tranh Ngô Quế Anh, Ông Kẹ

(acrylic trên bố 60x80cm)

 

Nước nghèo và ông kẹ

(nhận định)

 

Lyonel Trouillet*

 

(nguyên bản Pháp văn,

bản dịch của Ngô Văn Tao)

 

 

Mỹ châu hợp chủng quốc! Tôi không nói về những con người không hơn không kém ai, mà về bộ máy duy tŕ quyền lợi của tư bản. Tôi nói về Mỹ quốc, mà từ khi phái tả không c̣n là phái tả, người ta quên phân tích nghĩ rằng chính là cánh tay sắt, cơ cấu pháp quyền tổ chức xă hội phân chia bất công tài nguyên thế giới. Là một công dân Haïti, tôi biết thế nào là Mỹ quốc, Mỹ quốc tiếm quyền bảo thủ, duy tŕ quyền lợi này chống đối sự đ̣i hỏi khác. Làm sao tôi quên được trong mười chín năm (1915-1934) Haïti đă là thuộc địa dưới sự tham ô của thực dân đế quốc Mỹ? Thuộc địa của thực dân đế quốc, nông nghiệp Haïti bị phá sản, manh nha dị chủng bản  địa khởi sắc. Làm sao tôi quên được đế quốc đó đă duy tŕ chế độ độc tài của gia đ́nh Duvallier, giết hại không tội vạ hàng ngàn thanh niên Haïti?  Tôi sẽ không bao giờ quên chia sẻ nỗi uất hận mỉa mai của thi nhân:

 

Yankee mày ơi! Mày uống

Càphê và tách cacao của tao

Yankee mày ơi!, Mày vào

Nhà lá tao như vào chiến địa…

 

Đó là chuyện ngày xưa. Và ngày nay cũng như ngày qua: viện trợ với điều kiện, giao lưu phụ thuộc và lợi dụng, bao che thông đồng với tầng lớp tha hóa thối nát tư bản sở tại. Và giờ đây, những môn phái hàng ngày đến chiếm lĩnh, trắng trợn “giám thị hư tưởng”, mệnh danh cơ đốc thánh kinh, truyền bá mụ dân cá nhân chủ nghĩa, phá bỏ những tạo tác, những biểu tượng văn hóa dân gian Haïti: vaudou, huyền thoại, hội múa…

 

Mấy ngày nay, trong khi tôi viết bài báo nhận định này, ở Port-au-Prince thủ đô của Haïti quê hương tôi, có đại hội nhạc jazz quốc tế, nhưng những nhạc sĩ của đất nước láng giềng Cuba không được dự, mà một lư do là đại sứ quán Mỹ (có hợp tác tổ chức) không cho phép họ tới.

 

Cho một đất nước nhỏ bé, cho những kẻ yếu hèn, cho những ai nghèo nàn, Mỹ Quốc, Mỹ Quốc là ông kẹ đói! Lời lẽ văn hoa không đủ sức mạnh, sự có mặt một tổng thống da đen ở Nhà Trắng cũng không là pháp thuật xóa bỏ sự kiện và h́nh ảnh trên.

 

Nói vậy, nhưng chính tôi cùng hàng triệu người khác trên thế giới thật hân hoan được tin một người da đen sẽ làm tổng thống của nước Mỹ trong bốn năm tới. Sự thật là trên hết các lục địa, người dân đă tuyển cử  Barack Obama từ lâu rồi trước ngày 4 tháng 11 năm 2008. Cũng thật là không phải chuyện mỗi ngày mà những triển vọng tự giác, nhưng mưu đồ chín chắn của người Mỹ ḥa hợp với mơ ước của mọi người.

 

Cả hoàn cầu  -không kể Âu Mỹ, không kể phái hữu Âu Mỹ- đă biểu quyết  bao nhiêu lần rồi chống đối nhiều sự việc, chống chiến tranh vô nghĩa và bạo tàn, chống sự hộ trợ  mù quáng liên kết quốc gia khác dù quốc gia này tự cho ḿnh cái quyền bạo lực vô hạn độc ác, chống sự liên minh áp chế của tín đạo mụ dân và tư bản. Biểu quyết, dù có biểu quyết ǵ, đế quốc Mỹ vẫn an nhiên tự tại!

 

Tôi thật phải hân hoan người dân Mỹ lần này đă trưng cầu tuyển cử như tôi muốn như mọi người muốn.

 

Than ôi! Rất nhiều lạc hội biểu thị, rất nhiều hộ ứng tuyên ngôn đă vô t́nh xếp đặt một sự sùng bái cá nhân. Nào là “người hùng”, nào là “tiếng nói ấm ḷng”…Tôi nghe thấy nói quá nhiều về sự thăng hoa của Barack Obama, về cá tính của ông, về sự ông từ bỏ điếu thuốc, về chiều cao của ông, về hai con gái của ông, nhưng ít lời về tư tưởng chính trị của ông. Dù rằng Barack Obama có văn phong mạch lạc, nhấn mạnh và vạch rơ những ư đồ chính trị mà ông trù tính thực hành. Những điều mà chúng ta phải bàn căi? Những ư đồ mà chúng ta phải chấp nhận hay đồng ḷng cam kết?

 

Và thật hồn nhiên trẻ con sao khi các phố thị thành trên thế giới cùng la hét: “Ta đă thắng!”. Đặc biệt vậy, khi Tây Phương, Âu Châu, cũng ước muốn biến cuộc bầu cử tổng thống người da đen hay đúng hơn “da đen lai trắng” này ( hai từ để chỉ một người!) thành một dịp lễ toàn phước.

 

Một thái độ nhắc nhở ước vọng cá nhân hay tập thể thỏa măn lương tâm, tŕnh diễn sự lăng quên, như khi người ta nhận nuôi một đứa con da đen hay “tuyên bố muốn có một đứa cháu nội hay ngoại lai đen” để có ảo tưởng rằng đă vượt bỏ được thuyết dị chủng và bất công xă hội.

 

Dù Barack Obama đúng là người da đen ( hay da đen lai trắng, tùy bạn chọn) nổi tiếng nhất hay uy quyền nhất trên hành tinh, trong đẳng cấp chủng tộc hoàn cầu, người da đen cũng không thể đột nhiên được coi ngang tầng với người da trắng.

 

Muốn như vậy, th́ trước hết tài nguyên thế giới cùng quyền tham gia hành sự trong thế giới của từng người phải được ban cho người dân Anh quốc cũng như cho người dân xứ Somalie, người ta không được tùy tiện chọn lọc những tội ác để có thể nhẹ nhàng xóa bó, những liều thuốc vác-sin những bữa cơm hàng ngày phải được đồng đều phân phát ở khắp nơi, và sau cùng hết kiến thức và văn học khắp nơi phải được hội nhập làm chung một gia sản của nhân loại.

 

Việc bầu Barack Obama làm tổng thống Mỹ quốc là một hiện tượng phải làm chúng ta vui ḷng, đánh dấu một bước tiến; nhưng không phải là khởi đầu một cuộc cách mạng, không có nghĩa là sự bất công, thuyết dị chủng trên Mỹ quốc cũng như trên thế giới sẽ không c̣n nữa. Niềm hoan hỷ có phần ngây thơ mang đến một chút ǵ ngông cuồng ảo tưởng : tinh diệu ngoại lai “cà-phê sữa” cho người da trắng, cá thể tự trọng cho người da đen, để chúng ta không bắt buộc phải nghĩ tới thực tế, cái ǵ có thể và cái ǵ không có thể làm. Nhưng vấn đề cấp bách là chúng ta có phải luôn luôn suy nghĩ không?

 

Chính Barack Obama đă dẫn đường cho chúng ta suy nghĩ. Ông có những bài diễn văn nhắc nhở những ưu tư của mọi người. Ông có lời lẽ văn phong không phân chia thế giới ra hai loại người là bạn hay là thù của Mỹ quốc và ông  không đảm nhận cái quyền bảo thủ hay chỉ định người này hay việc kia nhân danh quyền lợi và sức mạnh của đất nước ḿnh.

 

Không ai tiên đoán được rằng con người ở Port-au-Prince hay ở Kinshasa, có thể tự thấy được lưu tâm đến trong câu nói của một vị tổng thống Mỹ. Điều đó có thể chứng tỏ hai điều: một là đế quốc Mỹ, tự tin ở sức mạnh và bản chất bất di bất dịch của ḿnh,  đă muốn đưa ra một h́nh thái mới, như qua một cuộc giải phẫu thẩm mỹ nào. Hai là dưới  gánh nặng mâu thuẫn nội bộ - không phải v́ những phần tử tiến bộ trong sự cô lập tục truyền tranh đấu cho nhân bản, mà v́ một lư lẽ nào đó theo ư chí của đa số người dân - đế quốc đă đạt tới tuổi khai sáng; một sự đảo ngược bất ngờ của lịch sử, chính khi nhiều nước khác đang thụt lùi xa ĺa ánh sáng. Mỹ quốc và phái hữu cực đoan mỵ dân tín đồ vẫn  sống sao như trong thời chưa khai sáng. Thế mà đây phát ngôn viên chính thống của đế quốc nói lên như một công dân của hoàn cầu và không là một ông kẹ man rợ vừa là thị vệ vừa là chinh phục chiến binh, vừa là mục sư vừa là kẻ cướp.

 

Barack Obama tiềm ẩn vấn nạn, như những sự việc mang nặng vừa cái cũ vừa cái mới.

 

Về cái cũ: không kể một vài hiện chứng, abc của thuyết nhân bản, sự thăng hoa của Barack Obama chỉ có một giá trị tượng trưng cho những kẻ bị bỏ quên và những công dân hạng hai trong xă hội tư bản, những người da đen Mỹ quốc và những dân hèn của bao nhiêu xứ sở khác. Làm sao chỉ nhờ vào gốc gác của một người, với một tŕnh diễn nào đó, ta có thể có điều kiện hoàn thiện cuộc sống của những con người đó trên thế giới.

 

Màu da không phải là một ưu thế; phái hữu Mỹ quốc sẽ nói rằng: “Này nh́n, chúng ta đều b́nh đẳng nơi đây ( như trên toàn thế giới)”, khi mà những kẻ bị bỏ rơi trong xă hội tư bản vẫn không có thêm một cơ sở ǵ để cải thiện cuộc sống và phái hữu cực đoan vẫn săn sàng đủ khả năng  chống đối mọi cải cách xă hội có một chút lư nghĩa nào. Barack Obama, mặc dù thế nào đi nữa tự ông, có thể rồi đây chỉ là một ảo ảnh.

 

Cái mới là: Barack Obama rất có thể chân thành muốn“nhân đạo hóa” đế quốc Mỹ. Tuy nhiên “nhân đạo hóa”mang đến nguy cơ cho đế quốc. Đế quốc Mỹ chỉ tồn tại như nó vẫn là, áp đảo thế giới như nó vẫn làm. Biến đế quốc Mỹ thành một quốc gia như bao quốc gia khác. Thành một quốc gia thân thiện của mọi người. Ít Mỹ đi. Thêm nhân đạo. Mà nhân đạo cũng là mềm yếu. Nhược điểm của ḷng nhân là tầm thường khiêm tốn, quan tâm tới mọi người. Cái nguy nan ấy rồi có đến cho đế quốc Mỹ không, chính là điều tôi nóng ḷng chờ đợi.

 

 

(Nguyên văn pháp văn: Point de vue: Les pays pauvres et l’orgre, Lionel Trouillet, journal Le Monde, Paris le 31 Janvier 2009)

 

*Lionel Trouillet là nhà báo, nhà thơ, giáo sư văn học, người Haïti. Bài nhận định này có giá trị thời sự, đặc biệt nữa là ư kiến của một người Haïti tranh đấu cho dân chủ chủ nghĩa, trong xứ sở của ông trực tiếp chịu đựng và chống đối chính sách đế quốc can thiệp ngoại giao của nước Mỹ. Với lịch sử trực tiếp chịu đựng đau khổ này, Lionel Trouillet dữ dằn mỉa mai, chính kiến đ̣i hỏi cực đoan, nhưng những nhận định của ông một phần nào giúp chúng ta biết chỉ chờ đợi một vài điều thiết thực và không viển vông ở vị tổng thống mới của nước Mỹ.

 

 

Ngô Văn Tao

 

http://www.gio-o.com/NgoVanTao.html

 

© gio-o.com. 2009