đen, những bến nước mưa buồn... Nếu có ai hỏi được Trần Dần ở trên kia: Ở trần gian người đă có ǵ?  chắc nhà thơ sẽ trả lời: Tôi lạc hành tinh!

 

Song song với Trần Dần, Bùi Giáng an nhiên tự do giữa cuộc đời, không một dây t́nh hay một pháp lư nào ḱm giữ. Bùi Giáng có một minh triết, thông diễn giải hội nhập tư tưởng của trời đất. Gần cuối đời vẫn làm thơ, làm thơ diễn giải dịch và đáp ứng hơn trăm bài hán tự hài cú, mấy chục bài thơ nguyên văn tiếng anh, tiếng pháp của Ngô Văn Tao. Thơ của Bùi Giáng là thơ của t́nh đời, nhân sinh trong huyền bí linh thiêng vũ trụ. Nếu có ai c̣n hỏi được Bùi Giáng: Hỏi rằng (trần gian) người ở nơi đâu? Bùi Giáng sẽ giản dị trả lời, đơn sơ nhưng bất tận: Thưa rằng tôi ở rất lâu quê nhà!

 

(1) Trần Dần: THƠ  Tuyển tập thơ - Nhà xuất bản Đà Nẵng 2007 (492 trang)

(2) Bùi Giáng Văn và Thơ     Ngô Văn Tao tuyển trích  Nhà xuất bản Văn Nghệ  2007

(3) Dạ Đài - Bản tuyên ngôn tương trưng (1946)

     Trần Dần - Trần Mai Châu - Vũ Hoàng Địch (trang 53 trong Trần Dần: THƠ)

(4) Trân Trọng Vũ:  Đau ḷng sổ bụi...Những bức thư không gửi (2003)

http://amvc.free.fr/Damvc/GioiThieu/TranDan/DauLongSoBuiTTVu.htm

 

 

Ngày 4 tháng 8 năm 2017

Ngô Văn Tao

 

http://www.gio-o.com/NgoVanTao.html

 

 

© gio-o.com 2017