Quế Anh, Oil pastel on paper 2010

 

 

NGÔ VĂN TAO

 

CÁO PHÓ NHÀ THƠ

 

tản chuyện

 

 

Ở quán trà nước góc phố Đồng Khởi-Nguyễn Du, trước nhà thờ Đức Bà, Sài G̣n, Giáng vừa đọc xong bài báo tiếng Pháp, nói về giải Nobel năm nay cho một nhà văn Trung Quốc. Lại một chuyện phù vinh, chạy theo những nước giàu, giới mạnh! Nhưng vừa đặt tờ báo xuống, có ai lại ngồi ngay bên Giáng và nói:

Kính chào ông Giáng! Cho phép tôi nói chuyện với ông. Tôi, Tuệ nhà thơ!”

Lại một nhà thơ, trời ơi! Nhưng cũng may không phải là Huệ Chi! Nhưng Giáng chỉ mới ngửa nh́n, chưa kịp nói ǵ, th́ Tuệ đă ngồi ngay bàn với Giáng và nói:

Xin lỗi ông, tôi chỉ nói chơi vậy thôi, v́ những nhà thơ Việt Nam đă chết từ lâu rồi!

Vài năm trước, chắc ông biết, một nhà văn Hà Nội được nhiều người biết đến, tự nhận ḿnh là nhà thơ (nhà thơ hạng ba thôi !) mà tuyên bố trên báo chí rằng tất cả những nhà thơ của Hội nhà Văn Việt Nam đều giả dối. Không một ai lên tiếng phản đối, họ phải chết hết rồi không?

Gần đây thôi, hơn ba trăm “nhà thơ”(?) tổ chức ở Đại Học Quốc Gia Sài G̣n một hội thảo về Bùi Giáng Thi sĩ, người đă chết nhưng dư âm c̣n lại. Tuy nhiên ngay sau, một cán bộ văn nghệ tư tưởng, chắc phải là ủy viên trong ban tuyên huấn của Đảng, công khai đặt vấn đề tại sao có thể bàn luận trên một nhà thơ “làm vè dởm không đạo đức chính trị” như thế được. Tất cả ba trăm nhà thơ của chúng ta chỉ biết lặng lẽ ẩn ḿnh, không một bài hội thảo nào dám truyền bá nữa. Họ phải chết hết rồi không?”

 

Giáng nghĩ Tuệ có lư, nhưng không bàn ǵ thêm, mà gọi hai chai “bia 33” mời Tuệ, v́ đă gần  đúng ngọ cho bữa ăn trưa. Nhưng đưa chai bia mời th́ Giáng ngạc nhiên thấy người ngồi với ḿnh không phải là Tuệ mà là một người quen quen nào khác, chỉ thoáng thế thôi nhưng tức khắc nhận lại Tuệ khi nghe Tuệ nói tiếp:

Những nhà thơ Việt Nam đă chết hết rồi! Nghe tội đấy, nhưng sự thật là đối với thế gian bây giờ không c̣n đâu thi sĩ. Xă hội loài người  ch́m đắm trong: “hiện đại sự”, tất cả đều lạc hậu nếu không là những thành quả mới nhất của khoa học và kỹ thuật. Con người rập khuôn, chi phối bởi những mạng điện tử tín học. Đời sống vật chất mỗi ngày trở nên tiện nghi qua khoa học kỹ thuật, nhưng cái giàu sang vật chất đó với những “gadgets”, những vật liệu tiện nghi, cũng mang theo bao nhiêu là nhu cầu “vô thức”. Với sự đ̣i hỏi vật chất, con người trở nên thực dụng trong cái nghĩa tầm thường là “thực tiễn và vụ lợi”. Nói riêng ǵ đến Thi Ca, đối với người đời ngay cả nghệ thuật và triết lư đều trở nên những chuyện không đâu. Thi sĩ phải tự thấy lạc lơng và đành ẩn ḿnh trong xă hội ngày nay.

Trong tất cả những hoạt động văn hóa toàn cầu, mấy ai c̣n nói tới thi ca. Thi sĩ, nếu có, th́ chỉ làm thơ cho ḿnh, nếu in ra trên sách hay đưa lên báo một đôi khi, lên mạng điện tử nào đó thi cũng tự biết sẽ có mấy ai đọc mà nếu đọc th́ chỉ là chuyện đọc lướt qua một lần. Ai c̣n bận tâm cảm thức những khát khao nội tâm của một cá nhân lạc lơng giữa trần gian.

Như nghệ thuật nói chung, thi ca không c̣n có sứ mạng ǵ trong xă hội “thực tiễn và vụ lợi”, cũng không thể mang đến một ư thức, tư tưởng chủ nghĩa ǵ mới lạ. Gây phong trào cho tự do nhân bản? Đ̣i công lư, sự b́nh đẳng xă hội? Tất cả không thể hơn ǵ những khẩu hiệu sẵn có của những chuyên gia chính trị.  Tư tưởng chủ nghĩa hầu như đều sẽ vô dụng như chủ nghĩa Marxít, như phân tâm học   Freud-ian, khi ngay cả những cảm nhận buồn vui, trầm đọa hay hưng phấn có thể diễn giải và khích động trong bộ óc qua protein hóa học hay qua phản xạ điện tử. Và không c̣n ǵ là mới lạ, thơ lăng mạn, thơ xếp đặt, thơ tự do, thơ hậu hiện đại...đều là những chuyện thử thách dă có từ trăm năm qua.

Tuy nhiên thơ “hậu hiện đại” hiện là phong trào chưa chết ở Việt Nam; c̣n những nhà thơ nghĩ với h́nh thức này đảm nhận sứ mệnh tranh đấu cho tự do tư tưởng ở xă hội nước nhà c̣n tối tăm ư thức hệ “xă hội chủ nghĩa”. Nhưng thật không cần họ, không nhờ những nhà thơ, để cái ư thức hệ đó rồi đây phải phá sản do sức mạnh của nền kinh tế phát triển thị trường, khoa học và kỹ thuật (khoa học và kỹ thuật đ̣i hỏi những đầu óc lôgic và thực dụng, không tha thứ những giả dối và gian tà.)  Và “hậu hiện đại” là ǵ? Là “hiện đại nhưng phản kháng lại hiện đại” (to be modern and anti-modern). Đó là vấn đề nan giải, mà những nhà thơ “hậu hiện đại” Việt nam của chúng ta không thật nhận thức cái lập trường khó khăn căn bản.

Nói vậy, để nhắc lại thi sĩ có xuống đường, gia nhập chính trị hay xă hội chỉ có thể là chuyện“quấy đường trong ly càfê nguội.”. Người đời đă cáo biệt thi sĩ rồi, cho thi sĩ nằm yên trong thế giới nội tâm của riêng ḿnh. Tuy nhiên! Cáo biệt nhưng “linh hồn thi nhân c̣n lại”, “hồn thơ” nói đúng hơn “linh hồn cuả nàng tiên thi ca-Mnémosine” vẫn phảng phât măi đâu đây. “Hồn Thơ” trở lại để mọi người thăng hoa khi yêu, trầm mặc khi cô đơn, để biết thanh thản b́nh tâm khi đau khổ  mất mát và thất bại.

C̣n chính mỗi ta đây! Cũng phải biết cáo biệt “cái nhà thơ” ta bập bẹ muốn là, để đón nhận bàn tay “hồn thơ” d́u dắt đưa ta vào trong đêm lạnh lùng bất tận của mùa đông đă tới”.

                 

 “Hồn Thơ”?  Giáng cố nh́n Tuệ, nhưng lại chỉ thấy mờ ảo một bóng người quen quen mà Giáng cố nhớ tên. Cố nhớ nên Giáng giật ḿnh tỉnh giấc. Hóa ra Giáng đă thiếp ngủ mơ.

 

 

Ngô Văn Tao

Tháng 3 – 2015

 

http://www.gio-o.com/NgoVanTao.html

 

 

 

 © gio-o.com 2015