nhân giỗ ngày mất

của nhà văn Mai Thảo

10 tháng 1 năm 1998

 

 

MAI THẢO

 

MẶT PHẲNG

 

tuỳ bút

 

 

 

Người thành phố chúng ta, hồi tưởng lại những ngày chính biến sôi động đưa tới h́nh thành chính thể mới c̣n nhớ măi cái cảm giác lấp vướng ngột ngạt của một tầm mắt tức tối th́nh ĺnh lại án ngữ. Khi một loạt những chùm tượng lính biểu trưng cho từng binh chủng, chỉ sau một đêm đă đồng loạt mọc, kín khắp cả bùng binh và những công trường. Nhễ nhại dưới nắng, uy nghi trên cỏ, ngất ngưởng trong cây, những công tŕnh điêu khắc ấy, nói chung những ngày đầu có phần nào đă bị những cặp mắt qua đường ngắm nh́n như những g̣ đống kim khí kềnh càng chướng nghịch. Hiện hữu đột ngột của tượng có phần nào hủy hoại đi cái đẹp cân đối dịu dàng đă quen thuộc nhiều ngày của những khoảng trống cũ. Cảm giác bất thiện cảm với tượng bấy giờ có. Có thực. Không phải v́ những h́nh dáng dũng cảm của tuyến đầu và của tiền đồn ấy không xứng đáng phô bày trước tầm mắt và kiến trúc phố phường. Trái lại. Trong mỗi gia đ́nh Việt Nam, đều đă có những mái đầu ra trận. Cuối một con đường độc đạo, dưới một nóc lô cốt biên thùy, bằng tao ngộ chiến giữa rừng, bằng phục kích trong đêm, bằng chuyển quân dưới nắng, từng ngày từng giờ đều có những người lính trẻ của chúng ta ngă xuống. Ngă xuống, cho những người khác sống. Với thủ đô an toàn, v́ có những ṿng đai pḥng ngự thịt xương vây bọc, sự có mặt của tượng là một cần thiết. Mang một tác dụng tốt, một nhắc nhở cần. Nhắc nhở đất nước chúng ta vẫn lửa đạn kín trùm. Và người hậu phương nh́n tượng và thấy tượng, không thể lăng quên rằng một phía Việt Nam có thể đă an toàn, vẫn mười phía khác của Việt Nam là chiến hào và mặt trận. Ghi lại cái cảm giác lấp vướng ngột ngạt của một tầm mắt th́nh ĺnh bị án ngữ bởi vậy chỉ là nói đến cái hiện tượng của một thói quen bị xô chuyển mà thôi. Đời sống và tâm hồn người như thế. Một kết thành thường trực của những thói quen. Trong cái mớ những thói quen đúc lại thành khuôn, gấp lại thành nếp, có những thói quen rất tốt lành, có những thói quen cực kỳ nguy hại.

 

Một buổi sáng của tuần lễ này, đi ngang qua con đường Tôn Thất Thiệp, tôi đă đứng lại, khoảng nửa giờ, trước một ngôi nhà bị pháo kích sau lúc không giờ của đêm hôm trước. Sau một thời gian tương đối im tỉnh, không phận thành phố và giấc ngủ của những người trong chín quận luôn mấy đêm liền lại bị dấy động bởi những tiếng nổ long trời lở đất vang lên. Địch tạm nghỉ mà thôi, Địch chưa ngừng khủng bố. Trong những śnh lầy tối tăm của những ven đô chưa kiểm soát, suốt bấy lâu im hơi mà kỳ thực là phá hoại vẫn chờ ŕnh. Khủng bố tạm nín thinh vài tháng, mấy đêm nay lại xuất đầu lộ diện. Cuộc chiến không pḥng tuyến vẫn giữ nguyên h́nh thái cũ. Nó yên một nơi này. Để động một nơi khác. Quy luật và h́nh thái bất biến của xâm nhập cài răng lược là như vậy. Và thành phố lại đă trở thành mục tiêu đầu mùa cho những đường lửa hỏa tiển rớt xuống phố phường thủ đô những tan nát và những kinh hoàng qua không gian. Ngôi nhà tôi dừng lại trước nó, một trái hỏa tiễn đă xuyên từ mái xuống. Và nổ. Và phá. Gạch ngói tan nát mang h́nh thể rùng rợn của một vết thương lớn. Một chiếc cầu thang sập. Những trần nhà tan tành . Những kèo gỗ cụt đầu lủng lẳng treo bên cạnh những ḷng máng gẫy gập. Sức hủy phá kinh hoàng biến những mảnh vỡ thành mũi nhọn, những mảnh vỡ ấy ném khắp bốn phía làm rụng những khung kính, làm nứt những vỉ tường của nhà cửa chung quanh. Người trong phố kể cho tôi hay là đă có những người bị thương đêm qua xe hú c̣i mở hết tốc lực  chở vào bịnh viện.

 

Một nửa giờ đứng lại trước ngôi nhà bị pháo kích, tôi đă thấy bên cạnh tôi, một số người qua đường cũng đứng lại theo. Hợp thành một tốp người hiếu kỳ trên hè đường và dưới ngày rực rỡ chúng tôi ngắm nh́n cái cảnh tượng phá hoại ghê khiếp c̣n phơi bầy nguyên vẹn trước mắt, đă bàn tán thật hăng hái sôi nổi đến cái sức ép của không khí vô h́nh gây thành sức công phá mănh liệt khôn lường, kể lẫn cho nhau nghe những ngôi nhà đổ và những người chết khác của trận pháo kích đêm qua. Giờ chúng tôi đứng nói chuyện trước ngôi nhà đổ, cũng là giờ hấp hối của những người đang quằn quại trên bàn giải phẫu, giờ mà một gia đ́nh này hay một gia đ́nh kia không c̣n nữa, một đời sống này đă mất, một hạnh phúc nọ không c̣n, giờ của những chiếc xe tang lăn bánh từ từ đưa những tử thi tới những ḷng huyệt.Và những tấm khăn xô lại buộc lên những mái tóc. Và những tiếng khóc đă thay cho những tiếng cười. Và những khổ đau mới và những bất hạnh mới lại đă chảy lan thành hằng hà nước mắt. Điều lạ lùng mà tôi nhận thấy ở chính tôi và những người cùng đứng lại trước ngôi nhà bị pháo kích như tôi là thảm trạng bởi tái diễn nhiều lần, có như là một cảnh tượng đă quá chừng quen mắt. Ngôi nhà bị phá đổ. Rồi ngôi nhà sẽ được xây dựng lại. Như cũ. Những người đă bị thương và đă chết đêm qua chỉ là những con số mới cộng thêm vào những thương vong chồng chất đă trăm ngh́n. Tiếp nhận bất hạnh đă thành một thói quen. Phản ứng trước bất hạnh bởi vậy, từ xúc động, từ đau đớn phẫn nộ đă trở thành thản nhiên và b́nh tĩnh. Tôi không c̣n nh́n thấy một khuôn mặt bàng hoàng. Tôi không c̣n ngó thấy một tṛng mắt căm phẫn. Thói quen, cuối cùng đă giết chết mọi phản ứng. Và cuối cùng là, người ta đă thản nhiên. Trước thảm kịch. Trước tội ác và trước một bất hạnh.

 

Sự thản nhiên, trên một ư nghĩ nào, là một dấu hiệu tốt đẹp của trưởng thành. Sống giữa những bất hạnh liên tục và trùm đầu bây giờ , đ̣i hỏi ở từng người một thái độ trầm tĩnh. Và những xúc động quá khích có khi chỉ là những biểu tỏ xao xuyến của những thần trí dễ dàng bị lay chuyển và bị giao động. Nhưng điều đáng lo ngại là một số thói quen nguy hại đang đẩy dần từng người chúng ta đến một thản nhiên nguy hại, chừng nào đứng trước một bất hạnh, chúng ta hết thấy đau đớn. Chừng nào đứng trước một tội ác, chúng ta hết thấy phẫn nộ, chừng nào đứng trước bạo động, phá hoại, bất công, đàn áp, trước những cái tốt bị những cái xấu hủy diệt, mà chúng ta không c̣n xúc động không c̣n phản ứng, th́ khi đó, anh có thể tin là giờ tận thế của con người và của nhân loại đă bắt đầu.

 

(KH số 50)

 

 

Mai Thảo

 

 

Mặt Phẳng của nhà văn Mai Thảo  -  lần đầu tiên xuất hiện trên báo Khởi Hành - do nhà văn Viên Linh chủ biên ở Sài G̣n trước 1975.

 

Được báo Thư Quán Bản Thảo do nhà văn Trần Hoài Thư sưu tầm từ các thư viện của các đại học lớn ở Hoa Kỳ, cho in lại vào số đặc biệt Tạp Chí Khởi Hành và Những Hoài Niệm Số 62-Tháng 12-2014.

 

Mai Thảo 1927-1998,  nhà văn Miền Nam 1955-1975,  nổi tiếng viết nhiều tiểu thuyết  bằng một lối văn bay bướm riêng. Ông được nhắc tới nhiều nhất với tập thơ Ta Thấy H́nh Ta Những Miếu Đền, do nhà Văn Khoa xuất bản ở Hải Ngoại năm 1989. Nhưng Mai Thảo c̣n là nhà văn quan trọng ở vai tṛ sáng lập nhóm Sáng Tạo và điều hành tờ Văn ở trong nước và hải ngoại cho đến năm ông qua đời tại California 1998. 

 

 

 

http://www.gio-o.com/MaiThao.html

 

 

© gio-o.com 2015