SUY NIỆM "KHÁT NƯỚC"

Qua bài thơ

"Canh Thức Cùng Thơ Mộng"

của Lê Thị Huệ

Joseph NGUYỄN THANH SƠN

Phúc Âm Gioan chương IV ghi lại câu chuyện tuyệt hay: Đức Giêsu xin phụ nữ thành Samarita -- Thành ngoại đối với người Do Thái -- nước uống; nhưng qua nước uống vật chất, Ngài tiết lộ cho chị "nuớc uống hằng sống".

Đức Giêsu bỏ miền Giuđê mà trở lại miền Ga-li-lê. Do đó,

người băng qua Sa-ma-ri. Vậy, Người đến một thành xứ Sa-ma-ri,

tên là Xy-kha, gần thửa ruộng của ông Gia-cóp đã cho con là ông

Giu-se. Ở đấy, có giếng của ông Gia-cóp. Người đi đường mỏi

mệt, nên ngồi xuống ngay bờ giếng. Lúc đó vào khoảng mười hai

giờ trưa

Có một người phụ nữ Sa-ma-ri đến lấy nước. Đức Giê-su nói

với người ấy: "Chị cho tôi xin chút nước uống!" Qủa thế, các môn

đệ của Người đã vào thành mua thức ăn. Người phụ nữ Sa-ma-ri

liền nói: "Ông là người Do-thái, mà lại xin tôi, một phụ nữ Sa-ma-ri

cho ông nước saỏ" Qủa thế, người Do-thái không được giao thiệp

với người Sa-ma-ri. Đức Giê-su trả lời:

"Nếu chị nhận ra ân huệ Thiên Chúa ban,

và ai là người nói với chị:

"Cho tôi chút nước uống",

thì hẳn chị đã xin,

và người ấy ban cho chị nước hằng sống."

Chị ấy nói: "Thưa ông, ông không có gầu,

mà giếng lại sâu. Vậy ông lấy đâu ra nước hằng sống?

Chẳng lẽ ông lớn hơn tổ phụ Gia-cóp chúng tôi, là

người đã cho chúng tôi giếng nàỷ Chính Người đã uống

nước giếng này, cả con cháu và đàn gia súc của Người

cũng vậỵ" Đức Giê-su trả lời:

"Ai uống nước này

sẽ lại khát

Còn ai uống nước tôi cho,

sẽ không bao giờ khát nữa .

Và nước tôi cho

sẽ trở thành nơi người ấy

một mạch nước vọt lên

đem lại sự sống đời đờị"

Người phụ nữ nói với Đức Giê-su: "Thưa ông, xin ông cho

tôi thứ nước ấy, để tôi hết khát và khỏi phải đến đây lấy nước."

Người bảo chị ấy: "Chị hãy gọi chồng chị, rồi trở lại đâỵ"

Người phụ nữ đáp: "Tôi không có chồng." Đức Giê-su bảo:

"Chị nói: "Tôi không có chồng là phải, vì chị đã năm đời chồng

rồi và hiện người đang sống với chị không phải là chồng chị.

Chị đã nói đúng." Người phụ nữ nói với Người: "Thưa ông, tôi

thấy ông thật là một ngôn sứ..."


Chúng ta có thể hiểu "nước hằng sống" là mạc khải hoặc giáo huấn của Đức Giê-su (Cựu ước dùng hình ảnh nước để chỉ Đức Khôn Ngoan của Thiên Chúa ban sự sống) . "Nước hằng sống" cũng có thể là Thánh Thần do Đức Giêsu thông ban.

Vậy giáo huấn của Đức Giêsu qua hình ảnh "nước hằng sống" là gỉ. Sau khi nghe Ngài trả lời:

"Ai uống nước này, sẽ lại khát.

Còn ai uống nước tôi cho,

sẽ không bao giờ khát nữa .

Và nước tôi cho sẽ trở thành nơi người ấy

một mạch nước vọt lên, đem lại sự sống đời đờị"

Người phụ nữ nói với Ngài:

"Thưa ông, xin cho tôi thứ nước ấy, để tôi hết khát và khỏi phải đến đây lấy nước

Ngài bảo chị ấy:

"Chị hãy gọi chồng chị, rồi trở lại đâỵ"

Người phụ nữ đáp:

"Tôi không có chồng"

Đức Giêsu bảo:

"Chị nói: 'Tôi không có chồng' là phải, vì chị đã năm đời chồng rồi, và hiện người đang sống với chị không phải là chồng chị. Chị đã nói đúng."

Qua cuộc đối thoại hi hữu này, đức Giêsu không có ý làm cho người phụ nữ no thỏa cái khát tự nhiên của chị ( to quench her natural thirst), nhưng sâu xa hơn và quan trọng gấp ngàn lần hơn, Ngài hiến tặng chị sự giải thoát khỏi cái dục tình giằng cột thê thảm đời chị (to deliver her from sexual thirst).

Hình ảnh người phụ nữ Samaria với khao khát tình dục ấy vẫn còn được lung linh họa hình ở mọi thời đại, như trong thi phẩm "CANH THỨC CÙNG THƠ MỘNG" mà tôi do duyên cơ trời đất đã đọc được khi viết những giòng suy nghiệm này. (Sau khi yêu thương tỉnh thức tôi dậy từ mùa đông của bóng tối, cô đơn và khổ đau của đời tôi, Thượng Đế ban cho tôi nhiều thông tuệ thần kỳ -- the mystical insights. Tôi phận hèn ngàn đời cúi đầu cảm tạ Ngài. )

Tri ân thi sĩ Lê Thị Huệ -- người tôi chưa được diện kiến -- đã tặng nhân gian, và cho chính tôi những giòng thơ tuyệt đẹp mà tôi đã đọc đi thưởng lại nhiều lần. Sự thật tôi đã không đọc tác phẩm của chị như độc giả bình thường, tôi ngoạn nó như cách của thiền sư ( bởi tôi chỉ là linh mục, chứ chưa bao giờ là thiền sư), nghĩa là "tĩnh lự" nó, nói rõ hơn, tôi suy tư nó trong im lặng

Thi phẩm của nhà thơ nữ Việt Nam hôm nay không những có rất nhiều cái vẻ đẹp, nhưng nó còn chứa đựng những tư tưởng cao cả làm quà tặng cho đời, cách riêng cho các kẻ đang sống trong bến mê "khát ái". Phải, những tư tưởng cao cả ấy gói trọn trong đoạn cuối cùng của bài thơ

Chiều thứ sáu tròn trăng

Con nước bạc chon von.

Mộng đuối sức trầm mình.

Còn người đàn bà ngồi nắn nót mãi những câu thợ

Một mình, em vẫn có thể đến đấy

vào những chiều thứ sáu

Để CANH THỨC MỘT HỒI CHUÔNG

Tôi mạn phép chị để viết in năm chữ sau cùng: "Canh thức một hồi chuông". Hồi chuông ấy có thể vọng lại từ một ngôi chùa ở thôn quê chúng ta vào những giờ thanh tịnh, hay vang dội từ một giáo đường thành phố chúng ta trong sáng sớm thức dục tín hữu tỉnh thức đến thờ phượng. Kẻ tội lụy đến mấy đi nữa, như : "Trong xác thân ùn đủi những giếng sâu thèm muốn" Của người phụ nữ Việt Nam, hoặc như : "Chị đã năm đời chồng rồi, và hiện người đang sống với chị không phải là chồng của chị ...." của phụ nữ Samaria, mà biết "canh thức một hồi chuông", thì tôi vui mừng xác quyết rằng người ấy đã trở nên thánh nhân, dù không được trần thế tấn phong! Một nhà tư tưởng tôi quên mất tên đã nói : "Sa ngã là con người, chỗi dậy là thần thánh" -- "Failing is human, conversion is divine".

Nếu cứ tiếp tục uống nước thèm muốn dục tình: "Có bao năm chớp nhá miết đường vi­ễn liên tình ái. Đã trở thành thành thắm thiết xoắn xiết đời nhau", chúng ta sẽ lại khát mà thôi : "Tiếng kèn đồng nứt nẻ từ lòng đất. Vẫy khẽ vờn vàn ve vuốt".

Ngược lại, nếu biết dừng lòng thèm muốn dục tình mình, "Rồi chúng ta bước dậy lớn ra" khỏi nó, chúng ta sẽ lãnh nhận nước hằng sống của Đức Giêsu, và nếu uống nó, chúng ta "sẽ không bao giờ khát nữa".

Linh Mục Joseph NGUYỄN THANH SƠN, DCCT

4-29-95
Trích "Từ Cát Đá Nở Hoa"
Nhà xuất bản Thánh Linh,
Fountain Valley, Ca. 1996

 

Đọc SUY NIỆM "KHÁT NƯỚC" của Linh mục NGUYỄN THANH SƠN

Vũ Hồng

Portland ngày 12/6/1995

Cha đáng kính và đáng mến

Chăc cha cũng ngạc nhiên khi nhận được lá thư xa lạ này, nhưng xin Cha cứ đọc vì biết đâu lại : "Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ ... " Cha qúy mến, con nhận được lá thư của nhà xuất bản Thánh Linh, nhờ đó con mới biết Cha. Con cũng không nghĩ rằng trên đời này có những cái ngẫu nhiên, con tin như thế, vì một sợi tóc của con người, đối với chính con người đó cũng chẳng là cái gì, priceless, mà vẫn được Đấng yêu thương chăm sóc để ý đến no (Mt10,30), huống hồ sự được thông tin giữa hai con người, phải không, thưa Cha

Con cũng phải cám ơn Chúa, đã cho con đọc một tác phẩm tuy ngắn, nhưng có thể nói là tâm huyết của Cha, đó là : KHÁT NƯỚC. Sau đó, con cũng rất biết ơn tác giả, đã dàn trải lòng mình ra những trang giấy vô tri, nhưng, nhờ những tâm tình đau buốt, mà làm cho cái vô tri ấy trở thành có hồn; con cám ơn Cha cũng như Cha dã tri ân thi sĩ Lê Thị Huệ --- như cha nói "Người tôi chưa gặp một lần, (nói văn hoa) diện kiến --- Con, sau khi đọc KHÁT NƯỚC, cũng thấy tâm hồn mình gặp tâm hồn tác giả ở một tụ điểm :"Tôi đã không đọc tác phẩm của Nguyễn Thanh Sơn như một độc giả bình thường, tôi ngoạn nó trong suy tư im lặng của sư im lặng mênh mông tình yêu, tình yêu của một con người, Giêsu Kitô, vì tôi là một tín hữu, nói nôm na, tôi là kẻ tin."

Cha kính mến, bài Khát-Nước là một bão tố, những đợt sóng cuồn cuộn ở trong lòng tác giả; cái tuyệt diệu của tác phẩm là ở chỗ đó, những chữ viết toát ra từ hơi thở của con tim, chứ không bằng kiến thức lạt lẽo của trí óc. Con nói đến sóng ở trong lòng bởi vì nhớ đến "một cuộc ti­n đưa" của một thi sĩ tiền chiến; trong bài thớ ấy có hai câu thật hay:

Đưa người ta không đưa sang sông

Mà sao có tiếng sóng ở trong lòng (Thâm Tâm)

Nói đến sóng ở trong lòng, bởi vì - "những giòng thơ tuyệt đẹp mà tôi đã đọc đi thưởng lại nhiều lần-" có sóng, thật sự có sóng :

Đẩy cho đến tận cùng những rung động

Nghe sóng reo hò vô vọng

Nghe ghềnh đá hắt thở .... (Lê Thị Huệ)

Khủng khiếp thật! Nghe được ghềnh đá thở, bài thơ của Lê Thị Huệ còn mãnh liệt hơn bài thơ Tống Biệt của thi sĩ tiền chiến Thâm Tâm nhiều. Thơ có lửạ

Nhờ bài Khát-Nước, con ch¡c ch¡n tác giả Nguyễ­n Thanh Sơn là Linh mục, nhiều người cũng nói như thế, nhưng chính tác giả nói không thể sai chạy, vậy xin đặt một câu hỏi hơi táo bạo: "Thưa cha Thanh Sơn, đã bao giờ Cha yêu chưa"

Hỏi như vậy bởi vì con thấy Cha có một cái nhìn bất công với hai người phụ nữ trong kinh thánh : 1. Người phụ nữ Samaria, 2. Người nữ ngoại tình ở Yêrusalem. Một người được tác giả Thanh Sơn gọi là : "Người đàn bà đáng yêu của tôi" Một người lại được tác giả gọi là : "Người phụ nữ khát dục tình."

Trong bản dịch Kinh Thánh Nguyễnb Thế Thuấn thì viết :

1. "... Đức Yêsu bảo : .... Vì chị đã năm đời chồng ...." (Yn 4,18)

2. "... dẫn đến một phụ nữ ngoại tình bị bắt quả tang, ..... Đức

Yêsu nói: ... Đi đi! va từ nay đừng phạm tội nữa" (Yn 8,3.116)

Đức Yêsu nói với lady của Samaria : "Chị có năm đời chồng." Còn với người nữ Yêrusalem: "You may leave, but do not sin again." Một người nữ ăn nằm với năm đời chồng và một người không ăn nằm với chồng, mà lại chăn gối với người đàn ông khác, thì: Ai đáng yêu hơn aỉ

Đó là câu con hỏi cho vui thôi, không hề có ý khúc mắc, nhưng theo con nghĩ : Trước tình yêu, xin nhắc lại : "Tình yêu," trái tim con người Yêsu, hai người đàn bà đều đáng thương như nhau, và cả hai đều đối tượng được Đức Yêsu yêu mến

Đối với con người, những gì chúng ta thích, chúng ta hạp nhãn, hạp lòng, thì chúng ta muốn chiếm hữu cho được; nếu chưa chiếm được, nhất định phải theo đuổi, say mê theo đuổi, thao thức theo đuổi, ngây ngất theo đuổi, và ta gọi đó là tình yêu. Các thi sĩ văn nhân cũng đã đi vào qũy đạo mê lầm đó :

"Hôm nay lạnh mặt trời đi ngủ sớm

Anh nhớ em, em hỡi, anh nhớ em ...

Anh nhớ em anh nhớ hình, anh nhớ ảnh

Anh nhớ em anh nhớ lm em ơi ... (Xuân Diệu)

Nhưng khi mái tóc không còn xanh nữa, mắt nàng không trong như hồ thu nữa , khi mà ngực đã lép vai đã gầy thì sẽ thấy: "Vợ mình xấu .. (văn mình thì hay), nghĩa là hết sở thích thì hết yêu

Người ta d­ễ lẫn lộn cái S E X và L O V E (Tính dục và Tình yêu). Sex thu hút hai người khác phái một cách mãnh liệt. Một người đàn ông nhìn thấy một hình lõa thể của bất cứ người đàn bà nào, dù người ấy không phải vợ mình, cũng thấy bị rung động; một thiếu nữ đến tuổi trăng tròn, thích soi gương, thích trang điểm, dễ­ đỏ mặt khi tiếp xúc với bạn trai, như vậy là sex. Một người đàn bà bị ăn nằm với người mình căm ghét mà vẫn có thai, đó là sex.

Tình yêu không như thế, khác hẳn, trong tình yêu có sex, nhưng có sex không thôi, không phải là tình yêu; nhiều đôi nam nữ say nhau vì sex mà cứ tưởng rằng mình đang yêu nhau tha thiết; cứ thử chiếm đoạt được nhau một thời gian xem, chán nhau ngay. Tình yêu chân chính khi hết còn hấp lực của sex mà vẫn tương kính, vẫn tha thiết như "cái thuở BAN ĐẦU LƯU LUYẾN", vẫn trân trọng, nâng niu chiều chuộng, vẫn thấy vợ mình còn đẹp, dù trong đau ốm, trong cay đắng, trong lạnh nhạt, trong cả phản bội nữa. Yêu như thế cái đó thế gian không có. Cái đó là độc quyền của Thiên Chúa, vi chỉ có Thiên Chúa là Tình yêu. Cái gì Thiên Chúa có thì loài người không thể có được, vì cái đó đã thuộc về bản tính rồi. Cha mẹ chỉ yêu con cái khi nó hợp theo ý của mình, chồng chỉ yêu vợ khi vợ chung thủy với mình, bạn bè chỉ chơi với nhau khi cả hai còn tốt với nhau, anh nào lưu manh dở cái trò gian dối là cạch mặt liền: ngay ở trong những cộng đồng tượng trưng cho yêu thương bác ái, như các dòng tu, các xứ đạo, tình yêu thương nhau vẫn bị vi phạm một cách thê thảm; có linh mục đã phải cởi áo dòng vì sự lạnh nhạt xa cách của anh em, và sự không thèm quan tâm của bề trên nhưng nếu đứng ở trước cộng đoàn mà giảng về Yêu thương Bác ái thì như rót mật vào tai. Cho nên, tôi có thể "nói" yêu thương, tôi có thể "dạy" cho anh bài học yêu thương, nhưng tôi không thể "làm", "sống" cái tôi nói. Vì tôi không có cái đó trong bản tính của tôi. Nếu tôi muốn có, tôi phải nhờ cậy một con người duy nhất : Đức Kitô Yêsu

Tình yêu của Đức Giêsu chỉ thể hiện nơi những con người sa cơ thất thế, còn con người với nhau, anh nào ngã thì đạp cho ngã luôn. Tình yêu của Đức Yêsu bao phủ cả kẻ tốt cũng như kẻ chơi xấu với mình; tình yêu của con ngừời thì chỉ thương những kẻ về phe ta, còn những kẻ không có lợi cho mình thì quay lưng lại. Ở những nơi càng đạo đức, bác ái, lòng thương càng bị vi phạm nặng nề. Phần Thiên Chúa lại khác hẳn, Đức Giêsu đến không phải để cứu những người đạo đức, và cũng không thể cứu những người đạo đức, bởi vì họ không có tội, họ sạch, mà Con Thiên Chúa đến để gánh tội, nên Ngài khó lọt được vào qũy đạo của những người chỉ lập công lập nghiệp, tu thân tích đức đầy mình. -- Quân trộm cướp, đĩ điếm sẽ quay mặt các anh mà vào Nước Thiên Chúa. , Xin lỗi Cha, có lẽ con đã đi xa chủ đề của suy niệm "Khát Nước". Bây giờ xin trở lại, trang 2 bản thảo của "Khát Nước", cha viết : "Đức Giêsu hiến tặng chị (phụ nữ Samarita) sự giải thoát cái khát dục tình, giằng cột thê thảm đời chị. "

Tình dục là lẽ tự nhiên, con người không có tình dục là con người bất bình thường, hôn phối không có tình dục lại càng thê thảm hơn nữa. Đức Yêsu không chủ trương DIỆT DỤC -- nói không chủ trương cũng không đúng, mà ta phải nói: Đức Yêsu không đến để tiêu diệt dục tình của con người, mà Ngài đem cái tình dục của con người sa ngã trong tội lụy, tình sục đãbị lem luốc vì tội lỗi vào trong Tình Yêu của Thiên Chúa, bằng Máu của bản thân Ngài; ai chấp nhận thì thành Tạo Vật Mới; Tạo Vật Mới ấy đã được giải thoát khỏi giây trói của tình dục ích kỷ, không cần biết đến hại, cái thiệt của tha nhân; - mua dâm, bán dâm là thứ tình dục bị cột trói bởi tội, rape cũng vậy, chỉ cần thoả mãn cái thèm ích kỷ hạ tiện của thân xác mình, không đếm xỉa đến những thiệt hại tủi nhục của đối tượng; -- Ly thân, ly dị cũng vậy, không hạp với mình thì chia tay, để thoải mái lấy bản thân, không đo lường hậu qủa mà những đứa con sẽ gánh chịu, và những hậu qủa xã hội phải mang vác. Cũng vậy dây trói của tình dục là mình chỉ biết lợi cho bản thân, nhẹ cho bản thân, không quan tâm đến, không muốn dính vào những gì không liên quan đến mình, ai thất thế sai lỗi thì lên án, lãnh đạm không thèm tiếp xúc, còn nói gì đến cảm thông, an ủi. Phù thịnh chớ không phù suy

Đức Yêsu không làm như thế, dối với người phụ nữ Samari, Ngài thương cảm vì : qua năm đời chồng rồi mà chưa hề được nếm mật ngọt của tình yêu - ( đối với phụ nữ, phái tính chỉ là phụ, hoặc như một công tác, mà tình yêu, sự trân trọng tương kính mới là chính yếu) - Đức Yêsu đã thánh tẩy tâm hồn chị, ban cho chị sự tự do, thoát khỏi những trói buộc của tội và mãnh lực tối tăm, bay bổng vào trong hoan lạc của Tình Yêu Thiên chúa, đến độ chị đã bỏ cả vòi nước mà chạy vào thành báo tin, niềm vui không chỉ dừng ở tâm hồn chi, mà lan ra khắp cả Thành; Kinh Thánh nói : " Những người Samari đến gặp Đức Yêsu, và đã xin Ngài lưu lại với họ " Có vui thì mởi hứng thú ở lại; có hân hoan thì mới giữ khách.

Sự khốn đốn của nhân loại mọi thời là không gặp được Đức Kitô Yêsu; sự khốn đốn của mỗi con người là không gặp được đức Kitô Yêsu

Không có một hồi chuông nào dù chuông chùa hay chuông nhà thờ có thể giải thoát được những nỗi dằn vặt xao xuyến của tâm hồn; không một tạo vật nào trên trần gian này, dù là văn nhân thi sĩ, dù là hiền triết quân tử có thể có khả năng đưa tâm hồn con người ra khỏi Mùa Đông của đau khổ, vì tất cả đều mang một thân phận tội lụy như nhau, đụng vào thì sẽ thấy, có kho còn ghê tởm hơn cái mình tưởng, còn tối tăm hơn cả cái tăm tối của tâm hồn mình.

"Canh Thức Một Hồi Chuông." Một cụm từ mơ hồ lãng, chỉ làm cho tâm tư lừ đừ say như người thấm ma túy; tình cảm nhạt nhòa đó không thể là sức bật để biến đổi được cái thân xác yếu đuối và tâm hồn bị thương tích của con người. Nếu đám chúng sinh ở cõi đời ô trọc này có thể gíup lẫn nhau thoát khỏi ngõ cụt mặc dầu có những tâm hồn thiện chí rất ư là muốn, thì trần gian này đâu có gọi tên là Bể Khổ, trong kinh "Salve Regina" gọi Bể-Khổ này bằng cái danh xưng còn thê thảm hơn : "Lacrimarum valle" (thung lũng nước mắt). Đúng nhất, phải tìm vào Kinh thánh, Kinh Thánh và chỉ duy nhất Kinh Thánh mới mặc khải cho chúng ta thấy thân phận bi đát của con người. Thư Roma nói : "Tất cả tạo thành cùng nhau rên siết, cùng nhau quằn quại như ở cử ... ( ... all of creation groans with pain like the pain of childbirth;) (Rm,8,22-23). Chính Đức Kitô cũng chịu số phận rên siết như chúng ta; Tin Mừng Mc và Yn đã nói rõ điều đó, nhưng sự rên siết của Đức Yêsu không phải cho Ngài mà là thay cho chúng ta, vì lời rên siết của Ngài mới có khả năng đem đau khổ đụng tới được giới của Thiên Chúa để nhờ Ngài sự đau khổ được hoá giải trong lòng yêu mến, sự bình an, và niềm hoan lạc của Thánh Thần (Rm 14,17 và 1C,14,33-).

Trong bài thơ dài của Lê Thị Huệ, tất cả những tiếng kêu thèm khát của dục tình réo lên làm cho tâm hồn con người rơi vào kiếp hỗng mang khủng khiếp:

"Vơ vét toàn lực những lãng mạn....

Thân xác ùn đủi lên những giếng sâu thèm muốn

... tím ngát dỗi hờn

... thành thắm thiết xoắn xiết đời nhau

... dốc sạch tuổi trẻ ra chọn....

Thế mà thơ mộng phù du như son phấn

... Điểm trang kỹ những sớm mai ...

Chỉ đem đến những hậu qủa là

... Nhạt nhòe nước mắt những đêm tối ...

Cuộc tình bất an, man rợ, nhầy nhụa như vậy làm sao mà sức mạnh nào của trần gian cứu thoát ra được? Một hồi chuông? Để những ai đã từng tê cứng trong đau khổ, để những người đã từng nhìn sợi dây thòng lọng trên xà nhà thấy nó còn mát mẻ hơn cuộc sống , xin những người đó hãy trả lời : "Canh thức một hồi chuông? - Dù nghĩa bóng hay nghĩa đen, có giải thoát nỗi đau khổ của con người? Có thể làm tan biến cái tình dục đặc sệt như vũng lầy, có hấp lực kéo con người xuống tận cùng của ê chề cay đắng? Không có đóa sen đại tượng nào ùn đùi được những giếng sâu thèm muốn của phàm nhân, vì "từ lòng mẹ tôi đã là tội lỗi..." (Tv 51,7). Đức Phật Thích Ca, suốt cuộc đời Thiền của mình cũng vẫn là trở về hư không bụi đất, bởi vì : "Dưới gầm trời này không có một DANH nào khác đã được ban xuống cho nhân loại, để phải nhờ vào đó, mà chúng ta trông được cứu thoát." (Công vụ 4,12)

Thưa cha, Đức Kitô Yêsu nói: Nơi thế gian anh em sẽ phải khốn quẫn, trong ta anh em được bình an." Thật vậy, bản thân con người đã bị kéo lên dập xuống trong biết bao nhiêu mùa Đông cuộc đời, hôm nay ở bên nước Mỹ này, cũng chẳng tìm thấy được Mùa Xuân đích thật. Nếu không dựa vào Đức Kitô Yêsu làm sao con đứng vững được trên hai bàn chân như ngày hôm nay. Con lấy cái kinh nghiệm của chính bản thân mà chia sẻ với Cha, người con chưa được gặp mặt nhưng lòng con đầy qúi mến và kính trọng. Lời Chúa nói: "Chúng tôi bước đi bởi Tin, chứ không phải bởi thấy" (2C, 5,7). Và chính Đức Kitô thì Ngài nói: "Lòng anh em chớ rúng động, chớ xao xuyến, hãy tin vào Thiên Chúa, mà cũng hãy Tin vào Ta" (Yn, 14,1)

Người trần gian không ai thiết tha với những Muà Đông của mình đâu, ngoại trừ những người có tấm lòng Giêsu ở trong trái tim họ.

Kính mến và trân trọng Cha

Vũ-Hồng - Portland.