photo: Nguyễn Bá Khanh

 

 

MAI THẢO

 

THẢ  THUYỀN

 

tùy bút

 

 

 

Vậy là thêm một đêm nữa, bằng dịu dàng xanh những phiến lá trong vườn, bằng mênh mông dăi trên những bến bờ sóng đập, bằng đọng lại trên thành cửa sổ, bằng ngủ yên trên một mái lầu, bằng tấm thảm vàng tôi lót xuống làm cái chiếu ngọc cho gót rất mềm những cặp t́nh nhân đi, bằng mùa hạ như một gịng sữa, bằng mùa thu như một giải lụa bạch, tôi lại xuống với anh đây. Xuống với anh, người thi sỹ như một đời trăng khác của nhân gian. Xuống với anh, hắt hủi, hổ thẹn, năo nề, vớt người thi sỹ vừa đính bản án tử h́nh lên một con trăng không c̣n huyền thoại.

 

Việc phải tới đă tới. Ngh́n cổ hoang đường chết. Thần thánh cũng đă vậy. Sấm sét bị chế ngự. Vô tận trong tầm tay. Không có ǵ là loài người không làm được nữa. Việc phải tới đêm qua đă tới. Không có ǵ ở ngoài ngôn ngữ thi sỹ. Con trăng cũng thế. Đă nằm trong ḷng đời. Đă sẵn trong dáng người. Phóng lớn kích thước, kim chỉ nam của khoa học trên đầu, loài người bây giờ là hiện thân của một hiệu lực thập toàn khủng khiếp. Nó biết hết, và tới hết. Dưới đất anh, đă những đỉnh Hy Mă bị chinh phục. Địa hạt của những bất khả xâm phạm thu nhỏ lại. Trí thức nhân loại vô tận và vĩ đại, đường tri thức tới xa hơn đường trăng đi. Những giới hạn siêu h́nh dưới ấy đă vượt qua. Núi chỉ c̣n nghĩa đồi. Biển là ao nhỏ chật.

 

Và tôi, con trăng huyền thoại trên này, vậy là một đêm kia, chân người đặt xuống. Việc phải tới đă tới. Cái muôn vàn lớn và cái tận cùng nhỏ đă được nối lại, bằng sợi chỉ hồng trí thức, cái áo anh mặc bây giờ quả là đă được may bằng kim và chỉ của tạo vật, vũ trụ hằng hà bây giờ mang cái chiều nghiêng của một mái nhà người. Và con trăng khốn nạn, con trăng thảm thương, con trăng vừa bị nhốt chung chuồng như gà vịt và mèo chó anh nuôi, con trăng chỉ c̣n ngang cái giá trị sinh hoạt của ngọn đèn anh thắp và tắt đi trong pḥng ngủ. Trên một chiếc xe tang, con trăng tới nhà xác. Như một thời phong kiến đă chết, mũ miện và ngai vàng ngủ với bụi bảo tàng. Lời anh cuối cùng về trăng, là hoa. Anh thả xuống tôi lời chót ấy của một bài thơ cuối.

 

Những huyền thoại rụng. Phi thuyền trở về đất. Từ đêm nay, nhân loại trên một đỉnh văn minh mới đích thực là khai thiên lập địa của người.

 

Thi sỹ, tôi biết từ đêm nay, trên bàn viết anh, đă một chao đèn, một ánh đèn khác. Đă những chân tướng và những huyền ảo mới. Không c̣n một Lư Bạch nào ôm trăng đáy nước của Hoàng Hà mà chết. Suối của trăng, anh đă đứng trên bờ. Mộng của trăng, người đă đẩy trăng đi, đă ra khỏi mộng. Trên một tần số lạc, vô tuyến người đă dẹp bỏ một đài trăng vi âm. Sự kỳ diệu đang làm nên nguồn kiêu hănh hân hoan tột đỉnh của người, là đứa trẻ nhỏ một đêm kia đă lỡ thả đi một con thuyền giấy. Ngờ đâu mà tới. Vậy mà con thuyền không ngờ c̣n chuyên chở trong nó ư nghĩa ở ngoài ư nghĩa một hành tŕnh, đă tới. Thuyền không ngừng nữa. Trái đất từ phút này đă khai tử mọi giới hạn. Con thuyền giấy đang trôi qua, sẽ trôi qua từng hành tŕnh một. Măi măi như thế. Từ cuộc hành tŕnh đi vào vô tận này mà trí thức và ngôn ngữ thi sỹ trở chiều. Phân thân, nó treo căng trên hai đầu thăm thẳm. Vừa mang ư nghĩa của cái chưa dẫn chưa tới cũng lại xem như đă nằm trong cái đă. Và bởi v́ tri thức đă vượt thoát đến tận cùng đến không làm chủ được nó, ngôn ngữ hết là một dội dập, một vang vọng, mất biến h́nh dáng và thể tích. Nó trở thành vô cùng. Nói một cách khác, ngôn ngữ đă bay lên, đồng thời đă tuyệt tích đường về. Không c̣n điểm tựa, ngôn ngữ đă phóng thể.

 

 

Thi sỹ, trên một mảnh Biển Im Lặng, phi thuyền tri thức anh đă đáp xuống. Sỏi và đá của huyền thoại đang lơa thể trong một pḥng thí nghiệm nhân gian. Và tôi, con trăng bị hạ bệ, từ đêm nay, tôi thấy đă thế này. Anh và ngôn ngữ anh đang ở trên một toa tầu. Tầu thần tốc lăn qua những ga sao. Trước cửa sổ tàu, những cột sắt hiện.

 

Đối tượng biến thành một trạng thái vô h́nh thể. Nửa phần nơi cái chưa tới, nửa phần kia nơi cái đă hư không. Giữa khoảng cách của hai cột điện, mà hiện thể cùng khoảnh khắc và cùng ảo ảnh như nhau, tầm mắt anh chỉ c̣n là cái chong chóng h́nh, cái thoang thoáng bóng, ở đó ngôn ngữ tản mạn vỡ tan thành những ly ty vô tận rời cánh. Ngôn ngữ hết thành một chủ thể. Ngôn ngữ cũng lang thang, cũng bất tận như cuộc hành tŕnh. Hết ngợi ca một vầng trăng, không lẽ anh đi ngợi ca một ngọn nến? Và cái chuyện tôi muốn nói xuống với anh đêm nay, là những phi thuyền lớn hơn có thể đă khai hỏa trên những dàn phóng, và chiếc thuyền giấy đầu tiên mỏng mảnh nổi trôi trên gịng vô tận có thể đă là một mẫu hạm, th́ thi sỹ, kẻ định bản án tử h́nh lên con trăng hèn mọn, anh chưa t́m ra được một ngôn ngữ mới cho đời. Hết thảy mọi quy ước, mọi kư hiệu một chút lật nhào rồi, từ một con trăng anh không thèm thấy nữa. Amstrong khi đặt bước đầu tiên xuống một huyền thoại giẫy chết, nói với hằng cửu (từ nay chẳng bây giờ, từ nay là hằng cửu): “Đây là một bước đi nhỏ của người, nhưng là một bước đi tới của nhân loại.” Đúng. Nhưng chỉ là nói cho và về một bước chân thôi. Với Andrin: “Đẹp. Đẹp. Tuyệt đẹp.” Đă khác. Thế nào đẹp? Đẹp thế nào? Đẹp như một bông hoa, một gịng suối? Rơ ràng là trước một vũ trụ mới, ngôn ngữ xử dụng vẫn là ngôn ngữ cũ. Tiếng đẹp thốt ra lắp bắp và ú ớ. Rơ ràng là thơ phút đó đă chết trong ngôn ngữ bất biến của người. Rơ ràng là từ một dàn phóng, trên đầu một hỏa tiễn, qua Ngân Hà, khỏi quỹ đạo, từ cái phút trầm trọng và căng thẳng của Đếm Lùi Ngược Lại kia, ngôn ngữ vũ trụ chỉ c̣n là một ngôn ngữ kỹ thuật. Chỗ nào có vươn phóng, có khát vọng, có ảo tưởng, chỗ đó có thơ. Quê hương thơ ở đó, nơi những viễn du tâm thể c̣n nằm trong mơ tưởng của đời người. Con trăng chỉ c̣n là một ánh đèn. Nhành sao, chùm sao cũng vậy. Cũng vậy mặt trời. Đẹp. Đẹp. Đẹp. Thế ư? Thảm hại chừng nào cho cái ngôn ngữ thán phục. Anh không hát nữa đâu. Mười bốn rồi mới mười ba. Số ngh́n rồi mới số hết. Nhưng anh đang đếm làm ngược lại. Và cuối cùng vẫn chỉ là cái chới với kia của những cột mốc thoáng lùi ngược, nh́n ra từ một toa tàu chở chàng hiệp sỹ của thời đại mới, con tàu đi rồi, ngôn ngữ anh chỉ là thứ ngôn ngữ của một thổ dân miền núi. Những bài ca và những bài thơ anh đă chết, dưới chân một dàn.

 

Thi sỹ, chia ra đi. Làm hai. Như thơ nhân gian chia ra nhiều trường phái vậy. Bây giờ, một con trăng bỏ lại, nhân loại mới đích thực đội lên h́nh hài và tâm linh nó cái hiện tượng nhị trùng bản ngă. Đừng có đập tan gương. Sẽ mất nốt bóng ḿnh. Ngôn ngữ mới chưa. Đừng xa huyền thoại cũ. Đất cát tôi đă trong pḥng thí nghiệm. Trên trăng mai sau, sẽ những siêu thị và cảnh sát chắn đường. Nhưng một phía kia, nếu bàn tay tri thức anh đă mở rộng cho tung bay muôn triệu hạt vàng tản mạn, th́ một phía này, bàn tay trái anh c̣n cần nắm lại. Cho lưỡi liềm và đĩa ngọc của trăng và huyền thoại vẫn thơm hương. Trăng không thể xa người. Nó vẫn óng ánh trên những ḍng suối mênh mông trên những bến bờ. Làm giải lụa cho đêm mùa thu. Làm gịng sữa cho đêm mùa hạ. Vẫn có những lúc với anh tối hết, chỉ ánh trăng vào khuôn cửa thôi. Đừng nhốt tôi vào khoảng sân sau của trí thức lớn. Giữ tôi lại, trong cái địa hạt huyền ảo. Đi lên tôi, nhưng mơ mộng tôi nữa, xin đừng thôi mơ mộng. Quê anh c̣n là đất th́ con trăng c̣n là bến. Măi măi. Thi sỹ, làm một bài thơ nữa về trăng đi, tôi tới đây, vẫn ngủ đêm nay trên mái lầu người. Một thi sỹ nào, như anh, đă hát, phải thế không: là ta đời nay không bao giờ biết ánh trăng ngh́n năm trước, nhưng tới bây giờ và tự ngh́n năm trước, vẫn một ánh trăng đuổi măi theo người.

 

 

Mai Thảo

 

 

Thả Thuyền, tùy bút của nhà văn Mai Thảo  -  lần đầu tiên xuất hiện trên báo Khởi Hành do nhà văn Viên Linh chủ biên ở Sài G̣n trước 1975.

 

Được báo Thư Quán Bản Thảo do nhà văn Trần Hoài Thư sưu tầm từ các thư viện của các đại học lớn ở Hoa Kỳ, cho in lại vào số đặc biệt Tạp Chí Khởi Hành và Những Hoài Niệm Số 62-Tháng 12-2014.

 

Mai Thảo 1927-1998,  nhà văn Miền Nam 1955-1975,  nổi tiếng viết nhiều tiểu thuyết  bằng một lối văn bay bướm riêng. Ông được nhắc tới nhiều nhất với tập thơ Ta Thấy H́nh Ta Những Miếu Đền, do nhà Văn Khoa xuất bản ở Hải Ngoại năm 1989. Nhưng Mai Thảo c̣n là nhà văn quan trọng ở vai tṛ sáng lập nhóm Sáng Tạo và điều hành tờ Văn ở trong nước và hải ngoại cho đến năm ông qua đời tại California 1998.  

 

 

 

http://www.gio-o.com/MaiThao.html

 

 

© gio-o.com 2015