ảnh: Giang Ngọc Tuyết, 1

 

lê th hu

Thi Ca T́nh Si Nam 1975:

Trng Nhẹ Lên Miền Thịt Da

Văn Chương Đô Thị Miền Nam

tản mạn

 

có ai qua đó góp dùm tôi
những đám mây bay trắng một trời
những bông phượng đỏ màu nhung nhớ
gửi làm quà tặng buổi chia phôi

sẽ xa, thôi cũng đành xa nhé
người về cuối băi kẻ đầu sông
có chút ǵ đau như cắt ruột
tay chào, tay vẫy, nón che ngang

sẽ xa, ừ thôi nhé đành xa
rồi mai trên những lối tôi về
tôi biết ḷng tôi nghe rộn ră
nhịp guốc ai đùa trong nắng trưa

bỗng dưng tôi thấy ḿnh tiêng tiếc
những tà áo trắng nắng nghiêng nghiêng
những bàn tay giở lần trang sách
e ấp tờ thư trước cổng trường

có ai qua đó hái dùm tôi
những đóa hoa thơm ngát một thời
ép vào tim để nghe thương nhớ
để nghe sầu giạt đến muôn nơi

sẽ xa, thôi cũng đành xa nhé
người về cuối băi kẻ đầu sông
bóng hoa bay mấy chiều tan tác
hoa rụng ba năm trắng bến hồng

rồi mai khi gió mùa thu tới
khi nắng tàn phai trên lối xưa
có biết người xa xôi trở lại
hay là biền biệt đến muôn thu

trời bỗng mang mang, đất ngậm ngùi
những tà áo trắng năm xưa ơi
có ai qua đó cho tôi gửi
một trái tim đau của một thời

PHƯỢNG HỒNG

Phạm Cao Hoàng - 1973

 


ảnh: Giang Ngọc Tuyết, 2

 

Rừng Áo Trắng.

Miền Nam Việt Nam 1954-1975.  

Thời ấy, con gái nữ sinh trung học mặc áo dài trắng quần trắng ra khỏi nhà để đến trường. Tất cả những ngôi trường tuổi teen có bầy con gái mười lăm mười bảy găy sừng trâu chỉ mặc toàn áo dài trắng điệu đàng là chúng tôi.

Các sân trường nữ trung học từ Rạch Giá Cho đến Quảng Trị trước năm 1975 trắng không có chỗ cho màu phụ khèn chân.  Trắng nguyên một con đường giờ đến lớp.  Trắng nguyên một thành phố giờ tan học.  Buổi sáng, buổi trưa và buổi chiều rợp những khối màu trắng di động trong không trung nắng nóng nung da thịt người.  

Miền Nam nắng như thiêu đốt vào mùa hạ. Trắng bện vai nắng. Nắng khô khốc tinh trùng. Nắng chùn mâm vú sữa. Nhờ chút Trắng áo dài chảy nước rịn mồ hôi mới làm cho trưa hè lấm nhấm da thịt và hồn người tí tươi tí mát. Bởi vậy Trịnh Công Sơn hát xối xả đă là: “Gọi Nắng Trên vai em gầy đường xa áo bay” trong “Hạ Trắng”.

Những mảng Trắng quệt lên bầu trời thành phố đầy bom đạn chết chóc. Vạt Trắng cứu rỗi linh hồn và con mắt đói hạnh phúc của những thành phố Miền Nam thời chiến tranh.

 

 


ảnh: Giang Ngọc Tuyết, 3

 

Trắng. Miền cứu rỗi.

Nữ sinh áo trắng điểm trang những thành phố xù x́ hóc bà tó quê mùa Miền Nam các thập niên 1950,1960, 1970.

Mảng Trắng trong thơ T́nh Miền Nam như một vị thần ngọc nữ được tôn thờ.

Nàng thơ vô tận cho các thi sĩ thời đó.

Trắng ấy là thứ sinh học thân xác con gái học tṛ có lạng quạng chút phù phép trinh sơ thánh thiện. Phải vướng chút thánh thiện khó mó tới trong đó mới thu hút ḷng người mê man. Màu xác thánh của những tà áo dài trắng của những bầy con gái đồng trinh bay lượn trong các thành phố Miền Trung Miền Nam trước năm 1975 như một thứ cocain nuôi dưỡng thơ nhạc và linh hồn ṭan thể nhân dân đó.

Áo Trắng trinh tươi làm cho người ta quên được chút khổ đau loan trên radio và truyền h́nh trong bản tin chiến sự đang có cuộc giao tranh miền ngoại ô Sài G̣n. Trắng đủ lăng xóa đôi chút sự mất mát của chiến tranh có anh thiếu úy láng giềng chết trận xác vừa mang về vợ con khóc tùm lum trong xóm nhỏ Đồng Lác Cam Ranh. Trắng như nha phiến tạo ảo giác quên đi chứ người ta không thể quên đi. Trắng áo dài đă như cô ken tạo ra những ảo giác đỡ đần cơn đớn đau do chiến tranh Miền Bắc mang đến.

Trong một thời cuộc chiến tranh do ác Việt Cọng và đần Quốc Gia úynh nhau bằng bom đạn của Liên Sô cùng Tàu Cọng và Đế Quốc Mỹ xâm lăng đổ vào Việt Nam, điều ǵ mang lại hạnh phúc mạnh hơn là sự tương tư chút thánh thiện lành tươm từ xác thánh  những người con gái áo Trắng mười bảy găy sừng ngu si của chiến tranh ấy. 

 

Khoái lạc tinh thần dữ dội và mănh liệt không thua khóai lạc thể xác. Chỉ thi ca mới thân thế hiện hữu được khoái lạc tinh thần này. Cocain Trắng mang đến khoái lạc thể xác. Thơ t́nh tương tư áo trắng học tṛ đă mang đến khoái lạc tinh thần cho cả một thế hệ yêu đương của nghèo và chiến tranh Nam Việt Nam 1954-1975.

Khoái lạc tinh thần đến từ những bài thơ T́nh của Nam 1975 là thứ khóai lạc của pre-sex. Của thứ chờ đợi và ṃ mẫm trong tâm hồn. Của thứ cực khoái khi đang cơn say của sấn tới hương t́nh yêu.  Của tưởng tượng. Của hy vọng. Của đê mê thời tiền hôn nhân. Của lâng lâng trong khi chờ đợi của đường đến. Khoái lạc này cũng đỉnh điểm không khác ǵ khoái lạc khi con người đạt được đích khoái lạc. 

“Áo em trắng qúa nh́n không ra”

Câu thơ của Hàn Mặc tử trước đó 1943 trùng khít nỗi khóai lạc thân xác do thi ca liên tượng mang lại.

Ở đây tôi nghĩ tính chất tương tư Trắng là tính chất thánh ca của Thơ T́nh Nam 1975.  Tuy nó là sự t́nh cờ, nhưng nó là chứa đựng bản chất cứu rỗi của những bài thơ t́nh của nhóm các nhà thơ thời này. Nếu không t́m được mối tương tư h́nh dáng người con gái (hay bầy con gái) đến trường, đi quán nước, đi chùa, đi nhà thờ, đi bát phố, thi sĩ Nam có thể đổ dồn sinh lực vào một nguồn tương tư khác để phụt ra thơ.  Sự trùng hợp áo Trắng, người thiếu nữ dưới đôi mươi, đă tạo nên một h́nh ảnh thượng đế trinh nguyên thơm tho trong gịng thơ này.

Chỉ là cuộc dạo chơi biển đêm tháng Chạp ở một thị trấn nhỏ. Có một chàng thi sĩ đă nhớ thương men thánh thiện của phút giây lâng lâng xuất hồn bên cạnh mối t́nh, làm chàng liên tưởng t́nh yêu mạnh mẽ như sự chết.

người thiếu nữ ấy đă hát với tôi
những t́nh khúc buồn bă nhất
nàng ca ngợi Chúa
như tôi ca ngợi nàng
nàng ngưỡng mộ Chúa
như tôi ngưỡng mộ nàng
cuối cùng
kẻ xấu xa nhất cơi đời
kẻ ích kỷ nhất trần gian
phải chăng là tôi
nàng như cánh dạ lan hương
nở ngoài hiên tôi mỗi tối
nàng như quả nho tây
đong đưa trong gió mới
tôi t́m thấy nàng ở khắp nơi
có thể là trên những con đường
dẫn ra khu ngoại ô
heo may chiều rét mướt
hay trên bầu trời xám đục màn sương
nàng là cái bóng mát kỳ diệu

thật cần thiết cho tôi
nên mỗi khi phải từ giă nàng
trong đêm tối, nơi một ngă ba nào đó
tôi nghe trái đất muốn nổ tung
và đời sống
như dừng lại
dưới chân tôi

đêm nay khi tiếng thánh ca nhịp nhàng trổi lên
tôi đă nhớ tới nàng
nhạc d́u tôi trong mưa
qua một cơi đời nào khác
phút chốc những phiền muộn trong ḷng
tan đi cùng sương khói
nếu đêm nay trời c̣n mưa bay
nếu đêm nay nàng đến bên tôi
tôi sẽ nói rằng
Thérèse ạ, tôi yêu em ngàn kiếp
dù biết cuộc t́nh ta giống như bọt nước
có một ngày rồi sẽ vỡ tan

khi lễ nửa đêm đă đến
bóng những con chiên cúi xuống
trước thánh đường nơi khu phố cũ
tôi tự hỏi
nàng có mặt trong đám đông đó chăng
nàng có c̣n hát những bản thánh ca
những bản thánh ca đợi tin Chúa
hay là không
nếu đêm nay trời c̣n mưa bay
sau phút giây này
tôi sẽ bước đi dưới hàng thông reo vi vút
tôi sẽ bước tới đám đông
để nói với mọi người rằng
Chúa không thể cứu vớt tôi ra khỏi vực thẳm

dẫu biết đây là một xúc phạm không thể tha thứ
nhưng Thérèse ạ, em có biết
đêm nay tôi muốn dùng lưỡi dao thật sắc
cắt đứt mạch máu
đêm nay tôi muốn đập đầu vào đá
để tan đi cùng cát bụi
lúc ấy em hăy khắc lên mộ bia tôi
rằng kẻ đă chết trong đêm Chúa ra đời

Phạm Cao Hoàng

1 9 7 3

Tuổi đôi mươi với sự mẫn cảm của một thi sĩ đă có nhu cầu nắn ra một h́nh tượng người nữ tuyệt vời trong bài thơ Trái Tim Phạm Cao Hoàng viết năm 1973. Nhiều năm sau,  đọc lại bài thơ, và khi đă trở thành một người sáng tác, tôi thông cảm nhu cầu làm thơ của thi sĩ hơn. Tôi có cảm tưởng Phạm Cao Hoàng đă gắn t́nh yêu ḿnh vào nàng thơ để thỏa măn nhu cầu t́nh cảm và nhu cầu sáng tạo của thi sĩ.  Tôi nh́n người nữ trong thơ như một mẫu tượng khít khao cho hồn thơ và t́nh yêu của thi sĩ. Và rồi tôi có thể tách rời ḿnh ra khỏi bài thơ để thưởng thức và yêu bài thơ như một độc giả từ xa.

Một kỷ niệm khác đă từng làm cho tôi bâng khuâng về vai tṛ Áo Trắng trong đời sống tinh thần của thanh niên trai gái thời tuổi trẻ của tôi.

Thời sinh viên trọ học ở Đà Lạt, khỏang năm 1972 , tôi thường đến chơi ở pḥng trọ của một cô bạn Tên là Nguyễn Thị Minh Châu ở khu Tăng Văn Danh.  Khu Tăng Văn Danh ngay xéo cổng trường trung học Bùi Thị Xuân, trường sĩ quan Chiến Tranh Chính Trị, và gần nhất với Đại Học Đà Lạt. Nên sinh viên và lính ở trọ khá đông. Tôi gặp cạnh pḥng cô bạn Minh Châu của tôi, một cô gái ăn sương, chuyên môn mặc áo dài trắng quần trắng, ôm cặp đi ra và đi về phỏng như một nữ sinh. Tôi và Minh Châu thường ṭ ṃ đếm xem một tuần có bao nhiêu người đàn ông ra vào pḥng của cô gái. Cô gái điếm mặt trông già dặn thiếu ngủ nhưng cô  hẳn biết Áo Trắng Nữ Sinh là món ăn khách với đám đàn ông rập rượng chung quanh. Tôi mới hiểu tại sao cô không dùng chiêu ăn mặc hở hang để mồi chài khách làng chơi như những cô gái điếm khác trong thành phố.

Không Trắng cũng không được. Nhà nghèo đông con. Trai gái làm ǵ có chỗ để lăng mạn blue buồn sex xiếc lên giường khi hẹn ḥ. Nắm tay và hôn được một nụ là đă t́nh thiên thu. Sự bất khả chiếm đoạt của những mối t́nh học tṛ thời chiến tranh này làm cho nỗi tương tư Trắng càng cao dần, cao dần …  Trở thành như một thứ thánh dược nuôi dưỡng tinh thần hơn là ảm ảnh nhu cầu ái t́nh thể xác

Một trong những tinh túy của nền thi ca T́nh Trắng này là sự Nhẹ lâng lâng của nó.

Ông vua dẫn đầu sự Nhẹ, cho cả thơ lẫn nhạc giai đoạn ấy, là Trịnh Công Sơn. Nghe nhạc Trịnh Công Sơn là một khoái lạc của thủ dâm tinh thần một ḿnh một cách Nhẹ Nhàng. Vừa đau nhè nhẹ vừa sướng nhè nhẹ.“Em về hăy về đi, hương trầm có c̣n đây, ta thắp nốt chiều nay”.  Men, bồ bịch ǵ mà đă không  hôn người ta, không bao giờ đá tí sex vào, lại c̣n chỉ ‘sung’ khi bồ ra khỏi quán cà phê. Chắc là chờ bồ về rồi mới đi thủ dâm. Thế mà lại cảm giác phê mới chết chứ.

Hu ke! Anh thủ dâm mà giải quyết được th́ đó là chuyện của anh.

Đừng hiếp em là được rồi anh yêu ạ.

Nhờ sự Nhẹ ấy. Nhờ không có date rape xảy ra trong những buổi hẹn ḥ nhau ấy mà bây giờ em lâng lâng nhớ đến anh măi măi. Hạnh phúc khi nghĩ đến anh suốt đời. C̣n những anh nào mà lăm lăm đè em xuống cởi nút áo dài cạ qua cạ lại th́ bây giờ, khi về già, em chỉ nghĩ đến như là thứ đàn ông mất dạy. Đă lợi dụng chỗ vắng vẻ để thực hiện các cuộc "đết rệp" (date rape).  Và các anh ấy sẽ bị xem như là địa ngục t́nh cảm của trần gian xui quẩy.

 

Triết lư Nhẹ.

Đàn ông Thơ T́nh Nam 1975 đẹp nhất một bài thơ t́nh nhẹ nhàng.

Họ nuôi tôi bằng thơ t́nh rất Nhẹ.

Có thể nói chúng tôi đă chết nhừ theo những bài thơ ngọt lịm Nhẹ của các thi sĩ ấy.

Chết chùm cả lũ v́ những câu thơ t́nh Nhẹ Lâng Lâng.

Chết tan xác quốc gia v́ nhạc t́nh lăng đăng như sương như khói.

Mèo ốm ạ sáng nay anh thấy nhớ.
Những con đường lướt thướt bụi mưa bay. (PCH)

Thi ca T́nh Si là tên gọi cho gịng thơ t́nh cảm rất nguyên khôi của những bài thơ t́nh tuyệt vời nhất của nền thi ca Miền Nam.  Chỉ có thể thi ca Miền Nam thời bấy giờ mới đẻ ra những câu thơ t́nh Nhẹ như thơ Nguyên Sa:

“Người về đêm nay hay đêm mai
Người sắp đi chưa hay đi rồi
Muôn vị hành tinh rung nhè nhẹ
Hay ly rượu tàn run trên môi”

Của Ḥang Trúc Ly ngầy ngật xác thân tan theo sương khói thuốc phiện lừ đừ:

“Từ em tiếng hát lên trời
Tay xao ḍng tóc, tay mời âm thanh.
Sợi buồn chẻ xuống ḷng anh
Lắng nghe da thịt tan thành hư vô”

Nhạc Trầm Tử Thiêng:

"Mang ơn em trao t́nh một lần
Là kỷ niệm dù không đầm ấm
Mang ơn em đau khổ thật đầy
Là nắng vàng dù nhốt trong mây”

Là nắng vàng dù nhốt trong mây. Chỉ có người đàn ông Miền Nam 1975 mới viết nên những câu thơ cần sa như thế. Trầm Tử Thiêng có hút cần sa không nhể. Mà sao câu nhạc câu thơ của ông cần sa bầu trời đến thế. Nhớ em yêu em chỉ lửng lơ nh́n mây tím và nắng vàng và buồn bă. Trời ơi sao Nhẹ đến tuyệt vời!

Đàn ông t́nh thơ Nam 1975  họ cần sa nỗi t́nh thành một nắm mây. Họ biến dương vật thành nhúm nắng. Và họ nh́n vú tôi thành chùm nước. Họ hút cần sa t́nh yêu và ảo hóa chúng thành những dị h́nh. Mây, nước, nắng, mưa. Sao họ hay thế nhỉ. Họ no say v́ những cảm xúc cần sa ấy. Họ đă tê tê say say trong t́nh trường. Họ đă đạt được khóai cảm như những sái heroin mang lại khi họ yêu và viết nên những câu thơ câu nhạc thời đó.

H́nh như mấy chàng mê thuốc lắc, mê SDS, mê heroin trên thế gian này, cũng chỉ để đi t́m ảo giác nhẹ nhàng lâng lâng ấy thế thôi.

Một trong những ông vua thơ t́nh thời ấy là Đinh Hùng. Thơ t́nh của Đinh Hùng là đường gươm thi bá. Nhưng ông là người ghiền nha phiến. Những bài thơ t́nh của ông thể hiện tuyệt đỉnh khoái lạc Trắng mà tôi đang bàn tới. Những bài thơ như Bài Ca Man Rợ, Gửi Người Dưới Mộ, Gặp Em Huyền Diệu, Khuôn Ngọc Pha Sương, là những bài đỉnh điểm kết hợp giữa ảo giác thơ ca trong khi xử dụng chất ghiền nha phiến và kinh nghiệm yêu đương phụ nữ của Đinh Hùng:

KHI MỚI NHỚN

Khi mới nhớn, tuổi mười lăm, mười bảy,
Làm học tṛ mắt sáng với môi tươi
Ta bước lên chân vẫn dạo bên người
Ngoài cặp sách trần ai xem cũng nhẹ !

Đời thấp thoáng qua học đường nhỏ bé
Phố phường cuộc sống mới lên hoa
Ta ngồi nghe những tiếng thị thành xa
Hồn lơ đăng mộng ra ngoài cửa lớp

Nắng thuở đó khiến ḷng ta hồi hộp
Ta nh́n cao mới rơ bị giam cầm
Ôi tiếng nào vang bốn bức tường câm ?
Không khí nặng mơ hồ thầy với bạn

Ta lớn lên, bước đường không giới hạn
Có lẽ đâu kiềm giữ nổi tay người
Tuổi hoa hồng kiêu hănh của ta ơi !
T́nh đă hẹn ở trên đường nắng mới

Ta ném bút dẫm lên sầu một buổi
Xa vở bài, mở rộng sách ham mê
Đă từng phen trèo cổng, bỏ trường về
Xếp đạo đức dưới bàn chân ngạo mạn

Đời đổi mới từ ngày ta dấy loạn
Sớm như chiều hư thực bóng hoa hương
Ta ra đi t́m lớp học thiên đường
Và khi đó th́ mẹ yêu ngồi khóc...

Ôi ! khoái lạc những giờ trốn học
Những b́nh minh xuân đẹp, những chiều thu !
Bao cảnh nước mây đằm thắm hẹn ḥ
Khi biếng gặp nhớ nhung pha màu áo

Hỡi thành đô với linh hồn bách thảo
C̣n nhớ ta chăng, tuổi trẻ tóc bay ?
Làm học tṛ nhưng không sách cầm tay
Có tâm sự đi nói cùng cây cỏ

Riêng ta nhớ những trưa hè sắc đỏ
Đường hoàng lang nắng động lối đi quen
Nh́n bóng cây chen bóng mộng hư huyền
Ta đến đó lần đầu nghe rạo rực...

Thấy phảng phất h́nh đôi vai, bộ ngực
Làn môi tươi in một nét son hồng
Cặp má đào phơn phớt ánh phù dung
Đầu lả lướt mái tóc dài sóng gợn ?

Ta ngây ngất cả tấm thân vừa lớn
Bỗng rùng ḿnh thở vội ánh dương qua
Tưởng hương thơm một da thịt đàn bà.

Bài Thuở Mới Nhớn của Đinh Hùng vừa có mầu áo Trắng  vừa ngầy ngậy ảo giác nha phiến “phơn phớt ánh phù dung”.

 


Ảnh 4, nguồn ảnh: Raymond Depardon

 

Trắng Lâng Lâng và Nhẹ Nhàng là sinh mệnh của nền Thi Ca T́nh Si Nam 1975.

Trắng toát bên này bờ thiên đường ảo vọng khóai lạc .

Tương đồng như thể ngó sang địa ngục sung sướng từ  hợp chất ghiền cô ken bên kia.

Hít phải th́ thấy ḿnh phiêu bồng lâng lâng lên cơi mây trắng.

Nhẹ lâng lâng cả người.

Nhẹ là triết lư hiện hữu.  Ám ảnh Trắng là ám ảnh thần tượng thi ca kiểu người Hy Lạp dựng nên mùi hương nữ thần thi ca Apollo hay Erato. Thơ T́nh Trắng là một di sản lê ga xi của nền văn học Miền Nam 1954-1975 tựa như nhạc Jazz với âm điệu Blue buồn đă để lại trong nền âm nhạc Hoa Kỳ. Thơ T́nh Trắng hay Thơ T́nh Nam 1975 do Gió O khởi xướng,  đáng được giới phê b́nh và nghiên cứu văn học Việt Nam lưu ư sâu sắc hơn.  

Trắng Ngát và Nhẹ Nhàng là  thần dược và cũng là độc chất đă nuôi sống và hủy hoại sinh mệnh của một nước  Miền Nam Cọng Ḥa yểu mệnh  chỉ tồn tại được hai mươi năm,  1954-1975.

Ở những phần nhân loại khác, họ dùng đến heroin, thuốc phiện, rượu, gái, để t́m cảm giác lâng lâng khoái lạc. Trong khi đó có một thời điểm, cả khối nhân quần Miền Nam hơn 20 năm sống Lâng Lâng Nhẹ Nhàng chỉ nhờ vào Màu Trắng của những tà áo nữ sinh trong các Đô Thị Miền Nam. Đây không phải là một hiện tượng tâm sinh lư xă hội độc đáo đáng lưu niệm, đáng ghi nhận, và đáng nghiên cứu sao!

 

 

T́nh yêu nhẹ nhàng xảy ra ở thành phố là điều ǵ mà thơ Miền Bắc cùng giai đọan không thể có.

Thời điểm ấy,  miền Bắc bị nhuộm bởi một màu bần cố nông màu Xanh Bộ Đội. Thời ấy Hà Nội và Hải Pḥng, Nam Định, Vinh đă tiệt tiêu hết tất cả các tà áo dài sang trọng hoa bướm Trắng và Nắng thơ mộng.

Áo Trắng Nữ Sinh làm cho Miền Nam tươi mát bao nhiêu th́ Áo Xanh Bộ Đội làm cho Miền Bắc héo úa bấy nhiêu

Thơ T́nh Miền Bắc giai đọan ấy chủ về t́nh nông thôn và phục vụ giai cấp Lao Động Cọng Sản.

Như bài thơ tiêu biểu của Giang Nam tuy người Nam nhưng đă phụ người Bắc mang chủ nghĩa Cọng Sản vào Nam:

QUÊ HƯƠNG

thơ Giang Nam

Thuở c̣n thơ ngày hai buổi đến trường
Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ:
"Ai bảo chăn trâu là khổ ?"
Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao

Nhớ những ngày trốn học
Đuổi bướm cầu ao
Mẹ bắt được...
Chưa đánh roi nào đă khóc
Có cô bé nhà bên
Nh́n tôi cười khúc khích...

Cách mạng bùng lên
Rồi kháng chiến trường kỳ
Quê tôi đầy bóng giặc
Từ biệt mẹ tôi đi

Cô bé nhà bên (có ai ngờ)!
Cũng vào du kích
Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích
Mắt đen tṛn (thương thương quá đi thôi)

Giữa cuộc hành quân không nói được
một lời...
Đơn vị đi qua tôi ngoái đầu nh́n lại
Mưa đầy trời nhưng ḷng tôi ấm măi

Ḥa b́nh tôi trở về đây
Với mái trường xưa, băi mía, luống cày
Lại gặp em
Thẹn thùng nép sau cánh cửa
Vẫn khúc khích cười khi tôi hỏi nhỏ
- Chuyện chồng con... (khó nói lắm anh ơi)!
Tôi nắm bàn tay, ngậm ngùi, nhỏ nhắn
Em để yên trong tay tôi nóng bỏng

Hôm nay nhận được tin em
Không tin được dù đó là sự thật
Giặc bắn em rồi quăng mất xác
Chỉ v́ em là du kích em ơi!
Đau xé ḷng anh chết nửa con người!

Xưa yêu quê hương v́ có chim, có bướm
Có những ngày trốn học bị đ̣n roi
Nay yêu quê hương v́ trong từng nắm đất
Có một phần xương thịt của em tôi.

1960

O du kích nhà quê đă được Miền Bắc phong xác thánh trong giai đoạn chiến tranh Cọng Sản ấy.

O nữ sinh áo trắng đô thị được Miền Nam phong xác thánh trong Miền Nam Quốc Gia.

 

 

Gịng Thơ Đô Thị

Thành phố, thị trấn, đô thị đi vào thơ văn Miền Nam 1955-1975 rất rậm rạp.

Hư vô triết lư thoát ra từ những câu thơ thành phố của người nổi tiếng Phạm Công Thiện

tay c̣n ôm giữ t́nh yêu

tôi về phố động những chiều hư vô

đời đi trên những nấm mồ

đau tim em hát cơ hồ khăn tang

phố chiều tôi bước lang thang

nuôi con sông nhỏ mơ màng biển xanh

nửa đêm khói đốt đời anh

yêu em câm lặng khô cành thu đông

lời ca ru cạn ḍng sông

trọn đời chạy trốn mống vồng cầu điên

bỏ ḿnh nước chảy đồi tiên

theo con chim dại lạc miền thiên hương

về đâu thương những con đường

lê thê phố cũ nghe buồn hè xưa

Phạm Công Thiện

 

Thành phố phát ra tiếng hát đô thị trong thơ Hoàng Trúc Ly:

thành phố lên đèn chiều thứ bảy

anh chết v́ yêu em

đêm vũ trường khép mở

buồn ơi rát cổ giọng kèn

dải lầu cao che kín mặt trời

ban ngày không nắng sưởi

đèn đỏ đèn xanh bưng bít cuộc đời

ban đêm không trăng soi

xin vỗ tay đưa tiễn giọng kèn

thành phố lên đèn chiều thứ bảy

thành phố tắt đèn sáng thứ hai

 

Câu hát trong bài Xóm Đêm của nhạc sĩ Phạm Đ́nh Chương tả cảnh phố đêm đô thị hắt lên vẻ đẹp của các đường giây câu điện giăng đầy trên mái nhà trong các hẻm nghèo.

“Đêm khuya ngơ sâu như không mầu … Hắt hiu vàng ánh điện câu …”.

 

Thơ thành phố của Nguyễn Tất Nhiên:

Sao thiên thu không là xa nhau?

Nên mưa xưa c̣n giăng ngang hồn sầu

Tôi đứng như cây cột đèn gẫy gập

Và một con đường cúp điện rất lâu!

 

Người em gái phố phường có h́nh dáng rất quyến rũ trong gịng nhạc Trịnh Công Sơn:

Chiều nay em ra phố về. Thấy đời ḿnh là những chuyến xe.

 

Hăy nghe Thư Về Em Gái Thành Đô, nhạc Duy Khánh:

Giờ đây, nghe nói em đang vui say
Chiều hoa lệ thành đô
Ṿng tay ngà đua nở
Cùng hoa đèn sáng tỏ
D́u em vào giấc ngủ
Quay cuồng khúc hát đam mê

 

Câu thơ của Tô Thùy Yên trong bài Chiều Trên Phá Tam Giang được nhạc sĩ Trần Thiện Thanh phổ nhạc làm lâng lâng thanh niên nam nữ thị thành thời bấy giờ:

Chiều trên phá Tam Giang
anh chợt nhớ em
nhớ ôi niềm nhớ ôi niềm nhớ
đến bất tận
em ơi
em ơi

Giờ này thương xá sắp đóng cửa
người lao công quét dọn hành lang
giờ này thành phố chợt bùng lên
để rồi tắt nghỉ sớm
ôi Sàig̣n Sàig̣n giờ giới nghiêm
ôi Sàig̣n Saig̣n mười một giờ vắng yên
ôi em tôi Sàig̣n không buổi tối

Giờ này có thể trời đang nắng
em rời thư viện đi rong chơi
hàng cây viền ngọc thạch len trôi
nghĩ đến ngày thi tương lai thúc hối …

 

Thành thị… trở thành một tương tư biểu tượng cho niềm khao khát sống ngay của những nhà thơ lính tráng Miền Nam 1975

Ta không thấy em một lần đi
Nước phèn vàng nhuộm quần trây-di
Đạn nổ lùng bùng trong ṇng ướt
T́nh đă xa rồi thôi nhớ chi

Mỗi con lạch là mỗi xót xa
Mỗi gịng sông là mỗi tuổi già
Thành phố đâu đây h́nh mất dạng
Cuộc chiến già nua theo tiếng ca...


RỪNG U MINH TA KHÔNG THẤY EM

thơ Nguyễn Tiến Cung

 

"Tương Tư Phố Phường" là điều mà trong giai đọan này thơ Miền Bắc không có.

V́ nhu cầu đấu tranh giai cấp của chủ nghĩa Cộng Sản Quốc Tế do Nga Sô phất cờ, Hà Nội "36 Phố Phường" đă dồn nỗ lực để thiết lập một nền văn học "Thần Tượng Anh Hùng Lao Động Nông Thôn" hay "Thương Nhớ Đồng Quê".

Với cá nhân tôi, “Văn Học Đô Thị” là cụm từ chính xác và hấp dẫn, nổi lên từ nền văn học Miền Nam 1954-1975 mà trước đó không có triều đại nào phong phú về tính đô thị trong các sáng tác như thế.  Văn Chương Đô Thị mới đúng là nền văn học nổi bật lẫy lừng của nền văn chương Miền Nam 1975.

Văn Học Đô Thị có viết về đĩ điếm mà tạo thành tác phẩm xuất sắc giá trị th́ cũng nên viết. Không đề tài nào không đáng viết. Nếu một nền văn học đa dạng, tác giả viết được đủ loại đề tài th́ đấy là một nền văn học vạm vỡ đáng t́m đọc.

Có người đă dùng “Văn Học Đô Thị” ám chỉ tính tiêu cực. Họ lồng chính kiến chính trị “vô sản” vào. Họ muốn đồng nghĩa văn chương đô thị là văn chương của giai cấp "tư sản", đẻ ra những tác phẩm mô tả đĩ điếm thúi tha ma cô quán bar Mỹ sa đọa đạo đức. Vài cán bộ Cọng Sản như Trần Trọng Đăng Đàn, Lê Đ́nh Kỵ**  đă viết sách lên án các mối "Văn Hóa Đô Thị Đồi Trụy Mỹ Ngụy" vào thời gian ngay sau khi Cọng Sản Miền Bắc chiếm Miền Nam Quốc Gia 1975.

Nền văn học đô thị Miền Nam 1955-1975 đă để lại một gia tài văn chương thơ mộng như thế. Tại sao lại chỉ v́ chống đỡ vài ba tên cán bộ Cọng Sản tuyên truyền vớ vẩn, mà mờ trí đi không c̣n nh́n thấy khối ngọc phát ra từ đó.

 

lê thị huệ

hạ 2011

 

Ghi chú:

Ảnh 1 : Kỷ niệm ngày trường Nữ Trung Học kết nghĩa đỡ đầu cho căn cứ Hải Quân dưới tượng Trần Hưng Đạo, Hải Minh, Qui Nhơn.
Ảnh 2 : Hạm trưởng Hải Quân, Quân Lực Việt Nam Cọng Hoà đưa đón nhóm nữ sinh Nữ Trung Học Qui Nhơn bằng chiến hạm Hải Quân tử cảng Qui Nhơn
Ảnh 3 : chuẩn uư Nguyễn Văn Danh đứng cạnh nữ sinh Giang Ngọc Tuyết (mắt kính) trong chiến dịch Tâm Lư Chiến - Đến Với Người Dân, sau "Mùa Hè Đỏ Lửa" 1972
Ảnh do Giang Ngọc Tuyết cựu nữ sinh trường Nữ Trung Học Qui Nhơn (trước 1975) cung cấp.

** Lê Đ́nh Kỵ, Nh́n lại tư tưởng văn nghệ thời Mĩ Ngụy, nxb TPHCM, 1987. Trần Trọng Đăng Đàn. Văn Học Thực Dân Mới Mỹ Ở Miền Nam Những Năm 1954-1975, NXB Sự Thật 1991.



© gio-o.com 2011