Sự Cố ...




Mấy tuần lễ nay lên Gió O gặp phải một sự cố rất gây phiền nhiễu. Tôi dùng từ “sự cố” – phiền các chính trị gia Việt Nam Hải Ngoại tí – xin lỗi, từ ngữ không tội vạ ǵ – khoái chữ nào th́ để cho người ta xài chữ đó đi. Thế mới gọi là vui thú sinh ngữ.  Là cái ổ lưu trữ ảnh Photobucket lâu nay cho chúng ta dùng của chùa. Nay họ bắt đóng hụi hàng tháng rồi. Một món tiền khá lớn. Không đóng tiền hụi họ cúp đường truyền ảnh. Thế là các ảnh của Gió O bị cắt đứt tang thương năo nề. Các tác giả bị ảnh hưởng nặng nhất là các photographers thân mến của chúng ta như như Hoàng Huy Mạnh, Nguyễn Thị Lệ-Liễu, NAT và các họa sĩ mà tôi thường lốt tranh họ lên Photobucket

 

Photobucket là địa chỉ chứa tranh ảnh vĩ đại. Lâu nay họ cho free ḥm trời để dân chúng có thể phóng tranh ảnh lên giữ trên trển.  Giống như Gmail hay Yahoo  cho xài email chùa. Vậy mà đùng một cái cửa chùa trên không ấy khép lại rụp rụp và nói: Đưa tiền đây rồi mới qua được cổng chùa này. 

 

Bài học lần thứ bao nhiêu rồi?  Đời net chả có cái chuyện kêu là cửa chùa rộng mở free vĩnh viễn.  Ba cái ḥm trời cho dùng miễn phí thời gian đầu, rồi từ từ cũng t́m cách này hay cách khác để kiếm tiền thôi.  Chúng đưa ḿnh vào cửa trước chờ ngày  chúng tống tiền ḿnh ở cửa sau.  Từ ngày có internet năm 1993 đến nay, biết bao nhiêu cửa chùa ban đầu cho chơi free cuối cùng rồi cũng khép lại. Đôi khi đóng net cái rầm.  Chết tức tưởi như Geocities! Có khi thu phí sau như trường hợp Photobucket hiện nay.  Bạn nào đang bỏ sức xây lâu đài trên các cửa chùa free trong ḥm trời internet nhớ chú ư  điểm này. Photobucket cho chứa tranh ảnh free miễn phí 14 năm nay. Đến năm thứ 15 mới mới đ̣i thu tiền.

 

Gió O sở hữu trang riêng. Sở hữu từ tên Gió O cho đến nơi cư trú. Nhưng mấy năm đầu chơi sân Gió O, v́ sự tiện lợi của sân chùa Photobucket, nên tôi lốt tranh ảnh lên ḥm trời của họ.  Và từ đó mới đưa đường truyền qua trang Gió O để bạn đọc xem ảnh. Sau này tôi cũng đă nghĩ đến chuyện có ngày phải lôi chúng về giữ trong nhà Gió O hết. Nhưng biết đến bao giờ! V́ một thân một ḿnh phụ trách tất cả mọi chi tiết kỹ thuật của trang Gió O, không đủ thời giờ nên tôi cứ hẹn, cứ lần lữa...

 

Nay Photobucket đẩy sau đích. Nên có lẽ phải bắt đầu đưa về thôi.

 

Để từ từ. Các tác giả sẽ c̣n thấy bài của ḿnh bị găy tranh ảnh một thời gian dài cho đến khi tôi chỉnh sửa. Nếu cá nhân nào có đường truyền ảnh tốt của riêng ḿnh, gửi cho tôi đường truyền, tôi sẽ nối kết. Nhân dịp này tôi sẽ bỏ bớt một số bài vở và một số tác giả. 

 

Bây giờ tôi lên net, không c̣n phải lao vào lửa mần các cú “Chống Cọng” ngoạn mục nữa.  Ngày nay, “Chống Cọng” đang thành mốt ngon ơ. Nhà nhà Chống Cọng. Net net Chống Cọng. Tôi ngồi rung đùi xem phe địch lẫn phe ta Chống Cọng. Thời huy hoàng của những tay Chống Cọng.  

 

Nhớ thời internet mới ra ḷ, tôi chui  vào các forum giả đủ tên đàn ông đàn bà, đấu nhau với Việt Cọng. Việt Cọng họ có một ủy ban tuyên truyền phát huy chế độ Cọng Sản, nên họ huấn luyện các cán bộ Net rất tốt. Các tay cán bộ Việt Cọng này rất giỏi ngoại ngữ, rất thông suốt các chính thể ngoại quốc,  rất rành computer và internet.  Gió O bị hắc cơ phá nhất là thời gian này.  Chúng tôi những người ra đi từ Miền Nam Tị Nạn Cọng Sản, thuộc thành phần trí thức có computer để xài vào thời điểm 1995. Thuộc loại quư tộc computer. Chúng tôi vào uưnh nhau với VC cũng khá sáng. Lúc đó tôi đă nh́n thấy trên mặt trận Tự Do internet, Người Việt Tự Do chỉ có thắng mà thôi.

 

Xa xưa hơn, thời mới tị nạn sang Mỹ, mới bắt đầu sáng tác, tôi tự động viết về sự tàn ác, độc tài của chế độ Cọng Sản mà tôi là nạn nhân. Chả ai kêu gọi ǵ tôi cả. Và tôi bị xếp vào loại “nhà văn Chống Cọng”. Em gái tôi về nhà bảo, chị bị liệt vào hàng “nhà văn Chống Cọng”. Tác phẩm mà bị liệt vào Chống Cọng là chả có giá trị. Có lẽ cô ấy giao thiệp rộng, đưa đón các nhà văn Việt Cọng lẫn các nhà văn Hải Ngoại hậu hĩ, "nghề" hơn tôi. Nên cô ấy kinh nghiệm con đường nhà văn nổi tiếng hơn tôi. Dù có những bản văn trong các tác phẩm của cô chẳng phải là do cô ấy viết ra. Chuyện cô này và một vài cá nhân khác nổi tiếng là nhà văn nhà đồ ở hải ngoại là chuyện thiệt là kinh khủng. Mà chỉ người trong cuộc như tôi mới biết hết. Và sự biết hết ấy làm cho tôi thấy nghẹn ngào với sự vô lư khủng khiếp của đời sống. Tôi nói ra điều này v́ có một điều ǵ đó gọi là dữ dội vĩ đại của đời sống. Sự thật và sự không thật. May mắn và không may mắn. Tṛ chơi giữa đàn ông và đàn bà. Sức mạnh của phù phiếm. Sức mạnh của danh vọng. Sự xấu xí gớm ghiếc trong cái gọi là nền văn chương tiếng Việt. Cá nhân chỉ là chuyện nhỏ. Sự lớn lao của một điều ǵ đó gọi là lớn lao hơn của đời sống đè nặng lên bầu ngực hiền lành của tôi trong bao nhiêu năm nay.

 

Tự Do là kẻ thù của Cọng Sản. Ngày nai internet mở tung cửa đời. Ai ai giờ cũng Chống Cọng hết. Cả cái nước Việt Nam chống Cọng trên internet. Trừ mấy đảng viên được hưởng bỗng lộc th́ đang xoạc cẳng trên núi tiền của nhân dân và mơ ngủ.  

 

Cái chết mới đây của nhà thơ tranh đấu cho Tự Do như Lưu Hiểu Ba làm sáng rực lên ngọn đuốc lương tâm của những người sáng tác nh́n thấy sự bất công và gian ác của những tay chính trị cai quản nhân loại. Những nhà sáng tác sống, sáng tác, và bị tù đày như Lưu Hiểu Ba, Nguyễn Chí Thiện, Phùng Quán, Hữu Loan, không thỏa hiệp trước sau với bạo lực và gian ác, họ thật đáng bậc Anh Hùng trong giới sáng tác. C̣n những tay bơm thổi theo phong trào thời đại, xin lỗi, đọc cái biết liền.

 

Nhà văn Minh Đức Hoài Trinh qua đời. Nhân dịp này Nguyễn Thảo gửi cho nghe bài hát “Đừng Bỏ Em Một Ḿnh”. Bài thơ Minh Đức Hoài Trinh, Phạm Duy phổ nhạc.  Nghe Nguyễn Thảo sửa chữ “em” thành chữ “ta” trong khi hát. Tôi thót tim xem toàn bài Nguyễn Thảo hát có trọn không. Mỗi khi tôi nghe ca sĩ sửa chữ “anh” thành “em” – v́ 99% nhạc Việt Nam cho đến giờ phút này đều do các nam nhạc sĩ viết – tôi thường sốt ruột. V́ phần lớn các bài hát viết theo tâm t́nh người đàn ông. Nên khi các mợ ca sĩ tự động chỉ sửa chữ “em”, mà không đủ tŕnh độ để "thấu cảm" trọn vẹn ngôn từ của lời ca do người nhạc sĩ sáng tác, và tâm t́nh của người nam trong ca khúc ấy, th́ chữ “em” thành tṛ hề cho bài hát. Tiếng Việt rất khó chịu trong vụ này. Đâu phải chỉ sửa có chữ “anh” thành chữ “em” là OK đâu. Về trường hợp Nguyễn Thảo sửa chữ “Ta” trong bài Đừng Bỏ Em Một Ḿnh của Phạm Duy phổ thơ Minh Đức Hoài Trinh, tôi nghe mà thấu cảm tận cả linh hồn. Tưởng như Nguyễn Thảo hát tặng tôi bài này! Hát mà nhập bài! Tôi chắc Nguyễn Thảo hát cho chính hắn. Chắc có khi hắn thấy rất cô đơn. Nên hắn phải sửa chữ “Ta” để hát cho đă!

 

Nhà văn Minh Đức Hoài Trinh là trường hợp mà tôi chú ư. V́ bà là một trong những nhà văn khơi mở cho ḍng Văn Chương Hải Ngoại. Bà thuộc hàng tiền bối mở đường cho nghiệp dấn thân viết tiếng Việt ở ngoài Việt Nam ngay những năm c̣n tuổi trẻ,  từ những thập niên 1960 cùng với những  vị như Thi Vũ, Nh. Tay Ngàn, Minh Đức Hoài Trinh, Linh Bảo vv.  Khi đă nói về một nền văn học Hải Ngoại th́ nên công bằng với mọi người. Linh Bảo, Minh Đức Hoài Trinh, Nh. Tay Ngàn, Thi Vũ … là những người sống xa Việt Nam và sáng tác tiếng Việt.  Minh Đức Hoài Trinh xuất bản nhiều tác phẩm và sống ngoài Việt Nam nhiều hơn trong Việt Nam.  Rất ít tuyển tập Hải Ngoại mời Minh Đức Hoài Trinh tham dự. Mà các tác phẩm của bà cũng c̣n đáng lướt qua hơn nhiều tác phẩm của các bà các ông khác ở hải ngoại.

 

Chẳng hạn tuyển tập “40 Năm Thơ Việt Hải Ngoại” mới phát hành mùa thu năm 2017, do nhóm nhà thơ Ư Nhi, nhà thơ Hoàng Hưng trong nước, và nhà thơ Nguyễn Đức Tùng Canada chủ biên, không giới thiệu nhà thơ Minh Đức Hoài Trinh. Tôi có tham dự tuyển tập 40 Năm Thơ Hải Ngoại và tôi cám ơn ban tuyển chọn đă mời tôi. Tôi tham dự một phần v́ với vai tṛ chủ biên Gió O, khi nhận được lời mời từ Nguyễn Đức Tùng, tôi muốn hối thúc các anh chị em cọng tác với Gió O tham gia. Có anh chị em gửi ngay có người không trả lời trả vốn ǵ cả. Theo tôi, một công tŕnh gọi là 40 Năm Thơ Hải Ngoại, ban biên tập nên làm việc nghiêm chỉnh và khách quan hơn. Tôi không hào hứng với các tuyển tập mời tôi tham dự lâu nay. Phần lớn họ kêu gọi các tác giả tự ư gửi bài đến. Mấy ông bà văn nghệ sĩ đa số hám danh, kêu gửi ai mà chả gửi. Có nhiều người v́ tính ưa quen biết và giỏi phát triển mối giao hảo tốt với giới văn nghệ sĩ, thế là đưa bài ḿnh vào dễ dàng. Các công tŕnh lớn như thế này, theo tôi, nên có một ban biên tập chọn lọc và chịu trách nhiệm về sự giới thiệu của ḿnh. Các tác giả được đưa vào tuyển tập là do ban chủ biên ấy chọn.  V́ một công tŕnh gọi là 40 năm th́ nên bao gồm những tác giả xứng đáng có mặt trong giai đoạn ấy, cả người sống lẫn người chết. Cho nên dùng một cụm từ “40 Năm Thơ Việt Hải Ngoại” mà thiếu những tài thơ quan trọng ở hải ngoại như Mai Thảo, Cao Đồng Khánh … th́ không ổn. Nếu tuyển tập chỉ chọn bài những người c̣n sống, th́ nên chọn một tên khác. Mà ngay cả chỉ giới thiệu những tác giả sinh thời, th́ vẫn vắng mặt những tác giả xứng đáng hơn.  V́ công tŕnh thi ca của họ dù ít dù nhiều có gây tiếng vang hoặc nhất định là có một số giá trị nào đó trong thi ca hải ngoại, nên xứng đáng được công nhận. Ví dụ như các tác giả: Lâm Hảo Dũng, Minh Đức Hoài Trinh, Trân Sa, Vũ Quỳnh Hương, Nguyễn Thị Khánh Minh, Ngô Tịnh Yên, Lê Nghĩa Quang Tuấn, Phan Nhiên Hạo, Chân Phương, Phạm Việt Cường, Nguyễn Hoàng Tranh, Lê Văn Tài, Trần Minh Quân vv …

 

Bây giờ c̣n ai viết truyện. C̣n ai đọc truyện.

 

Ngày xưa không có internet thế giới tiểu thuyết chảy nước giăi tưởng tượng. Chỉ cầm quyển sách lên đọc, trí tưởng của con người chấp cánh bay xa vô tận. Điều này cực kỳ hấp dẫn trong trí óc chúng ta.  Ngày nay thế giới internet đập vào mặt người dùng một cuộc đời net quá đa dạng. Sự phong phú của internet đánh phủ đầu trí tưởng tượng của chúng ta. Chúng ta bị ngụp lặn vào quá nhiều thứ hấp dẫn và rồi trí tưởng tượng trôi dạt sang một bên.

 

Ngày xưa không có gúc gồ, không biết kiếm đâu nguồn thông tin, không thấy đâu sự việc hay sự vật, con người bị thúc hối phải vận dụng đầu óc để nghĩ ra, tưởng tượng ra để đạt được.

 

Ngày nay google cái đă. Chui vào google là đắm say vào ma hồn trận thông tin. Mấy ai thoát ra cái lưới trời lồng lộng này.

 

Hăy nh́n con số khủng khiếp của internet mang lại hàng ngày. Chỉ nh́n con số không thôi, trí tưởng con người sẽ phản ứng khựng trong phút chốc.

http://www.internetlivestats.com/google-search-statistics/

Sự vĩ đại và đa dạng của internet đánh phăng ra nhiều giá trị sáng tạo truyền thống trước đây. Mà tưởng tượng là một trong những thiệt hại nặng nề.

 

Với một đời sống selfie ngày nay chúng ta xả láng phơi thân phơi ảnh phơi t́nh phơi đời lên internet. Cái ǵ chứ sự yêu ḿnh th́ quá sức hấp dẫn. Ngày nay không ai hào hứng đi đọc chuyện của người khác, ai cũng bận rộn hưởng thụ cái thú phát biểu và phô trương ḿnh. Thời đại karaoke. Thời đại selfie.

 

Sự gạt phăng trí tưởng sang một bên là một thách thức cho những đầu óc yêu sáng tạo.

 

Kể từ ngày lá phiếu vô dụng. Trump lên ngôi. Tôi không dám nh́n mặt Trump. Tôi sợ ông quá. Tôi chạy ḷng ṿng xem tin.  Tôi thấy thiên hạ các nước lên net tố cáo Trump không đáng làm lănh tụ thế giới. Tôi thấy khoảng cách giữa những chú nông phu da trắng nước Mỹ và các thiên hạ thế giới thật là xa. Các thiên hạ thế giới th́ cứ dí Trump lên làm lănh tụ thế giới. C̣n các chú nông phu da trắng nước Mỹ th́ không ke. Mà các chú nông phu da trắng nước Mỹ th́ đang làm chính sách nước Mỹ. Nên Trump cứ ung dung tự tại 4 niên nhé. Có chuyện này tôi nghĩ thiên hạ thế giới và các chú nông phu thế giới thật gần nhau lắm.  Đó là chuyện x́ ke. Thế giới thiên hạ và các chú nông phu da trắng nước Mỹ cũng đang bị x́ ke hành.

http://www.phillyvoice.com/study-new-jersey-leads-country-percentage-teens-exposed-drugs-school-property/

 

Tôi chỉ google một đường truyền cho mọi người xem thôi. C̣n th́ nhiều vô kể. Nước Mỹ đang tiêu tùng v́ x́ ke mà không ai muốn nhắc đến.

 

C̣n thiên hạ các nước th́ sao. Thưa các nước thiên hạ chắc cũng gục v́ x́ ke dữ thần. V́ các nước thiên hạ cũng phải chơi x́ ke hung, nên thiên hạ Việt Nam mới đua nhau đi trồng cần sa, đi chế x́ ke khắp 5 châu bốn bể để bán.

http://www.bbc.com/vietnamese/world-39102499

http://news.zing.vn/bat-giu-10-nguoi-viet-trong-can-sa-trong-nha-may-o-hong-kong-post747857.html

http://xuatkhaulaodongnhat.vn/tin-tuc/nguoi-viet-tai-nhat-uc-bi-bat-vi-trong-can-sa.html

http://www.baomoi.com/bat-nguoi-goc-viet-trong-can-sa-o-anh-moi-nam-thu-58-ti/c/22500880.epi

http://vietnammoi.vn/lao-dong-viet-o-dai-loan-bi-bat-vi-trong-can-sa-31876.html

http://tinvip.cz/cong-dong/cong-dong/khoi-eu/6204-cnh-sat-phap-pha-mt-ng-day-a-ngi-vit-nhp-c-lu-trng-cn-sa-

http://www.benviet.org/nguoi-viet-tai-ba-lan:12-ng-viet-trong-co-bi-bat

http://www.mercurynews.com/2016/08/24/san-jose-crackdown-on-vietnamese-gang-leads-to-cops-arrest-guns-drugs-alligator/

http://www.dailytelegraph.com.au/news/nsw/more-than-1500-cannabis-plants-siezed-in-one-of-states-biggest-busts/news-story/448d251ed183c65d5fbea6886d4db5f0

http://www.watoday.com.au/wa-news/major-perth-drug-ring-revealed-as-more-than-6-million-worth-of-cannabis-seized-20170214-guculj.html

https://www.theguardian.com/uk-news/2017/feb/24/huge-cannabis-farm-staffed-trafficked-vietnamese-teenagers

http://torontolife.com/city/gone-to-pot-the-story-behind-torontos-100-million-marijuana-economy/

 

Trên đây chỉ mới gúc gồ người Việt cấy cần sa ở Anh, Pháp, Ba Lan, Úc, Nhật, Hồng Kông, Đài Loan, Canada,  bấy lâu nay. Xem ra cái sự xài cần sa ma túy lậm lắm khắp nơi thế giới. Nước nào giờ cũng bị cần sa ma túy hành tá lả.  Nhưng thiên hạ thế giới  không ai muốn bàn làm thế nào để đánh giặc cần sa ma túy ngay trong nội thất ḿnh. Mà các nước thiên hạ chỉ thích bàn chuyện dẹp Hồi Giáo và đánh Bắc Hàn như thế nào. Chuyện ngoài đường th́ bàn sốc nổi, chuyện giặc trong nhà th́ im lơ. Tựa như những mụ những ba con cái trong nhà th́ x́ ke ma túy không c̣n một chỗ ở, không c̣n khả năng làm việc, về nhà hành cha hành mẹ tận cùng khốn khổ, nhưng các mẹ các cha này lên Facebook th́ vẫn ư kiến chuyện đảng Cọng Ḥa đảng Dân Chủ tá lả, vẫn úp h́nh lên Facebook khoe mẽ làm như đời ngoài kia mới có chuyện để ḿnh hành hiệp. C̣n chuyện trong nhà th́ chả nên nói đến.

 

Tháng 5 vừa qua tôi đi Nhật và Đại Hàn nghỉ hè gần một tháng. Có vẻ tại Nhật và Nam Hàn làm như nạn ma túy cần sa không dính nặng như các nước Mỹ, Úc, Canada,  Việt Nam, Phi Luật Tân, Thái Lan vv….

 

Ông Ngô Bắc vẫn là dịch giả ăn khách nhất của Gió O. Tôi vẫn nhận được email của nhiều nơi, từ Việt Nam, và Hải Ngoại, gửi hỏi thăm và ngỏ ư muốn in sách dịch cho ông Ngô Bắc.   

 

On 2017-07-12 19:42, Nguyễn Quang Diệu wrote:

> Kính gửi Ban Biên tập Diễn đàn Gió O,

>

> Tôi là Nguyễn Quang Diệu, đang phụ trách xuất bản

> tại một công ty sách ở Việt Nam. Tôi hay đọc các

> bài biên khảo cũng như dịch sử liệu của các tác

> giả Nguyễn Duy Chính, Ngô Bắc... trên trang nhà.

>

> Về tác giả Ngô Bắc (tức Ngô Ngọc Trung), qua dữ

> liệu Gió O đăng tải, chúng tôi thấy có nhiều tài

> liệu quý về Sài Gòn, Nam kỳ, Việt Nam thời Pháp

> thuộc và Việt Nam nói chung có thể xuất bản

> thành sách.

>

> Tôi viết email này để thăm hỏi về vấn đề bản

> quyền cũng như thông tin tác giả Ngô Bắc. Nếu

> được Ban Biên tập và tác giả cho phép, chúng tôi

> mong muốn được hợp tác tổ chức vài bản thảo

> từ các tài liệu đã công bố để in sách.

>

> Trân trọng,

> Nguyễn Quang Diệu (Mr.)

> SĐT: 097.882.1112

------------------------------------------------------

On 2017-06-19 05:05, VO DANH wrote:

> Gửi trang Gió O.

>

> Tôi tên Kiệt, hiện là giám đốc NXB Vô Danh, một nhà

> xuất bản samizdat tại Việt Nam với nguyên tắc không

> chấp nhận kiểm duyệt từ chính quyền. Hiện, chúng tôi

> muốn liên hệ với dịch giả Ngô Bắc để xin phép ấn

> loát những bản dịch tư liệu về mối quan hệ giữa

> Việt Nam và những quốc gia khác. Rất mong có được

> thông tin liên hệ để chúng tôi hoàn tất trách nhiệm

> với dịch giả.

> Chân thành cảm ơn Gió O.

> Kiệt.

> [1] http://www.facebook.com/nxbvodanh

 

Thưa là ông Ngô Bắc chưa muốn in sách. Nên mặc dù có nhiều nhà xuất bản muốn in, nhưng ông chưa nhận lời nơi nào cả. Hiện có rất nhiều đại học ở Việt Nam đă xử dụng tài liệu dịch của ông Ngô Bắc vào các học khóa, và họ chưa hề liên lạc với dịch giả. Nên Gió O và ông Ngô Bắc rất lấy làm tri ân các nhà sách đă liên lạc và bàn qua với chúng tôi. Sự tử tế của các cá nhân liên lạc thật là đáng quư.






Lê Thị Huệ

chủ biên gio-o.com

31.07.2017

 

 

© gio-o.com 2017