Trung Úy Sidney A. Staunton,

 

Hải Quân Hoa Kỳ

 

 

 

CHIẾN TRANH TẠI BẮC KỲ

 

TẠI SAO NGƯỜI PHÁP CÓ MẶT Ở BẮC KỲ,

 

VÀ HỌ ĐANG LÀM G̀ Ở ĐÓ

 

[KHOẢNG NĂM 1884]

 

 

Ngô Bắc dịch

 

Trang B́a – Tittle Page

 

*****

Lời Người Dịch

       Tập biên khảo dưới đây được xuất bản tại Boston, Massachusetts, Hoa kỳ vào năm 1884.  Việt Nam đă không chỉ được công luận Hoa kỳ biết đến trong các cuộc chiến tranh Đông Dương sau Thế Chiến II.  Ngay trong câu mở đầu, tác giả, Sidney A. Stuanton đă viết: “Đông Kinh (Tong-King) [tức Bắc Kỳ] nhận được sự đề cập hàng ngày trong báo chí quần chúng trong nhiều tháng, nhưng có lẽ nó là một đề tài khá mù mờ trong đầu óc người đọc mà kiến thức về địa dư và chính trị Phương Đông vốn không được cập nhật bởi sự nghiên cứu thường xuyên.”

       Tập biên khảo này được ấn hành ngay trong các ngày giờ mà người Pháp đang hoàn tất cuộc xâm chiếm và thiết lập chế độ thuộc địa lên toàn lănh thổ Việt Nam, v́ thế phản ảnh ít nhiều t́nh h́nh chính trị phức tạp đương thời của Việt Nam, nhất là ở Bắc Kỳ, mà theo tác giả, khi đó đă bị chiếm đóng quân sự gần như hoàn toàn bởi Trung Hoa.  Tập biên khảo cũng có nhiều h́nh ảnh về Việt Nam phải được kể là quư hiếm vào lúc bầy giờ.  Một trong các bức tranh vẽ cảnh một đám tang hoàng gia trên sông Hương mà chúng ta có thể ước đoán với một xác suất cao là bức họa về đám tang của vua Tự Đức, băng hà vào ngày 19 Tháng Bảy năm 1883.

       Có thể xem đây là tập biên khảo với đầy đủ các tiêu chuẩn nghiên cứu nghiêm chỉnh đầu tiên của Hoa Kỳ về Việt Nam, hơn 130 năm tính đến nay.

 

 

H́nh 1

 

sự tiếp đón các người Âu Châu đầu tiên

bởi các quan lại của triều đ́nh An Nam, tại Huế,

nguyên bản là hai h́nh bằng gỗ được chạm khắc

tại một ngôi chùa to lớn ở Cholen [? Chợ Lớn], gần Sàig̣n. 

 

 

 

 

ĐÔNG KINH [BẮC KỲ]

 

 

       Đông Kinh (Tong-King) [tức Bắc Kỳ] nhận được sự đề cập hàng ngày trong báo chí quần chúng trong nhiều tháng, nhưng có lẽ nó là một đề tài khá mù mờ trong đầu óc người đọc mà kiến thức về địa dư và chính trị Phương Đông không được cập nhật bởi sư nghiên cứu thường xuyên.  Có điều ǵ đó liên hệ đến An Nam và Trung Hoa cùng nước Pháp.  Người Trung Hoa tuyên bố một quyền bá chủ và nước Pháp khẳng định một chế độ bảo hộ; có sông Hồng và một vùng châu thổ; có quân Cờ Đen và Cờ Vàng cùng các hải tặc; Đại Tá Rivière, Hầu Tước họ Tseng (Tăng), Lư Hồng Chương (Li Hung Chang, Bác Sĩ Harmand, Tướng Bouet, và Đô Đốc Courbet, tất cả đều có ǵ đó dính líu đến nó, và nhiều tin đồn khác nhau đă biến Hoa Kỳ và Anh Quốc thành các kẻ điều giải trong cuộc tranh chấp: nhưng sự việc đă khởi sự như thế nào, và đâu là nguyên do gây ra mọi vấn đề, tất cả đều không mấy rơ ràng.

 

       Như thế, chúng tôi chắc chắn sẽ không mắc nợ mọi độc giả một lời xin lỗi nếu chúng tôi bắt đầu bằng việc tŕnh bày Bắc Kỳ (Tong-King) là ǵ và ở đâu, từ cái nh́n về địa dư học.

 

       Tạo thành một phần liên hợp của Vương Quốc An Nam, Bắc Kỳ là một khu vực của bán đảo Nam Á bao la được gọi trên các bản đồ và sách địa dư của chúng ta cả là Vùng Xa Hơn Ấn Độ (Farther India) lẫn Đông Dương (Indochina).  Danh xưng kể sau mang ư nghĩa về nguồn gốc và sự sắp loại các sắc dân trong dân chúng của nó và được chấp thuận bởi cách dùng của các nhà Đông Phương học (Orientalists) và các người nghiên cứu.

 

       Bán đảo này được tưới nước bởi nhiều con sông đồ sộ.  Tên gọi của hai con sông chính, Irrawaddy và sông Căm Bốt, được nghe thấy với âm thanh quen thuộc: chúng được xếp hạng trong số các ḍng nước vĩ đại của Á Châu.  Các con sông khác, Menam, Saluen, và Sông Cái [nguyên bản ghi sai là Song Coi, được dùng lúc bấy giờ để chỉ sông Hồng, chú của người dịch], ít dũng mănh hơn, nhưng không kém quan trọng đối với các khu vực mà chúng chảy qua.

 

       Đông Dương [tức Indochina vào thời gian đó, năm 1884, chú của người dịch] bao gồm Miến Điện (Burmah), Xiêm La (Siam) và Căm Bốt, và xứ sở đó, được gọi như nhau là An Nam (Annam) hay Cochinchina, gồm tất cả dải bờ biển phía đông giáp ranh với Biển Trung Hoa [China Sea, sic, khi đó và cho đên ngày nay, địa danh vùng biển đông này vẫn chưa được xác định rơ ràng và thống nhất, chú của người dịch], từ châu thổ sông Mekong đên các biên cương của Đế Quốc Trung Hoa.

 

       Đông Kinh hay Bắc Kỳ là phần phía trên hay cực bắc của dải đất này; và nó bị phân chia với phần An Nam chính danh bởi sông Gianh [Gianh Giang, tiếng Việt trong nguyên bản, chú của người dịch], một ḍng nước không có ǵ quan trọng ngoại trừ việc nó được dùng để đánh dấu ranh giới; nó đổ ra biển ở khoảng bắc vĩ độ 18.  Ở điểm này, rặng núi duyên hải uốn theo hướng tây, và châu thổ sông Cái làm gia tăng thêm đất khai khẩn của nó từ biển cả.  Nhờ cả hai vùng phụ cộng này, sườn phía đông ở đây có một chiều ngang rộng tới khoảng hai trăm năm mươi dặm.  Một chiều dài tương đương mang lại một h́nh dạng cân đối, và một diện tích vào khoảng sáu mươi ngh́n dặm vuông.  Vùng đất này là một vương quốc độc lập cho đến cuối thế kỷ thứ mười tám, và đă đóng một vai tṛ trong lịch sử của Đông Dương.  Nó được giới hạn, về phía bắc, bởi các tỉnh Vân Nam và Quảng Tây của Trung Hoa; phía đông bởi Vịnh Bắc Bộ (Gulf of Tong-King); phía nam, bởi chính An Nam; và phía tây bởi Lào và các bang quốc người Shan của Miến Điện.  Vịnh Bắc Bộ là một nhánh của biển Trung Hoa [nguyên bản tiếng Anh là arm of the China Sea, nếu hiểu đúng theo nghĩa pháp lư, là lưu vực nơi mà biển hay thủy triều qua lại, chú của người dịch], giới hạn về phía đông bởi đảo Hải Nam và bán đảo Lôi Châu [Lien-Chow trong nguyên bản, sic], cả hai là lănh thổ Trung Hoa.

 

 

 

MỘT XỨ ÍT ĐƯỢC HAY BIẾT

 

 

       Tin tức chính xác về Bắc Kỳ th́ hiếm hoi, và, liên quan đến một số đề tài, không thể thu thập được.  Giống như các nước khác của Đông Dương, vai tṛ [rôle, tiếng Pháp trong nguyên bản, chú của người dịch] ít có tầm quan trọng trong lịch sử và chính trị phương Đông; và người ta thấy khó khăn để thu nhận được các sự kiện không chỉ mù mờ liên quan đến lịch sử các triều đại và các ông hoàng, mà ngay cả các tin tức về các biến cố đánh dấu sự phát triển của một sắc dân, và để lại các vết tích của chúng trên đời sống dân tộc của nó.  Theo các niên sử Trung Hoa chúng ta buộc phải dựa vào, và trong chúng, chúng ta chỉ t́m thấy ít các sự kiện và niên đại không quan trọng.

 

       Trong các thời đại  sau này, khi các cuộc mạo hiểm đường biển của Ả Rập (Arabia) và Ba Tư (Persia) bị gạt sang một bên bởi quyền lực mạnh hơn của Tây Phương, các bờ biển của Đông Dương lần lượt được tiếp xúc bởi người Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Ḥa Lan và người Anh; nhưng các nhà hàng hải chỉ huy các cuộc viễn thám khác nhau này không phải là các nhà văn trau chuốt hay các kẻ quan sát chính xác.  Các khoa học hiện đại không thuộc thời đại hay sự huấn luyện của họ, địa dư học cũng chưa được chú ư ở mức mà kỷ nguyên và tầm quan trọng của nó được đ̣i hỏi.  Để giao tranh một trận chiến, để chiếm giữ một thành phố, và để sáp nhập một địa hạt “nhân danh quốc vương”, đă là đối tượng và cứu cánh của nỗ lực dũng cảm của họ; và với các thành quả như thế, các tài liệu về họ th́ tràn đầy.  Trong thời hiện đại, các kẻ có thể mở cửa kho tàng của nó cho chúng ta lại ưa thích các khu vực khác; và Bắc Kỳ, khắp miền lớn hơn lănh thổ của nó, vẫn c̣n ít được biết đến y như vùng Trung Phi Châu (Central Africa).  Ra khỏi châu thổ sông Cái hay sông Hồng, chúng ta gần như hoàn toàn mù mịt.  Dupuis trong năm 1872, và Kergaradec trong năm 1877, đi thám hiểm ḍng chảy của con sông đó xa đến tận Mạn Hảo (Mang-Hao) bên Vân Nam; và tin tức mà họ đưa ra có giá trị nhiều nhất, đặc biệt khi có thể tin cậy nhờ tính chính xác.  Nhưng các sự quan sát của họ bị giới hạn vào bản thân ḍng sông và vùng lân cận tiếp giáp với nó: tất cả những ǵ xa hơn nữa tùy thuộc vào sự phỏng đoán và các sự tường thuật bản xứ.  Các phái bộ Công Giáo La Mă đă được thiết lập từ lâu; nhưng nếu các tu sĩ có làm thêm, ngoài các việc truyền giáo của ḿnh, các công việc của nhà thám hiểm và khoa học gia, họ đă không mang lại cho chúng ta các kết quả được biên chú .  Bắc Kỳ đă không có một Linh Mục Huc (Abbé Huc) để quyến rũ chúng ta bằng nghệ thuật họa lại chân dung cuộc sinh hoạt và các phong tục của một dân tộc xa lạ.  Tuy nhiên, nếu kho hàng các sự kiện của chúng ta nhỏ bé, chúng ta có thừa chỗ để suy xét về loại xác xuất đóng một vai tṛ thay thế rất tốt cho đến khi nó được chứng thực hay bác bỏ.  Chúng ta có thể sờ mó Đông Kinh ở khắp mọi phía.  Các đặc tính địa dư chính của Đông-Dương được hay biết, và Bắc Kỳ là một phần trong hệ thống của nó.  Vân Nam và Quảng Tây đă được thám hiểm.  Doudart de Lagrée và Garnier đă làm một cuộc thám hiểm cặn kẽ sông Mekong trong năm 1866, 1867, và 1868, và đă mang lại cho chúng ta các sự tường tŕnh đầy đủ về các bộ tộc sinh sông trên ḍng sông đó, phía tây Bắc Kỳ, các dân tộc mà người dân Bắc Kỳ hoang dại ở vùng núi non có thể có liên hệ đến.  Các cư dân của miền bờ biển và châu thổ được chia thành người An Nam và người Trung Hoa, và hai sắc dân này không phải là các kẻ xa lạ đối với chúng ta.  V́ thế chúng ta có thể lợi dụng nh́n xa hơn Bắc Kỳ để t́m sự hiểu biết đă cự tuyệt chúng ta trong phạm vi biên giới của nó.

 

       Rặng núi bao la Hy Mă Lap Sơn (Himalayas), phân cách sườn nhiệt đới của Ấn Độ với cao nguyên trung tâm Á Châu, giảm bớt độ cao của nó khi vươn tới Đông Dương, và tách ra thành nhiều rặng nhỏ hơn, các rặng nối dài của hệ thống Hy Mă Lạp Sơn.  Các rặng này tạo thành các vách ngăn (divides) thiên nhiên giữa nhiều thung lũng của Đông Dương, và giảm dần độ cao và tầm quan trọng khi chúng tiến xuống phía nam.  Một trong các dăy này tạo thành ranh giới giữa An Nam (bao gồm cả Bắc Kỳ) với Xiêm La.  Trên một mặt, nó đổ nước vào Biển Trung Hoa [China Sea, sic]; ở mặt kia, vào sông Mekong (hay sông Căm Bốt).  Đây là phần được gọi là “rặng núi – dọc bờ biển” (coast-range) của An Nam.

 

 

H́nh 2: Bên Trong Một Ngôi Nhà

 

 

       Cao nguyên Tây Tạng, tại giữa Á Châu, là một nền đất cao mênh mông, được giáp ranh ở phía bắc, nam và tây bởi các rặng núi liền nhau, nhưng xuống thấp dần về hướng đông, và đổ nước thoát đi theo chiều hướng đó như phần lớn các ḍng sông của nó.  Tại góc đông nam của cao nguyên này, trong phạm vi ít hơn sáu mươi lư [leagues, tại các nước nói tiếng Anh, chỉ đơn vị chiều dài, thường gần bằng 3 dặm tức khoảng 4.8 cây số, chú của người dịch], năm con sông lớn đă vượt khỏi các giới hạn của ranh giới núi non của chúng.  Các sông Bramaputra, Irrawaddy, Saluen, Mekong, và Yang-tse-Kiang (Dương Tử Giang) thành công trong việc mở một lối thông hành, cắt các hẻm núi sâu tại các cạnh sườn của cao nguyên vĩ đại nơi chúng phát nguyên.  Các sườn thấp hơn của cao nguyên vươn măi tới Trung Hoa và Đông Dương, và làm phát sinh Li-Kiang [Li Giang [sic] hay sông Canton [Quảng Châu?], Sông Cái hay sông Hồng của Bắc Kỳ, và sông Menam, sông của Xiêm La; nhưng các con sông này, mặc dù là các con sông lớn, không thể được xếp cùng loại với các con sông kể trước, có nguồn gốc, chỉ được ít biết đến nay, tọa lạc tại các khu vực xa xôi trong nội địa của cao nguyên.  Về các con sông này, chỉ có năm con sông là được chú ư hiện nay. Sông Irrawaddy, Saluen, Menam, Mekong, và Sông Cái tạo thành hệ thống sông ng̣i của Đông Dương.  Tại các thung lũng của chúng có sinh sống các sắc dân bán văn minh là các kẻ đă tạo lập ở đó xứ sở họ; và trong các thành lũy núi non chia cắt chúng c̣n hiện hữu những phần tử tàn dư của các bộ lạc thổ dân, với các ngôn ngữ và phong tục mang lại một lănh vực cần nỗ lực nghiên cứu trong tương lai.

 

 

 

CÁC KHÁCH DU HÀNH BAN ĐẦU

 

SANG PHƯƠNG ĐÔNG.

 

 

Trong mọi phần của Á Châu, Đông Dương là phần được biết đến sau cùng đối với người dân phương Tây.  Trung Úy Francis Garnier, đứng thứ nh́ trong cấp chỉ huy cuộc thám hiểm nhằm khám phá sông Mekong trong các năm 1866-68, và là kẻ, sau khi có sự từ trần của Doudart de Lagrée, điều hành cuộc mạo hiểm đến chỗ kết thúc và đưa ra một bản báo cáo, -- cũng là kẻ đă chỉ huy lực lượng Pháp được gửi ra Bắc Kỳ trong năm 1873, và đă ngă gục trong một cuộc đụng độ với quân thổ phỉ [sic, trong nguyên bản ghi là pirates, chỉ hải tặc, chú của người dịch] mười năm trước số phận tương tự của Rivière, -- một kẻ nghiên cứu nhiệt thành mọi vấn đề liên quan đén Đông Dương, có nói:

 

“Không có ǵ dễ gây hoang mang và mâu thuẫn cho bằng tin tức mà các khách du hành đầu tiên để lại cho chúng ta về Đông Dương.  Băi chiến trường của nhiều chủng tộc, điểm tiếp xúc của nhiều nền văn minh, miền này, bao hàm nhiều thời tiết và sản phẩm, đă lần lượt phơi bày trước chúng ta trong các khía cạnh dị biệt nhất.  Các sự thay đổi không ngừng của vùng mà nó là diễn trường, vô số sự chỉ danh sau đó được gán cho từng dân tộc, từng con sông và rặng núi, đă tạo ra một cảnh hỗn loạn đia dư gần như không thể gỡ rối được; và các nét nổi bật nhất của cấu h́nh cụ thể của xứ sở không mấy dẽ dàng hơn để nắm vững so với các đặc điểm trong cuộc sống chính trị của nó.”

 

       Tinh thần cường tráng của cuộc mạo hiểm kế thừa bởi các cuộc chinh phục của Alexander (*a)  trong thế kỷ thứ tư trước Công Nguyên khai mở tất cả thế giới được hay biết vào thời đó từ sông Indus (*b) (sông Ấn) đến sông Ganges (Sông Hằng) (*c), nhưng không vượt quá con sông kể sau.  Mặt khác, sự mở rộng ảnh hưởng và sự chế ngự của Trung Hoa đến các bờ sông Oxus (*d) và Jaxartes (*e) trong thế kỷ thứ nh́ trước Công Nguyên nối liền Âu Châu và Đế Quốc Thiên Triều (Celestial Empire) bởi một con đường phía bắc rặng Hy Mă Lạp Sơn, trên đó qua lại luồng sóng du lịch và thương mại trong nhiều thế kỷ.

       Bởi v́ chiều dài và các trở ngại của con đường này, bị quấy phá bởi các bộ tộc lang thang và hiếu chiến thường trực giao chiến với người Trung Hoa, các nỗ lực thăm ḍ đă được thực hiện trong một lúc để khai mở một con đường tốt hơn xuyên qua vùng đất của người Ấn Độ (Hindostan) và Đông Dương; nhưng các nỗ lực này th́ biệt lập, và không thu được kết quả nào.  Một số điều ǵ đó đă được nói về chúng trong các niên sử Trung Hoa về thời điểm đó.  Các niên sử đó cho hay, rằng vào khoảng thế kỷ thứ nhất sau Công Nguyên, thường có người La Mă hay đến, với các mục đích thương mại, các vương quốc Phù Nam (Fou-nan), Nhật Nam (Ji nan) và Giao Chỉ (Kiao-tchi: Tongking), tất cả đều ở phần trên của Đông Dương, và các nhà vua xứ Ấn Độ có gửi các vật triều cống và các sứ bộ của họ vượt quá các biên giới của Nhật Nam.  Chính con đường này xem ra đă được đi theo bởi sứ bộ của vua Antonius.  Trong năm 227, các sử gia Trung Hoa nói đến của thăm viếng của một người La Mă nổi tiếng đến Giao Chỉ (Tong-King).  Các quan hệ hàng hải của Ấn Độ và Ai Cập trở lùi đến năm 72 trước Công Nguyên, nhưng chúng ta không có lư do để tin rằng các cuộc mạo hiểm này vượt quá Vịnh Bengal cho măi tới sau thời trị v́ của Constantine.  Cuộc kinh doanh đường biển tại Ấn Độ Dương khi đó, và măi cho đến khi có sự xuất hiện của người Bồ Đào Nha, nằm trong tay người Ba Tư (Persians) và Ả Rập (Arabians).  Bao gồm trước tiên một cuộc kmậu dịch dọc bờ biển giữa Ả Rập và vùng tây Ấn Độ (Western Hindostan), nó vươn ra bên phía Phi Châu cho đến vùng đảo Madagascar, và về hướng đông cho tới Tích Lan (Ceylon), Vịnh Bengal (Bay of Bengal), Đông Dương (Indochina), và biển Trung Hoa (China Sea).  Các nhà hàng hải dũng cảm và thiện nghệ này sớm t́m cách khởi hành từ bờ biển, và giao phó số phận của họ cho các luồng gió mùa thuận tiện.  Họ đă trở thành các kẻ trung gian giữa đông và tây, và chứng tỏ khả năng của họ để đáp ứng các đ̣i hỏi về thương mại bằng việc tạo dựng lên một mậu dịch chuyển tải làm giàu cho Ai Cập và Syria.  Đối với các tác giả Ba Tư và Ả Rập chúng ta thừa hưởng các chi tiết liên quan đến các cuộc du hành này, các tin tức về địa dư, và các dữ kiện lịch sử.  Garnier nghĩ các sự tường thuật này đáng tin hơn nhiều so với các sự tŕnh bày về sau này, vốn quá mù mờ và không thỏa đáng đến nỗi các nhà Đông Phương học không lệ thuộc vào chúng, và đă được dẫn dắt để kể gồm vào với chúng, trong sự phê b́nh và nghi ngờ thông thường, các câu chuyện kể của các nhà tác giả sớm hơn nữa.  Tuy nhiên, có căn cứ xác đáng để tin rằng trong thế kỷ thứ tám, các bờ biển của Malacca, Nam Kỳ (Cochin-china) và Bắc Kỳ (Tong-King), được thăm viếng thường xuyên bởi các nhà hàng hải này.  Marco Polo đă thăm viếng Vân Nam và vương quốc Chàm [Tsiampa trong nguyên bản, chú của người dịch] (giờ đây là miền nam của Trung Kỳ (An Nam) trong thế kỷ thứ mười ba, và Garnier nói rằng câu chuyện của ông, rất thường bị nghi ngờ, là một trong các tài liệu quư báu và đang lưu ư nhất để tái dựng lịch sử của xứ sở.

 

       Vasco de Gama đă xuất hiện tại phương Đông trong năm 1497; và, mặc dù người Ba Tư và Ả Rập đă tranh đấu mạnh mẽ để duy tŕ vị thế tối thượng về thương mại của họ, cuộc chinh phục của người Bồ Đào Nha đă diễn ra mau chóng đến nỗi trong năm 1505 một phó vương (viceroy) đă được bổ nhiệm trông coi các lănh thổ chiếm hữu mới.  Albuquerque tiếp tục công việc, chiếm giữ Malacca, và kư kết các hiệp ước ḥa b́nh và thân hữu với nhà vua của Xiêm La.  Người Bồ Đào Nha cũng đă định cư, và xây cất các cơ xưởng, tại Nam Kỳ và Bắc Kỳ; nhưng mọi điều trong thời kỳ này – thật nhiều du khách, và đầy các thành quả, ấn tượng của những ǵ được khắc sâu trên các dân tộc Đông Dương đến nỗi người ta vẫn c̣n có thể khám phá ở một số điểm nào đó các dấu vết của ảnh hưởng Bồ Đào Nha trên các bộ tộc bản xứ -- đă không có được một nhà quan sát sắc bén nào cùng một lúc có dủ học thức hay thiên khiếu lịch sử để ghi chép cho chúng ta một sự tŕnh bày về dân tộc kỳ lạ mà người đó đă nh́n thấy khi đó.  Địa dư nội địa vẫn chưa được biết đến; và các tập quán, lịch sử, dân tộc học về các cư dân của nó rơ ràng không chiếm chỗ nào trong các mối quan tâm vào thời điểm đó.

 

       Trong năm 1565 người Tây Ban Nha chiếm giữ quần đảo Phi Luật Tân.  Trong năm 1581 các nhà truyền giáo Tây Ban Nha tiến vào Nam Kỳ, Xiêm La, và Căm Bốt.  Trong năm 1596, hai người Tây Ban Nha, đổ bộ lên bờ biển An Nam, xâm nhập vào Lào – các người ngoại quốc đầu tiên, ít nhất trong thời cân đại, là các kẻ đă băng ngang qua rặng núi - bờ biển của An Nam.  Trong cùng năm, đến lượt người Ḥa Lan xuất hiện trên bờ biển của Đông Dương, và người Anh, vốn đă sẵn thiết lập vào một vài thời điểm nào đó tại vùng đất của người Ấn Độ, bắt đầu xen lấn vào các công việc của bán đảo.  Vào thời khắc này người Ḥa Lan xem ra chiếm lợi thế.  Khi Van Diemen là thống đốc các lănh thổ chiếm hữu miền Đông Ấn Độ, có lúc họ rất được ưu đăi tại triều đ́nh Bắc Kỳ, và đă thiết lập trong năm 1637 một căn bản cho các quan hệ thương mại; nhưng trong năm 1643 sự ganh tỵ Đông Phương cổ truyền tự khẳng định, và tất cả các người Âu Châu đă bị trục xuất ra khỏi Nam Kỳ và Bắc Kỳ [Đàng Trong và Đàng Ngoài khi đó, chú của người dịch].  Trong năm 1641 Gerard van Wusthof đă ngược ḍng sông Mekong lên măi đến tận Vien Chan (Van Tượng), thủ đô của Lào, chính v́ thế đi trước khoảng hơn hai thế kỷ cuộc thám hiểm của Doudart de Lagrée.  Ở một vào lúc sau này người Pháp đă đến, và sự hiện diện của họ đă là ảnh hưởng Tây Phương nổi bật tại An Nam và Bắc Kỳ trong suốt một trăm năm qua.

 

       Chúng ta t́m thấy trong các niên sử của Trung Hoa, như được tŕnh bày qua bản dịch của các nhà truyền giáo thuộc Ḍng Tên, các tin tức sớm nhất liên quan đến “các bờ biển hải hành của phương nam”, -- An Nam và Bắc Kỳ.  Chúng ta được cho hay rằng lùi xa lại măi trong bóng che của thời thượng cổ, hai ngh́n năm trước kỷ nguyên Thiên Chúa, đă có cư ngụ tại miền nam Trung Hoa một sắc dân được gọi là Giao Chỉ, là các tổ tiên xa xăm của sắc dân An Nam ngày nay.  Người Giao Chỉ được phân biệt nhờ một cấu h́nh đặc biệt nơi bàn chân: ngón chân cái cách xa các ngón kia.  Người An Nam ngày nay thụ đắc đặc điểm này ở một mức độ rất rơ ràng nhằm biểu hiệu cho một phân loại hay phân nhánh riêng biệt của một chủng tộc.  Danh hiệu của bộ tộc tổ tiên được lưu giữ để đánh dấu chủng loại; và trong nhiều thế kỷ người An Nam được gọi bởi người Trung Hoa là dân Giao Chỉ, hay dân có các ngón chân tách rời nhau.  Họ sống tại một quốc gia hoàn toàn độc lập, và bị xem - bởi người Trung Hoa phát triển hơn - như sắc dân man rợ.

 

 

 

CUỘC CHINH PHỤC BỞI TRUNG HOA

 

 

       Trong năm 214 trước Công Nguyên, Tần Thủy Hoàng (Tsin-Chi-Hoang) đặt ách thống trị của ông ta lên các xứ sở man dại ở phương nam.  Vị hoàng đế này nổi tiếng trong lịch sử Trung Hoa nhờ ở một thành quả vĩ đại và một sự điên khùng vĩ đại – một là sự xây dựng của ông bức trường thành để bảo vệ Trung Hoa khỏi các sự tàn phá của đoàn dân du mục Tartar; sự kiện kia là sự hủy hoại tất cả sách vở cổ điển và các tài liệu lịch sử trước thời trị v́ của ông ta, mong muốn rằng không ǵ khác ngoài chính ông ta cần phải được trân giữ trong trí nhớ của con người.

 

       Tại các xứ sở mới được chinh phục, ông đă lập một vùng thực dân với nửa triệu thanh niên Trung Hoa trẻ tuổi và khỏe manh.  Chính v́ thế, Bắc Kỳ, và phần sau này được gọi là Đàng Trong (Cochin-China) (phần An Nam độc lập bây giờ), đă tiếp nhận một sự du nhập người Trung Hoa thuần túy, các kẻ, chắc chắn, đă thâu phục và sáp nhập vào trong họ các người dân bản xứ mà họ đă gặp gỡ gần bờ biển, và theo đó đă tạo sắc dân An Nam hiện thời.  Sắc dân pha trộn này, dành được sức mạnh, và được chống đỡ bởi các quan hệ trực tiếp với Trung Hoa, có lẽ đă đẩy lui sâu lên vùng cao hơn các bộ tộc bản địa mà họ vẫn c̣n duy tŕ sự giao tiếp thù nghịch.  Bài viết này, bất luận dựa trên sự kiện hay lư thuyết, tuân theo hiện t́nh của xứ sở.  Tại các bờ biển của Bắc Kỳ và An Nam, và tại châu thổ sông Cái, có sinh sống  một sắc dân thuộc chủng tộc Mông Cổ, nói một ngôn ngữ độc âm, giống như tiếng của người Trung Hoa, song các thành ngữ cho thấy nguồn gốc song đôi của nó; sử dụng các chữ viết của hán tự, học văn chương Trung Hoa; tin tưởng nơi Khổng học, nhưng rơ ràng khác biệt với người Trung Hoa trong h́nh dáng cụ thể và các đặc tính – một sắc dân, trong thực tế, đáp ứng các định luật về di truyền từ một nhóm thực dân tương đối nhỏ của lớp người văn minh với một số đông hơn các người man dại; trong cấu tạo h́nh dáng giống như phần lớn các tổ tiên của họ từ tầng lớp người đông đảo nhất, -- nhưng chi phối tinh thần, chính trị và đời sống xă hội của họ là bởi các ư niệm và truyền thống thừa hưởng từ nền văn minh.  Tại vùng núi non, có cư ngụ cả các bộ tộc hoang dại, bán khai, các nhóm dân ít được biết đến ngoại trừ điều là họ khác biệt với người An Nam ở các đồng bằng.  Một số người trong họ ở phía tây Bắc Kỳ có ngôn ngữ giống như tiếng của người Lào thuộc sông Mekong.

 

 

H́nh 3: Lối Đi Trong Làng

 

 

 

       Chính thời kỳ thiết lập các thuộc địa này tại Bắc Kỳ và An Nam đă đánh dấu niên đại sự kiểm soát của Trung Hoa, mà ngày nay họ đang khẳng định để chống lại các sự cao ngạo của Pháp.  Các sự kiện về sự định cư của chúng, cũng như vị thế địa dư của chúng, khiến các thuộc địa mới lệ thuộc vào đế quốc vĩ đại; nhưng nhờ ở khoảng cách xa xôi của chúng với quyền lực trung ương, chúng trở nên tách biệt và xa lạ, và đă được nắm giữ lỏng lẻo đến nỗi trong năm 1428 chúng đă tự giải phóng ra khỏi thẩm quyền của Trung Hoa và dành lại sự tự trị của ḿnh.

 

 

TỪ ĐÂU CÓ TÊN ĐÔNG KINH (TONG-KING)?

 

 

       Một định nghĩa rơ ràng hơn và đầy đủ hơn những ǵ được gán cho các danh xưng tại các thời điểm khác nhau cho phần đất của thế giới mà chúng ta đang cố gắng để tŕnh bày, có thể bổ túc cho ư nghĩa của câu chuyện.  Trong các thời ban sơ, người Trung Hoa chỉ danh bằng tên hiệu An Nam, có nghĩa là “xứ sở ở phía nam: country of the south” [sic]chỉ chung lănh thổ được kiểm soát bởi các hậu duệ của các thực dân Trung Hoa được gửi xuống đó trong thế kỷ thứ ba trước Công Nguyên; có nghĩa, các bờ biển của Vịnh BắcViệt (Gulf of Tong-King) và của Biển Trung Hoa [China Sea, sic], từ các biên giới của Trung Hoa cho đến khu vực của thành phố Huế ngày nay.  Cho đến thế kỷ thứ mười lăm, xứ sở nằm giữa điểm này và các ranh giới đường biển của Căm Bốt được cai trị bởi các thủ lĩnh người Chàm, chủng tộc bản địa.

 

       Điều không được hay biết là ở vào thời kỳ nào mà danh xưng Đông Kinh (Tong-King) được gán lần đầu cho phần đất phía bắc của khu vực này, nhưng danh xưng trở nên rất thông dụng; và sự khác biệt đă được vạch ra một cách sắc bén hơn, khi, sau khi ách thống trị của Trung Hoa được tháo bỏ, các phần đất Đông Kinh (Đàng Ngoài) và Cochinchina (Đàng Trong) đă phát triển thành hai vương quốc riêng biệt, thường giao chiến với nhau.  Đông Kinh trong Hán tự có nghĩa “triều đ́nh ở phía đông”, như Bắc Kinh (Pe-King) có nghĩa “triều đ́nh ở phương bắc”; và sự áp dụng của nó cho một xứ sở nằm ở phía tây (west) chứ không phải phía đông (east) của trung tâm đế quốc có tính chất khá khác thường.  Có thể sự kiện rằng nó tạo ra phần của bờ biển phía đông đă được nh́n như sự giải thích.

 

       Liên quan đến nguồn gốc danh xưng Cochin-china, đă có nhiều sự phỏng đoán, vốn phải chịu sự bất lợi của việc thiếu sót một nền tảng của sự kiện lịch sử.  Một nhà truyền giáo Ḍng Tên đưa ra một sự trần tinh khả dĩ như sau, rút ra từ các nguồn tài liệu Trung Hoa.  Dưới thời nhà Đường [Thang trong nguyên bản, theo cách phiên âm cuối thế kỷ thứ 19, chú của người dịch], hồi đầu thế kỷ thứ chín, một ông hoàng của khu vực phía nam (của An Nam) đă tấn công viên tổng đốc Trung Hoa tại Đông Kinh, viên tổng đốc đă đẩy lui kẻ tấn công, và truy kích đốí thủ đến tận kinh đô của người đó là Lâm Ấp (Lin-y), mà viên tổng đốc đă chiếm đoạt và triệt hủy.  Bởi vậy, ông hoàng thất trận đă chọn Tchèn [Chiêm?] làm nơi cư trú, một địa điểm tọa lạc ở phía đông của Lâm Ấp.  Gần hải cảng này là một thành phố được gọi là Tchèn-Tching [theo cách phiên âm lúc bấy giờ, tức Chiêm Thành?, chú của người dịch], và từ t́nh huống này xứ sở mang danh là Vương Quốc Chiêm Thành (Kingdom of Tchèn-Tching).  “Vương quốc” được đọc trung Hán tự là “Koùe” [tức Quốc?], và tên mới trở thành Koùe Tchèn-Tching: nước Chiêm Thành.  Từ đó về sau đây là tên được dùng thường trực bởi các du khách và các thủy thủ.  Marco Polo cũng ở trong số các người này.  Tên gọi này được phổ thông hóa bởi người Mă Lai, c̣n nhiều hơn nữa bởi người Bồ Đào Nha, và tại Âu Châu trở thành tên gọi Cochin-China ngày nay.  Nhưng kể từ khi có cuộc xâm lăng của Pháp từ ngữ Cochin-China nói chung được dành riêng cho các lănh địa mới chiếm giữ tại vùng châu thổ sông Mekong, mặc dù về mặt sự kiện, các vùng đất này đă tạo thành một phần của vương quốc Căm Bốt cổ xưa trong chín thế kỷ sau khi danh xưng này được áp dụng lần đầu tiên; và để tiện phân biệt, người Pháp gọi phần độc lập của xứ sở là An Nam [chỉ Trung Kỳ].

 

 

 

SỰ ĐỘC LẬP CỦA ĐÔNG KINH

 

 

       Chúng ta đă nói rằng các xứ sở này đă trở nên độc lập vào năm 1428.  Bốn mươi ba năm sau đó, vùng Cochin-China bị chinh phục bởi vị vua Đông Kinh, kẻ đă giữ lại nó dưới sự khuất phục cho đến cuối thế kỷ thứ mười sáu.

 

       Vào khoảng đầu thế kỷ thứ mười bẩy, các người An Nam ở Cochin-China đanh chiếm xứ Chàm, đuổi thổ dân chạy lên vùng cao nguyên gần núi non, và tự định cư tại các vùng đồng bằng.  Vào giữa thế kỷ thứ mười tám, họ đă mở rộng đế quốc của ḿnh xa hơn nữa về phía nam, và giành lấy từ vương quốc Căm Bốt đang suy tàn các vùng đất ven biển ở cửa sông Mekong, hiện nay bị kiểm soát bởi người Pháp.  Năm 1774 tại Cochin-China đă diễn ra một cuộc cách mạng triều đại: ba anh em thuộc tầng lớp dưới thu phục được các đồng đảng, tự nắm giữ quyền hành, lật đổ ông hoàng hợp pháp, và chia cắt xứ sở.  Năm 1775, một người trong họ đă chinh phục Đông Kinh, và được thừa nhận là An Nam Quốc Vương bởi Hoàng Đế Trung Hoa, Kiền Long [hay Càn Long].  Ở thời kỳ này, sự can thiệp tích cực, có tính chất chính trị và quân sự của người Pháp bắt đầu trở thành một yếu tố trong việc định h́nh các sự vụ của bán đảo.

 

 

ẢNH HƯỞNG BAN ĐẦU CỦA PHÁP

 

       Các phái bộ truyền giáo đă được thành lập tại Đàng Ngoài và Đang Trong ở một thời điểm sớm sủa.  Các giáo sĩ Ḍng Tên (Jesuites), hứng khởi bởi thí dụ sáng chói của Francis Xavier, đă tiếp tục công việc của ông ta với sự nhiệt thành, năng lực và sự tận tụy.  Không phải sự khó nhọc, hay các bộ tộc thù nghịch, hay chứng bịnh kinh khiếp, hay nỗi hiểm nguy chết người đă làm thối chí họ.  Giảng dạy, một mặt phúc âm, mặt kia, các nghệ thuật của nền văn minh nâng cao tŕnh độ xă hội, các người này đă có mặt khắp Phương Đông như các kẻ tiên phong mở đường cho ảnh hưởng Tây Phương.  Trong năm 1610, phái bộ truyền giáo Đàng Trong được thành lập.  Trong năm 1669, Pallu, đại diện ṭa thánh tại Đàng Ngoài, đă đề nghị với Colbert việc thành lập một thuộc địa tại miền này.  Louis XIV, đă viết thư cho nhà vua [Đàng Ngoài?], và đề cử Pallu làm đại sứ của ông; nhưng vấn đề chấm dứt ở đó.  Trong năm 1680 Bonneau-Deslandes, người sáng lập ra Chandernagor, đến thăm viếng Xiêm La.  Trong năm 1681, Duplessis đă thiết lập một trụ sở tại Pegu.  Trong năm 1684 Công Ty Đông Ấn của Pháp đă phái sang Đàng Ngoài đại diện của nó, ông Le Chappelier, kẻ, được trợ giúp bởi các nhà truyền giáo, đă nhận được phép cho xây cất các cơ xưởng.  Trong năm 1686, sự chiếm đóng nhóm đảo Pulo Condore (Côn Sơn) được nêu lên.  Trong năm 1687 người Pháp thực sự chiếm đóng Bangkok, nhưng đă rút lui vào năm kế đó.  Trong năm 1692, đề nghị một lần nữa được nêu ra để thành lập một thuộc địa tại Đàng Ngoài.  Chiến tranh kế vị của Tây Ban Nha đă làm gián đoạn trong một lúc nỗ lực thực dân này, nhưng một lần nữa nó được biểu lộ trong thế kỷ thứ mười tám.  Dumas, thống đốc Ấn Độ, đề nghị lên công ty của ông năm 1737 một kế hoạch thành lập tại Đàng Ngoài.  Trong năm 1749, quản đốc Pierre Poivre đến Đàng Trong, và đă kư kết với Chúa Vơ Vương một thỏa ước cho phép ông đặt một trụ sở mậu dịch tại Đà Nẵng (Tourane); và chúa [Vơ Vương] có viết một bức thư cho vua Louis XV, trong đó ông chào mời t́nh hữu nghị của ḿnh.  Trong năm 1752, Dupleix đă đưa các đề nghị lên vua An nam [chúa Đàng Trong?], muốn có các quan hệ chặt chẽ hơn.  Không lâu sau đó diễn ra các sự giao tranh giữa Pháp và Anh, và hiệp ước Paris vào lúc kết thúc cuộc chiến tranh bảy năm gần như đă xóa bỏ sự hiện diện của Đế Quốc Pháp tại Phương Đông.

 

       Khi cuộc cách mạng triều đại năm 1774 xảy ra tại Đàng Trong, vị chúa Nguyễn thế tập, được biết nhiều hơn dưới tên Gia Long, trở thành một kẻ tỵ nạn, và đă t́m kiếm một nơi ẩn náu gần cận với vị giám mục người Pháp địa phận Adran, Đức Ông Pigneau de Béhaine, đại diện ṭa thánh tại Đàng Trong.

 

       Gia Long mong muốn sự trợ giúp ngoại quốc để dành lại ngôi vua, và vị giáo sĩ Ḍng Tên lanh lợi đă nh́n thấy cơ hội của ḿnh để đẩy mạnh các quyền lợi của Pháp.  Ông can dư vào việc giành đạt sự ủng hộ của đất nước ông, và đă đi thuyền về Âu Châu, mang theo cùng với ông Canh-Dzué [?, chỉ Hoàng Tử Cảnh, chú của người dịch], người con trai c̣n nhỏ của Gia Long, kẻ đă ủy thác cho ông trông coi.  Các nỗ lực của giám mục đă thành công.  Một liên minh tấn công và pḥng vệ đă được kư kết giữa các thẩm quyền kết ước; và bản hiệp ước xác định các quan hệ của họ đă được kư tại điện Versailles trong năm 1787 bởi các bộ trưởng của Louis XVI, một bên, và bên kia, ông hoàng trẻ tuổi và vị giám mục Ḍng Tên với tư cách các đại sứ của An Nam.  Nhà vua Pháp cam kết sẽ gửi để trợ giúp Gia Long hai mươi tàu chiến, năm trung đoàn binh sĩ Âu Châu, và hai trung đoàn binh sĩ (thuộc địa) Ấn Độ.  Hơn nữa, ông đồng ư cung cấp cho vị chúa An Nam nửa triệu đô la bằng tiền mặt, và nửa triệu các chiến cụ.  Đổi lại, Gia Long đă nhường cho Pháp chủ quyền thành phố và vịnh Đà Nẵng (Tourane), và nhóm đảo Côn Sơn, dành quyền tự do thương mại cho mọi thần dân Pháp, cho phép các lănh sự được cư trú tại một số hải cảng nào đó chỉ định bởi vua Louis XVI, và cho phép gỗ được chặt trong rừng của An Nam để dành cho sự đóng và sửa chữa các chiếc tàu.  Quyền tự do theo đạo Thiên Chúa sẽ được tuyên bố tại vương quốc.  Sau cùng, trong trường hợp có chiến tranh tại Ấn Độ, người Pháp sẽ được phép lập một đoàn quân gồm mười bốn ngh́n binh sĩ An Nam phục vụ dưới ngọn cờ nước Pháp; và một khi các lănh thổ chiếm hữu mới của họ tại An Nam bị tấn công, Gia Long hứa sẽ cung cấp sáu mươi ngh́n quân để pḥng thủ.  Về phía Pháp, sự thi hành bản hiệp ước được giao cho viên thống đốc các lănh thổ chiếm hữu của họ tại Ấn Độ, nhưng hành động này đă bị tŕ hơan bởi sự thờ ơ và ác ư của ông ta.  Pigneau de Béhaine, kẻ đă thực hiện ư đồ của ḿnh đến nay được thành công, không chịu nh́n nhận là đă bị thất bại qua sự khinh xuất và chống đối của viên chức.  Ông ta có tiền bạc và tín nhiệm đối với các thương nhân tại Pondicherry.  Với các phương tiện này, ông đă trang bị vài chiếc tàu, chất đầy chúng với vũ khí đạn được, và các kẻ t́nh nguyện, và gửi chúng sang An Nam.  Trong số các kẻ phiêu lưu chấp nhận cuộc mạo hiểm có nhiều lính đánh thuệ -- những kẻ có công trạng lớn lao, có nhiều giá trị đối với Gia Long hơn cả các chiếc tàu, binh sĩ hay tiền bạc.  Họ đă tổ chức và huấn luyện quân đội của ông, và chỉ huy các sự chuyển quân của ông chống lại các kẻ tiếm ngôi, các kẻ đă bị đánh đuổi ra khỏi từ hết căn cứ này đến căn cứ khác cho đến khi toàn thể Đàng Trong được tái lập dưới thẩm quyền của vị chúa tể hợp pháp.  Pigneau de Béhaine, kẻ mà năng lực tạo ra kết quả này thực quá may mắn cho uy tín của nước Pháp tại phương Đông, đă trở thành thủ tướng [prime minister trong nguyên bản, chú của người dịch], nhưng đă mất đi trong năm 1799.  Tang lễ của ông cho thấy sự kính trọng và yêu mến dành cho ông bởi người An Nam: nó đă được cử hành với đám rước và nghi lễ trọng thể.  Không có biểu hiệu nào cho sự thương tiếc và kính trọng được hay biết bởi người Á Đông lại bị thiếu sót.  Đích thân nhà vua tuyên đọc bài điếu văn, và các mệnh phụ của triều đ́nh, trái với phong tục của An Nam, đă tống tiễn thân xác người chết cho đến nơi chôn cất.

 

 

H́nh 4: Huế: Một Đường Phố Tại Khu Buôn Bán

 

 

 

       Một ngôi mộ tráng lệ đă được dựng lên gần Sàig̣n, dưới sự phụ trách của năm mươi quân canh gác, được tuyên bố có tính cách linh thiêng vĩnh cửu, và sự chăm sóc ngôi mộ là trách vụ của nhà nước.  Nhiều sĩ quan Pháp ở lại trong quân đội của vua Gia Long.  Các sĩ quan này đă hoàn tất việc tổ chức quân đội của ông, dạy cho ông cách đúc sung đại bác, và xây dựng cho ông nhiều thành tŕ theo các ư tưởng của Vauban.  Một người trở thành người chỉ huy pháo binh của ông, người khác là đô đốc chỉ huy hạm đội.  Đặt định vững chắc trên cơ sở quân sự, ông đă chuyển các đoàn quân chiến thắng của ḿnh ra ngoài bắc, và đă tái chinh phục Đông Kinh trong năm 1802.

 

 

T̀NH TRẠNG BẤT ỔN DƯỚI SỰ CAI TRỊ CỦA PHÁP

 

 

       Tuy nhiên, sự sáp nhập vĩnh viễn vùng đất này đi liền với một số sự khó khăn: dân chúng, độc lập quá lâu, đă nh́n chế độ cai trị của An Nam với sự khó chịu, và t́m cách tái lập các vị chúa tể của họ, triều đại nhà Lê.  Để kiểm soát các sự nổi dậy của họ, và để pḥng vệ chống lại các tham vọng của người Trung Hoa, nhiều ṭa thành đă được dựng lên bởi các kỹ sư người Pháp.  Cũng chính các ṭa thành này ngay trong thời đại chúng ta đă quay súng chống lại các người Pháp một thế hệ sau.

 

       Các thành tích này đă mang lại trọng lực vĩ đại cho ảnh hưởng của Pháp tại An Nam, và Thiên Chúa Giáo đă thực hiện sự tiến bộ mau chóng.  Vua Gia Long vẫn c̣n thân thiện với các đồng minh của ḿnh, và giữ đúng các lời hứa hẹn; nhưng vào lúc ông băng hà, trong năm 1802, ông đă di chúc lại vua kế ngôi lời cố vấn này: “Con của ta, hăy yêu mến người Pháp, biết ơn những lợi lộc mà chúng ta đă nhận được từ họ, nhưng đừng bao giờ cho phép họ dành được một chỗ đứng trong đất nước của con”.  Trong thời trị v́ kế tiếp, mọi thứ đă bị thay đổi.  T́nh thần cô lập và thành kiến chống lại người ngoại quốc tiêu biểu cho mọi dân tộc Đông Phương đă tái xuất hiện với uy lực mạnh mẽ.  Các sĩ quan Pháp bị giải ngũ ra khỏi quân đội của nhà vua; và sự ngược đăi các người theo đạo Thiên Chúa tái khai diễn, tiếp tục cho măi đến năm 1858.  Một cách vô ích, ở các thời điểm khác nhau, người Pháp đă gắng sức để tái lập các quan hệ của nó với An Nam.  Các nỗ lực được thực hiện bởi Bougainville trong năm 1825, bởi Laplace năm 1831, bởi Lapierre năm 1847, và bởi Montigny năm 1852, tất cả đều hoàn toàn thất bại.  Nhiều nhà truyền giáo bị kết án tử h́nh, trong một số trường hợp, bởi mệnh lệnh khẩn cấp của nhà vua.  Mỗi khi một chiếc tàu Pháp xuất hiện tại Vịnh Đà Nẵng, các sự đàn áp và hành vi độc ác mới được tường thuật.  Chỉ cần sự xuất hiện của lá cờ trên bờ biển xem ra sẽ là dấu hiệu cho một cuộc tàn sát mới trên các giáo dân Thiên Chúa.  Trong cung cách này đă xảy ra sự hạ sát Đức Ông Giám Mục Diaz, một người Tây Ban Nha, bị kết án tử h́nh theo lệnh của vua Tự Đức, người thừa kế thứ ba kể từ vua Gia Long, trong năm 1857, chỉ mới dựa trên tin tức rằng một chiến thuyền của Pháp được nh́n thấy đang tuần hành từ bờ biển An Nam.  Trong thời khoảng các năm này, sự trừng phạt từng chập đă giáng xuống các người An Nam v́ tội theo tà đạo.  Trong năm 1845 năm chiếc thuyền của họ đă bị triệt hủy để cưỡng hành lời đ̣i hỏi sự phóng thích một giám mục người Pháp.  Trong năm 1852 một lực lượng hải quân nhỏ đă đổ bộ lên Đà Nẵng, đánh bại quân đồn trú và hủy hoại một số quân dụng.  Nhưng các sự trả đũa tạm thời này không đe dọa được chính quyền tại Huế, rơ ràng tỏ vẻ coi thường quyền lực đă không bảo vệ đầy đủ hơn cho các thần dân của nó.  Vua Tự Dức hẳn đă được cổ vũ trong thái độ này bởi Trung Hoa.

 

 

NAPOLÉON III VÀ BẮC KỲ

 

 

       Trong năm 1858, Napoléon III đă quyết tâm điều chỉnh các vấn đề với một chính sách mạnh tay tại An Nam; và nhật kỳ này đă khởi đầu cho một kỷ nguyên mới với sự khai triển hợp lư là sự hiện diện vào thời khắc này của người Pháp trên sông Hồng của Bắc Kỳ.  Một hạm đội dưới quyền chỉ huy của Đô Đốc Rigault de Genouilly đă pháo kích và chiếm giữ Đà Nằng, nhưng một sự chiếm đóng ngắn ngủi cho thấy sự kiện rằng địa điểm này không mang lại lợi thế nào cho cuộc mạo hiểm lập thuộc địa.  Rặng núi – bờ biển của An Nam chạy gần sát như trong tầm mắt; vùng đất bên trong không trải rộng hay có năng xuất cao; không có các con sông, và hiển nhiên không có tương lai thương mại.  Các nhà truyền giáo, các kẻ hiểu biết về địa dư và các tài nguyên của xứ sở, không để phí thời gian để kêu gọi sự chú ư của viên đô đốc hướng đến Sàig̣n, tại vùng châu thổ sông Mekong, sở đắc một cách rơ ràng các lợi thế mà sự thiếu vắng chúng sau cùng đă dẫn đến, trong năm 1860, sự bỏ rơi Đà Nẵng.

 

 

H́nh 5: Các Hải Cảng Của Châu Thổ Sông Hồng

 

       Điều tiếp điễn sau các sự tŕnh bày này rằng Rigault de Genouilly đă xuất hiện, vào ngày 7 Tháng Hai năm 1859, tại Cape St. Jacques (Vũng Tàu), nơi cửa sông Sàig̣n, tức thời ngược ḍng sông, và vào ngày 17, đă chiếm giữ thành phố.

 

       Cuộc chinh phục được tiến hành một cách mau chóng.  Binh sĩ An Nam chiến đấu với ḷng can đảm đáng kể và một số kỹ năng; nhưng kết quả của bất kỳ cuộc giao chiến nào giữa bên văn minh và phía mọi rợ không hề bị ngờ vực.  Trong năm 1862, một hiệp ước được kư kết, nh́n nhận người Pháp nơi các vùng chiếm hữu của họ tại ba tỉnh tốt nhất ở miền hạ lưu Nam Kỳ.  Người Pháp đă được trợ giúp trong các chiến dịch của họ bởi một sự chuyển hướng bất ngờ: dân Bắc Kỳ, luôn luôn khó chịu dưới ách cai trị của Trung Kỳ (An Nam), đă đứng lên khởi loạn, tập hợp dưới lá cờ của một hậu duệ thực sự hay mạo nhận của nhà  Lê, triều đại cũ của họ.  Cuộc nổi dậy lan tràn khắp bốn tỉnh.  Ông hoàng [họ Lê] chiếm giữ được một thành tŕ quan trọng, và đe dọa Hà Nội.  Mặt khác, bị bó buộc phải phân chia các lực lượng của ḿnh, vua Tự Đức đă quyết định từ bỏ những ǵ ông đă sẵn mất đi tại miền nam hầu pḥng thủ những ǵ ông có thể mất đi tại miền bắc.

 

 

H́nh 6: Một Phụ Nữ Bản Xứ

 

 

       Người Tây Ban Nha, có các nhà truyền giáo phải chịu sự ngược đăi không kém, đă trợ lực trong các chiến dịch quân sự với một tàu vũ trang, và một đoàn quân gồm tám trăm người Tagals, hay các binh sĩ bản xứ, từ quần đảo Phi Luật Tân, nhưng đă triệt thoái sau khi có sự dàn xếp các điều khoản ḥa b́nh.

 

       Bản hiệp ước được kư kết ngày 5 Tháng Sáu, 1862, và bao gồm các điều khoản như sau: --

 

       Ba tỉnh Mỹ Tho, Sàig̣n, và Biên Ḥa, và đảo Pulo Condore (Côn Sơn) được nhường chủ quyền cho Pháp.

 

       Sự dung chấp tôn giáo được bảo đảm trên toàn cơi vương quốc.  Ba hải cảng được mở cửa cho sự thương mại với ngoại quốc, -- Đà Nẵng, Quảng An, và Ba Lạt; cảng kể tên sau tại Bắc Kỳ, tại một trong các vũng cửa sông của vùng châu thổ.

 

       Vua Tự Đức phải trả một khoản bồi thường chiến phí là hai mươi triệu phật lăng (francs).

 

       Hiệp ước c̣n quy định thêm rằng không phần đất nào của lănh thổ An Nam sẽ được nhường cho một quyền lực ngoại quốc nào mà không có sự đồng ư của Pháp.  

 

       Không bao lâu sau khi Hiệp ước này được kư kết, vua Tự Đức đă bắt đầu vận dụng sự tinh khôn của ḿnh để né tránh các điều khoản của nó.  Sự ngược đăi dân theo đạo Thiên Chúa vẫn tiếp tục tại Nam Kỳ và tại Bắc Kỳ, -- một cách công khai tại miền bắc, bí mật tại các tỉnh miền nam kề cận với cơ sở của Pháp.  Sự gia nhập của thương mại vào các hải cảng xác định bị từ khước; và các cư dân tại các tỉnh nhượng địa được khích động mở cuộc nổi dậy, trở nên lan tràn trong Tháng Mười Hai cùng năm.  Cuộc nổi dậy bị trấn áp, và các quan lại ưa sinh sự cai trị các tỉnh miền tây bị trừng phạt.  Các cuộc hành quân này dẫn đến sự chiếm hữu nhiều đất đai hơn nữa; và trong năm 1867 Pháp đă kiểm soát vững chắc sáu tỉnh, tại đó, Pháp đă thiết lập chính quyền dân sự của ḿnh, và khiến thẩm quyền của Pháp được xác định và bất khả tranh căi.  Sáu tỉnh này gồm nhiều cửa tháo nước khác nhau của sông Mekong, cùng hai cửa của sông Vàm Cỏ [Vaico trong nguyên bản, chú của người dịch], cửa sông Sàig̣n và cửa sông Đồng Nai.  Khu vực phù sa bao la thường được gọi là châu thổ sông Mekong chứa đựng tất cả các lối thoát ra biển này, bị ảnh hưởng bởi thủy triều tràn đến tận một số vùng nội địa xa xôi và được đan kết bởi vô số các con lạch và các con sông nhánh.

 

       Tin tức chính trị của thời điểm này hoàn toàn đến từ các ấn phẩm của Pháp, hiển nhiên có sự thiên vị trên đề tài này.  Sự mở rộng lănh thổ th́ cần thiết nếu Pháp muốn ở lại Nam Kỳ: khu thuộc địa gồm ba tỉnh của họ th́ quá chật hẹp, bị bao quanh quá dầy đặc bởi các phần tử thù nghịch, hầu đạt tới được một sự phát triển và kiểm soát thành công.  Chính sách quanh co và dối trá của vua Tự Đức và cuộc nổi dậy của các quan lại là một duyên cớ tốt, bất luận là có thật hay tưởng tượng; và nó đă phục vụ đúng cho mục tiêu của Pháp.

 

 

TẦM QUAN TRỌNG THƯƠNG MẠI

 

CỦA SỰ KIỂM SOÁT CỦA PHÁP

 

 

       Các chiến dịch ban đầu tại Nam Kỳ chính v́ thế đă được nói đến khá dài, mặc dù có phần nào đi ra ngoài chủ đề của chúng ta, bởi có sự liên hệ trực tiếp của chúng với các chiến dịch hiện nay tại Bắc Kỳ.  Mọi bước tiến trong cuộc chinh phục các tỉnh miền nam đă là một bước tiến nhắm đến việc khai thông hoạt động thương mại của sông Cái.  Mọi cú đánh làm suy yếu quyền lực An Nam tạo dễ dàng hơn cho công tác trong tương lai.  Mọi hiệp định và quy ước trong đó vua Tự Đức thừa nhận ảnh hưởng và quyền lực của Pháp tăng cường cho sự tuyên xác mà giờ đây họ đang chống đối lại các đ̣i hỏi của Trung Hoa.

 

       Chính v́ các quyền lợi của nền văn minh và thương mại mà, một khi đă đặt chân lên được bán đảo Đông Dương, nước Pháp phải được dẫn dắt đến việc mở rộng ảnh hưởng của nó vượt quá các ranh giới của các lănh địa chiếm hữu hiện thời.  Vương quốc cổ xưa của Căm Bốt đă bị thu nhỏ một cách buồn bă bởi các cuộc chinh phục của An Nam và Xiêm La: phần c̣n lại nằm phía bắc các địa hạt mới.  Một ông hoàng Căm Bốt tên là Norodom được đưa lên ngôi với sự trợ giúp của Pháp, nước đưa ra sự bảo hộ mà ông ta đă chấp nhận: sự việc này đă hoàn tất sự kiểm soát phần hạ lưu của sông Mekong.  Một cái nh́n thoáng qua trên bản đồ sẽ cho thấy rằng Bắc Kỳ và Nam Kỳ thuộc Pháp, mặc dù cách xa nhau, có một điểm chung: cả hai đều được nối liền bởi các con sông của chúng với Vân Nam.  Các phần thượng lưu của sông Mekong và của sông Cái không cách xa nhau, mà có lẽ chỉ bị phân cách bởi một rặng núi.  Sông Cái chảy theo hương đông nam đổ vào Vịnh Bắc Việt; trong khi sông Mekong chảy theo hướng nam, ngăn cách dọc theo chiều dài của nó với Biển Trung Hoa [China Sea, sic] bởi dăy núi – bờ biển An Nam, và sau cùng tạo thành châu thổ của nó tại vùng cực đông của bán đảo Đông Dương, nằm giữa Vịnh Xiêm La và Biển Trung Hoa [sic].  Chiều dài của sông Mekong th́ nhiều hơn, nhưng nó là một ḍng sông lớn hơn nhiều: nếu hải hành được, nó sẽ nối liền Sàig̣n với Vân Nam, và mở cửa một vùng đất giàu có về trà, lụa, và kim loại.  Sông Mekong chưa từng bao giờ được thám hiểm đầy đủ; nó được biết có các ghềnh thác, nhưng điều không rơ là chúng sẽ can thiệp đến mức độ nào vào sự hải hành.  Cuộc thám hiểm của Doudart de Lagrée được trang bị để giải đáp mọi câu hỏi đáng ngờ trong khía cạnh này.  Một cách ngắn gọn, cuộc thám hiểm khám phá rằng các ghềnh thác là một rào cản đích thực cho sự hải hành, và rằng sông Mekong đă không mang lại một thủy lộ để vươn tới Trung Hoa.

 

 

CÁC CUỘC CHIẾN TRANH

 

TẠI BIÊN CƯƠNG PHÍA BẮC

 

 

       Vân Nam là một tỉnh của Trung Hoa, nằm ở phía tây bắc và bắc Bắc Kỳ.  Nó là vùng đất có rất nhiều núi non và có địa h́nh biến đổi, được xuyên qua bởi các khe núi sâu bị cắt bởi các con sông phát nguyên từ cao nguyên Tây Tạng (Thibet), và bởi các nhánh và rặng phụ của hệ thống Hy Mă Lạp Sơn.  Một trong các rặng núi này, vươn xa xuống miền nam đến tận Đông Dương, ngăn cách lưu vực của Vịnh Bengal với lưu vực của Biển Trung Hoa [sic].

 

 

H́nh 7: Đông Dương và Vân Nam

 

 

       Tỉnh này chỉ thần phục trên danh nghĩa đối với Trung Hoa, và không được biết rơ.  Điều được cho hay rằng nó giàu có và ph́ nhiêu, và sản xuất ra trà, lụa, nhựa cây, và thuốc phiện.  Tại Vân Nam Phủ (Yunnan-Fou), thủ phủ, có các cơ xưởng sản xuất lụa và thảm, được xem là đẹp nhất tại Trung Hoa.  Các sự tŕnh bày sự phong phú về khoáng sản của nó có lẽ được nói quá đáng.  Thiếc và đồng chắc chắn được sản xuất với các số lượng lớn, và thiếc là sản phẩm chính cho sự xuất cảng; một số bạc được t́m thấy; sắt th́ tràn đầy; vàng, ch́, và thủy ngân cũng được xác nhận bởi một số tác giả.  Vào lúc có cuộc thám hiểm của Doudart de Lagrée, và trong nhiều năm sau đó, một cuộc chiến tranh chua chát, gây ra bởi một cuộc nổi dậy của dân theo Hồi Giáo (Mahometan), đă tàn phá miền đất này.  Đó là một cuộc chiến tranh của các kẻ cuồng tín, không có ḷng thương hại hay khoan dung.  Các thị trấn bị phá hủy.  Sự kinh hoàng ngự trị toàn vùng.  Các băng đảng phi pháp, các kẻ chỉ chuyên cướp bóc và chiếm đoạt, làm gia tăng thêm các sự hiểm nguy mà đoàn thám hiểm gặp phải.  Bắt buộc phải đổi lộ tŕnh quay sang hướng đông nhiều hơn, họ đă tới nhành phía tây của con sông gọi là Hoti-Kiang [?] bởi người Trung Hoa, con sông mà sau khi tiến vào Bắc Kỳ, trở thành sông Cái hay sông Hồng.  Vùng đất lân cận được cư trú bởi dân Pa-y, một bộ tộc man dại, với dân số càng gia tăng khi tiền gần tới biên cương Bắc Kỳ, và gần như độc lập ngoài sự kiểm soát của Trung Hoa.

 

       Garnier được chỉ thị thực hiện một cuộc thám thính, xuôi theo ḍng sông Hoti-Kiang.  Lên một chiếc thuyền bản xứ, anh ta gặp một số khó khăn với nhiều ghềnh thác, và sớm tới một địa điểm mà anh ta bị buộc phải ngừng lại.

 

       Dưới anh ta ḍng sông tuôn đổ xuyên qua một vực sâu [canon trong nguyên bản, một cách viết khác của canyon, chú của người dịch] bị giới hạn bởi các bức tường bằng đá gần như thẳng đứng cao khoảng năm hay sáu ngh́n bộ Anh (feet).  Không c̣n ǵ để khuyến dụ các người chèo thuyền của anh ta đi xa hơn nữa.  Leo lên các cao điểm tại vùng phụ cận, anh ta nh́n thấy về phía nam một rặng núi trải dài giống như một hàng rào nằm giữa Trung Hoa và Bắc Kỳ, với chiều cao anh ta ước lượng khoảng mười hai ngh́n bộ Anh (feet).  Các ngọn núi này, anh ta nói, là sự tạo h́nh của đá vôi.  Anh ta có thể dơi t́m các luồng nước đỏ hơi vàng của ḍng Hoti-Kiang, ẩn hiện tại hẻm núi sâu của nó, sáu ngh́n bộ Anh dưới chân anh ta khi nó chảy theo gịng xuống hướng đông nam.  Garnier ở địa điểm này vẫn c̣n cách khá xa Mạn Hảo (Mang-Hao); nhưng ḷng sông, ngay ở đây trên các ngọn núi của Vân Nam, chỉ cao hơn mặt biển một ngh́n ba trăm bộ Anh, và anh ta được cho biết rằng ḍng sông có thể hải hành từ Mạn Hảo xuống tới Hà Nội.  Đầu óc vốn sẵn mau mắn của anh tức thời nắm được sự kiện rằng đây là lối thông thương thương mại thực sự của Vân Nam.  Người An Nam không được phép tiến vào lănh thổ Trung Hoa, và anh ta đă không gặp được bất kỳ thần dân nào của vua Tự Đức.  Một ṿng đai lănh thổ cư trú bởi các bộ tộc Pa-y và Lô-lô chiếm đóng phần biên cương này nằm giữa Bắc Kỳ và Trung Hoa, tạo thành trong một lúc “một khu vực trung lập”.  Xuôi xuống sâu hơn trên ḍng sông, tại lănh thổ Bắc Kỳ, là nơi sinh sống của quân Cờ Đen và Cờ Vàng, tàn dư của phe Thái B́nh Thiên Quốc.  Tất cả tin tức này được trao bởi Garnier cho ông Dupuis tại Hán Khẩu (Hankow), là kẻ mà đầu óc tức thời h́nh thành một ư đồ thương mại khổng lồ.

 

       Garnier và Dupuis là những người mà nước Pháp mắc nợ nhiều nhất về bất kỳ đế quốc nào mà nó có thể thụ tạo tại Bắc Kỳ, và là các người mà hoạt động thương mại chịu ơn về sự khám phá ra con đường đến Vân Nam.  Cả hai đều nổi bật về ḷng can đảm, tài tháo vát, và tính táo bạo; về cách cư xử mà họ đă đă thương thảo với các người khó tính, và các kết quả đáng kể mà họ đă thu đạt được với các phương tiện nhỏ bé.

 

       Francis Garnier sinh năm 1839, gia nhập hải quân năm 1855, và được biết đă phục vụ ban đầu tại các hải phận Phương Đông trong cuộc pháo kích vào các đồn ở Pei-Ho, và sự chiếm giữ kế đó tại Bắc Kinh.  Về sau, anh ta t́m thấy một khu vực hoạt động tại các tỉnh mới thụ đắc gần đó tại Nam Kỳ, và ở tuổi hai mươi tư, được bổ nhiệm làm “thanh tra các người bản xứ” , và cử nhiệm phụ trách hành chính vùng Chợ Lớn, gần Sàig̣n, và là thành phố chính yếu về mặt mậu dịch và dân cư của các lănh thổ chiếm hữu của Pháp.  Sinh ra với một sự đam mê học hỏi và mạo hiểm, anh ta đă chia sẻ cùng với nhiều người Pháp khao khát nồng nhiệt về một sự khuếch trương thuộc địa của xứ sở anh ta, và đă lao ḿnh, với tất cả quyết tâm và năng lực của một cá tính mạnh mẽ, vào các ư đồ nhằm mở rộng ảnh hưởng của Pháp tại Đông Dương.  Anh ta đứng thứ nh́ trong hệ thống chỉ huy cuộc viễn thám của Doudart de Lagrée.  Trong cuộc chiến tranh Pháp-Phổ (Franco-Prussian War), anh ta phục vụ tại các đồn gần Paris, và ngay sau đó đă quay trở lại Phương Đông.  Trong năm 1773, anh ta đă ngừng sống tại Hà Nội.

 

       Jean Dupuis sinh năm 1829.  Trong năm 1859 anh ta tự định cư tại Hán Khẩu, bên bờ sông Dương Tử (Yang-tse), như một thương nhân, và đă có các thương vụ lớn với các quan lại về vũ khí và các đồ quân dụng.  Cuộc nổi loạn của quân Thái B́nh đang tiến hành, và trong việc mua bán quan trọng và béo bở này, anh ta kiếm được nhiều tiền.  Mục tiêu của Dupuis trong việc khai thông sông Hồng rơ ràng là một mục tiêu thương mại, gợi hứng bởi các hy vọng về lợi lộc và danh tiếng.  Garnier ở vào một b́nh diện cao hơn, -- b́nh diện của một nhà thám hiểm, khoa học, và một kẻ yêu nước.

 

 

H́nh 8: Một Phiên Ṭa Theo Quân Luật Tại Hà Nội

 

 

       Cuộc thám hiểm trong các năm 1866, 1867, và 1868, nhằm khám phá sông Mekong, th́ sáng chói và thành công.  Nhân viên của đoàn đă thích nghi một cách đáng ngưỡng mộ với các sự khổ nhọc đă thực hiện, và các sự đóng góp của họ cho khoa học tạo thành một phần không thể so sánh được trong tổng số kiến thức của chúng ta về bán đảo Đông Dương và Vân Nam.  Mục tiêu chủ yếu của nó là nhằm giải đáp câu hỏi về tính khả dĩ hải hành của sông Mekong; nhưng báo cáo của nó th́ phong phú các tin tức về ngôn ngữ, phong tục, chính trị, và đời sống xă hội của người dân sống tại thung lũng của con sông vĩ đại đó, và về địa lư, thảo mộc, và động vật học của các vùng đă xuyên qua.  Doudart de Lagrée, bị kiệt sức bởi sự khổ nhọc và thiếu thốn, đă chết v́ ốm sốt tại Vân Nam.  Garnier đă điều khiển cuộc thám hiểm đến hồi kết cuộc, băng ngang từ thượng nguồn của sông Mekong đên thượng nguồn của sông Dương Tử Giang, và xuôi ḍng sông kể sau xuống tới Thượng Hải.  Tập báo cáo của anh ta (“Voyage d’exploration en Indo-Chine”, Paris, 1873) là một công tŕnh tuyệt diệu trong hai tập, được minh họa, đề tựa và bồi bổ một cách thật dồi dào với các tin tức quư báu liên quan đến Đông Dương, từ các nguồn tài liệu Trung Hoa, và được viết với tài năng về văn chương.

 

 

QUÂN CỜ ĐEN VÀ QUÂN CỜ VÀNG

 

 

       Cuộc nổi dậy quân Thái B́nh đă được kết thúc từ lâu; nhưng các sự xáo trộn vẫn c̣n hiện diện tại các tỉnh tây nam Trung Hoa đă cung cấp một lănh vực cho cuộc mua bán quân dụng mà Dupuis đă thiết lập năm 1859 tại Hán Khẩu.  Chúng ta đă đề cập tới cuộc nổi dậy của người theo đạo Hồi Giáo tại Vân Nam.  Quân nổi loạn Hồi Giáo Mahometan vẫn c̣n kiểm soát căn cứ địa của họ, Đại Lư (Tali); và phía Trung Hoa cần có các vũ khí hiện đại.  Cho đến nay các phương tiện lưu thông duy nhất với phần đất này của Trung Hoa là con sông Dương Tử; và các chiếc thuyền của Dupuis cần tới sáu mươi hay bảy mươi ngày để tiến lên tới Tứ Xuyên (Sze-Chuen), tỉnh phía bắc của Vân Nam.  Một con đường ngắn hơn và dễ dàng hơn sẽ là lợi thế khổng lồ.

 

       Đứng đầu các lực lượng Trung Hoa tham dự vào cuộc trấn áp cuộc nổi loan này là Tướng Mâ, một kẻ đánh thuê, kẻ đă vươn lên từ thường dân.  Trong Tháng Hai, 1871, Dupuis ngược ḍng Dương Tử Giang, băng ngang Vân Nam đến Mạn Hảo, và, xuống thuyền với một đầy tớ duy nhất, đi theo ḍng nước chảy ra biển.  Ông đă chứng minh được tính khả dĩ hải hành của sông Hồng, và xác nhận các sự tiên liệu của Garnier.  Ông gặp ít khó khăn tại khu vực đệm ở giữa bị chiếm đóng bởi các kẻ phiêu lưu và quân nổi loạn Trung Hoa.  Tại Lào Kay, trên biên cương, ông đă có một cuộc phỏng vấn với viên thủ lĩnh quân Cờ Đen: quân Cờ Vàng phía dưới cũng cho phép ông đi ngang qua.  Ông có hứa hẹn, nếu họ không can thiệp vào việc của ông, ông sẽ sử dụng ảnh hưởng của ḿnh với các thẩm quyền của Vân Nam để gộp chung họ trong một vụ ân xá.

 

       Các quân nổi dậy Trung Hoa này đă có mặt tại Bắc Kỳ từ năm 1864.  Các tàn dư rải rác của cuộc nổi dậy của Thái B́nh Thiên Quốc, vốn kéo dài và gây kinh khiếp tại Quảng Tây, và bị truy kích ráo riết bởi quân đội đế triều, họ đă tiến vào Bắc Kỳ, dưới sự lănh đạo của một thủ lĩnh có tên là Ou-Tsong [?], với quân số ba ngh́n người, và cướp phá xứ sở cho đến tận ngoại ô của Hà Nội.  Bị truy đuổi đến tận lănh thổ Bắc Kỳ bởi viên tướng Trung Hoa, họ chạy về hướng tây, và tự định cư tại khu thượng lưu của sông Cái, nơi họ từ đó c̣n nằm ngoài sự can thiệp ngoại lai.  Lập các trạm thu thuế quan tại các điểm khác nhau dọc ḍng sông, họ tài định các khoản đóng góp tùy tiện trên tất cả hoạt động thương mại một cách đều đặn và không phải chịu sự kiềm chế của một quốc gia độc lập.

 

       Nh́n từ quan điểm này, cuộc nổi loạn vĩ đại thực sự phục vụ cho người Trung Hoa; và họ nhận thấy một số sự bù đắp cho các khó khăn của họ trong việc sở đắc một vùng biên cương được canh gác bởi các binh sĩ được huấn luyện và có vũ trang, các kẻ không thuộc sổ lương của họ, và đang sinh sống bằng phí tổn của một nước láng giềng.  Người Trung Hoa luôn luôn mong ước xây tường thành bao quanh ḿnh: các toán quân nổi dậy này phục vụ như một bức tường thành.  Việc họ ngăn cản một trục lộ thương mại chẳng là ǵ cả đối với các quan lại, những người mang tinh thần nghi ngờ và thù nghịch đối với mọi ngoại kiều khiến họ có xu hướng tạo thêm nhiều các chướng ngại vật, đặc biệt các chướng ngại vật như loại này, rơ ràng là nằm ngoài sự kiểm soát của họ, và với chúng họ không thể bị quy trách một cách trực tiếp.  Khi viên thủ lĩnh Ou-Tsong chết đi, binh sĩ của ông bị phân chia dưới lá cờ của hai viên chỉ huy, Lưu Vĩnh Phước và Hoàng Anh.  Họ đă phối hợp các lực lượng của ḿnh trong một cuộc tấn công vào Lào Kay, nơi đă rơi vào tay của họ sau một cuộc vây hăm trong hai năm.  Lào Kay nằm trong tay của Lưu Vĩnh Phước.  Toán quân kia hạ trại tại Ho-Yang [?], gần sông Lô (Clear River).  Điều được thỏa thuận là tất cả các số thu thuế quan sẽ phải được phân chia một cách công b́nh: nhưng một cuộc căi cọ về sự phân chia này đă sớm đưa đến một sự chia tay của hai nhóm, biến thành các kẻ thù chua chát.  Quân Cờ Đen ở lại Lào Kai.  Quân Cờ Vàng, thuộc Hoàng Anh, thiết lập cơ sở trên sông Hồng, bên dưới Lào Kai, ngăn chặn mọi mậu dịch ngược ḍng, và bằng cách đó, đă tước đoạt nhóm ở Lào Kai nguồn thu lợi chính của họ.  Khoản thu này đáng kể: các sắc thuế cưỡng thu bởi quân Cờ Đen tại Lào Kai được ước lượng lúc đó vào khoảng hai mươi lăm ngh́n đô la mỗi thang.  T́nh trạng xảy ra như thế trong năm 1871.  Kể từ khi đó có một sự thay đổi khác; và trong năm 1877 De Kergaradec nhận thấy quân Cờ Đen tại Lào Kai và bên dưới [Lào Kai] hoàn toàn chiếm giữ sông Hồng, quân Cờ Vàng một lần nữa đă triệt thoái về phía sông Lô.

 

 

SÚNG ĐỔI LẤY THIẾC

 

 

       Dupuis đă kư kết một hợp đồng với Tướng Mâ để cung cấp cho ông ta các quân dụng, nhân lại khoản trả bằng thiếc.  Ông đă đề nghị mua vũ khí và đạn dược tại Hồng Kông, chở chúng ngược sông Hồng lên tới Vân Nam, và chất xuống cùng các thuyền đó mười ngh́n tạ (piculs) (1,330,000 cân Anh (pound)) thiếc, mà ông ta sẽ bán tại Hồng Kông với một lợi nhuận khổng lồ.  Phần thưởng thật vĩ đại trong trường hợp thành công; nhưng rủi ro cũng rất lớn.  Ông ta phải có một lối thông hành tự do xuyên qua Bắc Kỳ.  Không phương cách phụ đới nào bị bỏ qua nhằm có thể bảo đảm cho sự thành công của ông.  Ông có được từ Tướng Mâ một quyền hành chính thức để tổ chức và chỉ huy cuộc vận chuyển đồ tiếp liệu đề nghị, thừa nhận ông ta làm một nhân viên đại diện Trung Hoa, và ủy nhiệm ông ta sang An Nam, một chư hầu của Trung Hoa.  Ông ta mang trên danh thiếp có tước hiệu “Đặc Sứ của Tướng Mâ: Envoy Extraordinary of the Gen. Mâ”, và ông đă dựa rất nhiều vào tư cách sứ giả này để đối xử êm xuôi với phía An Nam.  Nhưng ông ta c̣n dựa nhiều hơn nữa nơi sự ủng hộ của Pháp; vào trong năm 1872, ông đă đi về Paris, nơi ông ta đă tŕnh bày các kế hoạch của ḿnh với bộ trưởng hải quân.  Tại đó ông bị thất vọng.  Phó Đô Đốc bộ trưởng Pothuau rơ ràng đă nh́n với sự nghi ngờ đối với cuộc mạo hiểm thương mại với các quân cụ quốc cấm này, và nói với ông ta rằng ông đừng kỳ vọng việc dựa vào chính phủ.  Ông được trích dẫn đă tuyên bố: nó có thể tạo ra sự bất tiện nghiêm trọng nếu quốc kỳ của chúng ta phải được dùng để che phủ cho một cuộc kinh doanh thuộc loại này”.  Tuy nhiên, Dupuis đă thành công trong việc lấy được một lá thư giới thiệu đến thống đốc Nam Kỳ, và tại Sàig̣n ông ta đă nhận được một vài sự khuyến khích: viên thống đốc hứa hẹn sẽ phái một chiếc tàu một lần mỗi tháng đến cửa sông Hồng để duy tŕ sự thông tin với ông ta.  Chiếc tàu đầu tiên được phái đi làm nhiệm vụ này là chiếc “Bourayne”, với Thuyền Trưởng Senez.  Chiếc tàu “Bourayne” đă có mặt tại Vịnh Bắc Việt trong Tháng Hai năm 1872, tham gia vào hai nhiệm vụ cùng lúc là săn đuổi hải tặc và thu thập các tin tức thủy đạo của vùng châu thổ.  Các thuyền buồm hải tặc, chuyên chở một tổng số hàng trăm khẩu súng và một ngh́n người, đă bị đốt cháy hay đánh đắm.  Mặt khác, Thuyền Trưởng Senez đă thám hiểm các vũng cửa sông của châu thổ sông Hồng, và đă khám phá ra tuyến đường tốt nhất dẫn đến Hà Nội.  Điều này không phải là đă được thực hiện mà không có các sự khó khăn.  Vị quan đứng đầu Hà Nội đă biểu lộ sự ngạc nhiên lớn lao rằng người Pháp lại tiến vào địa phận của ông, và đă thu ḿnh tức giận trong ṭa thành của ông.  Ông đă từ chối để có bất kỳ cuộc nói chuyện nào với Thuyền Trưởng Senez, nhưng về sau, xuyên qua sự điều giải của một linh mục, đă gửi một lá thư thoái thác.  Nhiều binh sĩ Trung Hoa được nhận thấy trong số bộ đội trú đóng tại các công sự pḥng thủ khác nhau.  Thái độ của các lính Trung Hoa này th́ thù hận hơn nhiều và đe dọa hơn nhiều so với người An Nam bản xứ: họ sỉ nhục các người nước ngoài, và tấn công một trong các sĩ quan.  Sự bắt giữ hai hay ba người, và sự trừng phạt maơu chóng họ, đă không đe dọa được các người khác; và trong một lúc, Thuyền Trưởng Senez đă t́m nơi trú ẩn trong một đồn quân.  Đây chính là kinh nghiệm đầu tiên về các sự khó khăn và hiểm nguy mà t́nh trạng vô chính phủ trong vùng đă gây ra cho tất cả các ngoại kiều.  Sự giải thích được đưa ra bởi người An Nam về sự hiện diện của các binh sĩ Trung Hoa này trên xứ sở của họ là, bởi các nhóm thảo khấu tràn xuống từ Quảng Tây, viên kinh lược của Quảng Châu đă phái các binh sĩ sang để trợ giúp việc đàn áp.

 

 

H́nh 9: Địa Thế Chung Quanh Hà Nội

 

 

       Dupuis đă thực hiện tại Thượng Hải và Hồng Kông các sự chuẩn bị cho cuộc viễn chinh của ông ta.  Ông đă mua hai thuyền vũ trang của Anh Quốc, mà ông đặt tên là Hoti-Kiang” và “Lao Kai”, và một chiếc tàu phóng hơi, chiếc “Sơn Tây”.  Ngoài ra ông chất đầy một chiếc thuyền buồm Trung Hoa các quân dụng chở đến cho Tướng Mâ, nhiều ngh́n khẩu súng trường, ba mươi quân dụng phụ tùng [?](field pieces), mười hai đến mươi lăm tấn đạn dược.  Nhân viên [personnel, tiếng Pháp trong nguyên bản, chú của người dịch] bao gồm một tổng số hai mươi ba người Âu Châu, và vào khoảng một trăm người Mă Lai và Trung Hoa.  Lực lượng của ông trương lá quốc kỳ Trung Hoa.  Vào thời điểm này, giới hải tặc nắm giữ uy thế không kiềm chế được tại Vịnh Bắc Việt.  Quân hải tặc th́ đông, bạo dạn và trang bị vũ khí hoàn hảo.  Các thuyên buồm của chúng ngược lên nhiều chi nhánh khác nhau của con sông, và đôi khi c̣n tấn công cả các công sự pḥng thủ kiên cố.  Không có ǵ tránh khỏi sự tàn phá của chúng.  Thực hiện các vụ đổ bộ đột ngột lên bờ biển, chúng để lại các thị trấn bị cướp phá và thiêu hủy trên lối đi của chúng, cùng bắt đi các trẻ em để bán làm nô lệ tại Macao và Quảng Châu.

 

 

H́nh 10: Chùa Của Các Kẻ Thờ Cúng Ma Quỷ Tại Hà Nội

(Nguyên bản: Pagoda of The Deveil-Worshippers at Hanoi)

 

 

       Dupuis xuất hiện tại vùng châu thổ trong Tháng Mười Một, 1872, và t́m thấy lối hải hành của con sông được mở ra cho ông ta nhờ các cuộc khảo sát của tàu “Bourayne”.  Về mặt chính trị, t́nh trạng mang lại các sự khó khăn lớn hơn.  Các quan lại người An Nam của các tỉnh ven biển tung ra mọi chướng ngại vật trên đường đi của ông ta: họ phản đối sự ủy nhiệm cho ông ta từ Tướng Mâ bởi v́ nó được đưa ra bởi một vơ quan không có thẩm quyền dân sự; họ giữ lịch sự, nhưng nhấn mạnh đến việc tham khảo mọi vấn đề với Huế, điều có nghĩa là sự tŕ hoăn vô hạn định.  Dupuis quyết định tự ư hành động, và để mặc cho các giấy phép thông hành đuổi theo ông khi chúng đến nơi.  Ông ta đi ngược ḍng sông, và thả neo trước Hà Nội, ngày 22 Tháng Mười Một.  Tại đây ông được đón tiếp một cách nồng nhiệt bởi một thuộc địa thương mại của người Quảng Đông được thiết lập từ lâu trong thành phố.  Các quan lại vẫn không biểu lộ điều ǵ ngoài ác ư.  Không có sự thù nghịch công khai được toan tính; nhưng họ cấm đoán các thần dân của họ được cung cấp cho các chiếc thuyền viễn chinh, các thực phẩm, hay các tin tức, ngay cả việc đe dọa tử h́nh đối với những kẻ vi phạm.  Người dân thường không có cùng suy nghĩ như các nhà lănh đạo của họ: họ ưa thích sự lưu thông, và chỉ bị kiềm chế bởi nỗi lo sợ bị trừng phạt.  Dưới sự che chở của bóng đêm, họ mang lại các thực phẩm.  Rơ ràng chịu nhường bước trước sự cưỡng bách, họ đă cung cấp các tin tức, và tiết lộ các địa điểm nơi các con thuyền được che dấu.  các chiếc thuyền buồm đi đường sông với tầm nước nông cần thiết sau rốt được thu góp, tiếp nhận hàng hóa chuyên chở của chúng, và vào ngày 18 Tháng Một năm 1873, Dupuis đă rời khỏi Hà Nội.  Các chiếc tàu vũ trang của ông vẫn ở lại đàng trước thị trấn, dưới sự chỉ huy của kẻ hợp tư của ông ta, ông Millot.

 

       Kinh nghiệm của Dupuis chiếu rọi nhiều ánh sáng vào các phe phái khác nhau tại Bắc Kỳ, và thái độ của chúng đối với người ngopại quốc.  Các quan lại An Nam đă theo đuổi chính sách truyền thống của sắc dân Mông Cổ.  Người dân nằm dưới sự cai trị tàn bạo của họ đúng ra có xu hướng hài ḷng với sự xuất hiện của người ngopại quốc là những kẻ đối xử với họ một cách lịch sự: để tự họ một ḿnh, trong mọi t́nh huống họ không khó để đối xử.  Các Hoa kiều thương mại định cư trong thành phố hoan nghênh sự mở rộng mậu dịch.  Các hải tặc ở bờ biển, chính yếu là người Trung Hoa, và quân Cờ Đen và Cờ Vàng, các hải tặc ở thượng lưu con sông, chống đối lại sự du nhập một nền văn minh và trật tự mà họ biết sẽ trấn áp công việc bất chính của chúng. Các băng đảng liều mạng, được trang bị đầy đủ này, không có ǵ để mất và có mọi thứ để thu đoạt, tạo thành thành phần nguy hiểm nhất.  Sau cùng, các binh sĩ Trung Hoa chính quy, ở vào vị thế không minh bạch trên đất Bắc Kỳ, một lực lượng thực sự độc lập đối với sự kiểm soát hoặc của An Nam hay Trung Hoa, đă tăng cường thêm cho sự bất định về chính trị.  Tuy nhiên, lâm thời, các vấn đề được giữ yên lặng.  Dupuis thực hiện cuộc du hành mà không bị gián đoạn, và vào ngày 4 Tháng Ba đă tới được Mạn Hảo.  Ông ta có phần nào chậm trễ, -- Đại Lư, căn cứ địa của phe theo Hồi Giáo, đă sụp đổ; -- nhưng Tướng Mâ đă đón nhận viên đại diện của ḿnh với ṿng tay rộng mở, và nhất mực tuân thủ các điều kiện của cuộc thương nghị của ông.  Viên tướng đă cung cấp cho Dupuis một đoàn hộ tống, khi ông ta quay về, với một trăm năm mươi binh sĩ tinh nhuệ nhất, được trang bị với súng nạp đạn ở khóa ṇng (breech loaders).

 

       Thiện chí của viên kinh lược ở Quảng Châu đă bị lơ là trong diễn tiến đầu tiên, đă đạt được trong chuyến du hành thứ nh́.  Viên kinh lược sứ tại Vân Nam, về phần ḿnh, đă trao cho Dupuis các văn thư chứng thực sự nh́n nhận việc kinh doanh mạo hiểm của ông ta, và yêu cầu các nhà chức trách Việt Nam đừng đưa ra các sự ngăn trở.  Với món hàng thiếc, ông ta xuôi ḍng một cách mau chóng, cơn lụt hàng năm đă khởi sự.  Ông ta nhận thấy các cánh quân Cờ Đen và Cờ Vàng đụng độ với nhau, và tiếp đón các cuộc thăm viếng từ các tù trưởng các bộ tộc bản xứ, các kẻ đă bày tỏ với ông ta các sự phàn nàn của họ chống lại viên thủ lĩnh của Quân Cờ Đen, băng đảng đă bắt đi con gái của họ và đem bán chúng tại Lào Kai cho các nhà mậu dịch Trung Hoa nằm ngoài biên giới và cưỡng bách con trai của họ phục vụ quân Cờ Đen.  Việc xuôi xuống ḍng sông chỉ chiếm có chín ngày.  Đến Hà Nội, Dupuis nhận ra ḿnh tức thời đang phóng vào các t́nh huống phức tạp.  Các quan lại đă đối xử với các sự nghiêm khắc lớn lao, và bắt bỏ tù các kẻ đă bất tuân các mệnh lệnh của họ cùng duy tŕ các quan hệ với người ngoại quốc.  Dupuis đ̣i hỏi tức thời sự phóng thích các người đó, và cưỡng hành sự đ̣i hỏi bằng một cuộc biểu dương quân sự.  Ông ta đổ bộ trên trên đất liền với hai khẩu trọng pháo và toàn bộ lực lượng của ông, kể cả đoàn hộ vệ người Vân Nam của ông, và các tù nhân đă được phóng thích.

 

 

 

MUỐI GÂY RA CHIẾN TRANH

 

 

       Giờ đây ư định của ông ta là chở một chuyến hàng muối ngược ḍng sông.  Việc này kích động các quan lại đến một sự chống đối cương quyết.  Muối đem lại một nguồn thu lợi tức lớn lao của họ, và họ xem việc nhập cảng muối như một độc quyền.  Nó phải trả các khoản thuế khổng lồ -- mười phần trăm tại mỗi ty thuế quan cấp tỉnh; có nghĩa mười phần trăm cho mỗi tỉnh mà nó đi qua.  Dupuis đă đề nghị để muối của ông được tự do lưu thông: các thuyền buồm của ông bị nổ súng, và bị buộc phải quay xuống ḍng sông.  T́nh trạng trở nên căng thẳng hơn mỗi ngày.  Dupuis chiếm đóng và củng cố một vị trí trên bờ sông, và một lực lượng đáng kể được kết tập tại ngoại ô Hà Nội.  Vào lúc này có một quan khâm mạng triều đ́nh đến từ Huế, kẻ đă tức thời nắm giữ quyền kiểm soát công việc vào tay ḿnh.  Đây là ông Nguyễn Tri Phương, một viên tướng An Nam nổi tiếng và một đối thủ quen thuộc đối với người Pháp.  Ông đă đe dọa Dupuis và các phụ tá phải chết nếu họ không tức thời rời khỏi xứ sở.  Thương nhân táo tợn cũng tự biểu dương không kém trước t́nh h́nh.  Lời bố cáo của viên khâm sai chứa đựng sự đe dọa này được treo lên trên chiếc lọng, biểu hiệu chính thức cho cấp bực và quyền lực của vị quan.  Dupuis tịch thu cả lời bố cáo lẫn chiếc lọng trước mũi của lính bảo vệ An Nam sững sờ, đem chúng diễu hành một cách đắc thắng để chế nhạo, và thiêu đốt chúng trước mắt quần chúng.

 

       Một t́nh trạng hốt hoảng diễn ra sau đó.  Millot, lo sợ những ǵ mà chủ anh ta đă làm, cho treo lá cờ Pháp trên các chiếc tàu vũ trang, cho đến khi đó, điều này sẽ được ghi nhớ, vẫn treo cờ Trung Hoa.  Điều mà Đô Đốc Pothuan lo sợ đă xảy ra; một cuộc mạo hiểm thương mại đáng ngờ đă lôi kéo nước Pháp vào cuộc tranh chấp.

 

       Triều đ́nh Huế đưa ra các lời khiếu nại chua chát với chính quyền [Pháp] tại Sàig̣n, và yêu cầu răng ông Dupuis sẽ bị buộc phải rút lui khỏi Hà Nội.  Một số bất b́nh là có thực, và đ̣i hỏi sự chú ư của giới thẩm quyền Pháp.  Dupuis chắc chắn t́m cách tảng lờ các sắc thuế quan của họ; và ông ta đă dựng trại với một lực lượng vũ trang trên lănh thổ của họ.  Dupuis, mặt khác, đạt được cảm t́nh của Pháp và trong sự trợ lực tối hậu của một lực lượng Pháp, đă lên tiếng đ̣i một khoản bồi thường khổng lồ gây ra sự chậm trễ của ông ta, -- trước tiên, 10,000 lạng ($13,000) mỗi tháng; về sau các đ̣i hỏi của ông ta được nâng cao, và trong Tháng Bẩy, chúng lên tới 200,000 lạng (khoảng $260,000).  Sự bất công phi lư của đ̣i hỏi này thật hiển nhiên; nhưng ông ta đă giải thích sự từ chối không trả tiền thuế đánh trên muối bởi sự kiện rằng nó đă không được điều chỉnh, và khẳng quyết rằng thái độ thách đố bằng vũ trang là cần thiết cho sự an toàn của ông ta, và bị buộc làm như thế bởi các quan lại An Nam.  Đô Đốc Dupré, thống đốc Nam Kỳ (Cochin-China) khi đó, lưỡng lự đôi chút giữa sự miễn cưỡng để khiêu khích một cuộc tranh chấp với mong ước nóng bỏng của ḿnh nhằm mở rộng ảnh hưởng và quyền lực của Pháp.  Sự lưỡng lự ngoại giao này đă khiến ông trong một lúc truyền lệnh cho Dupuis phải rời khỏi Bắc Kỳ, và nói với người An Nam rằng, nếu ông ta không tuân lệnh, họ có thể đánh đuổi ông ta đi, và lúc khác sau này lại chúc mừng Millot rằng các lệnh truyền của ông đă không được để ư tới.  Sau cùng mọi sự ngại ngần đă bị vứt bỏ, và Dupré đă quyết định cho một sự can thiệp có vũ trang tại Hà Nội.  Ông đă hứa hẹn một khoản tín dụng của thuộc địa là ba mươi ngh́n đô la, mà Dupuis cần đến để giúp ông ta có thể chờ đợi, và cho gọi về Sàig̣n Trung Úy Garnier khi đó đang ở Thượng Hải.  Các sự chuẩn bị đă được thực hiện cho sự trang bị một lực lượng nhỏ gửi ra Bắc Kỳ, và Garnier đă chấp nhận việc chỉ huy.  Trong khi đó kế hoạch hành quân đă được thảo luận và quyết định.  Garnier đă chống đối việc cưỡng bách nếu điều này có thể tránh được.  Nhiều lá thư anh ta viết trong thời kỳ này đă được công bố, và cho thấy một ư niệm rơ ràng về vấn đề, và tầm nh́n của một chính khách.  Anh ta kết án các phương pháp độc đoán của Dupuis.  Anh ta lo sợ Trung Hoa, trong đó các dấu hiệu của sự mong ước để sáp nhập Bắc Kỳ được nhận thấy, và c̣n lo ngại hơn hơn về Anh Quốc, đang thúc đẩy mạnh mẽ việc lập một đường xe hỏa giữa vùng Thượng Miến Điện và Vân Nam, và cho việc thiết lập một ṭa lănh sự tại Đại Lư.  Anh ta muốn điều tra sự vụ của Dupuis và giải quyết nó theo lẽ công bằng với các nhà chức trách của Hà Nội; để khai mở bằng các phương thức ḥa b́nh việc hải hành trên sông Hồng; và để kư kết giữa Pháp, An Nam và Vân Nam, một định ước quy định tất cả các sắc thuế quan, và đặt các cơ quan quan thuế dưới sự quản trị chính thức và sự giám sát của người Pháp, những kẻ sẽ hoạt động với tư cách các nhân viên của chính quyền An Nam, và mang lại một khuôn khổ và hệ thống để kiểm soát mậu dịch.  Hơn nữa, anh ta mong ước rằng các cuộc thảo luận nên được mở ra tại Bắc Kinh để khuyến dụ sự triệt thoái tất cả các binh sĩ Trung Hoa ra khỏi Bắc Kỳ, và rằng các sự tŕnh bày như thế cần phải được đưa ra với triều đ́nh Huế sao cho thuyết phục được vua Tự Đức rằng đường lối tốt đẹp nhất để giữ lại quyền chủ tể của nhà vua tại Bắc Kỳ là tán đồng và ưng chịu các đề nghị của Pháp.  Garnier chống lại bất kỳ h́nh thức nào của sự chinh phục.  Anh ta khuyến cáo sự duy tŕ thẩm quyền của An Nam và sự thiết lập ảnh hưởng của Pháp trên một căn bản ngoại giao không thể công kích được, từ đó sự nới rộng của nó sẽ an toàn và vững chắc.  Dù thế anh ta hướng đến việc thụ đắc tối hậu miền đất này.  Đô Đốc Dupré chấp nhận các quan điểm này, và đă có được một sự ưng thuận muộn màng từ Paris đối với giải pháp mà ông ta đă khuyến cáo một cách kiên quyết.

 

 

 

H́nh 11: Tổng Quan Thành Phố Hà Nội

 

 

       Vào ngày 11 Tháng Mười, 1873, Garnier rời Sàig̣n trên chiếc tàu hơi nước “D’Estrées”, kéo theo chiếc tàu vũ trang “Arc”.  Ít ngày sau đó, anh ta được tiếp viện bởi chiếc tàu vũ trang “Espingole”, được kéo bởi chiếc tàu “Decrès”.  Toàn thể lực lượng của ông gồm chín sĩ quan và một trăm bẩy mưới lăm người, các thủy thủ, thủy quân lục chiến (marine infantry), và một ít người An nam.  Ông Bouillet, một kỹ sư thủy đạo học, và bác Sĩ Harmand, cũng có mặt trong đoàn viễn chinh.

 

       Garnier đă tới Đà Nẵng ngày 15 Tháng Mười, nhưng bị mất chiếc tàu “Arc”, bị đắm trong một cơn gió lốc: may mắn là thủy thủ đoàn của nó được cứu thoát.  Nơi đây anh ta đổ bộ vào nhà viên quan lại An Nam, kẻ mang một lá thư của Đô Đốc Dupré gửi triều đ́nh tại Huế, trong có nhiều khiếu nại chống An Nam được kể lại, và thông báo cho hay rằng Garnier sẽ ở lại Hà Nội cho đến khi vấn đề thông hành trên sông Hồng được dàn xếp thỏa đáng.  Câu trả lời thuận lợi, và nhà vua đă phái ba vị quan lại ra Hà Nội.  Hai người đi cùng với đoàn viễn chinh trên chiếc “D’Estrées”; nhưng vị quan kia, được ban quyền thương thảo với người Pháp tại Hà Nội, lại đi bằng đường bộ.  Với sự hậu thuẫn này cho sứ mạng của ḿnh, Garnier tiến vào Cửa Cấm (vũng cửa sông hải hành được của miền châu thổ) vào ngày 23 Tháng Mười.

 

       Dupuis đă chống đỡ với sự can trường và táo bạo vị trí chiếm giữ trong mùa xuân.  Các cuộc đụng độ giữa người của ông ta và người An Nam diễn ra thường xuyên, nhưng kết quả luôn luôn có lợi cho phe bên Âu Châu; và Nguyễn Tri Phương đă không toan tính để tấn công ông ta bằng vũ lực.  Được tăng cường bởi sự đến nơi của chiếc “Mang-Hao”, một chiếc tàu hơi nước có bánh lái bên hông, đáy bằng, Dupuis dẫn mười hai chiếc thuyền buồm chở muối ngược ḍng sông, hộ tống chúng đến tận đồn sau cùng của An Nam.  Ở đó ông ta đă dựng lên một trạm đồn trú với một trăm năm mươi người để bảo vệ cho sự giao thông của ông ta, phái các chiếc thuyền buồm tiếp tục lên đường đến Vân Nam với một toán pḥng vệ có vũ trang, và quay trở về Hà Nội trên chiếc “Mang-Hao”.  Trên chuyến đi này, ông ta đă phá hủy nhiều chiếc bè hỏa công (fire-rafts) mà người An Nam đă dựng lên để ngăn chặn sự thông hành của ông.  Hai biến cố quân sự trong thời kỳ này tiêu biểu cho sự ngự trị của t́nh trạng vô chính phủ: viên thống chế An Nam tuyển mộ các quân hải tặc dọc bờ biển để đẩy lùi quân xâm lược, và Dupuis thâu nhận vào toán lính đánh thuê của ông ta một phần của đội quân đồn trú Trung Hoa tại một trong các thị trấn của Bắc Kỳ.

 

       Garnier cho chuyển người và quân dụng lên các chiếc thuyền buồm, và khởi sự việc ngược ḍng sông.  Luồng nước mạnh làm chậm trễ rất nhiều sự tiến bước của anh ta; và Dupuis, kẻ đă nhận được thông báo về việc anh ta đến nơi, đă xuôi xuống bằng một chiếc tàu hơi nước để trợ giúp.  Anh ta đến Hà Nội vào ngày 5 Tháng Mười Một, và được chào đón bởi các lính đánh thuê người Trung Hoa của Dupuis đang diễn hành trên bờ sông để đón tiếp anh ta.  Nhưng không có sự chào đón được đưa ra bởi phía An Nam: các quan lại vẫn giữ một thái độ dè đặt đối nghịch.  Sẽ thật là mệt mỏi để đi vào chi tiết các cố gắng của Garnier hầu tạo các quan hệ ngoại giao với họ.  Nguyễn Tri Phương khăng khăng đ̣i Dupuis phải rời khỏi xứ sở, và rằng Garnier phải đi theo Dupuis.  Vị đặc sứ được phái từ Huế hoàn toàn bị không chế bởi vị thống soái già, và lập lại các cảm xúc của thống soái.  Các cư dân bị ra lệnh không được có sự giao tiếp với các người ngoại quốc.  Garnier, bị kiệt sức bởi mọi sự phản đối, đưa ra một tối hậu thư (ultimatum), đă không được đếm xỉa tới; và được tăng cường bởi các chiếc tàu vũ trang “Espingole” và “Scorpion”với quân số bổ túc, anh ta đă thực hiện một cuộc đột kích vào thành Hà Nội vào lúc 6 giờ sáng, ngày 20 Tháng Mười Một.  Các tàu vũ trang thả neo ở ḍng sông đă phụ lực vào cuộc tấn công với hỏa pháo của chúng.  Quân An Nam hoàn toàn bị bất ngờ, và chắc không có sự kháng cự nào.  Nguyễn Tri Phương bị giết chết, và nhiều quan lại bị bắt làm tù binh.  Garnier không có ai bị thương dù chỉ một người.

 

 

CHIẾM GIỮ HÀ NỘI

 

 

       Ảnh hưởng của sự chiến thắng xem ra thật áp đảo: dân chúng đi từng đoàn đến phủ phục trước các kẻ chinh phục, và nhà chức trách địa phương xin đầu hàng.  Một khối lượng khổng lồ các vũ khí, lương thực, và đạn dược, rơi vào tay quân Pháp.  Tất cả sự kiện này được hoàn thành bởi chưa đến hai trăm người Âu Châu, với vài trăm người dân bản xứ phụ lực.  Sự chiếm đoạt Hà Nội mang lại sự an toàn, các tàu vũ trang được phái đi thám hiểm các kinh rạch của vùng châu thổ và chiếm giữ các thị trấn được pḥng thủ.  Một số các thị trấn này đă thu đoạt được mà không có một sự giao tranh, trừ Hải Dương đă đưa ra một sự kháng cự đáng kể.  Trong ít ngày toàn thể khu vực châu thổ, với một dân số hai triệu người, trở thành vùng chiếm đóng quân sự của người Pháp.  Một lực lượng dân quân bản xứ được tổ chức, và được đem dùng trong quân đội Pháp.  Là cờ ba màu bay phất phới trên các thành của Hà Nội, Hưng Yên, Phủ Lư, Ninh B́nh, Nam Định và Hải Dương.  Binh sĩ An Nam th́ hoàn toàn bị rối loạn và mất tinh thần: một vài phát súng cũng đủ khiến hàng trăm người trong họ tháo chạy, và các đồn kiên cố bị chiếm đoạt bởi một số nhỏ quân lính.  Người Pháp được nh́n là vô địch.

 

       Một thời kỳ bất động tiếp nối sự thành công đáng kể này, -- bất động theo quan điểm quân sự, nhưng đầy lo âu cho Garnier và các chiến hữu của anh ta, các kẻ t́m cách để xác nhận kết quả của các nỗ lực của họ.  Chinh phục một xứ sở dễ dàng hơn nhiều so với việc duy tŕ nó.  Vua Tự Đức, bàng hoàng trước sự tiến quân mau lẹ của người Pháp, đă thực hiện, gần như cùng một lúc, các sự biểu dương thù nghịch và các trận tấn công ngoại giao.  Các lực lượng An Nam rải rác tự liên minh với quân nổi dậy và hải tặc Trung Hoa dọc bờ biển; và các toán đối nghịch đă bắt đầu tụ tập gần cận các vị trí của Pháp.  Chúng xem ra cũng thu lượm được một số sự khôn ngoan trong nghệ thuật chiến tranh.  Chúng trở nên thận trọng khi tấn công và không dễ dàng bị mất tinh thần khi thất trận.  T́nh h́nh trở nên trầm trọng.  Các lực lượng tăng cường được mong mỏi trong âu lo đang đến từ Sàig̣n.

 

 

CÁI CHẾT CỦA GARNIER

 

 

       Vào ngày 21 Tháng Mười Hai, trong khi Garnier và các sứ giả từ Huế đang thảo luận, Hà Nội bị tấn công.  Lực lượng tấn công dễ dàng bị đẩy lui; và Garnier, với một số binh sĩ của anh ta, thực hiện một cuộc xuất quân [sortie, tiếng Pháp trong nguyên bản, chú của người dịch] để truy kích các thảo khấu bị thất trận.  Trong cuộc truy kích, toán quân nhỏ bị phân tán; và, lọt vào một ổ phục kích, Garnier bị đâm bởi các ngọn giáo.  Nhiều kẻ khác bị hạ sát, trong số đó có Ensign Balny, kẻ, sau vị chỉ huy, là viên sĩ quan nhiều năng lực và thành công nhất của đoàn viễn chinh.  Thủ cấp của hai viên sĩ quan bị cắt và đem đi mất bởi các thổ phỉ.

 

       Ba giờ sau khi xảy ra thảm họa này, sự cập bến của các lực lượng tăng phái tại Cửa Cấm được loan báo, và vào ngày 25 Tháng Mười Hai, chúng đă đến Hà Nội.  Cái chết của viên chỉ huy của họ xem ra đă làm tê liệt trong đôi lúc, một nhóm nhỏ các binh sĩ chiếm giữ các thành tŕ khác nhau tại vùng châu thổ, bị bao vây bởi địch quân với quân số lớn lao gấp bội.  Ở vài điểm, họ rơi vào sự nguy hiểm lớn lao, nhưng các biện pháp mạnh mẽ đă làm giảm bớt áp lực.  Dự trù sẽ có sự tấn công, họ làm bất ngờ và đánh đuổi các lực lượng An Nam tụ tập để đè bẹp họ, và đem hành quyết tất cả các tù binh.  Sự đến nơi của lực lượng tăng phái đáng kể từ Sàig̣n khiến họ một lần nữa được thở hít tự do.  Về phía người An Nam, họ đă hoàn toàn sẵn sàng để chấp nhận các điều khoản của hiệp ước được đề nghị bởi người Pháp.

 

 

CHÍNH PHỦ PHÁP PHẢN ĐỐI

 

SỰ CHINH PHỤC NHIỀU HƠN NỮA

 

 

       Sự táo bạo và thành công của Garnier đă không được tán thưởng tại Paris.  Chính Phủ de Broglie, thật bận rộn với các vấn đề nội địa, bực ḿnh về khả tính của các sự rắc rối bên ngoài, và lo sợ làm phật ư Anh Quốc.  Nó đă không ngần ngại phủ nhận các hành vi của Garnier, có vẻ đối với họ chỉ nhằm chống đỡ cho các hành động không thể bảo đảm được của Dupuis.  Đô Đốc Dupré, bị kẹt giữa hai lằn đạn, bó buộc phải nhượng bộ yêu cầu của chính phủ, song vẫn muốn che chở cho tiếng tăm của các thuộc viên, đă phái ông Philastre ra Huế, kẻ, sau một cuộc nói chuyện với các thượng thư của vua Tự Đức, đă khởi hành từ đó ra Bắc Kỳ cùng với ông Nguyễn Văn Tường, một trong các sứ giả An Nam được phái xuống Sàig̣n sau khi có sự chiếm giữ Hà Nội.  Sự việc này xảy ra trước khi tin tức về cái chết của Garnier đến Sàig̣n.  Philastre đă được phái đi, trong thực tế để thay thế anh ta.  Philastre là một trung úy hải quân, và là một “thanh tra dân bản xứ” có kinh nghiệm gần như ngang bằng với kinh nghiệm của Garnier; nhưng quan điểm chính trị của ông hoàn toàn khác biệt, phù hợp với các quan điểm của chính phủ.  Ông ta mạnh mẽ bác bỏ sự can thiệp vũ trang tại Bắc Kỳ trên căn bản công lư và chính sách.  Có lẽ ông đă có được phẩm tính nh́n một cách công bằng từ hai mặt của một vấn đề, một đặc tính, bất kể đẹp đẽ biết bao về mặt đạo đức, bị xem chỉ là một trở ngại trong kỹ năng của một nhà ngoại giao Phương Đông.

 

       Philastre tức thời chấp nhận chiều hướng chính trị.  Đại Úy Testard, chỉ huy chiếc tàu “Decrès”, ủy nhiệm sự chỉ huy quân sự cho Trung Úy Balézeaux.  Hai định ước được kư kết với đặc sứ toàn quyền An Nam, đề ngày 5 Tháng Giêng và 6 Tháng Hai, năm 1874.  Theo các điều khoản của các bản định ước này, Pháp đă di tản ra khỏi mọi thành tŕ ngoại trừ thành ở Hải Pḥng trên sông Cửa Cấm, mà họ giữ lại làm lănh địa chiếm hữu quân sự; họ cũng c̣n nhận được từ An Nam một nhượng địa ở Hà Nội bên bờ con sông, trên đó sẽ đặt trụ sở của một trú sứ (resident) Pháp và các binh sĩ bảo vệ ông ta.  An Nam c̣n cam kết thêm là không duy tŕ lực lượng vũ trang tại Bắc Kỳ ngoại trừ các dân quân, sẽ tôn trọng các tín đồ Thiên Chúa giáo, và ân xá những kẻ trong thần dân của họ đă cầm súng trợ giúp phía Pháp.  Dupuis đă rời khỏi Hà Nội, và các hoạt động tương lai của ông ta phải tuân theo các điều khoản của hiệp ước sau này.  Không có sự chú ư nào được bày tỏ về các đ̣i hỏi của ông ta cho một khoản bồi thường, mà, trong thời gian có sự chiến thắng của Garnier, đă lên tới một con số khiêm nhường là một triệu đô la.  Ông Philastre, sáu tháng sau đó, đă được ban thưởng làm một sĩ quan được nhận lănh Bắc Đẩu Bội Tinh (legion of honor); và viên thủ lĩnh quân Cờ Đen đă bổ nhiệm làm một quan lại bởi vua Tự Đức.  Tam-Dang [?], kẻ nổi danh bởi các vụ tàn sát các giáo dân Thiên Chúa, đă bổ làm ủy viên hoàng triều phụ trách các tỉnh miền biển của Bắc Kỳ.  Francis Garnier trong một nghĩa kép là nạn nhân của cuộc vĩễn chinh.  Tiền hưu trí cho bà vợ góa của anh ta c̣n bị tranh căi trên căn bản rằng anh ta đă không ngă gục “trước một kẻ thù”.

 

       Các ư kiến sẽ khác biệt về các giá trị của các chính sách khác nhau này.  Tính hợp lư của các biến cố theo sau có vẻ tán đồng đường lối của Garnier: có thể ư niệm của anh ta th́ bao quát hơn về phạm vi và mục tiêu, và được đặt định vững chắc hơn, cả về mặt đạo lư lẫn chính trị, so với chính sách của Philastre.  Khi văn minh đụng chạm với sự man rợ, sự man rợ phải nhường bước; và bất kỳ chính sách nào không sắp xếp các bước trung gian dẫn đến hồi kết cuộc này đều làm chậm trễ điều tất yếu.  Một nỗ lực để thực hiện sự công bằng trong mọi trường hợp sẽ dẫn đến sự hoang mang và hỗn loạn.  Các nhà ngoại giao thành công của Phương Đông đă luôn luôn xem như một nguyên tắc chủ yếu, rằng sự nhượng bộ không bao giờ được công nhận bởi người dân Phương Đông (Orientals) như là đạo đức trong chính trị, mà bị xem như một dấu hiệu của sự yếu đuối.

 

 

H́nh 12: Cảnh Sông Ở Hải Pḥng

 

 

 

Nguồn: Lieut. Sidney A. Staunton, The War In Tongking.  Why The French Are In Tongking, And What They Are Doing There, Boston: Cupples, Upham, and Company.  Cambridge: N. D. C. Hodges, 1884, 45 trang.

 

 

 

(C̣n tiếp kỳ 2)

 

 

 

-----

Ngô Bắc dịch và phụ chú

06.04.2015

 

http://www.gio-o.com/NgoBac.html

 

© gio-o.com 2015