Ngô Văn Tao

Nguyễn Thị Từ Huy

Robbe-Grillet, Sự Thật và Diễn Giải  

 

 

Vào những năm 1956-1963, nước Việt Nam vừa chia đôi Nam-Bắc, một quăng thời gian ngắn ngủi tưởng có ḥa b́nh, văn nghệ sĩ ở miền Nam, hăy c̣n sống trong tự do tư tưởng kinh tế thị trường chủ nghĩa, vội vàng sau mấy chục năm cô lập v́ chiến tranh đón nhận những tư tưởng cấp tiến phương Tây: thuyết hiện sinh (existentialisme), tiểu thuyết mới (le nouveau roman), hội họa hiện đại… đặc biệt đến từ Paris – một thủ đô của ánh sáng. Đó là một thời sôi nổi và rạng rỡ của văn nghệ miền Nam. Nhưng nói tới nhóm Sáng Tạo, đặc biệt tới Mai Thảo và Thanh Tâm Tuyền, hai nhà văn thơ chủ chốt tiếp thu trào lưu tiểu thuyết mới của Pháp quốc, cái khía cạnh chính yếu vẫn là sự tiếp thu và sáng tác tùy theo bản năng. Nên cho đến bây giờ, luận án của Nguyễn Thị Từ Huy : Robbe-Grillet, Sự thật và diễn giải, nay vừa xuất bản ở Việt Nam (Đại Việt books- nhà xuất bản Hội Nhà Văn. Hà Nội 2009), thật là một cống hiến đáng kể.

 

Một cống hiến soi sáng chúng ta về tiểu thuyết mới. Thật dù muốn dù không, với tiểu thuyết mới, chúng ta phải suy nghiệm đến vấn đề tương đối vẫn c̣n xa lạ trong văn học việt nam: “nghệ thuật và triết lư”. Dĩ nhiên triết lư ở đây không phải chỉ là “vị nhân sinh”, “vị cách mạng”, “vị xă hội chủ nghĩa”….Theo Robbe-Grillet, chính là khái niệm “Con Người”, trong sự hiện thành (le devenir) vô hạn, vô khả định (xin đọc thêm 2* ) giữa hư vô và có và không không….Một câu hỏi triết lư, cũng có thể là tâm lư học, nhưng ta không nên chờ đợi một sự diễn giải chân phương, một câu trả lời tối hậu ngay cả khi nghĩ về chính bản thân ḿnh!

 

Trong số những ǵ c̣n lại sau cái chết của một con người theo Robbe-Grillet, có những “câu hỏi trong khoảng trống” : “Và đây là tất cả những ǵ c̣n lại của ai đó, sau rất ít thời gian, và chắc chắn của cả chính tôi chẳng bao lâu nữa, những mảnh lẻ bộ, những cử chỉ đông cứng, những đồ vật lộn xộn không có hệ thống, những câu hỏi trong khoảng trống” ( R.G.) Tại sao là những câu hỏi trong khoảng trống Chúng không hướng tới ai cả? Chúng không có câu trả lời? Chúng rơi vào khoảng trống?Chúng quay trở lại với khoảng trống? Chúng chẳng để làm ǵ cả? Vậy đó, ít ra là một loạt câu hỏi đă được khơi gợi từ khoảng trống do câu văn thiết lập. Cuộc đời hoàn tất theo cách ấy, trong sự chưa hoàn thành, như là điều kiện của sự tiếp diễn vô tận ( Ng.T Tư Huy 1* trang 320)

 

Đâu là sự thật về một con người đi trong một thế giới mà anh ta không hiểu, mà anh không t́m cách diễn giải? Đâu là sự thật về một con người tự giấu ḿnh và tự phơi bày nhờ các mặt nạ liên tục thay đổi? Đâu là sự thật về một con người được nuôi dưỡng bằng văn học và triết học, bằng các từ, các câu, các ư tưởng, các h́nh ảnh tưởng tượng? Đó là một sự thật bất khả, mang trong nó mọi khả thể. (Ng.T. Từ Huy 1* trang 381)

 

Đối với Robbe-Grillet, nếu tất cả đều có thể th́ đó là nhờ diễn ngôn, nhờ lời nói. Theo Ng.T. Từ Huy, điều khẳng định chủ yếu của Robbe-Grillet là “tôi chỉ tồn tại trong văn chương”- một sự tồn tại mà, lật ngược lại, có lẽ là  nơi tồn tại duy nhất khả dĩ  (Evelyne Grossmann, giáo sư tiếp nhận luận án của Ng.T.Từ Huy).

 

Evelyne Grossmann: “ Từ đó dẫn đến sự khai phá cuối cùng của lư thuyết  Nietzsche về diễn giải, chí ít cũng như cách Deleuze diễn đạt lại: “Không có chân lư, chỉ có những diễn giải”. ..(Theo Ng.T.Từ Huy) Tức là ở Robbe-Grillet, trong sự lặp lại và “tái diễn vô tận” của ông, không chỉ là phủ định hoặc xung năng chết, mà c̣n là những tái diễn day dứt và đê mê mà ta sẽ sai lầm nếu bỏ qua không đếm xỉa đến : những đà trượt dần của khoái lạc, như ông nói.

Vậy đây là cuốn sách đến đúng lúc, nó rọi ra một ánh sáng khác với những cuốn từ trước tới nay vào những tṛ chơi hư cấu của Robbe-Grillet, sự nghiêm trang của chúng cũng như sự bất lực của chúng”. (từ của E.G., Dương Tường dịch)

 

Ngô Văn Tao

26.10.2009

 

 

 

1*  Alain Robbe-Grillet: Sự Thật và Diễn Giải

Luận án tiến sĩ văn học của Nguyễn Thị Từ Huy

Đại học Paris Diderot năm 2008

Công Ty cổ Phần Phân Phát Văn Hóa Đại Việt

208 Nguyễn Huy Tưởng , Thanh Xuân, Hà Nội

Dt.: 04 62856579

Email: daivietbooks@gmail.com

 

2* Ngô Văn Tao :  Biện Chứng Pháp Hegel

www.gio-o.com /ngovantao       http://ngovantao.blogspot.com

 

 

Phụ lục

Nghệ thuật và triết lư” , đề tài để rồi phải suy tư và nghiền ngẫm.

Văn nghệ sĩ có thể làm ǵ: diễn giải xă hội và con người? t́m ra chân lư? Mà có không một chân lư trong sự hiện thành bất tận và lệch lạc của lịch sử - lịch sử của xă hội, của đất nước, của bản thân? Có lẽ chỉ có điều duy nhất là lời nói! ( Nguyễn Thị Từ Huy nhắc lại ư của Robbe-Grillet)

 

Ngôn Ngữ của Người

 

Có khúc nhạc tràn đầy vũ trụ

mông lung bao quát êm đềm

giao hưởng của rừng sâu và biển cả

rung động hơn mọi ḥa tấu của trần gian

nhưng không nhạc sĩ nào nghe ra

ghi chú những nốt điệu vô cùng ấy

 

Có bức tranh nằm sau những v́ sao

đơn sơ rộng lớn đến tận cùng

chỉ một nét vẽ không dẫn về đâu

vệt màu như bao gồm tất cả

những màu sắc sẵn có ở thiên nhiên

mà không họa sĩ nào nh́n thấy

sao chép lại cho người đời

cảm nhận chính ḷng ḿnh tĩnh lặng vô biên

 

Một thi nhân ở làng xa

nằm ở tận cuối khu rừng cấm

bỗng nghe ra và nhận thấy

nhưng thi sĩ không phải là nghệ nhân

với cây đàn hay cái cọ

thi nhân chỉ biết nói về khúc nhạc

và phác họa bức tranh

bằng lời “ngôn ngữ của người

cái của tót vời nguy hiểm ấy

mà chúng ta tất cả phải thừa kế

không biết rằng ta sẽ về đâu” (Hölderline)

 

(trích từ tập thơ “Tĩnh Lặng” – ngô văn tao ,

nhà xuất bản văn hóa Sài G̣n. 2006)