Quế Anh 
oil pastel on paper   9.2010

 

 

Ngô Văn Tao

“Thư t́nh” và s hin thành ca ngh sĩ

 

 

 

Saigon 16/2/1965

Gửi Ngô Vũ Tournesol (Dao Ánh)

 

Ex nihilo nihil fit…………(ra từ hư vô, chỉ có hư vô)

Du rien rien ne se fait………………………….

Ánh-hư-vô của mùa xuân

Hăy trở về làm miền thần-thoại cô đơn cũ

Những buổi mai hư vô

Những chiều tối hư vô

Những ngày-tháng-năm hư vô

Niềm tin cùng ḷng chân thành đă bị ma quỷ đưa về vực sâu

Ánh-hư-vô của mùa xuân-lá-xanh-hư-vô

C̣n ǵ đây trên từng sợi tóc đă nặng đầy tủi nhục

Hăy trở về làm loài chim hồng có tiềng hót nhỏ

Có niềm kiêu hănh âm thầm, có tâm hồn cao thượng

Déjà le néant se dévoile dans l’angoisse………

(người thống khổ cảm thức hư vô -J.P.Sartre)     

Trịnh Công Sơn 

Anh cầu mong cho con người bớt thù nhau và t́nh yêu nảy chồi trên cùng khắp.

(TCS. Blao 1/1/65 )**

 

 

Những nhân vật nổi danh, có cuộc đời rộng lớn thường tự nh́n lại và để lại cho xă hội một tập hồi kư. Tôi tin rằng có rất nhiều người cầu mong và đón đợi Trịnh Công Sơn để lại cho chúng ta những kư ức, để t́m hiểu thêm hay khám phá ra những suy tư thầm kín sáng tỏ hành tŕnh sáng tạo của nghệ sĩ, cùng sự ứng xử của chính TCS qua nửa thế kỷ lịch sử đau thương nước mắt mà TCS đă cảm nhận với những bài ca bất hủ. Tôi nghĩ trước rằng đó là một sự chờ đợi không hợp lư; viết hồi kư cần một tư duy thiết thực, b́nh thường cặn kẽ cân nhắc một hai, ngược hẳn với bản chất của nhà thơ, nhạc sĩ tài hoa thâm trầm mộng mơ lăng mạn. Nhưng nay, vào dịp kỷ niệm mười năm ngày mất của TCS, chúng ta may mắn được biết có “một tập thư t́nh”* của TCS, in thành sách chỉ tiếc rằng quá kiểu cách và đồ sộ (giá bán 600.000đ) nên không đến được với quần chúng. Những bức thư cũng chính là một cuộc độc thoại khắc khoải, trong một giai đoạn 1964-1968, trên một lối ngoặt cốt yếu  trong sự hiện thành của nghệ sĩ. Hồn nhiên bộc lộ con người TCS, tâm tư và nghệ thuật, con người thật và triền miên, đă trở nên thần tượng của bao nhiêu thế hệ.

 

 

Nghệ sĩ chân chính thường là phải có thiên phú hay hiện thành trong môi trường thuận tiện để có cảm thức hồn nhiên sâu sắc, có mỹ cảm, có hoài băo từ bỏ sự giả dối tầm thường…nhưng trong cuộc đời thường cũng phải có những bước ngoặt (một sự lệch lạc ngẫu nhiên bất tất), để thức tỉnh bản năng của chính ḿnh, đảm nhận sứ mạng hay đúng hơn (như cho TCS) cái nghiệp của thi hào hay của nhạc sĩ…Theo tôi biết, trong đời TCS đă trải qua hai bước ngoặt.

 

“Khi Trịnh Công Sơn mười sáu tuổi (1955), cụ thân sinh bị tai nạn xe gắn máy, bất đắc kỳ tử! Con cả của gia đinh nhiều em nhỏ, TCS phải cảm thấy bao nhiêu nỗi tang thương bất hạnh…Khoảng một năm sau, luyện vơ quyền lại bị người em trai (Hà) đánh một quyền giập xương và bẹp phổi. TCS liệt giường dưỡng bệnh hơn một năm. Bà mẹ thường đưa TCS vào tu dưỡng trong chùa. Nằm an tĩnh ngày này sang ngày khác -theo chính TCS nói- túc mệnh nh́n những ngọn cây, lá phất phơ trong gió, nghe tiếng tụng kinh và tiếng mơ suy tư về cơi khổ, về lẽ huyền bí vô thường. Để vang dậy trong hồn ḿnh những câu thơ như lời cầu nguyện, những điệp khúc siêu thoát như tiếng chuông chùa, những câu thơ những điệp khúc sau trở lại ẩn kín trong những bài ca, sáng tác của cả đời ḿnh” (Trích từ “Đàm Thoại”, tản mạn của Mộc Giai, Sài G̣n 2002)

 

Sự bất hạnh thêm nữa là, từ một gia đ́nh doanh nhân “sống những ngày cũ huy hoàng giàu sang, bây giờ cùng xót xa âm thầm trên sự suy sụp của gia đ́nh” (TCS, Blao   27/10/1964). Sự suy sụp đó có thể là cái cớ để TCS từ bỏ nhà trường, tuy nhiên TCS thật đă có vốn học thức trường quy hơn nhiều cậu tú (như có thể thấy qua hành văn Pháp ngữ kinh điển, thể hiện trên những “thư t́nh gửi một người”).

 

Bước ngoặt thứ hai, năm 1962 chiến tranh càng ngày càng khốc liệt, chính quyền của Việt Nam Cộng Ḥa triệt để thi hành lệnh ṭng quân với mọi thanh niên. Trước lệnh đó, duy nhất là mưu toan tŕ hoăn, TCS chỉ có cách là xin nhập học trường Cao Đẳng Sư Phạm Qui Nhơn (một lẽ duy nhất là không cần phải có một chứng chỉ học bạ cao nào). Sau hai năm, tháng 9/1964 TCS bị bổ làm giáo viên tiểu học vùng sâu vùng xa tại Bảo Lộc (Blao), giữa đường xa lộ từ Sài G̣n đi Đà Lạt.

 

Gần hai năm ở tỉnh lỵ Qui Nhơn, TCS vẫn là sinh viên nghệ sĩ vô tư (đă có nhiều bài ca được biết đến), chắc chắn là xuất sắc, nhiều bạn bè, và gia đ́nh luôn luôn tiếp cận, có lẽ c̣n lưu sống ở thành phố Huế nhiều hơn là ở Quy Nhơn. Chỉ khi phải đến Bảo Lộc, vào đầu mùa thu 1964, TCS mới thật lần đầu tiên xa gia đ́nh, không sống với bạn bè với người thân. Một ḿnh cô đơn lạnh lẽo trong một nơi hoang vu, như một “épave” (đồ tàn phế) trên cơn nước lụt cuốn mang đi” (TCS,Blao.29/12/1964) đầy đọa vào chốn khốn cùng. Một sự khốn cùng choáng váng cảm tưởng, dù chỉ lưu lại Bảo Lộc hơn một năm, như là măi măi trôi dạt, xa tất cả, xa thân yêu, xa cả xứ “Huế, quê hương đó mà anh không c̣n mong quay về” (TCS, Blao 17/9/1964).

 

“(Blao! Chỉ có) đêm tràn trên đồi núi, đêm trên từng ngọn cỏ và gió lạnh của rừng núi cùng len về. Từng đoàn xe GMC chở đầy lính về cách xa đây 10, 15 cây số. Những trận đánh nhỏ vây quanh đời sống. ..Chung quanh ḿnh những người thân thuộc vẫn tiếp tục ngă xuống…Không khí chiến tranh trùm lên đất đai này. Có nhiều đêm anh thức dậy giữa những tiếng đại bác nổ rất gần và thao thức suốt đêm lo âu.  …Chắc rồi tháng tư anh đă bị gọi đi Thủ Đức (nhập ngũ)…Thật là buồn nhưng phải làm ǵ hơn. Đêm đă lạnh và đă buồn. Cây cỏ lao xao. Anh chỉ c̣n nghe rơ tiếng sâu đất và tiếng dế reo” (TCS. Blao 29/12/1964)

 

Nhưng chính sự buồn thảm sâu lắng đó, gần gũi chiến tranh, cảm nhận sự tang thương đau khổ của phận đời, tiếp xúc tận cùng sự cô đơn bất hạnh như một hố thẳm không lối thoát, lại là bước ngoặt để nghệ sĩ đảm nhận nghiệp của ḿnh. TCS bắt đầu giai đoạn sáng tác vô cùng phong phú (1964-1968), viết “những bản nhạc dính liền với thân phận, quê hương và đất đá” (TCS. Đà Lạt 3/5/1966). Những tập ca nhạc đă đưa TCS vào thần thoại!

 

Một sự căng thẳng liên tục trong sáng tác nghệ thuật, cùng một lúc lại cảm nhận như ḿnh đang sống “trong giai đoạn buồn bă nhất của tuổi anh, hiatus-vực-thẳm chôn ḿnh bằng những cơn xoáy cuốn hút” (TCS. Saigon 28/9/64). Nên không ngạc nhiên ǵ, như bao nhiêu văn nghệ sĩ, TCS đă “uống rượu từ chiều cho đến đêm muộn màng. Không có ǵ giúp ḿnh t́m thấy hư vô hay hơn. On trouve le vide dans le whisky” (TCS. Saigon 16/11/64). Bao giờ anh say vừa, cũng thấy thú bởi v́ thấy ḿnh can đảm hơn để khinh thường cuộc đời và chống đối trường kỳ với nó. Nhưng không bao giớ anh say thật!” (TCS. Dran 12/11/1964).(Dran, Đơn Dương)

 

Không bao giờ say thật, khi vào khuya từ giă bạn bè, cố quên chai rượu đục, vẫn tiếp tục tự giải tỏa, TCS dưới ánh đèn mờ hay bên cây nến trắng thắp sáng ngồi viết những “thư t́nh gửi một người”.

 

Những bức thư gửi dài dài cốt yếu trong hơn hai năm của nghệ sĩ đa tài, có cuộc sống nội tâm h́nh nhi thượng, giữa sự cảm nhận hư vô và phận người nặng những hoài vọng hư hư thực thực, của nghệ sĩ 25 tuổi viết cho một nữ sinh 16 tuổi! Có thật là những bức thư t́nh không? Hay là “anh mê sảng? Anh chỉ c̣n một thứ khí giới đó làm ngôn ngữ cho đời ḿnh. Anh mong được mê sảng suốt đời với những người ḿnh yêu thương, với bạn bè, với chính ḿnh nữa….Lời mê sảng đi từ một chân thành tột cùng trong tiềm thức….Anh viết cho ai hay viết cho chính ḿnh!” (TCS. Dran 12/11/1964) Điều chắc chắn chính là một cuộc độc thoại. Những bức thư có thể tạo dựng thành kịch bản một cảnh, một màn, một nhân vật nói chuyện với chính ḿnh trong sự cô đơn của phận con người.

 

Tuy nhiên không thể phủ nhận rằng thư viết là tràn đầy t́nh yêu. T́nh yêu cho nữ sinh Ngô Vũ Dao Ánh.T́nh yêu trinh nguyên “virginale comme un lys”, một bông hoa lys trắng của vùng đất hứa (TCS. 27/10/64 với truyện “Terre promise”, André Maurois), đôi tay thiên thần và bóng dáng lụa là trắng sáng thủy tinh; “…ngang qua khoảng rừng cao su im tối, anh như bao giờ cũng thấy bóng Ánh trắng sáng thủy tinh chập chờn trong vùng cây đen và băi cỏ xanh màu an nghỉ…Anh đă nghĩ tới hành lang giáo đường trên vùng ăn năn…Ánh có thể mặc áo trắng lụa là đi bằng những bước chân nhỏ nhẹ trên đó. Anh đă cúi ḿnh xuống ư nghĩ và h́nh ảnh ấy thật lâu như ám ảnh…”(Theo Kim Yến - http://sgtt.vn/Van-hoa/143518/Nu-danh-ca-Bach-Yen-51-nam-tro-lai-voi-emLoi-buon-thanhem.html)

 

Những bức thư t́nh nhẹ nhàng ẩn dụ như những câu thơ t́nh cuả Xuân Diệu. Tất cả là biểu tượng của t́nh yêu. Biểu tượng t́nh yêu là nữ sinh dịu dàng đến thăm anh khi anh cô đơn buồn nản, châm cho anh điếu thuốc, dâng anh ly rượu và lắng nghe anh th́ thầm những lời cầu nguyện trước sự khắt khe của trời đất, sự vô t́nh của ḷng người. Những lời ca réo rắt Hạ Trắng, Lời buồn Thánh, Mưa Hồng, C̣n tuổi nào cho em…Người thiếu nữ trong sáng và thánh thiện, mang mang âu tư sầu muộn như thông cảm muốn cứu rỗi dục vọng trần tục và tội lỗi thầm kín của trần gian.

 

TCS đă thái quá không? Rung động tâm hồn nữ sinh trước ngưỡng cửa vào đời bằng những t́nh tứ mông lung, trừu tượng và ảm đạm để rồi nàng c̣n biết cần phải thực tế hơn không trước sự đời? Nhưng Dao Ánh, thiếu nữ có học thức có chiều sâu, đă biết thâm trầm lặng lẽ đón nhận những bức thư như những câu ca thánh thoát của nhạc sĩ đại tài. Không có lời phải ứng đáp nào trong những bức thư. Chỉ có một ngày Dao Ánh đáp: “Ôi! Màu mắt rồi có ngày đổi màu như thế.” (TCS. Blao 27/10/64) Một câu như tiên đoán cái năm 1967 không xa, Dao Ánh bỏ xứ Huế, rồi xuất ngoại (1968) và lập gia đ́nh (1969). Một chuyện “t́nh đơn thuần như hoa cỏ” (TCS Blao 27/10/1964) rồi cũng tàn héo. Huế ngày 24/2/1967, TCS gửi một bức thư cho Dao Ánh, “người t́nh bạc bẽo nhất cuộc đời của anh”, và Huế ngày 25/3/1967, TCS viết chia sẻ cùng với Dao Ánh rằng “chúng ḿnh chấm dứt t́nh yêu đó ở đây”.

 

Một giă từ rồi tới như buổi chiều, mặt trời vừa nấp sau dăy núi, rừng cây đă tối đen, côn trùng vang lên báo hiệu vào đêm. H́nh ảnh của Dao Ánh chắc chắn hiển hiện trong những bài ca thanh khiết mà tôi nhắc đến trên, biểu tượng của t́nh yêu vời vợi như “bông hồng thoáng nở trong sương mù” (TCS)  Hơn hai mươi năm sau (1989) gặp lại ở Paris, “PS. Hôm gặp Ánh ở Monge-Paris 5ème buồn như muốn khóc.” (TCS. HCM 19/8/1989), TCS đă làm một bài ca thật riêng cho Dao Ánh nhắc nhở thời tha thiết xa xưa ấy: “Xin trả nợ người” (TCS. 1993). Một bài ca rất TCS, âm thầm nuối tiếc như ḍng sông cứ lặng lẽ trôi mang đi những cánh hoa rơi. Dao Ánh dù bỏ ra đi, đă biết mang theo và cất kín tập thư này. Chắc như một chuyện t́nh thật đẹp và trong sáng, như những mối t́nh mà người ta sống trên màn ảnh hay với những trang tiểu thuyết không bạc màu. Những lời thư rồi thầm vang trong tâm hồn của thiếu phụ, như những bài ca t́nh của TCS đang và c̣n vang măi trong những tâm hồn mộng mơ tươi trẻ và trong những tâm hồn giữ măi những nhớ nhung mông lung dù chính cuộc sống chỉ là vật lộn và tranh đấu với những nhu cầu, những tham vọng và hệ lụy của thể xác.

 

Ngoài những lời t́nh tứ, “Thư t́nh gửi một người” có giá trị không thường. Bộc lộ cho chúng ta thấy ngoài tài hoa hiển nhiên ai cũng biết, TCS có căn bản tất yếu của tài năng nghệ thuật. Một chiều sâu trí thức, một tâm hồn lăng tử, một cái nh́n trong trắng măi măi trẻ thơ, một hoài băo ước mơ, một tư duy nội tâm siêu thoát, mà cuộc đời cho phép và hay bởi chính bản thân không vẩn một chút ǵ bụi bậm t́nh thường (công danh, sự nghiệp, sinh nhai), một ḷng thương yêu vô tận gia đ́nh, bạn bè, và cả chính ḿnh yếu đuối giữa sống và chết…

 

“Đêm sáng mờ bên ngoài. Sâu đêm reo rất trong ở băi cỏ. Trên trời mặt trăng nḥa nhạt trắng. Mây đốt lên quanh ṿm trời một hàng lửa trắng xóa. Anh ngồi đây ôm xác ḿnh quá nhỏ nhoi để có thể gọi tên bạn bè cho đỡ nhớ. Có thể có một t́nh cờ nào đó không, như một buổi chiều, buổi sáng Ánh trôi dạt về đây và anh mừng rỡ chết. Cái chết thật yên vui như một lần được vinh thăng với h́nh ảnh trinh trong c̣n kết lại trong mắt.” (TCS. Blao 23/10/1964)

 

Một đoạn văn có chiều sâu rộng lượng siêu h́nh như giấc mơ. Thêm đây một đoạn văn tuyệt vời của nội tâm:

 

Làm sao quên được nỗi bàng hoàng đong đưa ḿnh trên từng sợi mưa xám bạc, qua bao nhiêu đồi núi khác nhau.Bao nhiêu nguyên liệu thời gian đó đă chất chứa trong anh thành một tiếng hát ngút ngàn ca tụng vực thẳm huy hoàng của khốn cùng. Mà số phận th́ càng hẩm hiu và sự khắc nghiệt càng đẩy xa ḿnh đi vào những vùng heo hút.” (TCS. Blao 23/10/1964)

 

Một sự chất chứa nội tâm để tất cả những bài ca cuả TCS trước hết đều là những bài thơ. TCS không phải là nhạc sĩ thông thường viết nhạc phổ thơ người. Có lẽ trong sáng tác của TCS chỉ có một bài nhạc phổ thơ duy nhất. Đó là bài “Cuối cùng cho một t́nh yêu”, mà cũng nên hiểu là làm từ một ư thơ của Trịnh Cung, chứ thật không phải từ một bài thơ đă viết và đă in ra (mà một bài thơ ḥa đồng của hai người bạn, phôi thai với điệu nhạc .TCS dixit). Tôi chọn đưa ra một đoạn văn sau đây:

 

Có tuổi nào mang lá vàng ướp vào sách. Có tuổi nào nhặt lá vàng đếm cho đủ tuổi ḿnh. Có tuổi nào nhặt lá vàng rồi ngồi khóc. Có tuổi nào giữ lá vàng trong tay mà bâng khuâng. C̣n tuổi nào nh́n đá sỏi, nh́n tường quách rêu phong, nh́n dă tràng ṣ ốc. Ôi! Có bao nhiêu tuổi trên đời này để nh́n cho hết thiên nhiên”   (TCS. Saigon 18/10/1964)

 

Đó thật là những ư thơ, TCS rồi viết ra thành bài ca “C̣n tuổi nào cho em”. TCS là thi sĩ, thi sĩ lai láng lăng mạn. Người ta hát những bài ca thường hát lại hai ba lần; nhưng với những bài ca của TCS, ca sĩ luôn trở về điệu nhạc nhưng với lời từ thứ hai hay thứ ba khác. “Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui” cả bài ca là một điệp khúc cho tám đoạn thơ biến dạng trùng trùng điệp điệp. Những bài ca của TCS bao giờ cũng để lại ngay cho người nghe một dư âm chính một phần v́ những lời ca biến chuyển, ư thơ như vẫn c̣n luôn măi tràn trề lai láng trong thinh không.

 

Nhiều người tự hỏi làm sao TCS có thể sáng tác phong phú như vậy (600 bài ca?). Cái khả năng là TCS luôn luôn mở rộng tâm hồn đón nhận tiếng vang đến từ bốn phương. Từ một câu nói triết lư Tây phương, từ một quyển truyện của André Gide (La porte étroite) hay của Françoise Sagan (Bonjour tristesse), từ một bài hát của Phạm Duy, từ tiếng ca của Bạch Yến, Lệ Thu, Thái Thanh… Tất cả đều vang vọng trong tâm hồn TCS như tiếng gió vang vang thành âm thanh huyền bí trong động đá, cái hang động sâu lắng của tâm hồn.

 

(Bài ca) *J’entends siffler le train* quấn chặt cổ anh như một loài rắn, quấn chặt thân anh, quấn chặt ngực anh – anh co ḿnh ngồi im; tiếng hát của Khánh Ly thả xuống, trải dài, chạy quay vùng bóng tối…trói gọn anh vào một *j’ai failli courir vers toi*, *j’ai failli crier vers toi* (cái thằng anh chỉ muốn chạy đi t́m em, cái thằng anh chỉ muốn gào gọi tên em) và một tiếng hát khác nhỏ hơn, âm thầm lôi phăng anh đi về một vùng cao hơn, xa hơn, có tiếng đàn guitare rất đục và vùng lá non buổi chiều trong con mắt đốt bằng lửa mặt trời” (TCS. Đà Lạt 19/9/1964)

 

Vô h́nh trung, tập thư t́nh gửi một người cũng là thực chứng của lịch sử. Thế hệ của TCS, những lớp người trưởng thành vào những năm 1960, là thế hệ từ Nam ra Bắc đổ máu xương trong cuộc chiến tranh Việt Nam (1960-1975). Phạm Công Thiện, một nhân chứng của thế hệ, coi đó là “hố thẳm” của bản thể nhân sinh xă hội, sự đấu tranh muôn đời giữa “thiện và ác, tàn bạo và mộng mơ, gian tà và ḷng nhân”***. TCS coi đó là bất hạnh nghịch lư, đến với đất nước chúng ta để anh em chung một nhà giết hại lẫn nhau với súng đạn của Liên Xô, Trung Cộng và của Tư bản dân chủ đế quốc Mỹ. Chắc phải là nghiệp chướng nhiều năm kết tụ, hăm hại lẫn nhau ngay trong trại lao của thực dân đế quốc Pháp, giữa những người đầy nhiệt huyết v́ dân v́ tổ quốc nhưng chính kiến khác nhau về xă hội về con người, đấu tranh giai cấp hay chỉ là bè đảng, hận thù phân chia kẻ có với kẻ không, ch́m đắm với những lư thuyết đại ngôn tư tưởng, ư thức hệ ngoại bang tức thời. “Những bản nhạc dính liền với thân phận, quê hương và đất đá” (TCS. Đà Lạt 3/5/1966) chính là những lời than thở trước cái bất hạnh nặng khổ đau tang tóc của định mệnh, cộng với những ước vọng bao la tới một thời an b́nh, tay nối tay, cùng nhau thấy mặt trời sáng trên quê hương…Nhiều người đă nói đó là những bài ca “phản chiến”; nhưng thế nào có thể là phản chiến, khi không có một lời nào kêu gọi chiến sĩ hạ súng, bỏ thiết giáp cùng nhau băi chiến, phản kháng những sức mạnh đen tối của bạo lực và của hận thù! TCS chỉ biết buồn và lo âu đưa chính em trai của ḿnh và những người bạn ra ṭng quân ở Thủ Đức, trại huấn luyện sĩ quan của Việt Nam Cộng Ḥa. TCS ca thán giùm cho thế hệ, thế hệ  thanh niên cả miền Nam và miền Bắc đă phải cầm súng lên để giết hại nhau, như một số phận nằm ngoài tầm tay ư chí của chính ḿnh, của dân tộc ḿnh.

 

Tiêu biểu nhất, theo tôi nghĩ, là bài hát: “Cho một người nằm xuống”. Khóc cho ai? Khóc cho phi công chiến sĩ, máy bay phản lực tác chiến bị bắn rơi giữa trời và đất. Anh là ai? “Một con vật kiêu hùng” (L’homme est un animal fier- TCS nhắc câu của triết gia người Pháp Alain), đă làm những ǵ số phận bắt anh phải làm, nhưng trời đất, người t́nh và những người bạn sẽ khóc anh như một trái tim, như một người hùng, một cánh chim lạc vào trong đêm tối. Những lời ca như vậy đủ cho ta biết tại sao trong những năm 1968 và về sau các tướng sĩ, các câu lạc bộ quân nhân Việt Nam Cộng Ḥa luôn luôn tiếp đón TCS như một thượng khách, để trong một khoảnh khắc quên tang tóc thù hận và ḷng hiếu chiến. Để về sau kẻ chiến bại bỏ giáp ra đi, nằm nghe vọng măi những bài ca “phản chiến” cuả TCS, và những kẻ khải hoàn thắng trận, ngậm ngùi đóng cửa thầm kín lắng nghe cũng những lời ca đó và tự hỏi nghĩa lư ǵ trong chiến thắng khi t́nh nhân loại đă mất đâu đó với những xác chết bỏ bên dọc đường.

 

Những bức “thư t́nh gửi một người” c̣n giúp cho ta hiểu thật tại sao TCS hiện diện trong ḷng người, là kho tàng văn nghệ của đất nước. Chính là TCS không bao giờ làm người hùng trước những trắc trở của cuộc đời, với sự yếu đuối của cành trúc, ngọn lau trong gió lớn, TCS hoàn toàn non trẻ trong trắng vô tư trước những sóng băo bất tất của xă hội, của lịch sử. Cái ǵ TCS với nghệ thuật để lại trong tâm hồn của mỗi người là sự cảm thức tận cùng cái vực thẳm, mà nhân loại từng người đều phải rơi vào, vực thẳm của cô đơn. Chúng ta đều tận cùng cô đơn, không t́nh yêu tha thiết nào có thể cứu rỗi. Chúng ta đều cô đơn trong một đêm đông, muôn vật xung quanh đều yên nghỉ, ta nằm nghe tiếng gió rít của mùa đông, đối diện với chính ḿnh, thầm nhớ những bộ mặt thân yêu, tràn đầy t́nh thương mất mát, và mang mang hoài mộng chờ đợi một cái ǵ chính ta không biết…

 

24. 04. 2011

 

Ngô Văn Tao

 

* Thư t́nh gửi một người - Tập thư Trịnh Công Sơn gửi cho nữ sinh Ngô Vũ Dao Ánh.  Nhà xuất bản trẻ - Việt Nam 2011.  Sách in b́a cứng và giấy dầy khổ lớn – giá 600.000 đ.vn

 

** (TCS. Blao 1/1/1965 ): Một trong tập thư, thư đề ngày 1/1/1965 viết ở Blao

 

***Necrology: Phạm Công Thiện (1941 – 3.8.2011)

http://ngovantao.blogspot.com/2011/03/necrology-pham-cong-thien-1941-382011.html

 

http://www.gio-o.com/NgoVanTao.html

 

© gio-o.com 2011