tượng Mai Thảo tạc bởi Ưu Đàm

 

 

Mai Thảo

Sổ Tay

 

Tờ Văn hải ngoại trong mười bảy năm nhà thơ Mai Thảo đảm nhận (1982-1997) có trang Sổ Tay được bạn đọc văn yêu thích nhất. Thường được gọi là “Sổ Tay Mai Thảo”. Đều đặn một năm 12 tháng, tháng nào ông cũng gửi đến độc giả thân mến của Văn một bài Sổ Tay. Với một giọng văn bay bướm ngắt câu lăng mạn kiểu Mai Thảo, mục Sổ Tay điểm mặt những bạn bè và những sinh hoạt văn chương văn nghệ xảy ra quanh thời đại ông. Qua trang Sổ Tay, người đọc khó tính của Văn t́m thấy ở chủ bút Mai Thảo một tŕnh độ quốc tế, đọc được ngoại ngữ, tiêu hóa kiến thức thế giới, tương đối ít vọng ngoại thờ ngoại qúa độ, như độc giả khó tính vẫn thường thấy ở nhiều nhà trí thức dù sống nơi đâu nhưng vẫn c̣n mang tâm thức các xứ nhược tiểu.  

gio-o gom lại được 4 trang Sổ Tay từ 4 tờ Văn cũ. Giới thiệu lại với bạn đọc nhân kỳ giỗ lần thứ 10 của nhà thơ Mai Thảo.

lê thị huệ

 

 

Sổ Tay Mai Thảo

Số 28 –tháng 10 1984

Số đặc biệt thơ văn nữ phái

 

Nh́n trở lại tiến tŕnh văn học ta từ 40 năm trở lại đây (30 năm quê nhà, trong chiến tranh, 10 năm quê người, trong lưu đầy xa nước) hiện tượng đáng ghi nhận nhất trước sau vẫn là thơ văn phái nữ.

 

Trong cùng một thời kỳ, và điều này chưa từng thấy trong văn học quá khứ, thật nhiều tài thơ tài văn nữ đă đồng loạt xuất hiện và gịng văn chương nữ lưu lớn mạnh mau chóng và ào ạt chảy xiết cạnh gịng văn chương nam giới, đă mở hẳn một bờ cơi mới trong cơi bờ văn học Việt Nam. Bờ cơi ấy rực rỡ tươi tốt nhất trên hai địa hạt thi ca và tiểu thuyết.

 

Nh́n từ lăng kính xă hội học, bằng giải thích hiện tượng qua mối tương quan trở thành chặt chẽ giữa hiện tượng với t́nh huống xă hội ở cùng một thời, ta có thể nhận định về một triều bát ngát hiện giờ của văn chương nữ phái như một tất yếu, không thể không tới, không thể không có. Xă hội đă thay đổi. Những giới hạn bao đời cầm giữ nữ giới trong vai tṛ lệ thuộc và thứ yếu không c̣n nữa, những giới hạn ấy đă bị phá vỡ, tiến tŕnh biện chứng của nữ giới do đó là một tiến tŕnh giải phóng, nữ giới từ một b́nh diện thấp đă lên bằng tầm nam giới. Trên mọi phương diện của đời sống, trong đó có sự bằng tầm của văn học, văn chương.

 

Nhưng chỉ từ một giải thích xă hội học không thôi, giải thích ấy lại không đầy đủ và cái bởi đâu và cái tại sao của nó sẽ không được chiếu sáng một cách tận cùng. Bởi v́ ở văn chương là tài năng, trước hết là tài năng, sau trước chỉ là tài năng và tài năng thường là những tự thành cá nhân trong cô đơn một đời và ở ngoài mọi quy luật xă hội.

 

Nh́n vào gịng văn chương nữ phái vỡ bờ từ bốn mươi năm trở lại đây, tôi chỉ thấy cái điểm nổi bật ấy là tài năng. Mỗi tài năng là một v́ sao lấp lánh giữa bầu trời, tạo riêng cho nó, lấp lánh một bầu trời. Và bốn mươi năm văn học ta đă được đánh dấu bằng một cuộc hội ngộ lạ lùng của gịng văn chương nữ phái. Không chỉ lác đác đây đó một vài tài năng. Mà nữ phái, cùng một thời kỳ văn học, đă đồng loạt thật nhiều tài năng. Họ cùng gặp nhau, cùng sáng rỡ, cùng lên đường, chân chị chân em đông đảo, trùng trùng, tạo thành một bầu trời văn chương mới, bầu trời văn chương nữ giới, đầy tinh tú.

 

Bốn mươi năm. Ta đă có Linh Bảo, Nguyễn Thị Vinh, Minh Đức Hoài Trinh, từ thềm Tự Lực Văn Đoàn vào đời, rồi vượt khỏi Tự Lực, vượt khỏi tiền chiến, trở thành từng cơi viết độc lập. Bốn mươi năm. Ta có Nhă Ca, Nguyễn thị Hoàng, Nguyễn thị thụy Vũ, Lệ Hằng, Trùng Dương, nhưng người viết nữ lỗi lạc, về hai thể truyện ngắn và truyện dài, suốt mấy thập niên làm gió làm mưa trong địa hạt tiểu thuyết, mỗi người có hàng chục tác phẩm dẫn đầu về số bán trong địa hạt tiểu thuyết. Lănh vực thi ca, nữ phái cũng là cả một thi đàn. Với Tuệ Mai, Vi Khuê, Hoàng Hương Trang, với Tuệ Nga, Quỳ Hương, Hương Khuê, những nhà thơ nữ này không chỉ một vài bài thơ, không chỉ những cơi thơ giữa chừng, mà thơ là tiếng nói, là đời sống, là thân thế.

 

Gịng văn nữ phái ấy, đứt đoạn từ trong nước với biến cố 1975, đă lập tức mở được những cơi bờ mới giữa bờ cơi văn chương hải ngoại, với cả một lớp người viết nữ mới, sáng láng, linh động, phần lớn đều c̣n rất trẻ, không ở trong một tầm ảnh hưởng nào, ít tham gia sinh hoạt, chỉ viết từ những bàn viết biệt lập, do đó là những vùng ngôn từ rất tươi mát, rất riêng tư. Đó là cái vốn mới của văn học ta, một mặt. Và một mặt là sự nối tiếp xuất sắc, phong phú của gịng văn chương nữ phái bốn mươi năm phong phú, xuất sắc. Đó là Lê Thị Huệ (mới có tác phẩm đầu mùa hè này), là Trần Diệu Hằng, Nguyễn Thị Ngọc Liên, Nguyễn Thị Bạch Yến, Hân, Đào Thị Ngọc Nam, Trần Mộng Tú, Hoàng Dung ở California, Trần Lai Hồng ở Washington, Phạm Thị Ngọc ở Louisiana, Huyền Châu ở Paris,  hết thảy như lớp đàn chị ở quê nhà cùng đặt biệt xuất sắc trên hai địa hạt thi ca và tiểu thuyết. Ngoài nước. Lớp người viết nữ mới. Những thí nghiệm. Những khởi đầu. Những con đường chỉ mới nở ra, năm trước, năm nay, những cái đích chưa tới, chưa phải là tác giả, chưa có những thành tựu. Nhưng triển vọng th́ đích thực đă là những triển vọng. Của gịng văn chương nữ phái đă rực rỡ ở quê nhà, đang rực rỡ dần, trên quê người.

 

Trong phạm vi hữu hạn của một số báo, phần đặt biệt về thơ văn phái nữ ở 60 trang sau đây đă không thể có chỗ cho những biên khảo tường tận về chủ đề,về hiện tượng. Qua tất cả những sắc thái, những đặc thù làm nên cái thế giới văn chương muôn h́nh ngh́n vẻ của nữ giới Việt Nam từ bốn mươi năm trở lại đây. Văn sẽ trở lại với chủ đề mới chỉ đề cập tới một cách tổng quát ở số này trong nhiều số đặc biệt sắp tới, vẫn về gịng thơ văn nữ phái. Kỳ này, chúng tôi chỉ muốn giới thiệu và mời bạn đọc thưởng thức một số truyện ngắn và thơ của một số nhà văn nhà thơ nữ mà Văn đang có những sáng tác của họ trong tay. Bắt đầu là truyện ngắn của Nhă Ca, nữ tiểu thuyết gia Việt Nam đứng đầu về số tác phẩm đă xuất bản, ngót 40 cuốn. Kế đó, một truyện ngắn của Lê Thị Huệ trong tuyển tập truyện ngắn Bụi Hồng vừa xuất bản, một truyện ngắn của Trần Diệu Hằng đang sáng tác rất nhiều thời gian gần đây, một truyện ngắn của Phạm thị Ngọc đă có truyện Nỗi Buồn rất được khen ngợi ở một số Văn trước, một truyện ngắn của Nguyễn thị ngọc Nhung đă có mặt nhiều lần trên diễn đàn này. Về thơ, là thơ Hương Khuê, Trần mộng Tú, Vi Khuê, Tuệ Nga và Trương anh Thụy, hai người sau đều có thi phẩm mới xuất bản ở Hoa Kỳ.

 

Mai Thảo

 

 

 

Sổ Tay Mai Thảo

Số 51 – tháng 9 1986

Sổ tay tháng tám

 

Thành phố Paris, thập niên 20, sau Đệ nhị thế chiến, quả xứng đáng với mỹ danh Kinh thành ánh sáng, bởi đă thu hút vào vùng hào quang văn chương và trí tuệ của nó cả một thế hệ những nhà  văn lừng lẫy nhất của văn học Hoa Kỳ. Những người này đều bỏ nước Mỹ, vượt Đại Tây Dương, tới Paris.  Để thở cái không khí Paris. Sống dưới những mái nhà Paris. Thấy thế kỷ và thời đại của ḿnh ở Paris, viết ở Paris. Họ bị cuốn hút hết thảy bởi Paris, bằng một cuốn hút gần như siêu h́nh và thần bí. Và Paris đă để lại dấu vết tới trọn đời. Tới măi măi trong họ, trong tác phẩm của họ.

 

Đó là Gertrude Stein, nhà văn nữ Hoa Kỳ đầu đàn, người đă khai sinh ra thành ngữ văn chương bất hủ: Génération perdue (thế hệ bỏ đi) chỉ định cho cả một ḍng văn chương Hoa Kỳ vĩ đại thành h́nh trên Châu Âu tàn phá. Đó là Ezra Pound, thiên tài thơ bị nhổ nước miếng và cầm tù v́ công khai xưng tụng chủ nghĩa phát xít.  Đó c̣n là William Carlos Williams, là Scott Fitzgerald, người tửu đồ lừng tiếng, trước của Paris, sau này của Hollywood, là Henry Miller, những Phạm Công Thiện, Nguyễn Hữu Hiệu của chúng ta tôn vinh la Bắc Đẩu một thời John Doss Passos, Sinclair Lewis nữa. Người này đă tiếng tăm, người kia c̣n ăm tối. Nhưng tất cả những nhà văn lớn Hoa Kỳ tôi vừa kể, khởi điểm của sự nghiệp và xuất phát của tài năng đều ở Paris. Bàn viết họ dựng ở tả ngạn, ở hữu ngạn sông Seine. Tác phẩm đầu đời của họ, viết ở chân tháp Eiffel.

 

Nói tới Paris và ḍng tiểu thuyết cận đại và hiện tại Hoa Kỳ, c̣n phải kể tới Ernest Hemingway nữa. Đúng ra, phải viện dẫn Hemingway trước nhất. Tác giả Ông Già và Biển Cả ở với Paris thiệt kỹ, ḥa hợp thiếu thời ông vào với Paris tận cùng. Cũng là nhà văn Mỹ đă đưa gần như toàn bộ từng thời kỳ, từng kỷ niệm, từng tâm trạng sống ở Paris vào tác phẩm. Như ở cuốn Les Neiges Du Kilimandjaro. Như cuốn Le Soleil Se Lève Aussi.

 

Người ta kể rằng: bao năm sau, khi Hemingway trở lại Paris, lần này như một chiến sĩ của quân đội đồng minh tới giải phóng thành phố bị chiếm đóng, ông đă xúc động gàn như muốn rơi lệ. Cho nên mới có bút kư chiến trường của Hemingway, từ trên một ngọn đồi ngoại ô, nh́n xuống Paris găp lại dưới chân: “Cổ họng tôi tắt nghẹn. Rồi tôi phải chùi kỹ ống nḥm. Bởi vỉ bây gị, dưới chân chúng tôi, xám ngắt và diễm lệ đời đời, trải dài cái thành phố mà trên mọi sự ở đời, tôi mến yêu hơn hết”.

 

Paris. Trên mọi sự ở đời. Ḷng mến yêu hơn hết. Cái ông nhà văn Mỹ Hemingway cuối đời nổ súng vào đầu tự tử, tôn vinh Paris đến thế là nhất. Không được có cùng một tâm trạng với lớp nhà văn Hoa Kỳ của Thế Hệ Bỏ Đi sau Đệ Nhị Thế Chiến, cũng không có được một t́nh yêu trời biển đối với Paris như Hemingway đă có, tôi vừa gặp lại Paris trong một tâm trạng cũng khá thân gần và mến yêu. Khiến hiểu được phần nào sự gắn bó kỳ lạ của cả một thế hệ nhà văn Hoa Kỳ với thành phố này.

 

Ba năm trước, tháng 10, mùa thu. Với Paris thấy mặt lần đầu. Hàng chục buổi chiều, hàng chục ban đêm,tôi đă đeo túi giang hồ, lang thang cùng khắp. Một ḿnh, hoặc với anh Trần Thanh Hiệp, TRần Tam Hiệp, Lê Tài Điển, Lê Trạch Lựu, khắp cùng mười mấy quận Paris. Hết khu Saint Michel tới khu Montparnasse. Hết dọc bờ sông Seine tới cửa Khải Hoàn Môn. Suôi xuống Champs Elysees. Ngược lại đồi Sacré Coeur. Dưới lất phất mưa phùn Quận 10. Trước lồng lộng gió thu Quận 6. Vào những quán rượu khu Maubert. Ngồi dưới những mái hiên khu Beaubourg. Cảm thấy tức khắc với Paris một thân thiết lạ thường. Như mới sơ ngộ mà Paris đă thân t́nh và bắt tay thật chặt.

 

Kỳ giữa mùa hè. Cái h́nh người khổng lồ của Paris vơi hẳn, dân chúng Paris, từ vùng cầu Ông Lănh đến Quận Nhất, Nguyễn Huệ của Paris, nhà giám đốc ngân hàng như chú bồi bàn khu Quartier Latin đều đă đổ hết về những băi biển chói nắng miền Nam, chỉ c̣n mộ vài khu là tấp nập du khách ngoại quốc. Nhưng Paris biển người cạn gịng lại làm nổi bật Paris kiến trúc, Paris lâu đài, cùng cái dáng vẻ đĩnh đạc của Paris lâu đời, Paris thời gian. Và nhất là, cái cộng đồng loạn xà ngầu lấp lánh tươi vui của Việt Nam ta, v́ cái túi tiền kinh tế mùa thu, ở lỳ với Paris không đi núi tắm nắng ǵ hết.

 

Một Saigon Nhỏ đă chuyển từ khu Maubert ngày trước ta dàn chào Hà Nội trên hai hè phố,tới quận 13 tấp nập, tràn lan như con đường Lê Văn Duyệt Saigon. Quận 13 vui thật. Tôi bèn “có mặt” ngay. Tiệc cưới con trai anh Sỹ Trung, Duyên Anh đóng vai hoạt náo, “sử gia” Nguyên Vũ thuyết tŕnh về lịch sử hôn nhân, tôi chân ướt chân ráo tới,cũng bị điệu lên,ly rượu trên tay, vài lời chúc mừng. Rồi đi với anh chị Ngoạn Văn Đào xuống Monaco, tiện đường sang thăm chủ nhiệm Quốc Phong ở Nice, lấy xe lửa tốc hành trở lại ngay Paris để có mặt trong tiếp tân của tờ Diễn Đàn đón anh chị Vơ Phiến tới Pháp lần đầu. Trọn một tầng lầu nhà hàng. Một cái bàn thạt dài bằng hữu bốn biển chen chúc xum họp. Chủ nhiệm Lê Tài Điển giới thiệu. Chủ tịch Trần Thanh Hiệp phát biểu. Chị Huyền Châu, chị Dạ Thảo, chú em Hồ Trường An dáng dấp lực sỹ Thế vận hội Đại Hàn áo thun đỏ chói, vợ chồng Kiệt Tấn làm tôi nhớ lắm về những ngày Sáng Tạo xa thẳm, anh Thái Tuấn vừa sang và từ Orléans lên kể cho tôi thật nhiều chuyện về anh em văn nghệ ở bên nhà. Cũng là vui. Rượu chát Pháp chính cống, nhăn hiệu ghi dấu những mùa nho tốt đẹp, uống thả dàn.

 

Tấm ḷng êm ả, ấm áp tôi vừa lắng nghe trong một buổi chiều mùa hè của Paris tàn nắng những tiếng động hỗn độn từ dưới ḷng đường D’Ivry và Choisy là nơi tập trung của người và sự việc đông đảo nhất. Tương tự như con đường Phạm Ngũ Lăo ở Saigon ngày trước. Tương tự như con đường Bolsa ở Quận Cam, Cali bay giờ. Nghe chuyện, thấy những mặt thực hiện tốt đẹp, có kết quả và thành tựu đáng ghi nhận.Như nhà xuất bản Nam Á, máu mặt nhất, đă in được và đang in tiếp một số sách mới cho Duyên Anh, Nguyên Vũ, Sỹ Trung. Như tờ Diễn Đàn của Lê Tài Điểu và bằng hữu vẫn tiếp tục được, với h́nh thức sáng láng, nội dung linh động. Thêm cả phần Pháp ngữ đàng hoàng, kỳ báo nào cũng có một vài bài viết có giá trị. Như anh Trần Thanh Hiệp vừa đi dự Hội nghị PenClub ở Tây Đức về, với những vận động được hội nghị tán đồng và biểu quyết về đ̣i hỏi phóng thích văn nghệ miền Nam c̣n bị cầm tù trong các trại tập trung cải tạo.

 

Nhiều thành tựu, dấu cộng khác nữa. Trong hai năm 1985 và 1986. Nhờ đông vui thêm hàng ngũ. Như có thêm Thái Tuấn, Lê Tài Điểu đă tổ chức được triển lăm. Như, tuy không đúng ở Paris, nhưng lien lạc rất láng giềng, có Nguyễn Ang Ca ở Bỉ, Nguyễn Thị Vinh ở Paris, đă có bài viết điều đặn cho báo chí Việt ngữ khắp thế giới.

 

Thế nhưng mặt hạn chế của sinh hoạt, đưa tới hạn chế của thực hiện vẫn chưa nới rộng được. Thị trường chữ nghĩa vẫn là một cái chợ cỡ nhỏ, buôn bán đổi chác với nhau thôi, chưa tương xứng với vị thế Việt Nam ở Paris, chưa tương xứng với cái ngă tư văn học mênh mông là chính Paris nữa. Anh em nghệ sỹ chuyên nghiệp ở Paris (tài tử,”nghiệp dư” chẳng kể làm ǵ ) cũng chưa sống được với nghề, nghề chưa nuôi nổi, so với báo chí Việt ở Úc châu, rất hữu sản, so với ở Hoa Kỳ, một số khá đông anh em đă sống hẳn được với nghề, tuy chưa lấy ǵ làm ung dung, phong lưu. Đó cũng là một điểm thiệt tḥi có tính cách khách quan và chưa cải thiện của anh em ta ở Paris. Rất mlong bầu trời Paris bớt sương mù, quang đăng hơn, mùa đông ngắn hơn, mặt trời nhiều hơn. Cho sáng sủa hơn “khuôn mặt văn học ta ở Paris, c̣n là khuôn mặt của những hoài băo và tấm ḷng đầy ắp thiện chí”.

 

Về Paris gặp lại Vũ Bằng và Thạch Lam một chút: cái quán phở Video ở quận 15, nhỏ hơn một cái video, được nức nở tuyên dương là phở số môt toàn cầu, nóng như một ḷ lửa. Anh chị Vơ Phiến, anh chị Ngoạn Văn Đào, nhị vị họa sĩ Nguyễn Cầm, Lê Tài Điểu và tôi đứng tê chân chờ đúng một tiếng rưỡi đồng hồ mới có phở ăn. Một tô phở xă hội chủ nghĩa. Nhỏ bằng một phần tư tô phở thường ở bên Mỹ tham ăn. Không ngon cũng phải thấy ngon. Mà được, ngon. Môt kỷ niệm phở lồng trong một kỷ niệm Paris khó quên. Điểm tâm kiểu Pháp ở Paris, tuyệt. Sáng sáng, cả nước xuống đường mua về những cây bánh gọi là baguette nóng hổi, mùi bột ḿ thơm lựng, “đả” với đồ nguội Pháp, với một ly rượu chát đầu ngày. Rồi từ từ ra với Paris đường phố. Nói thêm về đồ nguội Phú Lăng Sa: mê nhất là món pâté de foie gras thượng hạng mịn màng, màu sắc tươi tắn, lượng muối vừa vặn, bùi, ngọt và sang vô tả. Vẫn phải đi cùng một chai chát đỏ, năm nho được mùa. Sau cùng về Paris một chút lữ hành, một chút Nguyễn Tuân: anh Quốc Phong tiễn chân ở nhà ga Nice chỉ cho tôi thấy ngay một cái Wagon restaurant ở chính giữa đoàn tàu: “ tàu chạy, tới ngay đó đi, chiếm lấy một cái bàn nhỏ ở góc. Dăm sợ lai rai và tử thủ tới bến. Sẽ thấy 10 giờ đường sắt cũng không lâu ǵ,” Nghe ngay lời chủ nhiệm Kịch Ảnh. Đúng thật. Lại rượu chát Pháp t́ t́, từng chai nhỏ, dĩa đồ nguội phết với mù-tạc Dijon danh tiếng, ngắm những đồng quê, xóm làng, cau62u phà, gác chuông, nhà thờ, rừng thưa, suối cạn như một địa h́nh tuyệt đẹp cưa đất nước và thổ ngơi Pháp vùn vụt ngoài khung kính. Xe lửa ngừng lại ở nhà ga Lyon đèn vàng của nhà thơ Cung Trầm Tưởng vừa được trả tự do lúc nào không hay.

 

Tạm biệt Paris. Hai tuần ngon lành như một khoanh paté de foie gras. Hẹn với bằng hữu năm tới ở phi trường Charles de Gaulle.

 

Tháng 8. Tháng của xe hoa, của hỷ tín. Tiệc cưới trưởng nam Sỹ Trung ở Paris nối liền chuyến bay trở về c̣n đầy lưu luyến với Paris của tôi bằng tiệc cưới trưởng nam Chử Bá Anh, Vi Khuê. Ở San Diego. Kiều Chinh, vợ chồng Đỗ Ngọc Yến và tôi hẹn nhau đi sớm. Tới San Diego từ trưa. Để có th́ giờ di thăm một số anh em văn nghệ, khá đông, kể từ ngày có thêm Người Việt San Diego của Nguyển Khắc Nhân và bằng hữu. Tới Phan Lạc Tiếp, ở ngôi nhà mới tậu, Tiếp khoe là nằm giữa một vùng đất đắt giá tên là khu Tam Giác Vàng. Trà tầu. Xem tranh Vơ Đ́nh. Ngồi trên mặt thảm, nghe Tiếp kể chuyện anh ruột Phan Lạc Phúc (tức kư giả Laurent của tờ Tiền Tuyến cũ) được rả tự do sau ngót mười năm tù đầy giờ cùng gia đ́nh về sống khép kín ở Hóc Môn. Tiếp thuật tiếp đến chuyến đi Úc châu, vận động đồng bào ta ở Úc tiếp tay cho con tàu Anamour với thuyền nhân Việt trôi giạt ngoài hải phận Thái, Mă. Công tác nhân đạo tốt đẹp, theo Phan Lạc Tiếp. Ngót một ngàn đồng bào đă được Anamour cứu vớt và được nhiều quốc gia tiếp nhận. Chuyến đi vận động cũng thành công ngoài dự tưởng về tài chính: một trăm ngàn Úc Kim. Một con số kỷ lục. Buổi chiều. Quần chúng áo dài kéo tới tiệc cưới họ Chử. Mừng mẹ chồng Vi Khuê từ Washington D.C. bay sang, mới tŕnh làng một tác phẩm thứ hai. Và gặp lại San Diego hảo hán: Hà Thúc Sinh nổi danh từ Đại Học Máu, Lê Văn Khoa dựng đèn quay phim, Nguyễn Xuân Hoàng, Nguyễn Đức Quang, Nguyễn Thượng Hiệp cùng toàn đảng người Việt đang ăn nên làm ra ngồi kín hai bàn.

 

Đường xa, chưa tới màn văn nghệ tạp lục đă phải cáo từ ra về. Đêm San Diego trong mát. Biển bên kia những cồn băi mờ tối. Lưng chừng đường, tới ngay khúc Ṭa Bạch Cung miền Tây xưa của cố tổng thống Nixon, chiếc xe rồng rắn v́ buồn ngủ của Yến Đỗ chiếu lóe vào tấm bảng đường chỉ lối vào Camp Pendleton ngày nào. Việt Nam đợt đầu tới Mỹ kín đặc rừng liều vải Pendleton, đồn trại lớn nhất của Thủy quân Lục chiến Mỹ. Nh́n tấm bảng, biến cố, thời gian lại làm bâng khuâng tâm hồn. Mới ngày nào. Saigon xụp đổ. Những đoàn trực thăng cất cánh đêm 30 lịch sử từ Tân Sơn Nhất toan hoang. Đêm không ngủ. Đêm không bao giờ quên. Ba triệu người Saigon kinh hoàng. Đệ Thất Hạm Đội ngoài khơi Vũng Tàu. Và vực thẳm. Và trí nhớ. Trong cái sự đă qua lạ lùng của mười một năm qua, nó như một cuộc đời khác ở mỗi người chúng ta.

 

Khép đóng lại Sổ Tay Tháng Tám bằng đêm tôn vinh một hào quang sân khấu cũ: đại thụ cải lương Việt Hùng. Tra thất Eden. Điều khiển chương tŕnh: thăm thẳm núi non thi sĩ Du Tử Lê mới về từ biển. Smoking đỏm dáng, hai g̣ má nhăn bóng, điệu dáng Maurice Chevalier, chỉ thiếu cái mũ cối Panama, Việt Hùng tươi cười cảm tạ những tràng pháo tay ái mộ của ngồi dưới, trổ tài độc diễn lại một khúc tuồng cũ: Lưu B́nh Dương Lễ. Khúc anh chàng lười học Lưu B́nh thất thế tới cửa quan bạn cũ xin ăn, Dương Lễ đóng kịch làm nhục, cốt ư khơi động lại tự ái và nhân phẩm của bạn, nhờ vậy Lưu B́nh đă ra khỏi cửa hầm. Việt Hùng vẫn tràn đầy hơi sức tuồng tích. Và cũng hay, một khúc tuồng cũ diễn lại trong cái t́nh huống hết thời của tuồng chèo bây giờ. Nó làm ta nhớ lại một không khí thanh b́nh đă mất. Đến những rạp hát b́nh dân ồn ào đông kín cô bác nghiện nặng cải lương, cái thời những Hùng Cường, Việt Hùng, Út Bạch Lan, Thành Được, được hàng trăm ngàn người coi là thần tượng. Bây giờ th́ hàng trăm ánh đèn sân khấu cải lương chừng hư đă tắt, không c̣n một ngọn. Anh chị em nghệ sỹ ngành này cũng đừng buồn. Sân khấu nói chung hiện giờ tối thẳm. Muốn hiểu sự tối thẳm ấy thế nào, xin hỏi người viết và dựng kịch Vũ Khắc Khoan.

 

Mai Thảo

 

 

 

Sổ Tay Mai Thảo

Văn số 65 thang 11.1987

Sổ tay tháng mười

 

Tháng mười. Ở quên nhà xa thẳm, những cánh rừng Tây Nguyên đă tối sớm. Vừa chớm tà dương, những sối Đà Lạt đă khép mắt, và tiếng chuông thu không của Vĩnh Nghiêm, của Linh Mụ, của Diệu Để chưa điểm, Sài G̣n đă lên đèn, sông Hương đă thẩm mầu, lăng tẩm đă hoàng hôn. Tháng trước c̣n tỏa đi một ngàn cái nan quạt rực rỡ làm thành tà áo nắng mặc xanh sắc da trời, tháng này ông mặt trời thu dần lại những nan quạt, ông mặt trời khởi sự hà tiện ánh sang. Khiến đêm tháng mười dài them một trống canh nữa. Khiến ngày tháng mười chậm lại những b́nh minh. Ánh sang. Bóng Tối. Thế kye3 tranh tối tranh sang. Nhật thực giữa buổi trưa. Nguyệt thực đúng đêm rằm. Bóng tối. Ánh sang. Tự ngh́n cổ tới giờ, cuộc vận động vĩ đại nhất của loài người vẫn chỉ là mở đường từ nghững thung lũng bong tối đi ra những đồng bằng ánh sang, và những thế lực phản phúc th́ là vận động ngược chiều, những thế chế chuyên chính, độc tài, phát xít đều tước đoạt đi con người ánh sang, đẩy xếp vào địa ngục tối đen. Ánh sang. Bóng tối. Ánh sáng ở đâu? Ánh sáng nào c̣n chiều trên Việt Nam đêm dài? Chỉ c̣n bong tối trước cửa chợ Bến Thành, ở Ngă Năm B́nh Ḥa, ở Ngă Băy Chợ Lớn, từ tám giờ sáng. Chỉ có bong tối trên Quốc Lộ Một, trên Vàm Cỏ Đông, trên bắc Tân Thuận nhá nhem anh đi xuống miền Tây t́m đường ra biển, dưới những tang đại thụ ở Suối Máu, ở Xuyên Mộc, ở Pleiku đă 12 năm những tù nhân của chế độ bóng tối vẫn chưa được trở về. Ánh sáng. Bóng tối. Cái thước đo hào quang ngắn lại. Đêm tháng năm chưa nằm đă dạy, ngày tháng mười chưa cười đă tối. C̣n có ngày ư? Bây giờ trên đất nước? Không, chỉ có sự đàn áp, cùm xích là thủ hạ của bóng tối. chỉ có sự cơ cực là đồng lă của bóng tối. Chỉ có sự nô lệ là thừa sai của bóng tối. Chỉ một bầy qua cú vô thần tanh hôi là con để của bóng tối, chúng đang cướp đi của giống ṇi những trời biết, chúng đang giết đi ở từng người những ban mai. Thế nên, ngày tháng mười bảo là đang ngắn lại, cũng chẳng là đúng. Ngày ở Việt Nam đâu c̣n. Thế nên ngày tháng mười nói là hoàng hôn giăng lưới sớm. Cũng là sai. Làm ǵ c̣n giăng lưới, làm ǵ c̣n hoàng hôn. Chỉ c̣n bóng tối. Với từng kiếp người. Dưới từng mái nhà. Và như thế đă nhạt nḥa, đă đằng đẵng mười hai năm Việt Nam không ánh sáng.

 

Gió tháng mười thôi về từ Úc Châu. Từ thủ đô Canberra. Quan Tân Tây Lan, từ cực Nam Thái B́nh Dương thổi tới, ngọn gió chở theo h́nh ảnh của người viết văn Việt Nam bất khuất. Chở theo nữa, thái độ thân thiện của một chính phủ từng đă gửi quân t́nh nguyện sanh giúp miền Nam trong cuộc chiến, vừa can thiệp hữu hiệu cho nhà văn bất khuất tôi vừa nói tới, vẫn bị cầm tù ở quê nhà. Thủ tướng Úc đă gửi văn thư chính thức cho Hà Nội. Đang muôn gia hảo với Úc, Hà Nội một lần nữa phải nhượng bộ. Bằng đ́nh lại vụ xử Doăn Quốc Sỹ, vô thời hạnh. Vụ án Doăn Quốc Sỹ và văn thư can thiệp của thủ tướng Úc cho thấy hai điều. Cùng thật đẹp. Một là thái độ phản chống chuyên chính của Doăn Quốc Sỹ đă trỡ thành biểu tượng. Hai lần bị cầm tù là con số thành của một đương đầu triệt để, nó không chỉ làm rạng ngời cái nhân cách nhà văn vô úy ở Doăn Quốc Sỹ, nó c̣n làm sáng chói cái tinh thần chống đối của toàn thể dân chúng miền Nam mà Doăn Quốc Sỹ là biểu tượng hào hung và uy nghi nhất. Hai là sự can thiệp tích cực của một chính phủ bạn, thật đáng vỗ tay, thật đáng biết ơn. Vụ Nguyễn Chí Thiện, vụ Phan Nhật Nam đă nhận được nhiều can thiệp quư báu của một số quốc gia Tây Phương. Như Pháp, như Thụy Điển. Nhưng chỉ từ phía những tổ chức nhân quyền. Một thủ tướng đương nhiện đích thân can thiệp, đặt vấn đề can thiệp vào một b́nh diện khác hẳn. Và điểm này ta mới chỉ thấy có một thủ tướng Úc. Do vậy, sự can thiệp cũng bội phần hữu hiệu. Sao vậy? v́ là kẻ thù mặt dầy mày dạn bất chấp dư luận lên án, thế giới kết tội. Nhưng nó lại rất nể v́ chính phủ một quốc gia nào nó đang muốn cầu thân và giao hảo. Như trường hợp của Hà Nội với Úc Châu hiện giờ.

 

Không ngờ với tháng mười: động đất. Anh Vũ Quang Ninh tiện đường tới sở, chở tôi đi Los. Tám giờ sáng. Buổi sáng mờ hơi sương Ngă tư Magnolia – Cerritos. Đèn đỏ. Bỗng chiếc xe hơi của người trưởng đài Tiếng Vọng Quê Hương run lên bần bật, chao đi chao lại. Như mặt đường dưới nó là một mặt hồ lặng im th́nh ĺnh nổi sóng vậy. Khiến người thuyền nhân vượt biển ở tôi cũng th́nh ĺnh sống lại với sự nghiêng chao dữ dội cũa con tầu đánh cá chỡ ḿnh vượt biển Đông lúc gặp băo cấp năm đầu vịnh Thái Lan 10 năm trước đây. Mấy dăy xe Mỹ xunh quanh cùng nhốn nháo. Họ mở hết cửa xe ra cùng ngó xuống. Th́ ra động đất. Th́ ra rất đông. Th́ ra ḷng đất làm dữ, ruột đất lên cơn. Th́ ra mối nguy cơ hăi hùng cho mấy chục triệu người California các nhà địa chất học đă báo động nhiều lần, mối nguy cơ ấy là một nguy cơ thật sự. Đất yên. Tiếp tục lên đường đi Los, tôi nghĩ nhiều nhất đển triết gia Phạm Công Thiện. Mấy tháng nay, triết gia biến đâu mất, không thấy ở hàng quán trong vùng. Hay ư Thức Bùng Vỡ, hay Ngày Sinh Của Rắn nhập thất lại? Năm Ngoái nghông nghênh họ phạm ra tờ Động Đất ào ào viết văn, làm thơ động đất theo. Có điều là động đất nơ rốn đất triết học yếu. Chỉ rung chuyển được một hai số rồi ngừng. Và Phạm Công Thiện lại trở về với những bài thơ t́nh dịu dàng. Kiều:

 

     Yêu em nhỏ nhẹ sầu năm tháng

     Mây hải hồ bay trắng tháng này

 

Để biển được yên. Đẻ trời được lặng. Để Thăng Long Văn Sỹ Vũ Huy Quang tháng này vẫn được có truyện dịch quốc tế. Để nhạc sỹ Phạm Duy tháng này vẫn được có mặt trong đêm tôn vinh 50 năm câm nhạc Phạm Duy ở Thung Lũng Hoa Vàng. Để tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng vẫn ra được hồi kư Hồ Sơ Mật Dinh Độc Lập đă phát hành bản dịch Việt Ngữ rất tươm tất của Cung Tiến và Nguyễn Cao Đàm. Để người ảnh Trần Cao Lĩnh được yên ổn trờ về sau chuyến đi Úc Châu giới thiệu với đồng bào Melbourne va Sidney về h́nh ảnh quê hương của ba miền hoa gấm.

 

Mùng 3 tháng 10. Một cái tang lớn của văn chương Pháp: kịch tác gia danh tiếng Jean Anouilh, 77 tuổi, từ trần ở một bệnh viện Thụy Sĩ v́ chứng đau tim. Khá xa lạ với người đọc Việt Nam. Chưa có một kịch phẩm nào của ông được dịch sang Việt Ngữ. Jean Anouilh ngự trị suốt 50 năm trên tiến trường sân khấu Pháp như nhà soạn kịch tài năng và được kính trọng nhất của một thời. Năm 19 tuổi, ông viết vở kịch đầu tiên Le Bal Des Voleurs. Nổi tiếng sau đó từ vở Le Voyaeur Sans Bagages diễn liền một hơi 200 xuất ở hư viện Mathurins, xuất nào cũng không có ghế trống. Làm chủ một nghệ thuật viết kịch và dựng kịch dễ dàng, nghệ thuật chỉ thấy ở một bực thầy, một thiên tài, Anouilh đă có một số lượng trước tác vĩ đại và tác phẩm nào của ông cũng được những đoàn kịch danh tiếng nhất đưa lên sân khấu, cũng được dịch ra nhiều thứ tiếng. Được tán thưởng nhiệt liệt v́ một ngôn ngữ kịch lạnh lùng, cay độc, chát chúa, Anouilh ngoài đời là một h́nh ảnh trái ngược hẳn. Ông từ tốn, dịu dàng và từ chối hết thảy mọi vinh quang, như đă từ chối không vào Hàn Lâm Viện Pháp. Một đoạn trong điện tín phân ưu của tổng trưởng văn hóa Pháp, Francois Leotard gửi cho bà quả phụ Anouilh:” Ông nhà đă gia nhập vào vùng xâu xa nhất của truyền thống kịch nghệ Pháp, như Molière, như Marivaux. Qua những vở kịch đen và hồng của ḿnh, Jean Anouilh đă chinh phục và chiếm đoạt được cảm t́nh của một quần chúng lớn lao mà Anouilh biết kính trọng. Một hiệu năng ngoại hạng về những t́nh huống kịch và những đối thoại kịch, một quán triệt hoàn toàn về kịch nghệ, tác giả của những kiệt tác L’Alouette, Antigone, Beckett, đă phục vụ nghệ thuật ông và những diễn viên hàng đầu của sân khấu Pháp trong suốt 40 năm trở lại đây với một tài năng và một sự phong phú không người nào sánh kịp.”

 

Trời trở lạnh. Câu văn mở đầu kiệt tác Đôi Bạn của Nhất Linh. Cũng là câu văn khí tượng cho thời tiết tháng này ở thành phố Westminster nơi tôi đang sống. Trời thấp, xám, không nắng. Lộng gió. Những hàng cây dọc đường Bolsa tôi ra khỏi buổi sáng đă có cái dáng cây mùa lạnh rét mướt. Những ngọn điện phố trên con đường Brookhurst buổi chiều tôi từ Los Angeles trở về, đă có cái vẻ lung lung của ánh sáng bị vây bọc bởi mù sương. Thời tiết thay đổi, từ nồng nực tới lạnh mát, làm cho mọi ẩm thực cũng có một hương vị mới. Tô phở sớm, cái tô phở Bắc được ca ngợi hết lời trong tùy bút Nguyễn Tuân, trong Hà Nội Băm Sáu Phố Phường của Thạch Lam, tháng này ăn mới thấy hết cái ngon.Tối qua, đi cùng đảng Trọng Viễn tới nhà Du Miên nhậu nhẹt, chất Cordon Bleu chảy vào cơ thể, thấy được trọn vẹn sự ấm áp dễ chịu trước buổi chiều đă tới sớm, đă gió lạnh ở ngoài vườn. Buổi trưa, Hoài Bắc tới. Buổi trưa, không nắng. Mặc một cái áo ấm. Pha trà. Cùng uống với bạn. Nói chuyện về những mùa lạnh cùng đă trải qua trong đời, thấy hiện lên với tháng mười h́nh ảnh những bờ đê heo hút, những ao sen tàn tạ, những lũy tre xào xạc, những cánh đồng mưa bay ở Việt Nam xa. Thấy hiện về những mùa lạnh năm nào ở Kim Tân, Thạch Thành, ở Phú Thọ, Yên Bái, bạc đà kháng chiến đi theo người trên những con đường tiêu thổ, đôi chân trần trong bùn đất trường kỳ lạnh buốt, mái tóc mười phương dưới gió núi trùng trùng. Cuối cùng là tháng mười, ở những tháng mười quá khứ vừa sống lại là một cánh cửa gió mở vào một mùa đông xóm, ở đó cái giá lanh không chỉ của mùa. C̣n của cả một số tuổi. C̣n của cả một phần đời. C̣n của cả một thời tiết.

 

Càng mưa phùn gió lạnh, càng thương nhành hoa mai. Bao nhiêu năm tôi vẫn c̣n rất yêu hai câu thơ năm chữ này của Quang Dũng. Và nhành hoa mai tháng mười nở giữa gió mưa Tây Bắc là một nhành hoa thơ: tập Cây Lá Phận Người của Trần Thiện Hiệp ra mắt bạn bè Tây Bắc. Tường thuật gửi về cho Sổ Tay ghi nhận một ra mắt tốt đẹp. Đông đảo, tươi tắn. Hơn 200 thân hữu cùng hài ḷng với một buổi sinh hoạt súc tích, chu đáo, có tổ chức, nên trang trọng và rất văn chương. Đủ mặt những anh tài Tây Bắc. Từ tài tử Đoàn Châu Mậu, kịch sĩ Quốc Lâm, ca sĩ Hoàng Trọng Minh, nhà thơ Nhất Tuấn, nhạc sĩ Từ Công Phụng, đến hai nhà văn nữ Túy Hồng, Lai Hồng, nhà báo Phạm Kim, Nguyễn Thượng Tiến và nhà văn Phạm Quốc Bảo bay lên từ Nam Cali. Thơ Tây Bắc được chiếu cố. Bằng hữu tới dự đều mỗi người trên tay một tập Lá Cây Phận Người, và Trần Thiện Hiệp mỏi tay kư tặng đă nhận được cái phần thưởng tinh thần quư báo nhất là một tán thưởng đầy cảm t́nh rất ít tác giả có được với tập thơ đầu tay. Thêm một phút cảm động: Trần Thiện Hiệp trang trọng giới thiệu với toàn thể nhà văn Thế Uyên rời Saigon, tới Phi Luật Tân năm ngoái, vừa cùng bầu đoàn thê tử tới Mỹ và đă định cư ở Seattle. Chào mừng Thế Uyên đă cặp bến. Chúc mọi chuyện may mắn tốt đẹp trong thời gian mới tới, để có thể mau chóng có mặt trên những diễn đàn văn chương hải ngoại.

 

Tháng 10, ngày 15. Khách sạn Baltimore, Los Angeles. Họp mặt trọng thể. Năm huy chương tưởng thưởng danh dự trên một mặt bàn danh dự, trong đó có một dành cho một nhà báo Việt Nam là chủ nhiệm nhật báo người Việt Đỗ Ngọc Yến. Do Nhóm Yểm Trợ Mỹ Á Thái B́nh Dương thuộc Viện Đại Học Nam Cali, tổ chức họp mặt chủ yếu là một bữa ăn tối gây quỹ để có những học bổng hàng năm cho những sinh viên Á Châu xuất sắc của Đại Học này. Chỉ trong khuôn khổ sinh hoạt của một Đại Học, nhưng ư nghĩa của tưởng thưởng rộng lớn. Bởi vừa là một đánh dấu vừa là một tuyên dương những thành tích tốt đẹp đă đạt được của cộng đồng Á Châu trên đất Mỹ, trong đó và từ 12 năm có cộng đồng tỵ nạn Việt Nam. Và Yến Đỗ rất xứng đáng với tưởng thưởng này. Cơ sở người Việt, nhật báo Người Việt hiện được coi là cơ sở truyền thông, báo chí có thanh thế lớn mạnh nhất ở hải ngoại. Nhờ tổ chức khoa học, tinh thần tập thể. Nhưng từ những khó khăn khởi đầu tới được như đang có, sự tạo dựng kiên nhẫn, từng ngày vẫn từ Yến Đỗ mà ra. Con đường báo chí từ 10 năm nay Đỗ Ngọc Yến và cặp kính dày cộm đă đi như vậy kể đă là chân cứng đá mềm và trên con đường, những dặm biếc của trang trong và những dặm hồng trong ngoài đẹp mắt.

 

Nobel văn chương 1987. Một bất ngờ mà các ông nghị tai quái của Hàn Lâm Viện Thụy Điển có cái bí quyết lâu lâu một lần tái diễn: phần thưởng văn chương cao quư nhất thế giới năm nay về tay một nhà thơ trung niên lưu vong. Đó là Josif Brodsky, lưu vong tới Mỹ từ 1972 và đă nhập quốc tịch Hoa Kỳ. Sinh ngày 24 tháng 5, 1040 tại  Leningrad, gốc Do Thái, cơi thư Brodsky được các nhà phê b́nh thi ca thế giới đáng giá ngang bằng với những cơi thơ trác tuyệt nhất của thi ca Liên Sô mọi thời. Như Boris Pastermak, Marina Tsvetayeva. Như Yevtushenko, Osip Mandelstam. Tên tuổi Brodsky gây chấn động, vượt khỏi biên thùy Liên Sô thành một chấn động toàn cầu với “vụ án Brodsky” xẩy ra vào tháng 2 năm 1964. Trước tinh thần tự do độc lập của Brodsky, nhà nước chuyên chính Sô Viết đă bầy đặt ra một ṭa án nhân dân. Tương tự như Hà Nội bầy đặt ra vụ án Doăn Quốc Sỹ vậy. Brodsky bị đưa ra ṭa với tội danh tức cười “ăn bám xă hội” bị kết án 5 năm lao động cưỡng bách và đẩy tới một công tŕnh miền Bắc nước Nga.

 

Vụ án gây phẫn nộ cùng khắp. Cả trong lẫn ngoài nước Nga. Khiến chuyên chính đỏ phải thả Brodsky nhưng sau đó cưỡng bách thi sỹ phải rời bỏ quê hương, biện pháp này chúng cũng đă dùng với Soljemtsyne, một nhà văn Nga lẫy lừng lưu vong, cũng được trao tặng Nobel văn chương như Brodsky, và như Brodsky, cũng đă nhập quốc tịch Hoa Kỳ. Hiện giờ trong giới thanh niên Nga, đang có những dấu hiệu phản chống sự đàn áp của chế độ. Để có được một đời sống tự do hơn. Với cả một thế hệ nổi loạn và nổi dậy những người trẻ tuổi ở Nga hiện giờ, Brodsky vừa là một khuôn mặt tiền phong vừa là một biểu tượng rực rỡ. Thành ra bất ngờ th́ có bất ngờ. Nhưng Brodsky xứng đáng với Nobel văn chương. Như một tài thơ lớn của thi ca tiền phong thế giới. Bạn đọc Văn muốn biết rơ hơn về con người và cơi thơ Nobel văn chương 1987, xin đọc lại Văn số 22, tháng 4-1984. Qua bài biên khảo rất công phu về Brodsky của nhà văn Đào Trung Đạo.

 

Mái tóc bạc trắng. Nhưng mạnh mẽ, tráng kiện lấn lướt hơn bao giờ. Với một ánh mắt, một tiếng cười cùng nói lớn một sung sướng không che dấu. V́ đă hoàn thành được tốt đẹp công việc. V́ vẫn là người của đám đông và được đám đông yêu mến. Đó là Phạm Duy tháng mười này. Và tháng mười này đích thực là tháng của Phạm Duy, ông ta lấy trọn rồi không ai tranh cướp được. Này nhé, tuyển tập Một Ngàn Lời Ca đă phát hành đă chiễm chệ ở các tiệm sách. Lời ca như một gịng ngôn ngữ trữ t́nh bất tận, nhiều khúc óng ả như thơ. Này nhé, đêm 18, đánh dấu 50 năm âm nhạc Phạm Duy ở Thung Lũng Hoa Vàng. Chưa hết, c̣n nguyên một số Văn Học tháng 10 đặc biệt về họ Phạm. Và sau cùng, sinh nhật 66 tuổi của Phạm Duy ở pḥng họp báo quán Người Việt, lồng vào ra mắt Ngàn Lời Ca ở Quận Cam. Một tháng 10 đầy. Đầy những ṿng hoa, đầy tiếng vỗ tay. Cũng là xứng đáng. Với nghệ sĩ ôm đàn tới giữa đời, đi từ tiền chiến, đi hết chiến tranh, đi hết ba miền đất nước. Và ra tới hải ngoại, vẫn đứng đầu với những ca khúc được mọi người yêu thích nhất, vẫn là có một mặt sáng chói ở tiền trường.

 

Barbecue, giả cầy, cơm chiên Dương Châu, tuổi trẻ Việt ở đây và cái nguồn gốc Việt, phải cột chặt không để thất lạc. Đó là thực đơn bữa ăn tối ngoài vườn có vấn đề thảo luận nhà văn trẻ Quyên Di đăi chúng tôi ở nhà riêng, ngày 24. Họp mặt vui. Thảo luận chưa đạt được một kết quả cụ thể nào, nhưng đă nêu rơ được nhu cầu phát động một chăm sóc, một hướng dẫn mà toàn thể cùng đồng ư. Sao cho tuổi trẻ ta không hư hoại, không mất gốc.  Tôi đă sống cùng Quyên Di năm tháng ở Pulau Besar, một trại đảo tạm trú ngang đường trên đất Mă. Đi chân đất, mũ đội lá, hai anh em từng đă tham dư vào nhiều sinh hoạt trại. Rời Pulau Bidong ân cần dặn tôi:” Anh sang Mỹ làm báo ở đâu, cho em làm cùng”. Rồi chẳng phải cho ai hết. Đă khởi hành, đă tự làm. Đúng như người trẻ tuổi quả cảm, đầy thiện chí, buổi sáng thức sớm cùng tiếng kẻng, buổi tối c̣n làm tiếp công tác tôi đă thấy ở Quyên Di và từ Pulau Besar. Bây giờ đă có một nhà in nhỏ trên đường Westminster. Đă làm được tờ Tuổi Hoa. Đă là một có mặt tươi tắn, chững chạc trong sinh hoạt cộng đồng. Như cái h́nh ảnh đáng yêu tôi vẫn thấy, lại thấy về Quyên Di trong bữa ăn tối đăi chúng tôi tháng này ở căn vườn sau nhà. Quyên Di tŕnh bày vấn đề mạch lạc, dịu dàng và mọi người cùng chăm chú lắng nghe, cùng nghiêm chỉnh góp phần thảo luận.

 

Mai Thảo.

 

 

 

 

Sổ Tay Mai Thảo

Số 71 –tháng 5 1988

Sổ tay tháng tư

                                        

Tháng tư. Đêm đầy sao và đêm lạnh buốt. Đêm hy vọng và đêm tuyệt vọng. Đêm có biển trời thế giới bên ngoài nằm trong hàng triệu tấm ḷng lâm nguy cùng hướng tới. Đồng thời  cũng là đêm của hàng triệu cuộc đời đă nh́n thấy cùm xích và mồ chôn tập thể ở bên trong. Ṭa đại sứ Mỹ, đại lộ Thống Nhất. Cổng trại Phi Long, lối vào Tân Sơn Nhất. Thư viện Lê Quư Đôn. Chỗ của những cuốn sách. Bến Bạch Đằng, c̣i tàu, trùng khơi và viễn du. Từ những điểm hẹn này, một đêm cuối của một tháng đen, cả một rừng mắt của bốn triệu người Sài G̣n mắc bẫy cùng hướng hết lên một trời đêm tối thẳm, ở đó không c̣n sự trả lời nào, chiếc trực thăng di tản cuối cùng đă bay ra Đệ Thất Hạm Đội. Tháng tư. Nhớ măi. Nơi đáy cùng tâm khảm. Tháng tư. Không bao giờ quên. Khi mỗi tháng tư về. Tháng tư, của những điểm bốc tan hoang. Của một đón người lạ lùng. Của một bỏ người vĩ đại. Nắng tháng tư vẫn đang đuổi theo đoàn biển người kinh hoàng vỡ tổ trên quốc lộ Một, bầy quỷ ma tiền thám của một chế độ muông thú đă ập tới cửa ngơ Sài G̣n. Mưa giới tuyến c̣n bay nghiêng trên nón sắt những người lính trẻ tử thủ, đă trên Đài Phát Thanh cái lệnh đầu hàng đau nhục, đă tấn thảm kịch của giă từ vũ khí, đă lối đến nhà tù của cả một nước tù nhân. Đặt ra vấn đề trí nhớ dài tầm hay ngắn tầm. Để quên hay để nhớ. Để nhớ hay để sống. Như tṛ chơi của trẻ nhỏ chiếm cột. Cái cột này rời phải cái cột kia tới. Từ nguyên lư của tồn tại và của sống sót. Đặt ra vấn đề tấm ḷng ta ở đây hay tấm ḷng chẳng ở. Như huyền thoại cây quưt hết là quưt khi không c̣n được  trồng trên vườn đất Giang Nam. Như vĩnh biệt ấy của người Xuân Thu, anh về nhắn với bằng hữu tôi, chân trời góc biển nào, sơn cùng thủy tận nào, kẻ ra đi vẫn một đời ở Lạc Dương cùng bạn. Nơi thơ Vũ Hoàn Chương đă mấy lời thơ tuyệt đẹp. Hoặc vắn gọn, đặt ra cái vấn đề c̣n trở về hay chẳng thể, c̣n thấy lại hay vĩnh viển ngh́n trùng khuất cách. Là đặt ra một câu hỏi tháng tư, một ngh́n câu hỏi của tháng tư, từ tháng tư, cho tháng tư, với tháng tư này lại đặt. Và vẫn không trả lời được. V́ tâm thức một người hữu hạn mà câu hỏi là câu hỏi giống ṇi.Và vẫn không t́m được đáp số. V́ một vài biến thái của thời sự, c̣n tiến tŕnh của lịch sử th́ chẳng c̣n một quy luật tất yếu nào để bảo rằng đêm tối sẽ b́nh minh.

 

Cho nên cái nắng của tháng tư vẫn là một giải nắng hoang mang, một ư nắng ngờ vực. Với ta. Từng người. Cho nên cái mưa của tháng tư mưa đúng đỉnh đầu lại như không biết tự trời nào mưa đổ. Từng người. Nơi ta. Có như, che hết thời tiết, ta chỉ có một bàn tay nhỏ xíu. Như một tựa truyện Túy Hồng, Tay Che Thời Tiết. Có như trong đổi đời và trôi dạt, thời và không gian cùng biến thể biến tướng, khiến một ngày mà như ba thu đằng đẵng, đă mười năm mà tưởng mới một ngày. Như tựa tập nhạc Mười Năm Thấm Thoát của Phạm Duy. Trầm thống tháng tư không chôn cất trong một quá khứ nào. Nó vẫn hiện tại. Sừng sững trước mặt. Ở tôi, trong anh. Ngọn đỉnh nó vô tận. Đáy vực nó cũng vậy. Và cũng bởi vậy mà chẳng có một trái tim, một trí tuệ nào đủ tầm đo nổi. Và cũng bởi vậy mà chưa có một cuốn sách nào, dẫu cả ngh́n trang, nói trọn, nói hết được thế nào là trầm thống tháng tư. Henry Kissinger, Frank Snepp, André Lartéguy. Một chút ngoại giao đi đêm, một chút tài liệu mật, một chút Sài G̣n mất. Chỉ một chút, một chút. Trong Vết Xe Lịch Sử của Bùi Diễm. Hồ Sơ Mật Dinh Độc Lập của Nguyễn  Tiến Hưng. Việt Nam Máu Lửa của Đỗ Mậu. Cuộc Triệt Thoái Cao Nguyên của Phạm Huấn. Hàng chục thiên hồi kư khác suốt mười ba năm từ đó của Nguyễn Cao Kỳ, Trần Văn Đôn, Nguyễn Chánh Thi. Cũng vậy. Cho là những nỗ lực tốt đẹp đi. Của những người có mặt, trong cuộc, thành tâm muốn chiếu sáng trầm thống lớn bằng sự chiếu sáng của ngh́n tia hồng ngoại tuyến. Chỉ mới là một mặt. Chỉ mới được vài phần. Ấy là chưa kể trong một số trước tác vừa dẫn, người viết chẳng hề viết về đại thể, chỉ nhằm biện minh, đề cao, bào chữa cho bản thân ḿnh. Đó cũng là một vết đen nữa của tháng tư đen. Nơi nó vẫn đầy ắp, tận cùng trong mỗi chúng ta. Mà cái toàn bộ toàn cảnh, sau mười ba năm, vẫn chưa có một công tŕnh văn chương nghệ thuật nào làm cho thấy rơ.

 

Đợi một chị bạn từ Paris gửi sang cho một biên khảo mới xuất bản về tháng tư trầm thống. Cuốn Tháng Tư Tàn Nhẫn (Cruel Avril) của nhà văn Pháp Olivier Todd. Cuốn sách đang gây chấn động. Được các nhà phê b́nh nổi tiếng như Jean Francois Revel, Alain Duhamel hết lời ca tụng. Việt Nam ở Pháp rất quen biết Todd. Yêu mến và thân thiết. Bởi ông là bạn của Việt Nam, đă nhiều lần tham dự vào những vận động đ̣i hỏi tự do và nhân quyền, chống lại bạo quyền Hà Nội. Thời gian Todd đi đi về về Việt Nam, khắp nơi, t́m tiếp xúc với hàng trăm nhân chứng cho thiên biên khảo chính trị của ông về những ngày cuối của Sài G̣n, tới Cali. Ông có đến gặp tôi. Mạnh mẽ, tráng kiện, làm nghĩ tới Albert Camus, Olivier Todd là một nhà văn chính trị, un e1crivain politique, qua cái ư nghĩa tây phương toàn phần của danh từ. Nghĩa là sống và viết đều có thái độ, từ một vị trí ư thức nhất định của một nhà văn, trước những vấn đề hàng đầu của thế giới. Một buổi trưa nói chuyện thành thực, thẳng thắn, Todd xin được thâu hết vào băng. Những câu trả lời của tôi chạy quanh câu hỏi chính của Todd: “Theo ông, miền Nam sụp đổ v́ những nguyên nhân nào?”. Nhớ tôi đă trả lời: nhiều, xa, gần, không chỉ ở một vài. Và nói một số điều tôi biết. Từ biệt, Todd đ̣i tôi phải cam kết chừng nào sang Pháp, tới ngôi nhà nghỉ mát của ông ở hạt Var, ông sẽ đăi rượu chát Pháp thượng hạng và món bouillabaisse ông khoe là ăn rồi c̣n nhớ. Về Pháp, Todd c̣n viết thư. Lá thư ngắn nhưng rất lịch sự. Cám ơn, xin lỗi nữa, nếu một số câu hỏi tôi thấy lăng nhăng và phù phiếm. Mùa hè năm ngoái, sang Pháp, xuống Nice thăm bằng hữu cũ, thấy gần đường và nhớ đến lời hứa với Todd, tôi đă định dành một ngày cho rượu nho Pháp lấy lên từ dưới hầm và món súp đồ biển của nhà văn chính trị, từng một thời là chủ bút tờ L’Express danh tiếng. Không may, đúng ngày đi, hạt Var cháy rừng. Mọi trục lộ giao thông tới nó đều bị gián đoạn. Đành chờ đọc cuốn Tháng Tư Tàn Nhẫn, anh Phạm Kim Vinh, người dịch sang Việt Ngữ, dịch thoát ư là Tháng Tư Đen. Và hẹn với món bouillabaisse trấn môn của Olivier Todd một lần sang Pháp khác.

 

Điện ảnh. Minh tinh màn bạc. Nghệ thuật thứ bảy. Hàng triệu tín đồ mê đắm. Một tôn giáo mới của thế kỷ. Ngồi trọn một buổi tối trước truyền h́nh, đài số 7, theo dơi từ đầu tới cuối đại hội trao tặng tượng vàng Oscar năm nay. Thế giới hàng năm có ba đại hội điện ảnh lớn. Là Venise ở Ư, Cannes, ở Pháp, và Oscar ở Hoa Kỳ. Tưng bừng lộng lẫy nhất vẫn là Oscar, tài tử nào có một pho Oscar trong tay là đă leo tới ngọn đỉnh vinh quang, tuyệt đỉnh nghề nghiệp. Độc đắc cá cặp năm nay về cô đào Cher và nam tài tử Michael Douglas, con trai lớn đại thụ Kirk Douglas. Bộ phim dẫn đầu về số tượng vàng là bộ phim lịch sử dàn cảnh vĩ đại Empire Of The Sun. Xứng đáng. Mặc dù điện ảnh Hoa Kỳ phong phú vô tận, mỗi năm có hàng trăm tài năng, kiệt tác xứng đáng tượng vàng như nhau.

 

Coi trao tặng Oscar, hồi tưởng lại 20 năm điện ảnh miền Nam tôi được tham dự từng hồi vào sinh hoạt. Bằng viết đối thoại, dựng truyện phim cho nhiều cuốn tiểu thuyết được đưa lên màn bạc. Bằng cùng với Thanh Nam làm cố vấn văn chương cho một hăng sản xuất lớn ở Sai G̣n. Bằng làm chủ bút nhiều năm cho hai tuần báo thuần túy ciné là tờ Kịch Ảnh và Màn Ảnh. Sinh hoạt điện ảnh sống động, tươi vui, hơn sinh hoạt báo chí và văn chương nhiều lắm. Chẳng trách Hoàng Anh Tuấn vẫn nhớ, Kiều Chinh c̣n quyết tâm theo đuổi tới giờ. Chỉ tiếc điện ảnh ta ra tới ngoài nước mất hẳn đất đứng, hết nhẵn phương tiện, chỉ c̣n có những góp phần nhỏ nhoi và mờ nhạt vào điện ảnh Mỹ mà thôi. Thành ra chuyện tượng vàng, tượng bạc Oscar, chuyện đại hội điện ảnh giờ chỉ c̣n là đứng ngoài mà nói.

 

Tháng Tư. Miền Đông. Gịng Potomac một mùa đông trước, một chiếc phản lực găy cánh rớt xuống mặt nước đóng băng, hành khách chết ch́m trong giá lạnh. Tháng tư này, Potomac không có xác người, không có mộ huyệt, chỉ phơi phới một rừng hoa anh đào vừa nở và soi bóng tuyệt đẹp trên Potomac vào xuân đúng ngày tôi sang. Theo bạn đi xem hoa. Thưởng hoa. Chút thôi. Cùng bạn vào họp mặt, vào nhậu nhẹt nhiều hơn gấp bội. Ba ngày Văn Bút. Tới dự một chút, như một thân hữu. Thấy được, thấy gọn, có cuối có đầu. Buổi ra mắt sách. Tươm tất, ấm áp. Miền Đông có tổ chức, có phép tắc, họp mặt nào cũng chững chạc, đàng hoàng. Ngồi dưới một hàng ghế cuối, nghe bằng hữu trên bục nói tới sách ḿnh, nhớ tới một buổi chiều mưa, vừa từ trại đảo sang, tới đại học Cornell, xuống thư viện, nh́n lại ngót năm mươi năm cuốn sách một đời đă viết. Một buổi chiều buồn. Sách. Cũng vậy mà thôi. Cũng cầm bằng theo gió. Sách từng thời đă hết mọi trời đất của sách. Sach từng khi không c̣n ở với người. Nghe tiếng bạn bè nhắc lại thời kỳ mới từ Bắc vào Nam, mới ra tờ Sáng Tạo. Mới Nguyên Sa từ Pháp về. Mới Thanh Tâm Tuyền, Tô Thùy Yên, những bài thơ tự do thứ nhất. Và những bạn đường mới gặp thuở ấy, Doăn Quốc Sỹ, Trần Thanh Hiệp, Nguyễn Sỹ Tế, Cung Trầm Tưởng, Nghi Cao Uyên, Duy Thanh, Ngọc Dũng. Nghe vui vui, nghe lại ngậm ngùi. Như một câu thơ Thế Lữ : cái thuở ban đầu lưu luyến ấy. Giờ thấy đă thật xa, thật xưa, đă dâu biển, đă đổi đời, đă tuổi hạc về chiều, đă kẻ c̣n người mất.

 

Rồi là bạn hữu đông kín với tiếp tân thân mật kết thúc. Đảng VOA: Lê Văn, Nguyễn Sơn, Phạm Trần, Bùi Bảo Trúc. Những kiện tướng của làng bào miền Đông:Giang Hữu Tuyên, Chử Bá Anh, Ngô Vương Toại. Nhà thơ Đỗ Quư Toàn từ Canada sang, bao giờ cũng tươi cười, nói chuyện một lúc về thơ ra tù tuyệt tác của Tô Thùy Yên từ quê nhà từng đoạn gửi sang. Hoc giả Cao Thế Dung, khoe đă viết xong 3000 trang văn học sử. Nữ ca sĩ Quỳnh Dao đi hát từ San José về, nói Đêm Nhạc Chinh Phụ Ngâm của Cung Tiến thành công ngoài dự tưởng. Nhà văn Vĩnh Lộc, trầm lặng, tôi yêu mến từ cái truyện dài của anh trên tờ Đời Mới của Trần Văn Ân và Nguyễn Đức Quỳnh. Nhà văn Nguyễn Quang Hiệu nghỉ viết từ ngày tới Mỹ. Họa sĩ Ngy Cao Uyên, nhà văn nữ Vi Khuê, hai khuôn mặt văn chương nữ phái mới Nguyễn Thị Thanh B́nh, Nguyễn Thị Hoàng Bắc. Và cây đèn cũ Trương Anh Thụy chỗ nào cũng thấy mặt. Và xếp ṣng Nguyễn Ngọc Bích hoạt động nào cũng có tên. Nhiều nữa. Bạn, bạn hết. Của một tuần họp mặt. Chia tay. Trở về. Hẹn lại với bằng hữu miền Đông mùa hoa anh đào năm tới.

 

Họp mặt về sách đi liền với kư tặng sách. Kư mỏi tay. Kư chết bỏ. Cứ thế mà kư, không ngẩng đầu lên. Nhà văn Tây Phương, mỗi ra mắt sách họ thường rất đơn giản. Một cái bàn lớn. Sách xếp từng chồng. Sartre, Sagan, Durs, Faulker, Dos Pasos cây bút ngồi sau. Hàng dài người thứ tự đi qua. Kư tên và hết. Kư sách ta vui hơn, việc làng hơn. C̣n là một cái cớ cho bằng hữu họp mặt, cười nói ồn ào, ăn nhậu tùm lum. Cung cách đề tặng, kư sách cũng mỗi thời mỗi khác. Nhà văn bây giờ không cầu kỳ không chơi chữ. Thường chỉ một gịng tặng X. tặng B. ngắn cụt và kư tên nhanh. Nhà văn, nhà thơ tiền chiến không vậy. Rất hoa ḥe hoa sói. Chữ kư Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng, Lưu Trọng Lư, mười mấy nét rồng bay phượng múa, c̣n triện son năm bảy kiểu, kiểu âm dương, kiểu chân phương, kiểu đá thảo đóng xuống chữ ḿnh. Rất đẹp. Trên một nền giấy Lụa Gió Tây Hồ, Bạch Vân, Sông Tô là những nhăn giấy quư của ấn loát thời trước. Số ấn bản đặc biệt, không bán, dành riêng cho tác giả củng rất mực cầu kỳ. Mỗi cuốn một tên riêng. Như tập thơ Gửi Hương Cho Gió, bản một là Xuân Diệu, bản hai là Huy Cận, bản ba la Huy Xuân, bản bốn là Xuân Thu, bản năm mới đến bản Thời Đại là tên nhà xuất bản. Đă là trang trọng, đă là chơi sách. Lời đề tặng của người tiền chiến cũng vậy. Lựa chọn từng chữ, óng chuốt như thơ. Cho nữ diễn viên Lê Trọng Quỵ, thủ vai chính vở kịch Ngă Ba của minh, Đoàn Phú Tứ đề tặng :"Kính tặng Lê Trọng Quỵ phu nhân, người đă v́ tài sắc thanh kỳ làm cho vở kịch quê mùa này được biết tới những chiều lộng lẫy”. Quả là một đề tặng lộng lẫy. Đề tặng một người đàn bà nổi tiếng một thời và có một cái tên thập đẹp là Thanh Viễn Thanh, Nguyễn Tuân chơi chữ:” Tặng người, như đă có tự ngh́n đời và có một cái tên rất xanh và rất xa”. Tôi c̣n nhớ một truyện ngắn tiền chiến đă đọc : Những Đứa Con Hoang. Về ăn mừng sách, đề tặng sách. Cũng của Nguyễn Tuân thời chưa theo Bác, Đảng. Rất hay. Ăn mừng sách trọn đêm. Bên cạnh bàn đèn thuốc phiện, giữa mấy tri kỷ với nhau, trên một căn gác cô đầu, bên ngoài là đêm đông và mưa phùn thả giọt. Tới đề tặng sách cho D́ Năm, người chủ cô đầu, cũng là một kỹ nữ nổi tiếng cầm ca, tác giả hạ bút: “Tặng D́ Năm. Tự ngh́n cổ tới giờ, danh sỹ và danh kỹ một thời bao giờ cũng cùng một con đường rộng như những trang sách và dài thẳm như những hàng chữ in”. Ghê quá, cái sự chơi chữ tiền chiến. Không vậy, sao Lăng Nhân Phùng Tất Đắc viết cả một cuốn sách về nghệ thuật chơi chữ. Cũng vui. Thành giai thoại hết. Có điều là nhà văn bây giờ không có được sự ung dung nhàn hạ ấy. Thời giờ nào cũng hữu hạn. Đề tặng thật ngắn. Kư tặng cho mau. Phải ra phi trường ngay.

 

Tháng tư. Tin đầu xóm : Thiên tài động đất Phạm Công Thiện, trong chung sống mới, sắp có một tí nhau đất động mới. Nhà thơ Cao Đồng Khánh, ngất ngưởng một ḿnh một cơi, đang làm đầu bếp tới ba tờ báo ở Houston. Viết ngày viết đêm. Thung Lũng Hoa Vàng San Jose từ tháng này có thêm hai nhật báo. Cộng với hai đă có, tờ Việt Nam, tờ Dân Việt, đứng đầu ở hải ngoại về số lượng báo ngày của một vùng. Miền Đông có thêm nhà xuất bản mới với nhà văn chủ tiệm Trần Phùng Linh Duyên. Nữ tài tử Kiều Chinh, khách mời danh dự của đại hội luật gia Á châu, bài diễn văn đêm khai mạc hô hào mọi sắc dân Á châu cùng đoàn kết lại được toàn thể hội trường đứng lên hoan hô nhiệt liệt. Và hoa anh đào đă, đă tàn trên bờ sông Potomac.

 

Sách mới. Không về Tháng Tư, nhưng chào đời trong tháng tư và là một trường hợp văn chương hi hữu. Penelope Faulker, một phụ nữ Anh, chính gốc thần dân Nữ Hoàng, sống với Việt, học tiếng Việt, nói tiếng Việt, tới thêm một nấc nữa, viết nổi văn Việt, vừa có cuốn Quê Nhà do Quê Mẹ xuất bản ở Paris. Tên Việt Nam của Penelope Faulker là Ỷ Lan. Cao lớn, mạnh mẽ, nhưng dáng điệu và tiếng cười thơ ấu, nói tiếng Việt thành thạo đến bật cười. Ỷ Lan Penelope đă từng lái xe cho đảng Quê Mẹ và tôi lang thang suốt đêm giữa Paris mùa thu. Tới ba, bốn giờ sáng c̣n tươi tắn như một nhành hoa sớm trong một quán rượu khu sông Seine tả ngạn. Rủ uống rượu uống. Rủ ra sân nhảy, ra. Khá vui. Đi theo cặp Thị Vũ, Phương Anh cùng khắp. Cho mọi vận động cho Quê Nhà, quê nhà Việt Nam, tên tập sách cũng là quê hương mới Penelope Faulker, tóc Anh Quốc vàng hoe nhưng áo dài Việt Nam óng ả đă nhận được với tất cả nhiệt t́nh và yêu mến.

 

Đọc lướt qua tập Quê Nhà vừa được gửi tặng. Thấy bút pháp ngay ngắn, văn thể sáng rỡ. Tuy chỉ là một số bài báo tường thuật những sinh hoạt những họp mặt, ngôn ngữ Việt vẫn nằm trong khuôn khổ, chưa có những kỳ ảo, chưa có những thân t́nh. Thế là được rồi. Từ từ. Để Anh Quốc sương mù theo kịp Việt Nam đũa son. Viết tới nơi hơn nữa, chắc chắn vậy. Về Việt Nam. Cho Việt Nam. Như tấm ḷng và t́nh yêu lớn của Ỷ Lan, giữa chúng ta đă là thế.

 

Trần Thanh Hiệp. Về nhé. Hẹn anh mùa thu này ở Paris. Đỗ Quư Toàn. Không ở được lâu hơn, ông cho tôi về Montreal trước. Nguyễn Ngọc Ngạn. Gặp anh lần này ít thời giờ quá. Bao giờ anh sang Ottawa? Thế Giang. Phải ra phi trường về Đức sáng mai rồi. Lệnh vợ. Anh có sang Âu Châu cố tới Dormund với em một chuyến. Cung Tiến. Mấy ngày ở Quận Cam vui thật là vui. Các anh tổ chức được một đêm diễn cho ḥa tấu khúc Chinh Phụ Ngâm của tôi ở Nam Cali, th́ vợ chồng tôi lại có dịp bay từ Minnesota sang Tiểu Saigon ăn nhậu. Và tháng tư của những họp mặt c̣n là tháng tư của những bắt tay tạm biệt, những vẫy tay giă từ, những hẹn ḥ gặp lại. Trái đất với cái nắng tháng tư rực rỡ đang chan ḥa trên nó quả là tṛn, thiệt tṛn. Và những nhà tương lai học trong cái hội Club de Rome danh tiếng hoàn vũ, khi nói rằng v́ những tiến bộ kỳ diệu của chuyển dịch, của truyền thống, trái đất chỉ c̣n nhỏ bằng một trái cam, Âu Châu là xóm trên, Mỹ Châu là xóm dưới, đă nói đúng một sự thật. Nó tṛn thật, nó nỏ thật. Khiến ngàn dặm cũng láng giềng. Khiến anh không phải măi măi một đầu sông Tương xa cách, em măi măi một cuối sông Tương thương nhớ. Khiến anh chị em văn nghệ từ trong nước đi ra ngoài nước, tan tác trên mọi ngă đường thế giới, nhưng định có họp mặt là có họp mặt, muốn có gặp lại là có gặp lại. Như mấy đoàn viên rất vui, ở miền Đông, ở miền Tây trong một tháng tư này. Mừng gặp lại các bạn. Chào các bạn trở về địa phương ḿnh. Trái đất tṛn. Và nhỏ. Nhắc lại với nhau như thế một lần nữa. Bạn ở chân trời nào cũng chỉ là xóm trên, tôi ở góc biển nào cũng chỉ là gần thôn xóm dưới. Và cái làng Việt Nam của những Xóm Thượng, Xóm Hạ, những thôn Đông, thôn Đoài không ngh́n trùng xa thẳm nữa nếu luôn luôn có thêm nhiều họp mặt nữa. Để trôi dạt th́ vẫn là trôi dạt. Nhưng vẫn chung một gịng, vẫn cùng một bến. Bởi những cơ hội gần nhau.

 

Mai Thảo

 

 

 

Sổ Tay Mai Thảo

Tháng 10 –số 112 /1991

Sổ tay tháng chín     

 

Tháng chín. Một thời tiết êm đềm và một khí hậu ấm áp, không riêng cho một vùng trời nào mà trên toàn khắp trái đất. Từ miền Đông tới miền Tây Hoa Kỳ. Từ Bắc Âu tới Đông Âu. Từ Nam Mỹ tới Trung Đông. Năm lục địa cùng trên dưới 80 độ thôi. Theo những bản tin về khí tượng toàn cầu chỉ riêng đài CNN có những thông báo từng ngày. Tháng chín.Những nụ cười tươi của ba tổng thống mới của ba quốc gia vùng biển Baltic bị sáp nhập vừa dành lại được độc lập, trên thềm ṭa Bạch Ốc. Cộng với bốn quốc gia nữa là bảy thành viên mới của Liên Hiệp Quốc, khiến tháng chín êm đềm c̣n là tháng phục hồi chủ quyền của những quốc gia nhỏ bé như một lời tuyên bố mới đây của Solzhenitsyn: “Bất kỳ một xứ sở nào dù nhỏ bé tới đâu cũng là một tạo thành của Đấng Tối Cao và cũng phải được tồn tại ngang hàng với những đại cường quốc.” Tháng chín. Thêm những thành quả mới cho một trật tự mới trong ḥa b́nh và sau Chiến Tranh Lạnh. Như Nga tuyên bố rút hết quân về ở Cuba. Như một số con tin đang được trả tự do ở Trung Đông. Như hội nghị đưa tới một nước Cam Bốt thống nhất và chấm dứt nội chiến đang vượt qua được những trở lực cuối cùng. Như đàm phán để chung sống trong ḥa b́nh giữa Do Thái và các quốc gia Ả Rập có nhiều hy vọng thực hiện hơn bao giờ hết. Nh phe kháng chiến Afghanistan thuận gặp Nga Sô để kiếm t́m giải pháp cho giă từ vũ khí. Vân vân. Tháng chín 1991 êm đềm đang chứng kiến một thế giới nói chung cũng muốn êm đềm như vậy. Qua mọi xung đột cần được giải quyết ở những bàn hội nghị, không nên ở những chiến trường nữa. Qua những cuộc đấu tranh, chỉ bằng h́nh thức bất bạo động, mà đă rực rỡ thành công. Và thêm với tháng chín trời đất êm đềm lại thêm những pho tượng thờ lănh chúa, lănh tụ của một thời đen tối bị giật xập xuống. Cho trẻ nhỏ leo lên đùa nghịch. Những giật xập ấy là những bằng chứng mới về những thể chế chuyên chính đă đích thực cáo chung. Cho nên nói thế giới bây giờ là sau Chiến Tranh Lạnh là đúng. Nói là sau Cộng Sản cũng đúng nữa. Mặc dầu một vài hang ổ cuối cùng của Cộng Sản vẫn c̣n tồn tại, dù cũng sẽ đổ xập. Như ở Trung Hoa Lục Địa. Như ở Cuba, như ở Việt Nam. Là mấy nơi tháng chín chưa thể coi được một tháng chín đẹp trời, mà c̣n đầy thiên tai và giông băo.

 

Nhân được tập kịch thơ Bến Nước Ngũ Bồ của Hoàng Công Khanh, nhà xuất bản Thế Giới in lại ở San Jose, với bài vào tập của Lê Văn Vũ Bắc Tiến. Tôi đă đọc tập kịch thơ dă sử này từ bên nhà và với Hoàng Công Khanh cũng có một số kỷ niệm chung sống khá tươi tắn. Đó là thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chúng tôi cùng ở Thanh Hóa, ngồi cạnh nhau trong mấy đại hội văn nghệ có tầm vóc toàn quốc với những đại biểu từ khắp các quân khu đổ về và từ trong ḷng địch đi ra. Cùng một lớp với những người như Sao Mai, Lê Đại Thanh, Quang Dũng, Bùi Hạnh Cẩn,v.v… Hoàng Công Khanh mạnh mẽ, vui tính, có một số chuyện khôi hài tiếng lóng thường kể những lúc trà dư tửu hậu khiến mọi người cười ḅ và tự hào về một cái vốn lư luận sắc nhọn có thể đương đầu với những người viết lư luận nổi tiếng lúc bấy giờ như Hải Triều, Nguyễn Đ́nh Thi. Ở đại hội nghệ sau cùng là đại hội quần tín trước khi chúng tôi cùng trở về Hà Nội trong cùng một thời gian với Sao Mai và Nguyễn Đức Quỳnh (cuối 1950, khi chân tướng Cộng sản đă hiện rơ) tôi là người trong thư kư đoàn phài chép lại tất cả những lời “tự thú” về quá khứ ḿnh của Hoàng Công Khanh, Vũ Đ́nh Liên, vân vân, để đảng đoàn địa phương gửi tất cả những băn tự thú này lên Trung Ương ở Việt Bắc. Để căn cứ vào những bản tự thú này, những nhà văn, nhà thơ này có được Trường Chinh và Tố Hữu chấp nhận hay không.

 

Không óng chuốt bằng kịch thơ Hoàng Cầm, hư ảo như kịch thơ Vũ Hoàng Chương, nhưng Hoàng Công Khanh cũng là một người làm kịch thơ dă sử xuất sắc, đặc biệt là vở nào cũng dễ dàn dựng, tập dượt để đem len sân khấu. Tôi gặp lại Hoàng Công Khanh ở Hà Nội. Định cùng Sao Mai mở lớp hướng dẫn văn nghệ nhưng không nổi, đành đeo cái máy h́nh làm cảnh trước ngực, săn tin cho các báo, mưu sinh qua ngày. Thanh Nam kể cho tôi, sau di cư 1954, tác giả Bến Nước Ngũ HồVề Hồ (chàng về Hồ Hán, thiếp về Hồ Tây) có vào Sài G̣n. Xin được biệt phái vào Nha Tâm Lư Chiến. Nhưng bất măn v́ cấp bậc không được như đ̣i hỏi sau đó, lại trở ra Hà Nội. Một sự trở ra được chứng minh sau đó là sai lầm đến độ thảm thương. V́ suốt từ đó tới giờ ở miền Bắc, Hoàng Công Khanh, như Hoàng Cầm đă bị Nhà Nước lạnh lùng bỏ mặc, gạt hẳn ra ngoài lề đời sống,những bài thơ hay nhất cũng không được chọn đăng vào bất cứ một tuyển tập nào. Vắn tắt là cấm viết, để cho rơi ch́m vào lăng quên.

 

Thêm về những trường hợp như Hoàng Công Khanh. Đó là: văn nghệ hải ngoại mở những đường giây liên lạc với người làm văn học sống ở Hà Nội, nhưng bị Đảng bạc đăi và khai trừ như Hoàng Cầm và Hoàng Công Khanh là điều rất nên nữa. Nhưng dựng lại những vở kịch thơ ấy như Bến Nước Ngũ Bồ của Hoàng Công Khanh, Kiều Loan của Hoàng Cầm th́ phải xét lại. V́ những chi tiêu nói riêng cho y phục, cho phông cảnh những vở kịch thơ dă sử này rất tốn kém. Và kịch thơ là một thể văn chương đă tàn tạ ngay từ cuối thời tiền chiến, rất khó ḷng c̣n tiếp nhận được sự hưởng ứng rộng răi của quần chúng thưởng ngoạn bây giờ. Như sân khấu cải lương vậy.

 

Thành phố Monterey Park là một đất đai ăn nên làm ra. Cho cặp vợ chồng nhà thơ Thái Tú Hạp, Ái Cầm. Với tờ Sài G̣n Times thấm thoát đă bốn năm, được coi là một trong mấy  diễn đàn có lợi nhuận cao nhất của báo chí Quận Cam. Được đà, c̣n mở nhà xuất bản Sông Thu nữa, với cuốn sách dịch vừa ra mắt của Ái Cầm là cuốn Băng Nhi của nha văn nữ Trung Hoa Quỳnh Dao. Từ lễ cầu siêu cho Phạm Đ́nh Chương ở chùa Việt Nam, Los Angeles, Kiều Chinh, Lê Trọng Nguyễn và tôi kéo về Monterey Park. Để rơi vào một cuộc họp mặt đánh dấu đệ tứ chu niên tờ Sai G̣n Times cùng với ra mắt sách dịch của Ái Cầm rất ư là sôm tṛ. Cả một nhà hàng. Hơn ba trăm thân hữu. Dàn nhạc,tŕnh diễn nữa. Chúng tôi cùng bị gọi lên sân khấu hết. Để nhận sách tặng. Để hợp ca bản Ly Rượu Mừng của Phạm Đ́nh Chương vừa nằm xuống. Và để chứng kiến sự chào mừng và tặng quà một số cựu tù nhân đă được tới định cư ở vùng Nam California, như nhà văn Duy Lam. Được mời lên trước máy vi âm, Duy Lam đă nói tới niềm an ủi lớn lao cho những tù nhân trở về từ những trại tập trung Cộng Sản. Đó là cảm t́nh và những giúp đỡ của đồng bào ở khắp nơi trong nước dành cho những người đă bị Cộng Sản giam giữ mút mùa từ năm 1975.

 

Ngày thứ ba, 17, tháng 9, vị chưởng lư của Liên Bang Sô Viết đang tan ră, đă hủy bỏ bản án kết tội phản quốc nhà văn được giải thưởng Nobel văn chương Alexander Solzhenytsyn. Bản án này khiến tác giả Quần Đảo Ngục Tù và Hành Lang Ung Thư đă bị tống xuất khỏi nước Nga, sống cuộc sống lưu đầy ở Thụy Sỹ, sau đó là Vermont, Hoa Kỳ. Thời gian gần đây, khi nhà nước Sô Viết với Goubacher, v́ sự thất bại của chuyên chính vô sản, đă phải thi hành chính sách cởi mở, vấn đề Solzhenytsyn có chấm dứt mười bảy năm biệt xứ, có trở về quê hương hay không, đă được đặt ra cho nhà văn đối kháng chế độ này, qua nhiều cuộc phỏng vấn. Và đều được trả lời: “Tôi chỉ trở về khi những cuốn sách bị cấm đoán của tôi ở Nga hết bị cấm đoán. Và cái quyền công dân của tôi được phục hồi hoàn toàn.” Sách của Solzhenytsyn đă hồi hương trước tác giả từ năm ngoái. Đă được lưu hành trở lại ở Nga. Giờ đến cái bản án kết tội phản quốc vừa được hủy bỏ. Th́ một ngày gần đây Solzhenytsyn sẽ trở về. Với lời nói trong lưu đầy của ông cuối cùng đă được thực hiện: tôi là một nhà văn chỉ muốn sống trên đất nước ḿnh mà thôi.

 

Điện thoại Trần Mộng Tú, từ Tây Bắc và có họ xa, báo cho biết nhà thơ minh hương Hồ Dzếnh đă từ trần. Thế là với Lưu Trọng Lư, thêm một nhà thơ nữa có tên tuổi và tác phẩm của gịng thơ tiền chiến ngày nào đă mất. Thời kỳ c̣n ở trung học, mới 14, 15 tuổi, tôi đă rất yêu những truyện ngắn Hồ Dzếnh mà Chân Trời Cũ là tập truyện đầu. Tới tập thơ Quê Ngoại, cũng yêu nữa. Hồ Dzếnh nằm trong số người viết hay cả ở văn xuôi, cả ở thơ. Như Xuân Diệu, thời tiền chiến thôi như Thanh Tâm Tuyền vậy. Nhiều mùa hè của một thiếu thời xa thẳm tôi đă thư từ với họ Hồ, lúc đó tá túc ở nhà xuất bản Á châu, gần Ô Yên Phụ. Hồ Dzếnh có chữ viết tuyệt đẹp. Những bài thơ đắc ư chép tay treo lên tường đẹp như những bức tranh. Thư viết cho đức học tṛ nhỏ tuổi sớm yêu thích văn chương ở tôi hồi đó, là chỉ dẫn tôi một số điều nên có cho bất cứ một khởi viết muốn tốt đẹp nào. Như phải chịu khó đọc, đọc càng nhiều càng tốt. Đọc như học vậy. Như học cú pháp, văn thể của những nhà văn có tài, xem hay như thế nào. Để có một kim chỉ nam tốt cho văn thể và bút pháp ḿnh. Tập dịch văn chương người nữa, nếu có được một cái vốn ngôn ngữ. Và một lời khuyên, rất Hồ Dzếnh, tôi c̣n nhớ măi: “ Nhưng nếu thấy ḿnh không có khả năng th́ thôi đi, văn chương không phải là một tội đồ, đừng theo đuổi nếu biết ḿnh không theo đuổi được.” H́nh ảnh tôi giữ được về Hồ Dzếnh tới giờ vẫn là một h́nh ảnh đẹp. Khi đă được quen biết, cùng ông đi lang thang qua mấy thành phố Hưng Yên, Thanh Hóa trong chiến tranh tiêu thổ trường kỳ, đă bị san thành b́nh địa.

 

Nếu tuyển tập nhiều tác giả viết về một nữa tài tử điện ảnh là cuốn Kiều Chinh, Hà Nội, Sài G̣n, Hollywood đang được nhiều người khen ngợi th́ một nữa minh tinh của màn bạc Hollywood cũng vừa cho xuất bản một cuốn hồi kư gây nhiều tiếng vang. Với cái tựa sách ngắn cụt, độc một chữ là “Tôi” đó là hồi kư ngôi sao “lăo bà” Katharine Hepburn. Lăo bà, v́ năm nay Katy đă 82 tuổi. Và vẫn sống khỏe mạnh, sống phây phây ở một biệt thự yên tĩnh giữa trung tâm Mahattan, New York.

 

Được nhà báo Pháp Jean Francois Josselin của tuần báo Le Nouvel Observanteur phỏng vấn, bà già gân 82 tuổi đă trả lời về nhiều điều khá lư thú. Như bà chỉ ở miền Đông thôi, rất ghét California: “Nhiều mặt trời quá, tôi chịu không nổi cái nắng Cali. Quanh năm chói lọi”. Như bà công nhận một thời có một số phim bà thủ vai chính làm cho mấy hăng sản xuất sạt nghiệp. Nhưng thêm: “Tuy vậy, cũng có nhiều phim tôi đóng giúp họ hốt bạc chứ bộ”. Với Katy, những diễn viên xứng đáng với mỹ từ “đại minh tinh” chỉ có thời trước đây thôi. Như Spencer Tracy, Clark Gable. Như Marilyn Monroe. Bây giờ không có, v́ điện ảnh đă thay đổi. Về những bạn thân tửu đồ, uống rượu như hũ ch́m và đó là điều đáng buồn, th́ Katy kể một lô, từ Spencer Tracy, Humphrey Bogart, đến John Huston, John Ford,John Wayne, vân vân.  Khởi sự là một diễn viên sân khấu mờ nhạt cho tới khi trở thành một minh tinh hàng đầu, Katharine Hepburn từng được gọi là bà Hoàng của Hollywood một thời. Và ai muốn biết rơ lịch sử điện ảnh Hoa Kỳ nửa thế kỷ vừa qua chỉ cần đọc hồi kư “Tôi”.

 

Linh tinh. Bích sơn, một trong những khuôn mặt sáng chói của sân khấu cải lương miền Nam ngày trước, đă đoàn tụ với gia đ́nh ở Pháp. Hai tập truyện ngắn mới phát hành tháng này: Chỗ Tiếp Giáp Với Cánh Đồng của Khánh Trường và Thư Không Người Nhận của Hoàng Khởi Phong. Cũng đă in xong và phát hành tháng này: Thành Phố Trong Hồi Tưởn, tùy bút Trần Hồng Châu và Đi Với Về Cùng Một Nghĩa như nhau, thơ Du Tử Lê. Triển lăm những họa phẩm mới vẽ của Đinh Cường ở Montreal, Canada. Đạo diễn Elia Kazan, đứng vào hàng đại đạo diễn điện ảnh hai thập niên 40 và 50, cũng là một nhà văn lớn, đă tạ thế. Nhà thơ Trần Thiện Hiệp, ở tiểu bang Washington, phát hành tập thơ thứ hai Mặt Trời Lưu Vong, Văn Đàn xuất bản. Đêm nhạc Trần Đ́nh Quân đă được thực hiện ngày 29, tại pḥng triển lăm Thế Kỷ, khu Little Sài G̣n, thành phố Westminster. Tạp chí Hơp Lưu, đặt ra vấn đề giao lưu giữa nhiều gịng văn hóa khác biệt và ở trên mọi thể chế chính trị, phát hành số ra mắt.

 

Một chi hội văn nghệ vừa được thành h́nh ở Houston,Texas. Đó là hội Văn Bút Nam Hoa Kỳ. Với ban chấp hành gồm có bác sỹ Nguyễn Đ́nh Phùng, chủ tịch, nhà văn Nguyễn Văn Sâm, phó chủ tịch, nhà văn nữ Điệp Mỹ Linh, tổng thư kư và thủ quỹ Nguyễn Nguyệt Ánh. Với sự hợp tác của nhà thơ Cao Đồng Khánh và nhiều anh chị em văn nghệ ở Houston. Ở một lần nói chuyện điện thoại với Cao Đồng Khánh, tôi được biết một trong những mục tiêu chính của Văn Bút Nam Hoa Kỳ là đấu tranh đ̣i trả tự do cho những văn nghệ sỹ c̣n bị cầm tù ở Việt Nam, và t́m cách liên lạc và trợ giúp cho gia đ́nh những văn nghệ sỹ ấy . Tạp Chí Văn rất hoan nghênh mục đích vừa cần thiết vừa thiết thực này. Một tuần sau, được điện đàm với bác sỹ Phùng, tôi có góp ư kiến về một số cách thức trợ  giúp những gia đ́nh văn nghệ sỹ c̣n bị cầm tù ở bên nhà, qua kinh nghiệm một số việc đă làm trên tinh thần này của văn nghệ và báo chí vùng Nam California. Như những họp mặt bán sách, những hội diễn âm nhạc, những Cây Mùa Xuân trong dịp Nguyên Đán, vân vân. Với tiền bạc, hoặc những thùng quà gửi về một cách kín đáo, né tránh hết mọi phô diễn, để những gia đ́nh bên nhà không bao giờ bị liên lụy. Bởi v́ nước Cộng Sản rất hằn học với những tương trợ của hải ngoại gửi về cho người trong nước. Và như thế, từ 16 năm nay.

 

Bị áp lực của những tổ chức nhân đạo, nhân quyền trên toàn thế giới, mấy năm gần đây, Hà Nội đă buộc phải trả tự do cho một số trí thức, quân nhân, văn nghệ sỹ chúng giam cầm trong những trại tập trung là cái hệ thống quần đảo ngục tù rùng rợn rải rác trên toàn cơi Việt Nam, từ sau 1975. Nhưng vẫn c̣n một số, hàng chục ngàn người vẫn bị cầm tù. Thêm một số được phóng thích rồi bị bắt giữ trở lại. Như nhà thơ Tô Thùy Yên, nhà văn Doăn Quốc Sỹ. Cho nên vấn đề vận động, đấu tranh cho những người c̣n bị tước đoạt quyền sống ở trong nước vẫn phải đặt ra. Vẫn phải thực hiện. Không dưới h́nh thức này th́ dưới h́nh thức khác. Như một trách nhiệm hàng đầu của tập thể lưu vong ở hải ngoại. Trên sự thể này, Sổ Tay rất hoan nghênh Hội Văn Bút Nam Hoa Kỳ vừa được thành lập ở Houston. Với một ban chấp hành phần lớn là thân hữu và những nhà văn, nhà thơ đă có những hợp tác thân thiết với văn trong nhiều năm qua.

 

Bằng những bích chương trên những v́ tường, những thông báo trên nhiều tờ báo, mặc dầu mới chỉ đang vầng trăng Trung Thu vằng vặc trên đầu, những hội chợ tết trong khu Tiểu Sài G̣n thuộc thành phố Westminster, đă được khởi sự tổ chức cho Nguyên Đán sắp tới. Năm ngoái đă vậy. Cũng vậy, năm nay. Một tiến hành sớm, có nhiều thời gian trước mặt, bao giờ cũng là một tiến hành tốt. Để mọi thực hiện được chu đáo v́ có đủ thời gian. Những buổi sáng, ngồi uống cà phê với anh em báo chí trong khu Tiểu Sài G̣n lấp lánh nắng sớm, nh́n những bích chương về Nguyên Đán, tôi thấy Tạp Chí Văn cũng đă phải đứng trước một sửa soạn thực hiện vào lúc cuối năm. Như đă mười năm nay. Như từ khi tạp chí tục bản. Đó là một số báo đặc biệt. Đó là Giai Phẩm Xuân cho một Nguyên Đán nữa đă gần. Nghĩ thầm: chóng mặt, mới cái Tết âm lịch năm ngoái, với giai phẩm có h́nh b́a của họa sỹ Khánh Trường. Và đă sắp phải nghĩ tới một mẫu b́a mới, những thơ, truyện mới, cho một giai phẩm mới.

 

Thời gian nào qua mau nhất? Thật ra  năm tháng nào cũng có một chiều dài như nhau. Nhưng cái cảm tưởng vùn vụt của thời gian qua mau, thời gian chớp mắt, thứ thời gian “thoắt đà mười mấy năm trời” như một lời thơ Nguyễn Du trong Đoạn Trường Tân Thanh, ta không hề cảm thấy với những tháng năm c̣n sống trên đất nước ḿnh. Mà chỉ từ sau 1975. Chỉ từ lưu vong, chỉ từ quê người mà thôi. Đó là thứ thời gian vô tính. Nó không tạo cho người những dấu mốc cần có. Để nh́n trở lại. Về những chặng đường đă qua, ở đó có những hành tŕnh, những thực hiện. Những buồn vui đă có và những kỷ niệm muốn giữ nữa. Với tương lai, thứ thời gian hải ngoại bay biến này cũng không đưa tới một cái nh́n nào về một chân trời trước mặt. Giống như nó là một gịng sông chảy băng băng mà không có một bến bờ nào. Một khoảng trống, một khoảng trống hoàn toàn, ở đó ngày tháng cứ nối tiếp qua đi và ngày tháng ở ngoài ta, không phải là ta. Quư bạn có thấy như vậy không, thứ thời gian chúng ta tưởng mới chỉ hôm qua mà đă mười sáu năm rồi đó.

 

 

Mai Thảo

 

© 2008 gio-o