nhân giỗ ngày mất

của nhà văn Mai Thảo

10 tháng 1 năm 1998

 

 

MAI THẢO

 

THẢM VÀ TIẾNG ĐỘNG

 

tùy bút

                                                                          

 

Không biết bởi nguyên nhân nào- có thể là cái hiện tượng của cảm giác một lần đă nhận chịu một chạm đụng dữ dội, chạm đụng c̣n vang ngân măi măi trong ṿm trời trí nhớ, hiện tượng với tôi, c̣n giải thích cho các vị trí khác thường của một số h́nh ảnh đặc biệt trong trí tưởng một đời người – tôi yêu lắm những hành lang. Một hành lang khách sạn chạy qua những cửa buồng đánh số, một hành lang lâu dài dẫn lên tháp canh cao vút hay dẫn xuống những cửa hầm tối thẳm, một hành lang biệt thự với những tấm gương, một hành lang bảo tàng trầm tư những pho tượng, tôi đều yêu. Cả đến cái hành lang rùng rợn kia, nơi người tù tử h́nh bước những bước chân cuối cùng của đời y tới pḥng hơi ngạt, như những đời hành lang khác, cũng chuyên chở cũng ngưng đọng trên cái thăm thẳm chạy dài của chúng những dư âm và những h́nh bóng dị thường. Của một ngôi nhà hành lang là linh hồn. Nó có một đời sống và một định mệnh riêng tây. Cho bất cứ một kiến trúc nào hành lang là cái phần đắm ch́m, mơ màng và phảng phất nhất. Đêm trên hành lang, tiếng chân anh vang động hơn. Đi trên một hành lang, đă thường hằng trong tôi là cái cảm tưởng đi trên một phím dương cầm. Và ngọn đèn đêm kia đổ xuống bóng người cô đơn trở về, ngọn đèn đó chính là con mắt ráo hoành của đêm thao thức không cùng mở lớn.

 

Tuần lễ vừa qua; để thay đổi một không khí, thấy khác một vùng trời, đến ở mấy ngày tại một khách sạn miền núi, khi rời khách sạn, cái h́nh ảnh duy nhất c̣n lại trong tôi vẫn là cái h́nh ảnh thăm thẳm ấy của một hành lang. Đó là một lối đi rất dài và rất rộng, như một con sông chảy giữa những bờ tường. Lên khỏi cầu thang, sau những cột gỗ nghiêm nặng, cái thế giới ngưng đọng tịch mịch th́nh ĺnh hiện ra trước tầm mắt. Những bước chân tôi cũng th́nh ĺnh bặt tiếng. Một tấm thảm dầy đă thu hút hết mọi tiếng động. Không khí ở đây lạnh buốt. Hành lang nằm giữa ḷng một kiến trúc nhiều tầng bát ngát. Ở đây là đêm và ngày không nhận định, sáng và trưa cùng mơ hồ, cái tranh tối và tranh sáng trộn lẫn, tối và sáng cùng vô tính như nhau. Thoạt đầu tôi không phân định được ǵ. Hành lang nào cũng thế. Phút thứ nhất nó chỉ là một h́nh thể trống trơn và vô nghĩa. Hai bên, những căn buồng đóng kín. Hành lang chạy ở ngoài, xa lạ với mọi cuộc sống bên trong. Nhưng từng phút rồi từng phút những cái ngưng đọng, những cái vô h́nh, những cái phảng phất đă quanh tôi dần dần vây kín. Bằng một ngh́n con mắt yên lặng nh́n người. Tôi bàng hoàng. Tôi im lặng theo. Và tôi không nhầm được nữa. Tất cả đă tới đây, tất cả c̣n nguyên vẹn. Thứ hơi lạnh chạy dài trên suốt khắp mặt thảm chính là cái hơi thở của nhiều mùa đă được chuyên chở tới chốn này. Và trong hơi thở ấy, có cỏ, có sương, có rừng có núi. Những chiều mưa làm nḥa nhạt mọi khung kính, núi rét mướt đứng. Những đêm mùa đông, thông một triệu gốc lạnh, lời thác cũng buồn rầu. Những buổi trưa mùa thu, một cánh bướm bay lạc trong nắng, dưới thật xa thung lũng. Những tinh sương kín đặc sương mù, rừng mang linh hồn biển, và trên những con đường nhỏ của rừng, lá từng từng rơi xuống, lá dệt thành một tấm thảm dầy, ở đó không một dấu chân nào đi qua.

 

Không biết bằng một h́nh thái chuyên chở nào, từ những con thuyền, từ những gịng suối nào, tất cả đă tới đây. Tất cả. Những mầu của trời, những h́nh của đất. Ở một góc tối kia, tôi đang nh́n thấy chúng. Nh́n thấy cái khuất đi của giải mây vừa mất sau một triền núi, cái hiện ra của những đỉnh thông chợt chói lọi mặt trời, cái thoang thoáng của một cánh chim trên nền lá xanh lam, và đêm cái điểm ướt át lung linh của một v́ sao trên một nhũ đá. Hành lang này của một khách sạn miền núi đă đón nhận hết mọi ảnh tượng thiên nhiên vào cái b́nh kỳ diệu của nó như mọi hành lang khách sạn thành phố đă lưu giữ những dấu tích muôn mặt của đời sống phố phường. Tất cả đă tới đây. Không nh́n thấy chúng chỉ thấy chúng đi qua và mất hút. Nh́n thấy chúng, mới thấy chúng c̣n nguyên vẹn đó. Và tôi đă nh́n, đă nghe thấy. Tiếng một ḥn đá cách biệt lăn trên một đầu dốc vắng. Tiếng một đài hoa cựa ḿnh, một nhánh lá thở dài, những tâm sự th́ thầm của cỏ, những dấu chân của một con vật chạy luồn, và đuổi theo nó là cái tiếng động khô gọn của một cành khô vừa gẫy.

 

Tôi không tưởng tượng đâu. Hoặc là có, tưởng tượng tôi, từ chỗ đứng một hành lang, chắc chắn phải thật hơn gấp ngh́n lần sự thật. Nếu ngôi nhà là biểu tượng cho toàn thể cuộc đời, hành lang chính là nơi cuộc đời ta đi qua, và để lại những dấu tích muôn ngh́n của nó. Hành lang với tôi là cái dẫn tới, dẫu chỉ khoảnh khắc. Hành lang là cái mở ra dẫu chỉ rất nửa vời. Lên hết một cầu thang, trở về pḥng ḿnh, cái lỗi đi dài thẳm ấy là ranh giới của cái Riêng và cái Chung, chính là một trạm hẹn, một gặp gỡ. Định mệnh người không thành tựu hay tan nát đều ở đó. Nhưng từ đó mà những định mệnh khởi đầu. Người bệnh nhân trên xe lăn lăn giữa hành lang, ở giữa hai bờ sống chết. Án tử h́nh vào pḥng hơi ngạt, và hành lang là h́nh ảnh của sự thật cuối cùng.

 

Tôi rời khỏi cái khách sạn miền núi một buổi sáng mưa phùn. Căn pḥng tôi đă đến ở, phút bỏ đi không một chút lưu luyến. Người bồi pḥng đă vào, làm mới chăn đệm cho một người khách trọ khác. Người ta đă mở hết mọi khung cửa. Ánh sáng lùa vào, đánh tạt đi hết mọi dấu vết đêm qua. Nhưng bước ra ngoài hành lang, những thước không khí của ngưng đoạn lạ lùng vẫn vây bọc lấy tôi như cũ. Vẫn cái tranh tối tranh sáng thấp thoáng những bóng h́nh động ảnh. Những mùa thu này vẫn nằm ở một xó góc kia. Những h́nh núi và những bóng rừng ngoài kia vẫn đầy, trên những thuyền hoa đó. Tất cả đă được chuyên chở tới đây. Hành lang là một ḷng giếng. Tất cả c̣n nguyên vẹn. Tấm thảm dầy không vang lên một tiếng chân nào khi tôi bước xuống cầu thang. Vậy mà đi khỏi khách sạn một quăng xa lúc nh́n trở lại, những con mắt của yên lặng và bóng tối từ trên một hành lang mang h́nh ảnh một lối đời ở đó có những gặp gỡ và những dấu tích để lại của cái tôi muốn gọi tên và những định mệnh t́nh cờ, những định mệnh khoảnh khắc, c̣n đăm đăm c̣n im lặng nh́n theo.

 

 (KH 16)

 

 

Mai Thảo

 

 

Thảm Và Tiếng Động của nhà văn Mai Thảo  -  lần đầu tiên xuất hiện trên báo Khởi Hành do nhà văn Viên Linh chủ biên ở Sài G̣n trước 1975.

 

Được báo Thư Quán Bản Thảo do nhà văn Trần Hoài Thư sưu tầm từ các thư viện của các đại học lớn ở Hoa Kỳ, cho in lại vào số đặc biệt Tạp Chí Khởi Hành và Những Hoài Niệm Số 62-Tháng 12-2014.

 

Mai Thảo 1927-1998,  nhà văn Miền Nam 1955-1975,  nổi tiếng viết nhiều tiểu thuyết  bằng một lối văn bay bướm riêng. Ông được nhắc tới nhiều nhất với tập thơ Ta Thấy H́nh Ta Những Miếu Đền, do nhà Văn Khoa xuất bản ở Hải Ngoại năm 1989. Nhưng Mai Thảo c̣n là nhà văn quan trọng ở vai tṛ sáng lập nhóm Sáng Tạo và điều hành tờ Văn ở trong nước và hải ngoại cho đến năm ông qua đời tại California 1998. 

 

 

http://www.gio-o.com/MaiThao.html

 

 

© gio-o.com 2015