Quế Anh   Oil pastel on paper  2.2010

 

Ngô Văn Tao

Ngh Thut Tiu Thuyết

tản mạn

 

Viết một quyển truyện, làm một bài thơ có thể là do sự thúc đẩy ngẫu hứng tư duy nội tâm và cảm thức. Tác giả có thể không tự hỏi hay suy tư thế nào là nghệ thuật viết văn làm thơ, mà với tài hoa hồn nhiên sẵn có sáng tạo một tác phẩm. Nhưng người đọc không vô tư thưởng thức  -tôi muốn nói phê b́nh gia, mà chúng ta đều là khi chúng ta thông diễn giải bất cứ một tác phẩm nghệ thuật nào-  bao giờ cũng tự nhiên t́m hiểu cái giá trị sáng tạo nghệ thuật của tác phẩm.

***

Gần đây tôi vừa đọc một tiểu thuyết của nữ  văn sĩ  người nhật Yoko Ogawa: “Nhẹ nhàng than thở”    (đọc qua bản dịch ra tiếng pháp: Les tendres plaintes”   -nhan đề này là tên một bản nhạc của Rameau- nhà xuất bản Actes Sud, France 2010). Tiểu thuyết không quá dài.

Nhân vật chính là Ruriko, thiếu phụ đứng tuổi, nỗi buồn là lâu rồi hai vợ chồng bà không sao có con. Người chồng, bác sĩ nha khoa, dần dần xa lánh và có người yêu khác. Ông tự  dằn vặt, để đến nỗi có lần nổi đóa hoa tay hất bà đổ cả máu mặt; nhưng bà vẫn im lặng, mỗi tối làm cơm chờ chồng dù ông thất thường có ngày không về. Sau cùng, Ruriko lặng lẽ bỏ nhà t́m an b́nh thư giăn ở ngôi nhà gỗ, mẹ cô có làm nhà nghỉ giữa một khu rừng. Nơi bà đă từng sống những ngày hè của tuổi thơ. Ruriko là nghệ nhân bút pháp, đương nhận chép lại với bút pháp hồi kư của một nhân vật có cuộc đời sôi nổi, người đàn bàn gitane đă lang thang làm nghề xem bói tay, đă từng nhập đám xiếc rong, đă có một số chồng con, nay về già sắp chết, muốn đọc lại hồi kư của chính ḿnh dưới dạng sách quư. Với một công việc ư nghĩa nhẹ nhàng như vậy, với dư hương đẹp đẽ của nhũng ngày thơ ấu, Ruriko cô đơn chắc chắn sẽ t́m ra được sự tĩnh lặng của tâm hồn, sự tĩnh lặng thật ra vẫn tiềm ẩn trong trái tim của bà, người đàn bà có đẹp không, có tươi sáng quyến rũ không, người đọc chỉ có thể mường tượng nhưng chắc chắn là người đàn bà nhật kiểu cách, trang trọng hiển hiện như với chiếc áo kimono lượt là.

Cũng trong khu rừng chỉ cách nhà Ruriko, hai ba trăm thước,  Nitta và Kaoru đến trú ngụ. Nitta và Kaoru đều là nhạc sĩ tài hoa đàn dương cầm. Nhưng Nitta, ông là nhạc công từng có tiếng, nhưng có một cái ǵ sâu xa đổ vỡ trong tiềm thức để ông không c̣n dạo đàn được trước bất cứ một ai. Nay ở khu rừng cô lánh này, ông làm nghệ nhân đóng đàn phong cầm (clavecins) bằng gỗ quư cho những thức giả kiểu cách. Kaoru là thiếu nữ, chỉ vừa ngoài hai mươi tuổi, theo Nitta như theo thầy, giúp ông đóng đàn. Nitta, Kaoru và Ruriko làm quen nhau, giao tiếp thân t́nh và lễ độ. Nhưng câu chuyện chính yếu là như mặt hồ êm đềm trên đồi núi giữa cây cao và cỏ rậm, thẳm thẳm trên trời có đám mây đen xa xôi báo hiệu ngày gió to, sấm sét mưa đổ để mặt hồ nổi sóng không c̣n phẳng lặng. Trước Nitta lặng lẽ âm thầm dương tính, như chỉ chứa đựng âm nhạc vô thanh trong tâm hồn, Ruriko một buổi phải tự ngă đầu trên vai ông. Họ làm t́nh; Ruriko nhớ:

Ông làm tất cả những ǵ tôi ước muốn. Ông đă đánh thức dậy những khát muốn dục t́nh đă đóng băng ở trong tôi. Chúng tôi không rời nhau một giây, cởi quần áo ôm nhau trần truồng nằm dài trên chiếc chăn mềm. Ngón  tay ông ngập ngừng lả lướt trên thân tôi như trên phím đàn –với tất cả những kẽ hở với tất cả những chập chùng căng thẳng và đắm dịu.”

Chỉ thoáng qua hai cuộc t́nh như vậy, những tưởng dấy động sóng gió t́nh đời. Một buổi từ xa xa, Ruriko được nghe và thấy Nitta dạo đàn bản nhạc “Nhẹ nhàng than thở” riêng chỉ cho Kaoru nghe và một lần nữa t́nh cờ thấy Nitta và Kaoru nằm dài vai kề vai ngủ trưa cùng một ổ giường, mọi cánh cửa đều mở toang trong cái nóng của cuối hè; Ruriko biết rằng giữa Nitta và Kaoru có t́nh yêu sâu lắng. Giữa hai người rơ ràng là một dây t́nh tương ái; Nitta thiết tha sống lại với sự gần gũi tươi trẻ của Kaoru, Kaoru đến với Nitta như con chim bị thương, người mà cô đính hôn đă bị người yêu cũ hận đâm chết ở ngay nhà cô. Như mùa hè đang chết, như đă đến rồi mùa thu ngắn ngủi, Ruriko giă từ khu rừng. Bà sẵn sàng kư giấy ly hôn cho chồng bà có quyền lập gia đ́nh với người yêu nay đă mang bào thai với ông. Và như thế câu chuyện kết thúc. Khép trang sách, tôi vẩn vơ nghĩ tới mặt hồ sắp sửa đóng băng đá vào mùa đông, nhưng rồi sẽ vẫn có ngày xuân với suối chảy, chim hót và hoa nở trên bờ và cũng có ngày chợt giông tố của mùa xuân làm mặt hồ nổi sóng  -những giông tố trong cái phận con người.

Quyển truyện nhẹ nhàng giản dị, đúng thật là một tác phẩm đưa người đọc suy tư đến nghệ thuật viết văn tiểu thuyết. Như Milan Kundera nghĩ, tiểu thuyết phải là truyện đời. Nhưng cuộc đời của một người bao giờ cũng có những bước ngoặt, những bất tất ngẫu nhiên dù có thể là do định mệnh. Nên tiểu thuyết phải là truyện đời trong sự hiện thực của nó, mà cũng với những hư cấu, hư cấu bất tất ngẫu nhiên; hư cấu trong tiểu thuyết “Nhẹ nhàng than thở” chính là sự gặp gỡ của ba nhân vật Ruriko, Nitta và Kaoru. Trong cuộc gặp gỡ đó, mang mang t́nh người, âm thầm rộn ràng dục vọng của thể xác, trộn lẫn với ước vọng luôn luôn tiềm ẩn của mỗi người, ước vọng đến t́nh thương để vượt qua cái cô đơn trong phận làm người. Ruriko với tất cả hiện thực của đời thường, có dịp thể hiện cho ta thấy người đàn bà dịu dàng, nề nếp với cả một hành trang văn hóa, trà đạo, bút pháp, thi ca hài cú Basho….Người đàn bà mang sẵn đốm lửa thầm của dục vọng, của khao khát t́nh yêu; nhưng dù ngọn lửa đă bùng cháy, bà vẫn có can đảm và sáng suốt để nhận ra cái nghịch lư và vô vọng của sự thèm khát với dục tính thể xác của chính ḿnh; nhận ra để b́nh thản trở về với cái nghiêm túc, lễ độ của con người tự trọng – một con vật kiêu hùng ( Human being, such a proud animal! – Alain).

Như một sáng tác nghệ thuật, như một bức tranh mộc bản (estampe) nhật bản, truyện của Yoko Ogawa không có sứ mạng thông điệp ǵ. Tất cả là với văn pháp không cầu kỳ không diêm dúa, không cần những sự kiện giật gân, tất cả là những cái nh́n, suy tư tiểu tiết, sáng tạo một ǵ đó ẩn dụ thi ca, để độc giả cảm nhận cả một thế giới hiện sinh. Những nhân vật xa gần đều hiện diện, dù chỉ qua vài câu văn, linh động, với bản thể nhân sinh úp mở. Yoko Ogawa không phô trương hiểu biết, sở trường nghệ thuật, nhưng đọc bà tôi tự cảm thấy chiều dầy văn học của tác giả với sự cẩn trọng suy tư tràn đầy thi ca và nghệ thuật.  Cái thành công của quyển truyện là giúp người đọc cảm nhận cuộc sống của một nhân vật, Ruriko biểu tượng cuộc đời bi hài như Milan Kundera có thể nói, nhưng có chiều sâu nhân bản trong cô đơn khát vọng t́nh người, trong mất mát vẫn tự thăng hoa t́m ở từng giây phút một chút ǵ an ùi, một chút ǵ ấm cúng giữa gịng đời. Không có thông điệp, nhưng là một tác phẩm giá trị nhân văn đóng góp cho hành tŕnh của chúng ta trên con đường cảm nhận muôn mặt của đời người.

 

                                                       ***

Một tác phẩm văn nghệ có thể bắt đầu từ tài hoa ngẫu hứng, nhưng giá trị sáng tạo nghệ thuật phải đạt được qua tác giả với chiều dày của chuyện đời, chiều sâu của văn học và ư thức triền miên nghệ thuật phảng phất trong từng câu văn trong từng tiểu tiết. Đă là nghệ sĩ, nghĩa là nh́n ra sự đời, muôn vật lung linh đa dạng, nhà văn nhà thơ không thể trói buộc ḿnh trên đường rày như tự đảm nhận một sứ mạng. Theo trào lưu tư tưởng thế giới hiện đại, với sự phá sản của mọi chủ nghĩa xă hội, triết lư nhân sinh xă hội không c̣n là chuyện đại ngôn lư thuyết cứng rắn một chiều; người nghệ sĩ không mang đến cho đời một thông điệp  nào, đă từ lâu chúng ta hiểu rằng thông điệp chỉ có thể là những quy định chủ quan hữu hạn tức thời (Hegel).

Tác giả văn nghệ phải bông lơi, nghĩa là biết nh́n đời, chuyện nhân sinh, chuyện xă hội, cách mạng, lịch sử đều là bi hài kịch. Tất cả đều là những hiện tượng đầy nghịch lư. Cách mạng có thành công bao nhiêu càng tỏ rơ tàn bạo phi lư của những đầu óc chuyên chế không tưởng. Lịch sử là chuyện bất hạnh của một số người, chuyện của hỏa đầu, bè đảng. Và con người trong xă hội, trong cuộc sống riêng tư, luôn luôn phải sống những lệch lạc bất tất, những chuyện như của định mệnh nhưng sao nghịch lư, một thảm kịch hay đúng hơn một hài kịch nếu biết nh́n lại để nhận ra “cái ông trời như muốn trêu ngươi”.

Bông lơi để không lệ thuộc vào một hệ thống tư tưởng nào, bông lơi  để siêu thoát. Tác phẩm của nghệ sĩ chỉ có lư tưởng giản dị duy nhất là độc giả sẽ cùng với nghệ sĩ nh́n  thế giới con người trong một khung cảnh đặc thù để thêm thông hiểu chính bản thân và mang mang ước vọng siêu thoát sự cô đơn, sự điêu linh của phận làm người (trong xă hội và giữa gịng lịch sử).

 

8. 6. 2011

Ngô Văn Tao

http://www.gio-o.com/NgoVanTao.html

 

© gio-o.com 2011