MỘT CHÚT RIÊNG VÀ ĐIỀU LỚN LAO CHUNG

 

 

Khóa học Mùa Thu năm nay tôi bị lượng giá. Cứ 3 năm bọn giáo sư chúng tôi bị lượng giá một lần.


Một bản 20 câu hỏi được phát cho một số sinh viên để lượng giá tôi . Một Ban Lượng Giá gồm Trưởng Khoa, một giáo sư đồng nghiệp do tôi đề cử, và tôi,  họp tất cả là 5 lần. Tôi được chọn giờ, để người đồng nghiệp và Khoa Trưởng vào lượng giá. Tôi phải viêt một bản tường tŕnh về thành quả trong thời gian qua và một kế họach phát triển cho chính ḿnh trong 3 năm tới. Cuối cùng tôi sẽ nhận một tường tŕnh đánh giá công việc của tôi, được kư tên bởi cả ba người, trong đó có chữ kư đồng ư của tôi.


Có những buổi sáng thức dậy, tôi thấy may mắn không phải chỉ v́ thấy ḿnh khỏe khoắn không bệnh tật. Mà tôi may mắn là nơi làm việc, được Khoa Trưởng luôn luôn hỏi ư kiến: Thế quư vị muốn chúng ta nên làm như thế nào ? Đại khái là bọn giáo sư chúng tôi luôn được tham gia vào những quyết định trong khoa . Khoa Trưởng đến Khoa Trưởng đi. Mười năm qua chúng tôi có đến 4 người Trưởng Khoa. C̣n chúng tôi ở đây đă lâu năm, nên luôn luôn tranh đấu để ư kiến của chúng tôi là ư kiến của số đông hướng dẫn công việc của chúng tôi làm. Nhân quyền của chúng tôi được tôn trọng . Ư kiến của tôi được lắng nghe. Và tôi thấy đó là một hạnh phúc mà tôi biết ḿnh sở hữu. Tôi hạnh phúc v́ ở trường học, tôi biết tôi có thể phát biểu và sự phát biểu của tôi đóng góp vào trong việc vận hành công việc của ḿnh. Tôi hạnh phúc v́ khi về nhà, người bạn đời của tôi chia sẻ mọi công việc và mọi quyết định trong gia đ́nh với nhau.

 

Được phát biểu. Được đóng góp. Được tham gia. Chúng là những giá trị Tự Do và Dân Chủ mà cá nhân hiểu, mong muốn, và hiện thực được. Và khi con người thấy ḿnh sở hữu và thực tập được các giá trị Tự Do và Dân Chủ này,  chúng sẽ làm cho con người thấy đời sống măn nguyện hơn.


Gió O sắp chấm dứt sưu tập Thơ T́nh Nam 1975. Công tŕnh sưu tập Thơ T́nh Nam 1975 của Gió O tương đối tham vọng góp nhặt nhiều tác giả đủ mọi khuynh hướng. Giai đoạn 1954-1975 ở Miền Nam các thi sĩ sống tại Miền Nam đă theo các khuynh hướng chính trị khác nhau. Một điểm son của chính thể Quốc Gia Miền Nam 1954-1975: Các công dân dưới thời này được thể hiện khuynh hướng chính trị của ḿnh một cách tương đối. Khác với thể chế độc tài Cọng Sản Miền Bắc cùng thời điểm, chỉ biết Đảng Cọng Sản Muôn Năm. Chính v́ sự tự do chọn lựa khuynh hướng chính trị Chống Cọng hay Pḥ Cọng, nên có sự gầm gừ và thù nghịch giữa các thi sĩ Miền Nam.

 

Chúng tôi những người đàn bà vô tư làm công việc sưu tập này. Tuy cũng là nạn nhân của thảm họa Cộng Sản để đến độ phải chạy ra khỏi quê hương ḿnh, nhưng khi làm công việc sưu tập Thơ T́nh Miền Nam trong giai đoạn 1954 -1975, chúng tôi phải lựa chọn một thái độ. Hoặc rộng răi thu gom hết mọi nhà thơ đă góp mặt trong giai đoạn ấy. Hoặc gạt bỏ các tác giả đă Theo Cộng mang chế độ Cọng Sản về phá nát quê hương của chúng tôi. Cuối cùng chúng tôi quyết định gom hết những bài thơ ấy vào sưu tập Thơ T́nh Nam 1975 của Gió O.

 

Một đêm khuya. Nằm trong bóng tối. Tôi nghĩ đến niềm rung động khi Gió O có thể đưa lên những bài thơ t́nh của Ngô Kha, Phan Duy Nhân, Thái Ngọc San, Vơ Quê , và tôi thấy như phù sa muối mặn và thuốc nổ trôi lềnh bềnh giữa bè ḷng tôi cùng với bóng đêm. Sự lặng im của bóng tối thành phố vào cuối thu. Nỗi dịu dàng của mùa thu ở Cali chỉ làm cho ư nghĩ trong tôi cuồn cuộn giá buốt hơn.

Nhưng dù thế nào th́ tôi cũng phải cao cả hơn bọn họ. Nguyễn Thị Lệ Liễu và Lê Thị Huệ chỉ là hai cá nhân phấn đấu để làm một điều cao cả . Trong khi một quốc gia với hơn 80 triệu người không thể hành động cao cả như hai cá nhân chúng tôi.

 

Thái độ khoan dung rộng răi mở rộng mọi thi sĩ dù đấy là những thi sĩ đă góp tay vào giết hại quê hương của chúng tôi, là một thái độ mà chúng tôi có khả-năng-thực-hiện. Chúng tôi đang sống ở một nơi mà họ không thể ám hại và điều hành số phận công dân của chúng tôi. Gió O vượt lên được số phận của những kẻ phải nhờ vào ḷng tử tế, nhờ vào tiền bạc, hoặc nhờ vào thế lực công dân. Với ư thức vượt lên được số phận bị trị như thế, chúng tôi muốn làm kẻ cả ngợi ca sự thành đạt cao cả của thi ca. Và chỉ của bài thơ ấy. Thay v́ nhỏ mọn mổ xẻ lư lịch của tác giả bài thơ ấy và trả thù hay ém nhẹm. V́ các diễn đàn văn chương nghệ thuật của Việt Nam hiện nay vẫn c̣n cấm kỵ và gh́m giết những người không cùng chính kiến với họ. Những văn thơ Miền Nam 1954-1975 vẫn chưa được nhà nước Việt Nam đưa vào gịng chính.

 

Với một hành v́ cao cả như thế, Gió O lấy làm hănh diện tuy chỉ là một diễn đàn văn chương nghệ thuật, chúng tôi làm được những thành tích cao lớn hơn nguyên cả một quốc gia như quốc gia Việt Nam hiện nay.  

 

Và thái độ nhỏ mọn hèn hạ gạt phăng chối bỏ nền lịch sử Miền Nam Quốc Gia 1954-1975 vừa xảy ra một cách khá là thô bỉ khi Việt Nam nhận viện trợ một triệu đô la của chính quyền Mỹ để đi t́m hài cốt các chiến sĩ mất tích trong chiến tranh Việt Nam 1954-1975. Nhưng chính quyền Việt Nam chỉ muốn t́m hài cốt các chiến sĩ Mỹ và hài cốt các chiến sĩ gốc Miền Bắc. Mà không chịu t́m hài cốt các chiến sĩ gốc Miền Nam. Thấy thế một thượng nghị sĩ Mỹ, Jim Webb, ngày 30 tháng 9, 2011, đă ra lệnh đ́nh chỉ không cho chính phủ Mỹ chi tiền để Việt Nam làm công việc t́m kiếm hài cốt của các binh sĩ Mỹ và các binh sĩ Miền Bắc nữa.  Quê mùa và bần tiện đến thế Việt Nam ơi!

 

Để thấy vài cá nhân ở Gió O đă hành xử cao cả và sang trọng hơn cả một chính quyền Việt Nam vào năm 2011 này.

Một quốc gia chỉ có thế được tôn trọng và ngưỡng mộ khi tập thể ấy hành động một cách cao cả. Một quốc gia không hành động cao cả th́ dù các nỗ lực nói và tuyên dương về các cao cả khác đều chỉ là sáo ngữ và dối trá. Việt Nam là một sáo ngữ và dối trá vĩ đại. Đó là một nhận định đau đớn và tội nghiệp cho một quốc gia với hơn 80 triệu dân. Rất tiếc với một chính quyền dối trá và sáo rỗng đă lôi kéo hơn 80 triệu người đi theo một hướng dối trá và sáo rỗng. Hơn 80 triệu công dân ở trong quốc gia Việt Nam bị bó rọ và cùng phải sống với mối hèn hạ mạt rệp của nhóm người Đảng Cọng Sản đang lănh đạo.

 

 

Một người đàn ông với những sáng tác không thuộc địa hạt văn chương mới qua đời, nhưng tôi cảm thấy gần gũi và chia sẻ được những điều ông sẻ chia với mọi người, hơn, đó là ông Steve Jobs, người sáng tạo ra máy McIntosh, Ipad, và font chữ đẹp trên computer. Tôi học hỏi được ở ông niềm đam mê sáng tạo và tin tưởng ở chính ḿnh. Năm xưa tôi đă từng là một trong những người tranh đấu dùng McIntosh v́ thích chữ đẹp của McIntosh, c̣n IBM chữ xoàng xĩnh nh́n loèn quèn nên tôi không mua, không xài và không ghé mắt đến trong mười năm. Để biết là người sáng chế ra nó kể lại rằng, lúc đă hết tiền đi học ở đại học Reed, cũng rán cố gắng tối đa để học ké được một lớp "viết chữ đẹp", calligraphy cuối cùng ở đại học Reed. Nhờ lớp học này mà ông đă áp dụng các kiểu chữ vào font chữ của McIntosh và Apple sau này. Tôi yêu tinh thần ứng dụng những ǵ ḿnh tin vào đời sống và công việc của Steve Jobs. Ông đă học hỏi tinh thần Đơn Giản của Thiền Á Đông và sau đó ứng dụng vào việc chế tạo các máy của hăng Apple. Ông mở cho tôi một chân trời suy tư khi nghe người ta nói về việc các thế lực đen ảo của các chất nghiện đă khích thích và hoàn thành các sáng tác computer của các tay đại gia đầu đàn như ông.

Nói về Steve Jobs và hăng xưởng computer, tôi nghĩ đến một điều buồn bă lớn lao khác. Tôi định cư ở vùng Silicon Valley vào thời điểm Steve Jobs sáng chế và ứng dụng máy computer McIntosh, Apple vào vùng Bay Area. Ông là biểu tượng người sáng chế và lập hăng ở Silicon Valley. Hăng Apple của ông cùng với các hăng, Intel, IBM, Yahoo, Google, Adobe, là nguồn gốc Thung Lũng Điện Tử nơi tôi sinh sống từ ngày sang Hoa Kỳ. Tôi chứng kiến sự ra đời đi lên đi xuống của các hăng điện tử. Cùng lúc tôi chứng kiến sự tham dự của người Việt Nam vào Thung Lũng Điện Tử. Các bạn tôi thường thúc hối tôi nên viết một quyển sách tiếng Anh về sự đóng góp của Người Việt vào vùng Silicon Valley. Các bạn tôi đang dạy môn Asian American Culture, Vietnamese American Culture trong các đại học, thúc tôi viết sách bằng tiếng Anh lĩnh vực này, bảo đảm sẽ được dùng vào sách giáo khoa, ăn tiền suốt đời. Tôi cũng đă từng nghĩ và hào hứng vạch ra dàn sách cho các bạn nghe, nên các bạn cổ vơ. Nhưng rồi ḷng đam mê và ư muốn bảo vệ Tiếng Việt trong tôi mạnh hơn, nên tôi mải miết chạy theo sáng tác. Không t́m ra thời giờ để làm việc kia.

Nhưng nếu viết về sự đóng góp của người Việt vùng Bay Area tôi sẽ không ngần ngại nói là người Việt đă đóng góp rất lớn lao cho sự lớn mạnh của Thung Lũng Điện Tử. Nhờ người Việt định cư ở vùng Bay Area mà kỹ nghệ điện tử phát đạt và bùng nổ những thập niên 1970, 1980, 1990.  Người Việt đóng góp một lực lượng lớn lao về phương diện kỹ sư, và đặc biệt hơn về phương diện công nhân "Thợ Điện" , chồng “Tách” “Tếch” technician, vợ "Ly" assembly, cho vùng Thung Lũng Điện Tử Hoa Vàng. Tôi đă giúp nhiều sinh viên học ngành kỹ sư. Sinh viên Việt Nam thập niên 1980, 1990 học kỹ sư chật kín phân khoa kỹ sư các đại học trong vùng. Tôi nhớ măi 5 anh em trai trẻ tuổi từ độ 16 – 22 vượt biên không cha mẹ, vào Mỹ khỏang 1983, đến học trường Evergreen Valley College và sau đó cả 5 anh em đều chuyển sang học kỹ sư ở các đại học UC Berkeley, Santa Babara, San Luis Opisbo, San Jose State. 5 anh em này là biểu tượng cho sự thành công của giới trẻ Việt Nam ở vùng Thung Lũng Silicon vào 3 thập niên ấy. Nhưng đa số tầng lớp người Việt định cư ở San Jose có công ăn việc làm nhờ học những lớp nghành nghề Điện ngắn hạn 1, 2 năm. Người Việt khéo tay, thông minh, làm việc cần mẫn, rất thích ứng vào công việc điện tử trong vùng Bay. Và nhờ vào sự có mặt của cộng đồng Việt Nam ở vùng Silicon Valley, nên vùng này mới có một lực lượng nhân công hổ trợ cho các công tŕnh sáng chế điện tử do các kỹ sư từ các đại học Stanford và Berkeley trong vùng đưa ra áp dụng lên kỹ nghệ điện tử

Có những người Việt mở được hăng lớn như hăng Sigma Designs của kỹ sư Trần Văn Thịnh dân du học từ Miền Nam đến Standford vào thời điểm  trước 1975.  Song song với sự xuất hiện của các đại công ty Apple, IBM, Costco, Intel này, tôi chứng kiến vô số các hăng cá kèo PC Boards của các người Việt Nam ở vùng này ra đời. Các hăng PC Boards do các người Việt Nam mở ra để thầu lại công việc từ các hăng lớn, mang hàng về rắp láp lại, với một số nhân công nhỏ, có khi chỉ là anh chị em vợ chồng, có khi thuê mướn vài chục nhân viên. Nói tóm lại là tôi chứng kiến vô số các hăng PC Boards nho nhỏ do các Việt Kiều San Jose và Orange County làm chủ. Nhiều đếm không hết.

Nhưng cách đây mấy tuần, một người bạn muốn t́m một nơi sản xuất PC Boards ở Á Châu để mang công việc về bên ấy, đă kể cho tôi nghe, trong khi anh làm nghiên cứu xem ở Việt Nam có bao nhiêu hăng PC Boards, anh há hốc miệng khi khám phá ra các hăng PC Boards ở Việt Nam hiện nay đều do người Hàn, người Tàu, người Nhật làm chủ. Con số hăng PC Boards do người Việt Nam làm chủ ở Việt Nam phải kể là dưới 10 hăng. Sao ít khủng khiếp thế. Nói chuyện Rồng Á Châu mà hăng điện tử không có một mống th́ nói làm ǵ.

Không phải chỉ anh bạn há hốc mỏ. Tôi sững sờ và buồn bă khủng khiếp. Tại sao. Tại sao Việt Kiều ở Cali th́ mở hăng PC Boards be bé trong garage kiếm tiền dễ như chơi. Mà cả nước Việt Nam không lập nổi những cái hăng PC ấy, mang lại lợi nhuận cho dân Việt Nam ấy. Vấn đề là do sự tŕ trệ của những người lănh đạo Việt Nam trong hơn nửa thế kỷ nay. Sự tŕ trệ và tàn ác của họ là không cho phép sức sáng tạo và sức làm việc của người Việt Nam được xiển dương. Cho nên người Việt ở Việt Nam không lập nổi những hăng PC trong khi cũng người Việt ở Silicon Valley th́ lập hăng PC Boards quá trời quá đất luôn.

 

Mới đây tháng 3 năm 2011 tôi đọc trên Net, thấy hăng Sigma Designs về Việt Nam lập hăng điện với nhà nước Vsilicon. Đến bây giờ mà Việt Nam mới ḷ ḍ theo mở hăng điện th́ là đă lẹt đẹt sau các nước Á Châu. Dù sao th́ tôi cũng chúc lành cho anh Thịnh và nhà nước Việt Nam đừng bể ổ chuyến này.  Như tôi đă từng chứng kiến bao nhiêu hăng của ngoại quốc đă từng về Việt Nam làm ăn và đă bể tan tành chỉ v́ Đảng Cọng Sản c̣n chế ngự và c̣n áp dụng hệ thống quản trị rừng rú của người Cọng Sản ở Việt Nam. Đang xảy ra sờ sờ trong tháng này đấy thây: quay qua chiêu dụ Việt Kiều về đầu tư, quay lại vẫn đối xử khốn nạn với hài cốt thân nhân Việt Kiều như đă nói trên, th́ ai mà tin người Cọng Sản ứng xử đàng hoàng cho nổi!  

 


Gió O tuần này giới thiệu 3 nữ tác giả của chúng tôi. Một Y Ban lẫy lừng trong nước. Một Nguyễn Thị Khánh Minh trội bật với ḍng thơ nữ phiêu lưu vào những gốc chân triết lư đời sống. Và đặc biệt cây bút trẻ Trangđài Glassey-Trầnguyễn đang phiêu lưu vào cơi thơ văn tiếng Việt trên mạng trong thời gian gần đây. Chữ nghĩa cẩn trọng chọn lọc và các trục ư thức như là một trí tuệ phiêu lưu, Trangđài Glassey-Trầnguyễn là một phiêu lưu sáng tạo với văn chương Việt đầy hứa hẹn v́ tính chất độc lập và bản lĩnh chọn lựa của cô.

 

Tôi đọc sáng tác của ba tác giả này và lấy làm phấn chấn và khích động, hơn là đọc bài thơ của ông ǵ đó ở Thụy Điển vừa nhận giải Nobel Văn Chương. Bây giờ dăn dúm thời gian rồi tôi mới nhận ra rằng trong bất cứ tiến tŕnh hội nhập thế giới nào mà thiên hạ đang nói về như hiện nay, th́ cũng chỉ là anh yếu cơ phải quỵ lụy và theo đuôi anh mạnh. Tôi có thể theo pḥ ông Trắng được giải văn chương ǵ đó, nếu tôi thấy ông có những điểm tôi gần gũi và học hỏi để giúp cho thế giới riêng của tôi giàu có thêm. Nhưng rất tiếc tôi thấy ông ta là “Kẻ Lạ” và là “Vật Lạ”. Tại sao tôi phải đọc và nói về ông ta khi tôi không thấy giữa tôi và ông ta có cái ǵ gần nhau cả. Thay v́ vậy tôi đi đọc thơ tiếng Việt của Trangđài Glassey-Trầnguyễn Nguyễn Thị Khánh Minh và Y Ban tôi c̣n thấy hào hứng hơn.

 

Gió O cũng rất lấy làm thích thú nhận được sự đóng góp của các tác giả Miền Nam cũ hiện sống trong nước.  Mới đây Gió O hân hạnh nhận được một tập thơ độc đáo xuất sắc của một nhà thơ Miền Nam c̣n sống trong nước gửi gắm nhờ Gió O trưng lên. Tập thơ chưa bao giờ được xuất bản. Tập thơ được sáng tác vào những năm cuối thập niên 1970 và đầu thập niên 1980. Gió O thành thật cám ơn nhà thơ đă có nhă ư tung ra cho mọi người cùng đọc vào lúc này. Đọc được những sáng tác hay như ṃ được mỏ vàng. Tôi đă đọc tập thơ và nghĩ như thế. Trong một dịp sắp tới, Gió O sẽ giới thiệu tập thơ này đến với bạn đọc.

 



tháng 10, 2011

 

lê thị huệ
chủ biên gio-o.com